26 C
Da Lat
Thứ Ba, 23 Tháng Tư, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

[THĐP Translation™] Thuyết tiến hóa có giải thích được nguồn gốc của sự sống không?

Không.

Nếu xem xét một cách khách quan, chuyện có vẻ như là một vấn đề quan trọng này sẽ làm lung lay học thuyết Tiến hóa, bởi vì trong những định nghĩa chính yếu của sự tiến hóa có viện dẫn ADN khi mô tả về sự thay đổi tần suất của các allele* trong một quần thể, sự di truyền cùng với biến dị và nguồn gốc chung của muôn loài – tất cả những điều này chỉ là phỏng đoán chứ không hề khẳng định để giải thích nguồn gốc của một phân tử có khả năng tự sinh sản và sinh vật đơn bào đầu tiên.

*Alen là dạng cụ thể của một gen, có chức năng di truyền nhất định. Đây là một trong những khái niệm quan trọng hàng đầu trong Di truyền học, vốn được phiên âm từ thuật ngữ “allele” của tiếng Anh. Khái niệm “alen” và khái niệm “gen” nhiều khi có thể dùng thay cho nhau, nhưng thực ra là khác nhau. Thời Việt Nam Cộng hòa danh từ này được Ủy ban Quốc gia Soạn thảo Danh từ Chuyên môn dịch là di thể tương hình hay di thể đối vị. (Wiki)

Vấn đề của quá trình tiến hóa thời sơ khai của sự sống và sự lạc quan thiếu căn cứ của các nhà khoa học được bày ra bởi chính Richard Dawkins chứ không phải ai khác. Ông nêu ra những điều kiện đặc biệt trong lịch sử Trái Đất. Vào thời kì sơ khai, trên Trái Đất

“… không có sự sống, không có sinh học, chỉ có vật lý học và hóa học, và những chi tiết hóa học của Trái Đất lúc đó rất khác biệt. Gần như toàn bộ, dẫu không phải tất cả, các nghiên cứu được đưa ra bắt đầu với thứ được gọi là nồi súp nguyên sinh – một nồi nước canh nghèo nàn gồm những chất hữu cơ đơn giản ở dưới biển. Không ai biết được nó đã xảy ra như thế nào, nhưng bằng cách nào đó không hề vi phạm những định luật vật lý và hóa học, một phân tử đột nhiên nảy sinh đặc tính tự sao chép – một “cỗ máy” sao chép (replicator). Điều này giống như một vận may hiếm có… Kì quái làm sao, nó thực sự đã xảy ra… [và] chỉ xảy ra đúng một lần… Hơn thế, theo như những gì chúng ta biết, nó có thể chỉ đã xảy ra trên một hành tinh duy nhất trong số hàng tỉ tỉ hành tinh trong vũ trụ này. Dĩ nhiên có nhiều người nghĩ chuyện này thực sự đã xảy ra trên rất rất nhiều hành tinh, nhưng chúng ta hiện chỉ có bằng chứng cho thấy nó đã xảy ra trên một hành tinh mà thôi, sau một khoảng thời gian trong vòng nửa tỉ đến một tỉ năm. Cho nên vận may mà chúng ta đang xem xét này có thể khó xảy ra đến mức xác suất nó xảy ra tại một nơi nào đó trong vũ trụ trong một năm bất kì có thể chỉ thấp bằng một phần tỉ tỉ tỉ. Nếu nó thực sự đã xảy ra trên một hành tinh duy nhất trong vũ trụ, đó phải là hành tinh của chúng ta – bởi chúng ta đang ngồi đây bàn luận về nó.”

— Richard Dawkins, Climbing mount improbable (1996) W.W. Norton, New York, trang 282 – 283, phần nhấn mạnh (in nghiêng) thuộc nguyên tác)

“Không ai biết được nó đã xảy ra như thế nào, nhưng bằng cách nào đó không hề vi phạm những định luật vật lý và hóa học, một phân tử đột nhiên nảy sinh đặc tính tự sao chép – một cỗ máy sao chép” – điều đó nghe giống như một lời giải thích khoa học hay một niềm tin mù quáng? Tôi đoán là chúng ta phải nên tin vào điều đó, bởi Richard Dawkins đã nói vậy.

“Sau thất bại của từng đó nỗ lực [để giải thích nguồn gốc sự sống], khoa học đã bị đặt vào tình thế khá hổ thẹn khi phải giả định nhiều học thuyết về nguồn gốc sự sống, điều mà khoa học không thể chứng minh. Sau khi chỉ trích các nhà thần học vì sự phụ thuộc của họ vào thần thoại và phép màu, khoa học lại thấy mình ở một vị trí không ai mong muốn của việc phải tự chế ra câu chuyện thần thoại cho riêng mình, cụ thể là giả thuyết cho rằng những điều không thể chứng minh được sau nhiều nỗ lực là có thể xảy ra ngày hôm nay đã thực sự xảy ra trong thời đại nguyên sinh.”

— Tiến sĩ Loren C. Eiseley [cố Giáo sư ngành Nhân chủng học, Đại học Pennsylvania], The immense Journey (TD: Cuộc hành trình mênh mông), trang 199 (tái bản năm 1957, New York, NY: Vintage, 1946)

Những gì chúng ta biết, về tất cả những gì chúng ta biết, là trước mốc 4 tỉ năm về trước, sự sống có lẽ không tồn tại trên Trái Đất. Bề mặt của hành tinh lúc đầu nóng chảy, và kể cả khi nó nguội dần, nó bị các tiểu hành tinh và sao chổi bắn phá. Tất cả những gì có khả năng tồn tại chỉ là những hóa chất đơn giản. Nhưng vào khoảng 3.8 tỉ năm trước, những trận bắn phá kết thúc, và sự sống đột nhiên nảy sinh. Hầu hết những nhà khoa học nghĩ “tổ tiên chung của muôn loài” – cơ thể sống được cho là khởi nguồn của mọi sinh vật trên hành tinh này – xuất hiện vào khoảng 3.6 tỉ năm trước. Trái với câu chuyện về sự tiến hóa điển hình mà ta vẫn được kể, tại thời điểm đó không có nhiều yếu tố xác suất (chủ yếu là thời gian) để kết quả này gần như chắc chắn xảy ra hay tối thiểu là có chút ít khả năng. Không, sự sống không nảy sinh qua hàng tỉ niên đại thời gian, mà tương đối là chỉ sau một đêm…

“…hiện giờ chúng tôi đang có cái chúng tôi tin là bằng chứng thuyết phục cho sự sống trên Trái Đất 3800 nghìn triệu năm [trước đây]. Điều này đưa giả thuyết về Nguồn gốc của Sự sống trên Trái Đất xuống còn một phạm vi rất hẹp … hiện giờ chúng tôi đang nghĩ, bằng các khái niệm địa hóa học, tới khả năng sự sống xuất hiện tức thì…”

— Tiến sĩ hóa học C. Ponnamperuma, trích trong F. Hoyle và C. Wickramasinghe, Evolution from Space (1981) (TD: Tiến hóa từ Không gian)

“Chúng ta còn rất ít thời gian giữa việc phát triển các điều kiện thích hợp cho sự sống trên bên bề mặt Trái Đất và nguồn gốc của sự sống. Sự sống không phải là một sự ngẫu nhiên phức tạp yêu cầu một khoảng thời gian to lớn để biến điều hầu như không thể thành điều gần như chắc chắn. Thay vào đó, bởi tất cả tính phức tạp của nó, sự sống có lẽ đã xuất hiện nhanh chóng ngay khi có thể.”

— Tiến sĩ sinh học S. J. Gould, “An Early Start” (TD: Một sự Khởi đầu Sớm). Natural History, Tháng hai, 1978)

Tuy nhiên nguồn gốc của một phân-tử-có-khả-năng-tự-sao-chép chẳng phải là “vận may kì quái” duy nhất mà ta phải giải quyết. Có một khoảng cách giữa một phân tử có khả năng tự sao chép (DNA) và ngay cả những thực thể sống đơn giản nhất: động vật đơn bào nguyên thuỷ. Một khoảng cách có vẻ như ngày càng tăng lên:

“Các nhà khoa học hiện cho biết, tổ tiên chung kì bí của tất cả sự sống trên Trái Đất có lẽ là phức tạp hơn những gì ta đã nghĩ – một cơ thể sống tinh vi với cấu trúc phức tạp.

Tổ tiên chung cuối cùng của mọi loài, hay LUCA (last universal common ancestor) là sinh vật được các nhà nghiên cứu gọi là tiền thân của tất cả những sinh vật sống. Nhiều thông tin về LUCA vẫn còn là một bí ẩn – nhiều người nghĩ rằng nó chỉ phức tạp hơn một hỗn hợp ban sơ với thành phần là những phân tử, một nồi súp hóa học mà từ đó sự tiến hóa dần dần xây dựng nên những hình thái phức tạp hơn. Một số thậm chí còn tranh luận liệu nó có phải là một tế bào hay không. [Những học thuyết về sự sống đầu tiên của Trái Đất]

Giờ đây, sau nhiều năm nghiên cứu về đặc tính từng bị phớt lờ của vi sinh vật, các nhà khoa học cho rằng tổ tiên chung cuối cùng của mọi loài thực sự rất phức tạp, và có thể được thừa nhận như một tế bào…

Tổ tiên chung cuối cùng của mọi loài có lẽ phức tạp hơn cả những sinh vật đơn giản nhất đang sống ngày nay.”

(“Tổ Tiên Của Mọi Thực Thể Sống Tinh Tế Hơn Ta Nghĩ” – LIVESCIENCE)

“Các nhà nghiên cứu sinh học tế bào giờ đây nhận ra rằng một tế bào sống chứa đựng hàng trăm nghìn những bộ phận phức tạp khác nhau, như các loại protein động cơ (motor protein) hợp lại để tạo nên “bộ máy” phức tạp nhất trong Vũ trụ – phức tạp hơn cả siêu máy tính phức tạp nhất được chế tạo bởi Cray. Sau một thế kỉ nghiên cứu, giờ đây chúng ta cũng nhận ra rằng, sinh vật nguyên sinh nhân thực từng được cho rằng chỉ đơn giản như một chén gelatin vào thời kì của Darwin thực ra lại phức tạp hơn rất nhiều so với tế bào nhân sơ. Hơn thế, sinh học phân tử đã chứng minh rằng cấu trúc cơ bản của tế bào … về bản chất là giống nhau trong mọi cơ thể sống trên trái đất, từ vi trùng cho đến loài thú… Xét về mặt cấu trúc sinh hóa cơ bản … không cơ thể sống nào có thể được xem như là nguyên thuỷ hay là tổ tiên của một cơ thể sống khác, và cũng không tìm ra được một vết tích thực nghiệm nhỏ nhất nào của một trình tự tiến hóa trong số tất cả những tế bào vô cùng đa dạng trên trái đất.”

— Tiến sĩ hóa sinh Denton, Michael. 1986. Evolution: A theory in crisis (TD: Sự tiến hóa: Một lý thuyết đang trong khủng hoảng). Adler and Adler, Bethesda, MD., p. 250)

“Cội nguồn sự sống là một trong những vấn đề hóc búa nhất của khoa học, nhưng nó cũng là một trong những vấn đề quan trọng nhất. Nghiên cứu về nguồn gốc của sự sống đã phát triển thành một lĩnh vực sinh động liên ngành, nhưng nó thường bị các nhà khoa học khác xem xét với thái độ hoài nghi hay thậm chí là chế giễu. Thái độ này có thể hiểu được và theo một nghĩa nào đó có lẽ là hợp lý, tiết lộ một bí mật “xấu xí” hiếm khi được nhắc đến: Mặc dù đã mang lại nhiều kết quả khi được đánh giá trên tiêu chuẩn đơn giản của việc vươn tới (hay thậm chí gần đạt đến) mục đích sau cùng, lĩnh vực nghiên cứu cội nguồn sự sống là một thất bại – thậm chí ta vẫn chưa có được một mô hình chặt chẽ hợp lý, nói gì đến một kịch bản được xác thực về sự xuất hiện của sự sống trên Trái Đất. Dĩ nhiên, điều này không phải do thiếu nỗ lực thực nghiệm hay lý thuyết, mà là do khó khăn và tính phức tạp đặc biệt của bản chất vấn đề. Sự nối tiếp các bước cực kỳ khó xảy ra là điều thiết yếu đối với nguồn gốc của sự sống, từ sự tổng hợp và tích lũy nucleotide cho đến nguồn gốc của sự dịch mã; thông qua sự nhân lên của xác suất, những điều này khiến cho kết quả cuối cùng như thể một phép lạ.”

— Tiến sĩ sinh học phân tử Eugene V. Koonin, The Logic of Chance: The Nature and Origin of Biological Evolution (TD: Logic của xác suất: Bản chất và Nguồn gốc của sự Tiến hóa Sinh học) (Upper Saddle River, NJ: FT Press, 2011), 391.)

Tác giả: Jim Cakalic
Biên dịch: Nô Bi Tin
Hiệu đính: Hoài Thanh, Prana
Photo: GANJIRO KUMA


💪 (New) [THĐP EBOOK] Cẩm Nang Nofap – Cách trở thành người đàn ông ĐÍCH THỰC ➡️ https://bit.ly/camnangnofap
💥 Gia nhập THĐP DEEP CLUB ➡️ https://bit.ly/DK_DEEPCLUB
🗂 Danh sách tất cả bài viết Deep Club ➡️ https://bit.ly/DEEPCLUB_INDEX

🎯 Đặt mua tạp chí Aloha ➡️ http://bit.ly/THDPmembership
🎯 Mục lục TẤT CẢ nội dung volume 1-27 (Google Sheet) ➡️ http://bit.ly/mucluc_ALOHA
🎯 Mục lục ảnh bìa all volumes ➡️ http://bit.ly/THDP_ALOHA
🎯 Aloha Volume 1-2-3 FREE ➡️ http://bit.ly/33u4hkX
🎯 Donate ủng hộ các hoạt động của THĐP ➡️ http://bit.ly/donateTHDP

spot_img
Triết Học Đường Phố
Triết Học Đường Phố
"Thà chết cho một ý tưởng bất diệt, còn hơn sống cho một ý tưởng phù du." — Steven Biko

BÀI LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

FOLLOW US

62,550Thành viênThích
3,699Người theo dõiTheo dõi
3,550Người theo dõiĐăng Ký
spot_img

BÌNH LUẬN MỚI

XEM NHIỀU

BÀI MỚI