25 C
Da Lat
Thứ Sáu, 19 Tháng Tư, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

[THĐP Translation™] Bạn đã bị thao túng bởi phần mềm như thế nào?

thdp translation 1

(Bài dịch được đăng tải trong Volume 6 tạp chí Aloha của THĐP, hiện đã xuất bản tới volume 12, mua đọc tại http://bit.ly/THDPmembership.)

Trong ngành thiết kế phần mềm, có một thuật ngữ gọi là trường hợp lý tưởng (happy path). Từ này diễn tả một viễn cảnh hoàn hảo nhất, trong đó khách hàng sử dụng phần mềm một cách chính xác như mong đợi, mà không gặp phải các sự cố ngoài dự đoán hay các vấn đề bất thường nào. Điều này bao gồm phần giao diện khi đăng ký, các bước cài đặt, v.v…

Đối với những người thiết kế phần mềm, “trường hợp lý tưởng” cũng là một công cụ tâm lý cực kỳ mạnh mẽ trong việc kiểm soát và thao túng hành vi người dùng.

Nếu điều trên khiến bạn ngạc nhiên và cảm thấy đôi chút sởn gai ốc, hãy nhớ lại xem đã bao nhiêu lần bạn lướt qua một bản thỏa thuận cấp phép sử dụng phần mềm dài ngoằng và nhấn vào nút Đồng ý mà không hề xem qua.

Khi đó, bạn có suy nghĩ kĩ về những gì mình đang làm?

Có lẽ không. Và bạn không lẻ loi! Nghiên cứu chỉ ra rằng con người thường không muốn đưa ra quyết định trừ khi buộc phải làm điều đó. Như Smashing Magazine đã lý giải:

Để có một quyết định chính xác đòi hỏi nỗ lực. Thời gian, suy nghĩ và sự cân nhắc thường được đòi hỏi để xác định lựa chọn tốt nhất. Do đó chúng ta đặc biệt nhạy cảm (và không thích) với nỗ lực của việc đưa ra một lựa chọn yêu cầu.

Và vấn đề nằm ở đây.

* * *

Nếu để ý kỹ, bạn sẽ nhận ra một chuyện khác về trường hợp lý tưởng của phần mềm. Như những cử chỉ của một người chơi poker, họ tiết lộ những mục đích chính của công ty một cách tinh vi.

Do nắm được tâm lý của người dùng thường tránh né những quyết định khó, những người thiết kế đã tận dụng sự thụ động này và dẫn dắt khách hàng làm theo những gì họ muốn.

Chẳng hạn, khi bạn tải ứng dụng Facebook Messenger, sẽ có một thông báo khuyến khích liên tục cập nhật danh bạ từ điện thoại cá nhân vào dịch vụ. Điều này được thể hiện như một hình thức giúp bạn nhắn tin cho người ta nhanh hơn.

Capture1

Hãy thật kỹ nhìn vào màn hình trên. Không có nút từ chối nào cả! Bạn chỉ có 2 lựa chọn là Đồng ý Tìm hiểu thêm.

Và ai lại muốn đọc phần Tìm hiểu thêm khi đăng ký một ứng dụng trò chuyện? Gần như không một ai cả.

Tôi đoán rằng có ít nhất 80% người dùng Facebook nhấn vào nút Đồng ý và tiến hành các bước tiếp theo ngay lập tức. Thậm chí, trên màn hình còn có một mũi tên nhỏ nằm bên dưới và hướng về chữ Đồng ý, trong trường hợp bạn muốn đưa ra một quyết định khác tại thời điểm đó.

Nhưng giả sử bạn thuộc nhóm 20% còn lại chọn nút Tìm hiểu thêm. Bạn sẽ thấy một màn hình dễ thương như sau:

Capture2

Cuối cùng thì cũng xuất hiện nút từ chối ở trang này, chỉ bằng chữ (không được hiển thị với nút bấm màu xanh như lựa chọn đồng ý bật), nằm dưới phần nội dung soạn sẵn với ám chỉ bạn đã sai khi thắc mắc những chuyện này.

* * *

Còn gì nữa, những người thiết kế ứng dụng này đã cố tình không đề cập đến một chi tiết quan trọng: việc cập nhật liên tục các số điện thoại từ danh bạ giúp họ thu thập hàng tấn dữ liệu về những người thậm chí còn không sử dụng Facebook.

Nhấn vào nút Đồng ý chỉ là một quyết định vô cùng bình thường và được thực hiện chưa đến một giây.

Tuy nhiên, tác động mà nó gây ra thật sự lớn! Bạn đã hoàn toàn đồng ý gửi cho Facebook thông tin về tất cả những người bạn biết. Hãy tưởng tượng hiệu ứng mạng lưới của nó khi hàng triệu hay hàng tỉ người dùng cũng bấm vào nút OK trong nháy mắt.

Trường hợp lý tưởng này đang nuôi ăn con quái vật dữ liệu khổng lồ, có lẽ là nó có được những thông tin chi tiết về hầu hết mọi người trên trái đất. Và Facebook đã có dư không gian – tận hai trang màn hình! – để đề cập đến việc này.

Vậy tại sao họ đã không làm như vậy?

Bởi vì sự phát triển vô tận và thu thập thông tin là nền móng trong việc kinh doanh của họ và việc xâm nhập thông tin người dùng là điều cần thiết.

Họ cần bạn nuôi ăn con quái vật, và chắc chắn không muốn bạn nghĩ về điều này. Do đó, họ dùng những hình ảnh dễ thương và lén lút áp dụng trường hợp lý tưởng để đảm bảo rằng bạn được hưởng “an bình” trong vô minh.

* * *

Tất nhiên trường hợp lý tưởng cũng xuất hiện ở những công ty không có bất kỳ mục tiêu bất chính ẩn giấu nào.

Như khi bạn đăng ký tại Basecamp, chúng tôi sẽ không có bất kì chiêu trò hay thu thập bất kì thông tin nào hơn mức cần thiết cho việc thiết lập tài khoản.

Tuy nhiên, bởi vì đây là một công ty phần mềm vì lợi nhuận, và kết quả kinh doanh là một trong những yếu tố được xem xét khi chúng tôi tạo ra ứng dụng. Do đó, trong quá trình đăng ký, chúng tôi khuyến khích bạn đưa ra những lựa chọn mang lại cho bạn cơ hội thành công cao nhất, và (hy vọng) bạn sẽ trở thành khách đăng ký dịch vụ trả phí.

Sự khác biệt nằm ở cách tiếp cận minh bạch. Nếu đạt được thành công với Basecamp, mọi chuyện sẽ trở nên dễ dàng hơn với bạn, còn chúng tôi thì có thêm một khách hàng trả phí. Chúng tôi sẽ hỗ trợ và bảo mật thông tin cho bạn. Bạn trả phí cho chuyện đó. Hai bên đều hài lòng.

* * *

Sử dụng phần mềm vốn dĩ như một cái bắt tay thỏa thuận giữa bạn và nhà cung cấp dịch vụ. Nó cũng giống như chi trả cho một dịch vụ thông thường.

Vấn đề nằm ở chỗ có rất nhiều nhà cung cấp dịch vụ nổi tiếng đang lạm dụng những cái bắt tay này bằng những cách ngày càng đê tiện. Họ xem khách hàng như là những con vịt đang ngồi – một bầy động vật ngốc nghếch đang chờ bị thu hoạch. Khi việc kinh doanh không thuận lợi, họ dùng thủ đoạn để tiếp tục đẩy doanh số.

Vậy, ở vị trí của khách hàng, chúng ta có thể làm gì?

Thứ nhất, hãy quan sát thật kỹ những mánh khóe của nhà cung cấp, đặc biệt là khi đăng ký một dịch vụ nào đó lần đầu tiên. Nếu bạn được yêu cầu chia sẻ thông tin cá nhân hoặc buộc phải thực hiện một điều gì đó gây khó chịu, rất có thể bạn đang bị sử dụng.

Thứ hai, đừng hấp tấp và cân nhắc thật kỹ lưỡng quyết định của mình. Khi đó, bạn sẽ phát hiện ra những điểm bất thường về dịch vụ mà bạn nghĩ là vô hại.

Thứ ba, hãy cẩn thận với những nền tảng phần mềm “miễn phí.” Dĩ nhiên, bạn không bị mất phí một cách trực tiếp. Thay vào đó, bạn phải cung cấp cho công ty đó một thứ gì khác mà họ có thể dùng để kiếm tiền – sự chú ý của bạn, thời gian hay thông tin cá nhân của bạn – tất cả những thứ này còn có giá trị lớn hơn cả tiền bạc.

Cuối cùng, hãy trả phí khi sử dụng phần mềm! Khi bạn trả tiền cho những người làm phần mềm là bạn đang ủng hộ họ, và họ sẽ hỗ trợ bạn ngược lại.

Ngày càng nhiều những công ty thiết kế phần mềm độc lập đứng lên và bảo vệ người dùng khỏi việc bị lạm dụng dữ liệu và sự thao túng. Gần đây, Feebin đã có những thay đổi đáng kể về mặt công nghệ để bảo vệ người dùng khỏi sự theo dõi từ những công ty như Facebook hay Twitter. Đó là một ví dụ tuyệt vời, và còn có nhiều công ty khác như vậy.
Hãy bỏ phiếu bằng ví của bạn, và ủng hộ những người thật sự muốn tốt cho bạn.

Tác giả: Jonas Downey
Biên dịch: Mai Nguyen
Hiệu đính: Prana

Photo: The book of life


📌 Mua membership để đọc tạp chí Aloha (48k/1 volume, 999k/1 năm, 24 volume) ➡️ http://bit.ly/THDPmembership

📌 Aloha Volume 1-12

📌 Mời Triết Học Đường Phố và các tác giả một ly cafe ➡️http://bit.ly/donateTHDP

  1. Chuyển tiền qua ngân hàng Việt Nam
    Người nhận: Vũ Thanh Hòa
    Ngân hàng Vietcombank chi nhánh Thành Công, Hà Nội
    Số TK: 0451000409314
  2. Chuyển tiền qua Paypal
    Người nhận: Huy Nguyen
    Địa chỉ: https://paypal.me/huythdp

📌 Tham gia viết bài cùng Triết Học Đường Phố, bài viết nổi bật sẽ có nhuận bút/tip. ➡️ http://bit.ly/2KTJCN2

 

spot_img
Triết Học Đường Phố
Triết Học Đường Phố
"Thà chết cho một ý tưởng bất diệt, còn hơn sống cho một ý tưởng phù du." — Steven Biko

BÀI LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

FOLLOW US

62,550Thành viênThích
3,699Người theo dõiTheo dõi
3,540Người theo dõiĐăng Ký
spot_img

BÌNH LUẬN MỚI

XEM NHIỀU

BÀI MỚI