28.7 C
Da Lat
Thứ Năm, 18 Tháng Tư, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

[THĐP Translation™] Vì sao những học sinh thành công nhất không có đam mê dành cho trường lớp

thdp translation 3

📌 Bài dịch đã được đăng tải trong Volume 7 tạp chí Aloha. Mua membership để đọc tạp chí Aloha đang giảm giá 25% ➡️ http://bit.ly/THDPmembership 

Để thành công, nhiều người tin rằng, một người phải có đam mê. Đam mê làm cho những thử thách thú vị. Nó ban cho ta sức bền cần thiết để vượt trội. Tuy nhiên, có những ví dụ ngược lại trong đó niềm đam mê dường như không phải là một thành phần cần thiết để thành công. Một trường hợp như vậy là thành công học vấn. Bạn có thể nghĩ rằng những học sinh thành công đáng lý phải đam mê việc học của họ, và niềm đam mê đối với trường lớp này, ít nhất cũng một phần, giải thích lý do tại sao một số học sinh thành công và tại sao một số thì không. Nhưng điều này không đúng. Nghiên cứu của tôi đã phát hiện ra rằng trên thực tế không có mối quan hệ nào giữa việc học sinh học tập tốt như thế nào và thái độ của họ đối với việc học thực sự là gì. Một học sinh không cần phải đam mê trường lớp để thành công trong học tập.

Kết quả nghiên cứu của tôi có nguồn gốc từ [kết quả] phân tích cơ sở dữ liệu quốc tế quy mô lớn được gọi là Chương trình đánh giá sinh viên quốc tế (Programme for International Student Assessment – PISA). Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cung cấp bộ dữ liệu ba năm một lần. Nó có một kho báu cung cấp cho các nhà nghiên cứu như tôi một cái nhìn tuyệt vời về những gì học sinh trên toàn thế giới nghĩ về sự giáo dục của họ. Trong đánh giá PISA 2015 gần đây nhất, 72 quốc gia và nền kinh tế đã đóng góp số liệu. Các bài kiểm tra đọc, toán và khoa học, cùng với bảng câu hỏi về thái độ, niềm tin, thói quen học tập và những thứ tương tự, được đưa cho các trẻ em 15 tuổi đại diện cho các quốc gia trên toàn thế giới. Trong các khảo sát trước đây, 4 lựa chọn đơn giản đã được sử dụng để đo lường thái độ của học sinh đối với trường học:

(a) Trường học đã làm rất ít để chuẩn bị cho tôi cuộc sống trưởng thành khi tôi rời trường
(b) Trường học là một sự lãng phí thời gian
(c) Trường học giúp tôi tự tin đưa ra quyết định
(d) Trường học đã dạy tôi những điều có thể hữu ích trong công việc

Hóa ra, mối tương quan đơn giản và trực tiếp giữa thành tích học tập và thái độ của học sinh đối với trường học gần như bằng không. Điều này hoàn toàn không phải sự bất thường. Kết quả gần như bằng không được lặp lại trong PISA 2003, 2009 và 2012. Không có sự khác biệt trong các nền tảng kinh tế xã hội của các học sinh. Giới tính không ảnh hưởng đến kết quả, và nó là như nhau với cả các nước đang phát triển và đang phát triển. Chỉ có khoảng 2 phần trăm khả năng làm toán được giải thích bởi thái độ của các học sinh dành cho trường lớp ở 62 quốc gia. Điều này có nghĩa là ở hầu hết các quốc gia, những học sinh có khả năng học giỏi không đánh giá cao hệ thống giáo dục. Tương tự như vậy, các học sinh ít có khả năng học tập hơn không nhất thiết phải có ý kiến thấp về việc đi học của chúng. Đơn giản là không có sự kết nối liên quan. Điều này đặt ra câu hỏi hấp dẫn về động lực. Nếu không có mối quan hệ thực sự giữa thành tích học tập và thái độ, thì điều gì thúc đẩy những học sinh sáng giá đạt được thành công trong học tập? Nó chắc chắn không phải là từ một niềm đam mê hăng say dành cho trường lớp.

Câu trả lời là nó đến từ bên trong. Những nghiên cứu khác dựa trên PISA đã gợi ý rằng cái phân biệt học sinh có khả năng học tập và học sinh kém hơn là niềm tin về điểm mạnh và điểm yếu của bản thân. Các biến số tâm lý cá nhân như hiệu quả của bản thân, sự lo lắng và thích học hỏi tự nó giải thích từ 15 phần trăm đến 25 phần trăm của sự thay đổi trong thành tích học tập của các học sinh. Nói chung, nghiên cứu cho thấy rằng sự tự tin vào khả năng giải quyết vấn đề của mình quan trọng hơn nhiều so với quan niệm của chúng về trường lớp.

Đây là một vấn đề. Thái độ của học sinh đối với trường học nên quan trọng vì một số lý do. Nếu học sinh cảm thấy khó khăn để nhìn thấy lợi ích trực tiếp của việc đi học, nếu chúng nghĩ rằng trường không đáp ứng được kỳ vọng của chúng, và nếu chúng nhận thấy rằng các kỹ năng học tập được học bên ngoài trường, có thể điều này sẽ ảnh hưởng đến quan điểm của chúng về các tổ chức chính quy (nd: đại học) sau này trong cuộc sống. Và thật vậy, nhiều người có cái nhìn bi quan về vai trò của các tổ chức chính quy – một quan điểm rất có thể xuất phát từ kinh nghiệm học đường trong những năm hình thành.

Những gì có thể được thực hiện? Những người lớn chịu trách nhiệm đưa ra quyết định về học tập cần phải nhận thức rõ hơn về những ảnh hưởng lâu dài mà trải nghiệm trường lớp có thể tác động đến thái độ và niềm tin của học sinh. Một sự nhấn mạnh mạnh mẽ hơn cũng phải được dành cho việc đưa vào các hoạt động nhóm thực hành mô phỏng những gì chúng có thể làm trong cuộc sống sau khi tốt nghiệp. Việc các học sinh có thể thấy hay không mối liên hệ giữa hiện tại và tương lai của chúng có thể có những hậu quả nghiêm trọng đối với xã hội.

Tác giả: Jihyun Lee, Sam Dresser – Aeon
Biên dịch: Purusha
Hiệu đính: Prana

Photo: Jeffrey Smith/Flickr


📌 Thông báo cuộc thi viết 2019

📌 Mời Triết Học Đường Phố và các tác giả một ly cafe ➡️http://bit.ly/donateTHDP

  1. Chuyển tiền qua ngân hàng Việt Nam
    Người nhận: Vũ Thanh Hòa
    Ngân hàng Vietcombank chi nhánh Thành Công, Hà Nội
    Số TK: 0451000409314
  2. Chuyển tiền qua Paypal
    Người nhận: Huy Nguyen
    Địa chỉ: https://paypal.me/huythdp

📌 Tham gia viết bài cùng Triết Học Đường Phố, bài viết nổi bật sẽ có nhuận bút/tip. ➡️ http://bit.ly/2KTJCN2

spot_img
Triết Học Đường Phố
Triết Học Đường Phố
"Thà chết cho một ý tưởng bất diệt, còn hơn sống cho một ý tưởng phù du." — Steven Biko

BÀI LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

FOLLOW US

62,550Thành viênThích
3,699Người theo dõiTheo dõi
3,540Người theo dõiĐăng Ký
spot_img

BÌNH LUẬN MỚI

XEM NHIỀU

BÀI MỚI