18.3 C
Da Lat
Thứ Sáu, 19 Tháng Tư, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

[THĐP Translation™] Các nhà nghiên cứu muốn bác sĩ có thể kê đơn thuốc sử dụng nấm thức thần để chữa trị trầm cảm

thdp translation 4

Một nghiên cứu mới từ Đại học Johns Hopkins muốn tái-phân-loại nấm thức thần psilocybin (phát âm: xi-lồ-xai-bìn) vì nguy cơ bị lạm dụng và khả năng gây nghiện của chúng rất thấp.

psilocybin-1546955049

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Johns Hopkins nghĩ rằng đã đến lúc loại bỏ nấm thần kỳ psilocybin (magic mushrooms) ra khỏi danh sách những loại chất gây nghiện nguy hiểm không có giá trị y học nào, và thay vào đó là cân nhắc khả năng sử dụng chúng như một liệu pháp chữa trị trầm cảm.

Kể từ 1970, giới chức thẩm quyền đã đặt nấm psilocybin vào danh sách các chất Schedule 1, có nghĩa rằng nó có nguy cơ bị lạm dụng cao và giá trị y tế không được công nhận. Theo các nhà nghiên cứu – những người đã tiến hành rất nhiều cuộc nghiên cứu về nấm – cả hai nhận định trên đều sai.

Trong một bài đăng được xuất bản trong số tháng 10 của tạp chí y học Neuropharmacology, bốn nhà nghiên cứu – Matthew Johnson, Roland Griffiths, Peter Hendricks, và Jack Henningfield – cho rằng đã đến lúc để Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cân nhắc việc chuyển nấm thức thần từ Schedule 1 sang Schedule 4 – có nghĩa rằng nó là một loại chất có nguy cơ bị lạm dụng và khả năng gây nghiện thấp. Nếu sự phân loại được thay đổi, các bác sĩ có thể kê đơn thuốc sử dụng nấm thức thần cho một số trường hợp.

Những nhà nghiên cứu đã gặt hái được nhiều thành công trong việc sử dụng nấm psilocybin để điều trị trầm cảm và nghiện ngập trong nhiều thử nghiệm y khoa những năm gần đây. Trong một nghiên cứu năm 2016, cùng một nhóm chuyên gia tại Johns Hopkins đã áp dụng nấm thức thần vào những bệnh nhân bị ung thư giai đoạn cuối với mục tiêu xoa dịu trạng thái lo âu, trầm cảm vào cuối đời của họ.

“Các nghiên cứu đã cho thấy rằng psilocybin làm suy giảm đáng kể những triệu chứng trầm cảm và lo âu, kéo dài ít nhất 6 tháng sau mỗi lần sử dụng,” bài báo cáo mới được xuất bản giải thích.

1538411659100-image1
Phòng điều trị tại Đại học Johns Hopkins – Image: Matthew Johnson

Bản báo cáo dài 24 trang tổng hợp lại những nghiên cứu khác nhau về nấm psilocybin nhằm cung cấp cho FDA những thông tin cần thiết để xác định xem psilocybin có nên được phân loại lại hay không. Để xác định hạng mục của một loại chất, các giới chức có thẩm quyền phải cân nhắc 8 yếu tố khác nhau, trong đó bao gồm nguy cơ bị lạm dụng, nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng, nguy cơ gây nghiện tâm lý hay sinh lý.

Độ an toàn của nấm thức thần, khi được so sánh với những loại thuốc khác, là cực kỳ cao. Psilocybin đứng chót bảng khi bạn xếp hạng mức độ nguy hại của nó ảnh hưởng tới cá nhân nói riêng và xã hội nói chung. “Điều đó đúng ngay cả khi bạn đưa rượu bia hay thuốc lá vào danh sách,” Johnson, một bác sĩ ngành khoa học hành vi tại Đại Học Johns Hopkins, đã cho tôi biết qua điện thoại.

Ông cũng giải thích rằng nguy cơ bị lạm dụng của psilocybin là rất thấp. “Không có ai đang vật vã muốn dùng thêm một liều psilocybin tiếp theo,” ông nói. Điều này không có nghĩa là nấm thức thần hoàn toàn không có nguy cơ bị lạm dụng. Nhiều người đã sử dụng nấm thức thần với mục đích trải nghiệm trong nhiều thập kỷ nay và họ vẫn sẽ tiếp tục, nhưng không giống như cocain hay heroin, psilocybin không phải là một loại chất hầu hết dân chơi thuốc muốn sử dụng để thư giãn mỗi tối hay mỗi cuối tuần.

“Nguy cơ tiềm ẩn bao gồm hành vi nguy hiểm trong những người dùng thiếu chuẩn bị, thiếu giám sát, và gia tăng rối loạn thần kinh trong những người đã có hay đang có khuynh hướng rối loạn thần kinh,” nghiên cứu cho hay. “Tuy nhiên, mức độ sử dụng và những nguy hiểm liên quan là thấp khi so sánh với những loại chất hay bị lạm dụng thông thường.”

Johnson nhắc đến những câu chuyện từ những năm 1960 về những người sử dụng chất thức thần để phê pha rồi nhảy từ mái nhà xuống vì họ nghĩ họ có thể bay, nhưng ông cũng nói rằng những trường hợp như vậy là hiếm. “Đã có nhiều người hơn té ngã từ độ cao khi say xỉn… Đáng tiếc là những tai nạn như thế này vẫn diễn ra.”

Các nhà nghiên cứu đã thành công trong việc sử dụng nấm thức thần trong một môi trường được kiểm soát, liều lượng sử dụng cũng được kiểm định và áp dụng bởi một chuyên gia, một nhà tâm lý học, hay một nhà trị liệu dìu dắt người dùng xuyên suốt trải nghiệm, và có những mục tiêu cụ thể cho buổi điều trị.

Trong trường hợp của những bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối, họ được trải nghiệm chuyến trip được dẫn dắt giúp đối diện và vượt qua nỗi sợ chết.

Nghiên cứu này cũng là một bước tiến trong một quá trình dài. Những người bị trầm cảm hay lo âu sẽ không thể bước vào một bệnh xá và được trải nghiệm một chuyến trip thức thần chữa lành trong nhiều năm nữa, hay có thể tính bằng thập kỷ, hay thậm chí là không bao giờ. Johnson nói rằng chuyện tái phân loại có thể kéo dài từ “3 đến 10 năm.” Những nghiên cứu chưa được hoàn tất hay chỉ mới bắt đầu, sẽ cần phải được hoàn tất và những kết quả phải khả quan và nhất quán.

Thậm chí con đường hướng tới việc tái phân loại còn không dễ dàng hay chắc chắn. “Gỡ bỏ khỏi danh sách Schedule 1 chỉ có thể xảy ra nếu có một loại thuốc chứa chất nằm trong Schedule 1 được chấp thuận bởi FDA,” nghiên cứu giải thích – có nghĩa rằng một công ty thứ ba cần phải sản xuất ra một loại thuốc có chứa psilocybin, gửi sản phẩm đó về FDA, và vận động cho việc tái phân loại của nó.

Điều đó dường như là một nhiệm vụ to lớn, nhưng Johnson vẫn tràn đầy hy vọng. “Bộ môn khoa học tiên tiến này và các kết quả là rất hứa hẹn đối với nhiều rối loạn khác nhau,” ông nói. Trong khi hiện giờ không có công ty y dược lớn nào hỏi Johns Hopkins về nấm thức thần, vẫn có một số công ty phi lợi nhuận đang tiến hành, trong đó có Usona Institute tại Wisconsin. Usona hay một nhóm khác có thể gửi cho FDA một loại thuốc psilocybin đơn giản để được chấp thuận cho việc chữa trị trầm cảm, kích thích sự tái phân loại của nó.

Tác giả: Matthew Gault – VICE

Biên dịch: Ishvara

Hiệu đính: Prana


📌  Bài dịch đã được đăng tải trong tạp chí Aloha Volume 11. Đặt Mua tạp chí Aloha (500k/16 volumes [1 năm])  ➡️ bit.ly/THDPmembership

📌 Volume 1, 2, 3 Free! (Click here)

📌 Mời Triết Học Đường Phố và các tác giả một ly cafe ➡️ http://bit.ly/donateTHDP

  1. Chuyển tiền qua ngân hàng Việt Nam
    Người nhận: Vũ Thanh Hòa
    Ngân hàng Vietcombank chi nhánh Thành Công, Hà Nội
    Số TK: 0451000409314
  2. Chuyển tiền qua Paypal
    Người nhận: Huy Nguyen
    Địa chỉ: https://paypal.me/huythdp

📌 Tham gia viết bài cùng Triết Học Đường Phố, bài viết nổi bật sẽ có nhuận bút/tip. ➡️ http://bit.ly/2KTJCN2

 

 

spot_img
Triết Học Đường Phố
Triết Học Đường Phố
"Thà chết cho một ý tưởng bất diệt, còn hơn sống cho một ý tưởng phù du." — Steven Biko

BÀI LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

FOLLOW US

62,550Thành viênThích
3,699Người theo dõiTheo dõi
3,540Người theo dõiĐăng Ký
spot_img

BÌNH LUẬN MỚI

XEM NHIỀU

BÀI MỚI