20.3 C
Da Lat
Thứ Sáu, 19 Tháng Tư, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

[Bài dịch] 6 thói quen của một người học siêu phàm

Việc trở thành một người học siêu đẳng là một trong những kĩ năng quan trọng nhất bạn cần để thành công trong thế kỉ 21. Trong thời đại công nghệ thay đổi, việc phát triển phụ thuộc vào việc tự học liên tục – việc làm chủ suốt đời của các mô hình, kĩ năng và ý tưởng.

Trong thế giới đang thay đổi chóng mặt này, khả năng học một kĩ năng mới một cách nhanh nhất có thể đang nhanh chóng trở nên cần thiết. Tin tốt là, bạn không cần một khả năng thiên bẩm để trở nên giỏi hơn khi học một thứ mới mà bạn có thể học kể cả khi bạn đang là một nhân viên toàn thời gian.

Nhiều nhà thông thái (những người thông thạo trong nhiều lĩnh vực ) – bao gồm Charles Darwin, Leonardo da Vinci và nhà vật lý từng đoạt giải Nobel Richard Feynman – đã tuyên bố rằng họ không có bất kì trí thông minh tự nhiên đặc biệt nào.

Chúng ta đều có thể có đủ sức mạnh trí óc để thành thạo một môn học mới – chúng ta chỉ cần sử dụng đúng công cụ, cách tiếp cận, hoặc áp dụng những gì chúng ta học một cách chính xác. Hầu hết mọi người đều có thể học bất kì điều gì họ muốn – với một kĩ thuật đúng.

Một phương pháp học tập tốt có thể làm cho quá trình học trở nên thú vị. Chìa khóa để thu nạp kĩ năng một cách nhanh chóng không hề phức tạp. Nếu bạn đặt mục tiêu học một kĩ năng mới để cải thiện sự nghiệp của bạn trong năm nay, một vài những thói quen dưới đây có thể sẽ hữu ích cho bạn.

1. Người siêu học đọc rất nhiều

Việc đọc ảnh hưởng tới não cũng như việc tập thể dục ảnh hưởng tới cơ thể. Nó cho chúng ta sự tự do để lang thang khắp không gian, thời gian, lịch sử, mang đến cái nhìn sâu sắc hơn về những ý tưởng, khái niệm, cảm xúc, và cấu trúc của tri thức.

Não của bạn sẽ chủ động hơn trên những cuốn sách – nó phát triển, thay đổi, tạo ra những kết nối mới và các khuôn mẫu khác nhau, phụ thuộc vào kiểu tài liệu nào mà bạn đang đọc. Người học giả thành công là người đọc rất nhiều.

Thực tế, nhiều trong số những người thành công nhất đều chia sẻ sự đánh giá cao cho việc đọc. Họ không nhìn việc đọc như một việc lặt vặt, mà như là một cơ hội để cải thiện đời sống, sự nghiệp và việc kinh doanh của họ.

Elon Musk khi lớn lên đã đọc 2 cuốn sách một ngày, theo lời kể của em trai ông. Bill Gates đọc 50 cuốn sách mỗi năm. Mark Zukerberg đọc ít nhất 1 cuốn sách mỗi 2 tuần. Warren Buffett dành 5-6 giờ đồng hồ mỗi ngày đọc 5 tờ báo và 500 trang báo cáo công ty.

Trong thế giới nơi mà thông tin đang là một loại tiền tệ mới, đọc là nguồn tốt nhất để tiếp tục học hỏi, có thêm kiến thức và tiếp thu nhiều hơn loại tiền đó.

2. Người siêu học xem việc học như là một quá trình

Học tập là một hành trình, một sự khám phá những kiến thức mới, không phải là một điểm đến.

Nó là một quá trình thú vị trong suốt cuộc đời – một hành trình khám phá tự định hướng và tự thực hiện. Hiểu biết về bất kì chủ đề, ý tưởng hay tư duy mới nào yêu cầu không chỉ sự quan sát sâu sắc mà về cơ bản hơn, là sự tò mò kéo dài

“Hành trình học tập là một tập hợp các tài sản học tập được quản lý, cả chính thức và không chính thức, có thể được sử dụng để có được các kỹ năng cho một vai trò và/hoặc lĩnh vực công nghệ cụ thể,”  ông viết, Sonia Malik của IBM.

Học tập là một khoản đầu tư mà thường tự trả cho chính nó để nâng cao thu nhập. Hơn bao giờ hết, học tập là vì cuộc sống của bạn nếu bạn muốn duy trì sự phù hợp, không thể thiếu và phát triển mạnh trong thế giới thay đổi của công việc. (Ý là công việc luôn thay đổi theo thời thế, nếu bạn muốn luôn luôn phù hợp với nó thì bạn phải luôn phải học hỏi.)

Người siêu học coi trọng quá trình. Họ không có mục tiêu cuối cùng, họ tìm kiếm sự cải thiện nhất quán, Họ tiếp tục nắm vững các nguyên tắc, quy trình, thế giới quan, mô hình tư duy mới, v.v. Việc “liên tục, tự nguyện và chủ động” theo đuổi kiến thức là điều quan trọng trong sự trưởng thành của họ.

3. Họ áp dụng tư duy tăng trưởng

Bạn không thể sai lầm khi nuôi dưỡng một tư duy tăng trưởng. Một lý thuyết học tập được phát triển bởi Tiến sĩ Carol Dweck xoay quanh niềm tin rằng bạn có thể cải thiện trí thông minh, khả năng và hiệu suất.

“Những người mù chữ của thế kỷ 21 sẽ không phải là những người không thể đọc và viết, mà là những người không thể học, không thể quên những điều đã học và không thể học lại,” Alvin Toffler nhận định, một nhà văn, nhà tương lai học và doanh nhân nổi tiếng với các tác phẩm thảo luận về công nghệ hiện đại.

Tu luyện một tư duy phát triển hoặc tư duy thích nghi có thể giúp bạn tập trung hơn vào những mục tiêu mong muốn nhất trong cuộc sống. Nó có thể ảnh hưởng đến động lực của bạn và có thể khiến bạn dễ dàng nhìn thấy cơ hội học hỏi và phát triển khả năng của mình hơn.

Khả năng để giữ một tinh thần cởi mở, tiếp thu kiến thức tốt hơn, và áp dụng nó bất cứ khi nào cần thiết có thể cải thiện đáng kể cuộc sống và sự nghiệp của bạn.

4. Người siêu học dạy lại người khác những gì họ biết

Dựa theo nghiên cứu, người học giữ lại gần như 90% những gì họ học được khi họ giải thích hay dạy lại khái niệm đó tới người khác, hoặc là sử dụng nó ngay lập tức.

Dạy cho người khác những gì bạn biết là một trong những cách hiệu quả nhất để học, ghi nhớ và gợi lại những thông tin mới. Những nhà tâm lý học, gọi nó là “thực tập phục hồi” (“retrieval practice”). Nó là một trong những cách đáng tin cậy nhất để xây dựng dấu vết bộ nhớ mạnh mẽ hơn. Tìm hiểu bằng cách dạy cho người khác một chủ đề bằng các thuật ngữ đơn giản để bạn có thể nhanh chóng xác định các lỗ hổng trong kiến thức của mình. Nó là một mô hình tâm lý được đặt ra bởi nhà vật lý nổi tiếng Richard Feynman.

Được biết đến như một “Nhà giải thích vĩ đại”, Feynman được tôn sùng vì khả năng minh họa một cách rõ ràng những chủ đề dày đặc như Vật lý lượng tử đến cho tất cả mọi người. Kỹ thuật của Feynman được trình bày rõ ràng trong tiểu sử của James Gleick, cuốn Genius: The Life and Science of Richard Feynman (tạm dịch: Thiên tài: Cuộc đời và khoa học của Richard Feynman).

Bài kiểm tra cuối cùng cho kiến thức của bạn là khả năng chuyển nó sang cho người khác. Một cách tốt hơn để tìm hiểu, xử lý, lưu giữ và ghi nhớ thông tin là dành thời gian 1 nửa để học và 1 nửa thời gian để chia sẻ lại cho người khác. Ví dụ, thay vì cố gắng hoàn thành 1 cuốn sách, hãy đặt mục tiêu đọc 50% và cố gắng nhớ lại, chia sẻ, hoặc viết ra những ý tưởng chính bạn đã học trước khi tiếp tục.

5. Người học hiệu quả quan tâm đến sức khỏe não bộ của họ

Giữ cho não bộ của bạn khỏe mạnh, giữ cho nó sắc nét. Việc bạn làm, hoặc không làm cho não bộ của mình có thể thay đổi đáng kể cách thu nhận, xử lý, và truy xuất thông tin của bạn. Mọi người đều muốn sống một cuộc sống năng động càng lâu càng tốt. Và mục tiêu đó thì phụ thuộc vào sức khỏe não bộ mạnh mẽ.

Điều đó có nghĩa rằng ăn nhiều thực phẩm liên quan đến việc làm chậm suy giảm nhận thức – Như việt quất, rau củ (rau xanh – bắp cải, rau bina, bông cải xanh), ngũ cốc nguyên hạt, nhận protein từ cá và các loại đậu, và chọn chất béo không bão hòa (dầu oliu) thì lành mạnh hơn là chất béo bão hòa (bơ).

“Trái cây và rau quả chống lại những căng thẳng oxy-hóa liên quan đến tuổi tác điều mà gây ra sự hao mòn trên các tế bào não,” Tiến sĩ Gary Small nói, một giáo sư về tâm thần học và lão hóa.

Não chúng ta sẽ suy giảm một cách tự nhiên nếu chúng ta không làm gì để bảo vệ nó. Tuy nhiên, nếu bạn can thiệp sớm, bạn có thể làm chậm lại quá trình suy giảm đó. Sẽ dễ để bảo vệ một bộ não khỏe mạnh hơn là cố gắng sửa chữa những hư hại một khi nó đã lan rộng.

6. Họ nghỉ ngắn, sớm và thường xuyên

Thời gian nghỉ ngơi là quan trọng để giữ lại bất kì điều gì bạn chọn để học. Dựa theo một nghiên cứu gần đây, có những khoảng nghỉ ngắn, sớm và thường xuyên có thể giúp bạn học mọi thứ tốt hơn và thậm chí củng cố tỷ lệ duy trì kiến thức của bạn.

“Mọi người nghĩ rằng bạn phải ‘tập luyện, tập luyện, tập luyện’ khi học một thứ mới. Thay vì vậy, chúng tôi tìm ra rằng nghỉ ngơi, sớm và thường xuyên, có lẽ cũng quan trọng để học như thực hành,” Leonardo G. Cohen, M.D., Ph.D., một nhà điều tra cấp cao tại Viện nghiên cứu Rối Loạn Thần Kinh và Đột Quỵ quốc gia NIH, nói.

Nghỉ ngơi một cách tốt hơn giúp não rắn lại, lưu giữ ký ức trong suốt thời gian nghỉ ngơi. Bất cứ điều gì bạn chọn để học theo thời gian, điều quan trọng là tối ưu hóa thời gian của các khoảng thời gian nghỉ ngơi để có kết quả tốt hơn.

Các chuyên gia tại Trung tâm Thành Công Học Tập của Đại học bang Louisiana khuyến nghị 30-50 phút cho 1 buổi họp . “Bất cứ điều gì ít hơn 30 là không đủ, nhưng bất cứ điều gì hơn 50 là quá nhiều thông tin cho bộ não của bạn cùng một lúc,” trợ lý tốt nghiệp chiến lược học tập Ellen Dunn nói.

Mạng lưới thần kinh của não bộ chúng ta cần thời gian để xử lý thông tin, vì vậy, giãn cách việc học của bạn giúp bạn nhớ những thông tin mới hiệu quả hơn – cho não bộ của bạn đủ thời gian để nghỉ ngơi và hồi phục.

Tác giả: Thomas Oppong
Dịch: Nguyễn Huỳnh Trọng Hiếu

(Volume 26 tạp chí Aloha cũng đã xuất bản bài dịch cùng source (ảnh featured image được export từ Aloha. Bản dịch này của bạn NHTH mới chỉ được THĐP edit các lỗi định dạng, chứ chưa được hiệu đính hoàn chỉnh như phiên bản đã đăng trong Aloha 26. Just so you know.)

9


💥 Giới thiệu THĐP DEEP CLUB ➡️ http://bit.ly/THDP_DEEPCLUB
🎯 Mục lục TẤT CẢ nội dung volume 1-27 (Google Sheet) ➡️ http://bit.ly/mucluc_ALOHA
🎯 Mục lục ảnh bìa ALL VOLUMES ➡️ http://bit.ly/THDP_ALOHA
🎯 Đặt mua tạp chí Aloha của THĐP để trau dồi kiến thức trí tuệ, những nội dung được chọn lọc chỉ có tại THĐP. Click here ➡️ http://bit.ly/THDPmembership
🎯 Aloha Volume 1-2-3 FREE ➡️ http://bit.ly/33u4hkX
🎯 Donate ủng hộ các hoạt động của THĐP ➡️ http://bit.ly/donateTHDP

spot_img

BÀI LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

FOLLOW US

62,550Thành viênThích
3,699Người theo dõiTheo dõi
3,540Người theo dõiĐăng Ký
spot_img

BÌNH LUẬN MỚI

XEM NHIỀU

BÀI MỚI