22.7 C
Da Lat
Thứ Sáu, 19 Tháng Tư, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

[THĐP Translation™] Làm để sống, đừng sống để làm (Có lẽ suy cho cùng thì nó chẳng phải là “lười biếng”)

thdp translation 3

Bertrand Russell là một cái tên kỳ lạ khi ta cân nhắc đến giá trị của chuyện làm việc ít đi. Mặc dù nghề nghiệp của ông là một triết gia và một nhà toán học, quá nhiều sách vở kiệt xuất của ông cho thấy rằng ông không hề kém cạnh gì trong mảng lịch sử, phê bình xã hội hay hoạt động chính trị.

Ngày nay, Russell nổi danh nhất với cuốn A History of Western Philosophy (Lịch Sử Triết Học Tây Phương), nó là sự tóm lược quan trọng nhất cách những ý tưởng vĩ đại của văn hóa phương Tây ra đời như thế nào. Khi ông giành giải Nobel Văn Học vào năm 1950, cuốn sách này là một lý do lớn.

Thế nhưng, khi nói về quan điểm của mình về cách xã hội nên được tổ chức như thế nào để có thể mang lại hạnh phúc tối đa và sự tương tác tốt đẹp giữa các công dân, cách tiếp cận của ông dường như mâu thuẫn với lối sống của mình. Ông đã mường tượng ra một thế giới được thúc đẩy bởi sự nhàn rỗi.

Trong bài luận của ông “In Praise Of Idleness” (TD: Ca Ngợi Sự Bất Động), được viết vào nửa cuối cuộc đời mình, Bertrand Russell chứng tỏ rằng kể từ những buổi đầu của ngành cách mạng công nghiệp, ít nhất là trên lý thuyết, con người đã phát triển được khả năng sinh sống mà trong đó việc lao động không cần phải tiêu tốn phần lớn thời gian trong ngày.

Ông truy ra nguồn gốc của sự thất bại trong việc tạo nên một xã hội kể trên đó là sự ám ảnh sâu sắc của văn hóa khi đã đồng hóa việc làm với đức hạnh, thay vì coi nó là một phần của cuộc sống trọn vẹn. Trích nguyên văn lời của Russell:

“Sự tận dụng khôn ngoan thời gian nhàn rỗi, nó phải được thừa nhận, là một sản phẩm của nền văn minh và giáo dục. Một người đã làm việc miệt mài suốt cuộc đời sẽ trở nên chán chường nếu anh ta bỗng nhiên không làm gì cả. Nhưng nếu không có một lượng thời gian nghỉ ngơi đáng kể thì anh ta sẽ bị ngắt khỏi nhiều điều tuyệt vời nhất…

Thực tế là việc di chuyển vật chất đây đó, ở một mức độ nhất định là cần thiết cho sự tồn tại của chúng ta, nhưng chúng không phải là một trong những mục đích của sự sống con người. Nếu nó là như vậy, ta phải xem xét rằng mỗi công nhân lao động đều siêu đẳng hơn Shakespeare.”

LÀM ĐỂ SỐNG. ĐỪNG SỐNG ĐỂ LÀM

Khi Russell nói về “công việc” trong bài luận của ông, ông đang nhắc đến sự cần thiết của những công việc tay chân và công sở đang chiếm phần lớn thời gian của chúng ta, chứ không phải là những công việc thể hiện bản thân. Ông tranh luận rằng, định kiến cố chấp của chúng ta về chuyện làm việc đồng nghĩa với cần thiết lớn đến nỗi ta không hề dành một tí thời gian để dừng lại và suy nghĩ về những gì ta đang làm trước khi làm việc quá sức.

Ta coi trọng khả năng tạo ra lợi nhuận mà không thắc mắc rằng liệu những sản phẩm ta tạo ra được có thật sự đáng được tiêu thụ vượt hơn khả năng mang lại thêm tiền cho chúng ta hay không.

Ông thừa nhận rằng đây hầu như là một vấn đề văn hóa xã hội chứ không phải lỗi của các cá nhân. Dù như vậy, cũng không quá hiếm hoi – ít nhất là vào ngày nay, hơn 80 năm sau khi Russell viết bài luận của mình – để thấy rằng con người ta quá lún sâu vào công việc mà quên rằng còn có một cuộc đời để sống nằm ngoài công việc. Làm việc, dĩ nhiên, đối với nhiều người là cội nguồn mang lại ý nghĩa cho cuộc sống. Nếu bạn là một ai đó quý trọng công việc của bản thân và có được niềm vui từ công việc ấy, thì tại sao bạn lại nên ngưng dồn hết sức lực của mình vào nó?

Vâng, một phần khác của việc quý trọng công việc của mình là nhận ra rằng công việc chỉ là một phần trong cuộc sống, không phải toàn bộ. Con người có thể có một khát khao bẩm sinh muốn được lao động, nhưng họ cũng có một khát khao muốn được xã giao, hình thành và xây dựng gia đình, và thể hiện bản thân một cách thoải mái. Ngay cả khi bạn yêu công việc hơn bất cứ điều gì khác, bạn sẽ thấy công việc của bạn sẽ trọn vẹn và thỏa mãn hơn nếu thỉnh thoảng bạn ngưng làm nó. Đó là khi bạn nhìn thấy mọi khía cạnh.

Dường như có một cảm giác tội lỗi nhất định trong văn hóa hiện tại cho việc không làm gì cả, khi ta thư giãn, giải trí, giết thời gian hay đơn giản là không có bất kỳ kế hoạch nào. Nhưng sự thật là nếu thiếu đi những điều ấy, bạn cũng sẽ không thể làm tốt nhất được công việc của mình. Công việc là một phần lớn của cuộc đời, nhưng đến cuối đời thì công việc không nên là thứ duy nhất bạn từng làm.

• • •

(Trích đoạn 934 chữ đầu tiên trong bài viết full 1748 chữ đã đăng trong tạp chí Aloha volume 19. Đoạn sau bài viết nói về: Niềm vui sáng tạo của sự thảnh thơi, nhàn rỗi thụ động, nhàn rỗi chủ động, sự thư giãn)

Tác giả: Zat Rana
Biên dịch: Lê Minh Tú
Hiệu đính: Prana


💪 (New) [THĐP EBOOK] Cẩm Nang Nofap – Cách trở thành người đàn ông ĐÍCH THỰC ➡️ https://bit.ly/camnangnofap
💥 Gia nhập THĐP DEEP CLUB ➡️ https://bit.ly/DK_DEEPCLUB
🗂 Danh sách các bài viết đã chia sẻ trong Deep Club ➡️ https://bit.ly/DEEPCLUB_INDEX
🎯 Đặt mua tạp chí Aloha ➡️ http://bit.ly/THDPmembership
🎯 Mục lục TẤT CẢ nội dung volume 1-27 (Google Sheet) ➡️ http://bit.ly/mucluc_ALOHA
🎯 Mục lục ảnh bìa all volumes ➡️ http://bit.ly/THDP_ALOHA
🎯 Aloha Volume 1-2-3 FREE ➡️ http://bit.ly/33u4hkX
🎯 Donate ủng hộ các hoạt động của THĐP ➡️ http://bit.ly/donateTHDP

spot_img
Triết Học Đường Phố
Triết Học Đường Phố
"Thà chết cho một ý tưởng bất diệt, còn hơn sống cho một ý tưởng phù du." — Steven Biko

BÀI LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

FOLLOW US

62,550Thành viênThích
3,699Người theo dõiTheo dõi
3,540Người theo dõiĐăng Ký
spot_img

BÌNH LUẬN MỚI

XEM NHIỀU

BÀI MỚI