19.3 C
Da Lat
Thứ Sáu, 19 Tháng Tư, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

[THĐP Translation™] 4 điều người có trí tuệ cảm xúc cao không làm

thdp-translation-3

(Bài viết hiện có 87K Likes trên Medium)

Từ bỏ những thói quen xấu này và trí tuệ cảm xúc tự nhiên của bạn sẽ tỏa sáng

Hầu hết mọi người nghĩ về trí tuệ cảm xúc như một kỹ năng, một thứ bạn có thể xây dựng và rèn luyện bằng thực hành. Và trong khi điều này cũng đúng một phần nào đó, thì có một sự thật sâu sắc hơn về trí tuệ cảm xúc mà hầu hết chúng ta đều bỏ lỡ:

Cải thiện trí tuệ cảm xúc thường thì là về điều bạn làm ít hơn, không phải nhiều hơn.

Là một nhà tâm lý học, tôi làm việc với nhiều người có vẻ như không có nhiều trí tuệ cảm xúc:

• Họ đổ lỗi cho người khác về vấn đề của họ
• Họ tự trói buộc chính mình trong vòng tròn của những căng thẳng và lo âu
• Họ tự huỷ hoại bản thân ngay khi họ bắt đầu đạt được tiến bộ

Nhưng theo kinh nghiệm của tôi, hầu hết mọi người không thực sự thiếu năng lực về trí tuệ cảm xúc. Trên thực tế, tôi nghĩ rằng hầu hết mọi người đều sẵn có trí tuệ cảm xúc ở mức độ cao. Thật không may, nhiều người không thể sử dụng trí tuệ cảm xúc bẩm sinh của mình chỉ bởi một loạt các thói quen xấu gây cản trở.

Nếu bạn muốn cải thiện trí tuệ cảm xúc của mình, hãy học cách nhận biết những thói quen xấu này trong cuộc sống và công việc để loại bỏ chúng. Tôi nghĩ bạn sẽ thấy rằng trí tuệ cảm xúc tự nhiên của bạn không phải quá kém cỏi.

1. Phê phán người khác

Phê phán người khác thường là một cơ chế bảo vệ vô thức nhằm mục đích giảm bớt sự bất an của chính chúng ta.

Tất cả chúng ta đôi khi đều có tính phê phán. Và đó không nhất thiết là một điều xấu — suy nghĩ cẩn thận và có tính phản biện về thế giới xung quanh là một kỹ năng sống còn. Nó giúp chúng ta điều hướng thế giới và các mối quan hệ một cách khách quan.

Nhưng phê phán quá nhiều — đặc biệt là thói quen chỉ trích người khác — có thể dẫn đến điều ngược lại với tính khách quan. Nó có thể khiến chúng ta hẹp hòi và mù quáng, đặc biệt là với chính mình.

Một trong những lý do khiến ta rất dễ sa vào thói quen phê phán người khác là vì nó cho ta cảm giác dễ chịu, feel good:

• Khi bạn chỉ trích người khác là ngu ngốc, bạn cũng ngụ ý rằng mình thông minh. Và điều đó feel good.

• Khi bạn bình phẩm người khác là ngờ nghệch, thì thực ra bạn đang tự nói với bản thân rằng bạn sành sỏi hơn. Và điều đó feel good.

• Khi bạn cười thầm với chính mình về gu thời trang khủng khiếp của ai đó, bạn đang tự nói với bản thân rằng phong cách của bạn thật tao nhã. Và điều đó feel good.

Những lời phê bình hữu ích giúp thế giới trở nên tốt hơn. Những lời phê phán vô ích khiến bản thân bạn cảm thấy tốt hơn.

Mặc dù việc phê phán có thể tạm thời khiến bạn cảm thấy tốt về bản thân, nhưng điều đó thường khiến bạn cảm thấy tồi tệ hơn về bản thân về lâu dài.

Mặt khác, những người có trí tuệ cảm xúc cao và có khả năng tự nhận thức bản thân hiểu rằng việc chỉ trích người khác chỉ là một cơ chế phòng thủ cổ xưa. Và có nhiều cách tốt hơn, hiệu quả hơn nhiều để đối phó với những lo lắng và bất an của bản thân.

Không biết điều này, những người liên tục phê phán người khác thực ra chỉ đang cố gắng làm giảm bớt sự bất an của chính họ.

Hãy hiểu rằng việc phê phán người khác là sự lãng phí thời gian và năng lượng bởi tất cả thời gian và sức lực không được đầu tư để cải thiện bản thân và thế giới xung quanh.

“Phê phán người khác là một hình thức khen ngợi bản thân. Chúng ta cho rằng chúng ta làm cho bức ảnh trên tường của mình ngay ngắn bằng cách nói với hàng xóm rằng tất cả các bức ảnh của họ bị ngả nghiêng.” — Fulton J. Sheen

2. Lo lắng về tương lai

Lo lắng về tương lai có nghĩa là sống trong sự phủ nhận về bản chất bất định nền tảng của cuộc sống.

Là con người, chúng ta khao khát sự ổn định và chắc chắn. Và vì lý do chính đáng: Tổ tiên của chúng ta, những người giỏi hơn trong việc làm cho cuộc sống của họ bớt bất ổn, có lẽ đã sống sót lâu hơn những người khác. Chúng ta thừa hưởng điều này về mặt sinh học, bị thôi thúc làm giảm thiểu sự bất định.

Nhưng có một sự khác biệt lớn giữa việc thực hiện các bước hợp lý nhằm giảm thiểu sự bất định và cảm thấy khiếp sợ đến mức ta tự huyễn hoặc rằng ta có thể loại bỏ nó hoàn toàn.

Và đó là điều những người lo lắng kinh niên thường làm. Họ rất sợ sự không chắc chắn và không muốn sống với nó, đến nỗi họ tự lừa mình nghĩ rằng họ có thể làm cho tương lai bớt bất ổn — bằng cách liên tục nghĩ về nó!

Những người lo lắng kinh niên sống dưới ảo tưởng rằng suy nghĩ luôn giải quyết vấn đề và việc lập kế hoạch luôn dẫn đến mức độ sẵn sàng cao hơn. Nhưng cả hai điều này đều không đúng:

• Chỉ vì bạn đang nghĩ về một vấn đề không có nghĩa là bạn có thể nghĩ về vấn đề đó một cách hiệu quả.

• Và chỉ vì bạn lập kế hoạch – hình dung về vô số tình huống giả định trong tương lai — không có nghĩa là bạn được trang bị tốt hơn để xử lý chúng. Thông thường, bạn chỉ làm cho bản thân cảm thấy mình được chuẩn bị tốt hơn.

Lo lắng khiến bạn ảo tưởng về sự chắc chắn. Nhưng cuối cùng, tất cả những gì nó làm là khiến bạn mỏng manh hơn.

Những người có trí tuệ cảm xúc cao hiểu rằng cuộc sống vốn dĩ không chắc chắn, và tốt hơn nên nhìn rõ thực tế này thay vì sống trong sự phủ nhận về nó.

Bởi vì khi bạn ngừng huỷ hoại bản thân bằng tất cả những lo âu căng thẳng đi kèm với nỗi lo lắng kinh niên, bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy biết bao nhiêu năng lượng và nhiệt huyết trở lại với cuộc sống của mình.

Khi bạn ngừng khăng khăng rằng ngày mai thế giới phải vận hành theo cách bạn muốn, việc hoà cùng thế giới mà bạn có được ngày hôm nay sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.

“Lo lắng không làm cho ngày mai hết nỗi muộn phiền, nó chỉ rút cạn sức mạnh của ngày hôm nay.” — Corrie Ten Boom

• • •

(Trích đoạn 1246 chữ đầu tiên trong bài full 2438 chữ đã đăng trong Aloha 26. 2 điều còn lại: Nhai đi nhai lại quá khứ—“Nghĩ quá nhiều là một căn bệnh.” (Fyodor Dostoyevsky), Bám giữ những kỳ vọng phi thực tế—“Y đang bơi trong biển cả của những kỳ vọng từ người khác. Nhiều người đã chết chìm trong những biển cả như thế.” (Robert Jordan)

Tác giả: Nick Wignall
Biên dịch: Mithrandir
Hiệu đính: Prana – THĐP

Photo: Ariane Martins | Pexels

💪 (New) [THĐP EBOOK] Cẩm Nang Nofap – Cách trở thành người đàn ông ĐÍCH THỰC ➡️ https://bit.ly/camnangnofap
💥 Gia nhập THĐP DEEP CLUB ➡️ https://bit.ly/DK_DEEPCLUB
🗂 Danh sách tất cả bài viết Deep Club ➡️ https://bit.ly/DEEPCLUB_INDEX

🎯 Đặt mua tạp chí Aloha ➡️ http://bit.ly/THDPmembership
🎯 Mục lục TẤT CẢ nội dung volume 1-27 (Google Sheet) ➡️ http://bit.ly/mucluc_ALOHA
🎯 Mục lục ảnh bìa all volumes ➡️ http://bit.ly/THDP_ALOHA
🎯 Aloha Volume 1-2-3 FREE ➡️ http://bit.ly/33u4hkX
🎯 Donate ủng hộ các hoạt động của THĐP ➡️ http://bit.ly/donateTHDP

spot_img
Triết Học Đường Phố
Triết Học Đường Phố
"Thà chết cho một ý tưởng bất diệt, còn hơn sống cho một ý tưởng phù du." — Steven Biko

BÀI LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

FOLLOW US

62,550Thành viênThích
3,699Người theo dõiTheo dõi
3,540Người theo dõiĐăng Ký
spot_img

BÌNH LUẬN MỚI

XEM NHIỀU

BÀI MỚI