19 C
Da Lat
Thứ Bảy, 20 Tháng Tư, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

[THĐP Translation™] Chủ quan hay khách quan? Đâu mới là chân tướng của thực tại?

thdp translation 4

• • •

Note: 2 từ “ý thức” và “tâm thức”—awareness/consciousness—được sử dụng một cách đồng nghĩa trong bài dịch.

Tóm lại, theo suy nghĩ đại chúng, mọi người đang bị kẹt với suy nghĩ chủ quan của mình trong khi bị ném vào một thực tại mà ở đó quyền hạn của ta vô cùng ít ỏi. Nghe khá là tệ đấy theo tôi. Suy nghĩ đại chúng lại không đưa ra được một lời giải thích hay chứng cứ nào về chuyện này, mà chỉ đơn thuần là giả định, thừa nhận nó, và nói rằng “đây là sự thật – chấp nhận nó đi.”

Nhưng nếu sự thừa nhận này là sai lầm?

Thực tại Chủ quan: Khả năng còn lại

Thực tại chủ quan, hay còn những tên gọi khác là thuyết duy ngã, thuyết nhất nguyên/bất nhị, God-realization (nhận biết God)… không ngộ nhận việc tồn tại một thực tại nằm ngoài. Quan điểm này cho rằng ý thức là tất cả mọi thứ, và mọi ý thức đều hợp nhất với nhau – có nghĩa là không tồn tại một tâm thức phiền phức nào bên ngoài nữa. Chỉ có duy nhất một tâm thức tối hậu mà cũng là nguồn gốc của mọi trải nghiệm chủ quan – như những người theo phong trào Hare Krishnas nói – một ‘Kẻ thưởng thức sau cuối’ (Ultimate Enjoyer), và đó chính là BẠN.

Không phải là bản ngã hay cơ thể của bạn, mà là cái ý thức đang quan sát và trải nghiệm bạn, hay là thứ mà tôi muốn gọi là bản thể bên trong (Inner being) hay nội ngã (Inner self)/Chân ngã. Cái bản thể phía trong này chính là Tâm thức Tối hậu. Hầu hết chúng ta chỉ cảm nhận được cái bản thể bên trong này một cách mơ hồ, bởi nếu không cố gắng tiếp cận nó thông qua nỗ lực tâm trí, nó hài lòng với việc ngồi xem và tận hưởng cuộc chơi, enjoy the ride. Chính bản thể phía trong này là nguồn gốc, là nguyên nhân, là Đấng sáng tạo và cũng là người trải nghiệm sự tồn tại của bạn, theo quan điểm này.

Thực tại chủ quan chỉ xem những gì nó trực tiếp trải nghiệm là thật, bởi ngoại cảnh hay thực tại khách quan không được coi như những bản tường trình đáng tin cậy, do chúng đến từ những nguồn tin mà ta không được trực tiếp trải nghiệm (second-hand sources). Lối tiếp cận này còn được biết đến với tên gọi Chủ nghĩa Gnostic (Gnosticism), chỉ việc tìm đến kiến thức được trải nghiệm trực tiếp (Gnosis), thay vì chấp nhận những lời tường thuật ngoài kia như là kiến thức trong khi còn chưa có trải nghiệm cá nhân.

Việc đưa ra bằng chứng cho thực tại chủ quan cũng vô phương như khi cố chứng minh cho thực tại khách quan, bởi tất cả những bằng chứng tôi đưa ra cũng sẽ chỉ là của riêng tôi, không phải trải nghiệm trực tiếp của bạn. TUY NHIÊN, mô hình thực tại chủ quan CÓ THỂ giải thích nhiều vấn đề mà mô hình khách quan không thể. Một dẫn chứng là mô hình thực tại chủ quan giải quyết được “Vấn đề của những tâm trí Khác” (the Problem of the Other Minds), bằng cách nói rằng KHÔNG CÓ tâm thức nào khác – chúng ta chỉ nghĩ là vậy thôi. Điều này còn giải thích lý do chúng ta không có khả năng tiếp cận trực tiếp đến tâm thức người khác – bởi lẽ không có gì khác để tiếp cận, ngoài tâm thức của chính ta.

“OK,” tôi nghe bạn nói, “nếu tôi là ý thức duy nhất tồn tại, thế thì vì sao tôi không tự mình biết tất cả điều này?”

Bởi vì như thế còn đâu thú vị nữa! Sẽ không còn sự huyền bí trong việc khám phá bản thể của mình nếu như bạn đã biết rõ từ khi bắt đầu. Với cả, chúng ta đã bị tẩy não từ khi còn rất bé bởi nền văn hoá mà sẽ giáng phạt nặng nề nếu ta dám đưa ra một quan điểm khác về thực tại.

“Nhưng mà,” tôi nghe bạn hỏi, “nếu tôi cũng chính là mọi thứ đang tồn tại, hay, nếu bản thể trong tôi là cội nguồn của mọi trải nghiệm, thế thì tại sao tôi lại để mình đối mặt với những khốn khổ của vô minh và sợ hãi? Lẽ nào tôi lại tạo ra một môi trường khắc nghiệt như thế chỉ để tìm về bản chất của mình? Nếu tôi là nguồn gốc của mọi thứ và mọi thứ đều được dựng nên vì lợi ích của chính tôi, tôi được lợi gì với những trải nghiệm về nỗi sợ hãi, sự cô đơn và những yếu đuối của mình cơ chứ?”

Đây là một dấu hỏi lớn cần được giải quyết bởi phương pháp tiếp cận chủ quan. Nhiều người từ chối suy xét phương pháp tiếp cận này, bởi họ không thể tưởng tượng ra một câu trả lời thoả đáng cho những câu hỏi rất hợp lý đó.

Và tại đây sự khách quan phải dừng lại. Mọi câu trả lời của tôi đối với bạn đều sẽ là một bản tường thuật của riêng tôi, thứ bạn cần tự kiểm chứng thông qua trải nghiệm của mình – dĩ nhiên cũng sẽ khác với của tôi. Nhưng rồi, tôi đang bị ép để trở nên chủ quan để tiếp tục cuộc thảo luận. Kinh nghiệm của riêng tôi là thứ duy nhất có thể thuyết phục được tôi việc một phương pháp tiếp cận thực tại đúng hay là sai như thế nào. Những kinh nghiệm của chính tôi ủng hộ và xác nhận góc nhìn chủ quan hơn góc nhìn khách quan.

Nhiều triết gia (và nhiều người khác, gồm cả những nhà khoa học) ghét và xem thường thực tại chủ quan chính cũng vì lý do này. Họ cảm thấy nó dẫn đến tính ích kỉ và chủ nghĩa vị lợi (egoism). Tuy nhiên, thực tế rằng nếu tất cả đều là chính bạn, thì sao lại phải ích kỷ cơ, vì bạn đã có mọi thứ – bạn chỉ cần nhận ra và chấp nhận nó thôi. Thay vào đó, nếu bản chất của thực tại là hợp nhất, thì mục đích cuối cùng sẽ là chủ động hiện thực hóa sự đồng nhất đó, chứ không phải phân mảnh nó ra thêm nữa.

• • •

(Trích đoạn 50% bài viết đã đăng trong Aloha Magazine Volume 18, đặt mua tạp chí để đọc toàn bộ bài viết >>> bit.ly/THDPmembership)

Source: Province of the Mind
Biên dịch: Tin Nô Bi
Hiệu đính: Prana

Photo: Alex Grey, Oversoul (1999)

🎯 Đặt mua tạp chí Aloha của THĐP để trau dồi kiến thức trí tuệ, những nội dung được chọn lọc chỉ có tại THĐP, từ nay sẽ không đăng full các bài dịch trong tạp chí nữa ➡️ bit.ly/THDPmembership
🎯 All Volumes ➡️ http://bit.ly/THDP_ALOHA
🎯 Aloha Volume 1-2-3 FREE ➡️ bit.ly/33u4hkX
🎯 Donate ủng hộ các hoạt động của THĐP ➡️ http://bit.ly/donateTHDP

spot_img
Triết Học Đường Phố
Triết Học Đường Phố
"Thà chết cho một ý tưởng bất diệt, còn hơn sống cho một ý tưởng phù du." — Steven Biko

BÀI LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

FOLLOW US

62,550Thành viênThích
3,699Người theo dõiTheo dõi
3,540Người theo dõiĐăng Ký
spot_img

BÌNH LUẬN MỚI

XEM NHIỀU

BÀI MỚI