18.7 C
Da Lat
Thứ Bảy, 20 Tháng Tư, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

[THĐP Translation™] Thời đại phục hưng của chất thức thần

Liệu chất thức thần có cho phép chúng ta truy cập vào một trải nghiệm thực tại hoàn vũ, huyền bí, hay nó chỉ là một ảo giác bị bó buộc bởi văn hóa?

Trong trường hợp bạn không nhận thấy, chúng ta đang ở giữa thời kỳ phục hưng của chất thức thần. Nghiên cứu về tiềm năng chữa bệnh của chất thức thần đã được khởi động lại tại các trường đại học danh tiếng như Johns Hopkins ở Baltimore và Imperial College London, và đang làm cho các nhà khoa học thực hiện nó trở nên [nổi tiếng] như những ngôi sao nhạc rock. Nhiều phát hiện của họ đang được báo chí truyền thông chính thống hồ hởi phấn khích đưa tin trên CNN, BBC, ngay cả Daily Mail. Các nhà xuất bản có uy tín như Penguin đứng đằng sau các cuốn sách về chất thức thần bán chạy nhất như sách của Michael Pollan―How To Change Your Mind (2018) (tạm dịch: Làm thế nào để thay đổi tâm trí)―được nhiều nhận xét nhiệt tình từ các xu hướng chính trị. Các tỷ phú Silicon Valley đang đầu tư hàng triệu đô la có được từ blockchain vào tài trợ cho việc nghiên cứu chất thức thần, và các công ty đang chuẩn bị cho một thị trường mới ngon ngọt béo bở. Phong trào đối kháng văn hóa (counterculture) (từ thập niên 60) đã đi vào dòng chính.

Sự phục hưng này liên quan đến sự phục sinh của nhiều ý tưởng, từ ‘mùa hè tình yêu‘ đầu tiên vào năm 1967, đặc biệt là lý thuyết huyền bí về chất thức thần. Ý tưởng này đã được Aldous Huxley giới thiệu trong cuốn sách The Doors of Perception (1954) (td: Những cánh cửa của nhận thức) kinh điển của ông. Sau khi nghiên cứu những trải nghiệm huyền bí trong hơn một thập kỷ mà chưa được trải nghiệm trực tiếp, Huxley đã dùng mescaline (một loại chất thức thần được chiết xuất từ loài xương rồng peyote), và cảm thấy rằng cuối cùng ông đã được cho vào câu lạc bộ của các huyền sĩ. Những guru đạo học khác của thập niên 1960 như Alan Watts, Ram Dass và Huston Smith cảm thấy thuyết phục rằng chất thức thần dẫn đến những trải nghiệm huyền bí chân chính, và sẽ là một chất xúc tác cho sự thức tỉnh tâm linh của văn hóa phương Tây.

Lý thuyết huyền bí của chất thức thần có năm nguyên lý chính. Đầu tiên là chất thức thần dẫn đến một trải nghiệm kỳ bí về ý thức không phân biệt, bất nhị, trong đó tất cả là một, bạn được kết hợp với Nó, God, Chúa, Thượng Đế, Vũ trụ, Đạo, Brahman, v.v… Trải nghiệm này phi thời gian, bất khả tư nghị, phúc lạc và trừu tượng (bạn biết rằng nó đúng).

Thứ hai, trải nghiệm thức thần giống như trải nghiệm của các nhà huyền môn, được tìm thấy trong mọi tôn giáo. Các tôn giáo khác nhau sử dụng các thuật ngữ khác nhau cho thực tại tối thượng, nhưng tất cả các nhà huyền môn đều thực sự có cùng trải nghiệm bất nhị (advaita). Đây là học thuyết của “triết học vĩnh hằng” (Perennial philosophy), được Huxley và những người ủng hộ học thuyết này thường nói đến. Nó được biết đến trong các nghiên cứu tôn giáo như là ‘lý thuyết cốt lõi của kinh nghiệm tôn giáo.’

Thứ ba, trải nghiệm huyền bí trước đây đã xảy ra chủ yếu cho các nhà khổ hạnh như Thánh Teresa thành Ávila, hiếm gặp và không thể dự đoán, do đó các nhà khoa học đã bác bỏ xem nó như là một sự ‘thoái triển bản ngã’ (‘ego-regression’), ‘rối loạn tâm thần’ và vân vân. Nhưng giờ đây chất thức thần đã khai mở một lộ trình dẫn tới những trải nghiệm huyền bí có thể dự đoán và có thể lặp lại được, nên các nhà khoa học có thể nghiên cứu chúng trong phòng thí nghiệm. Họ có thể đo lường chúng bằng các kĩ thuật quét não, hoặc các câu hỏi như của Hood Mysticism Scale, được phát triển bởi nhà tâm lý học người Mỹ Ralph Hood, nó đo lường trải nghiệm của một người đạt tới mức nào so với ‘cốt lõi phổ quát.’

Thứ tư, rằng nghiên cứu khoa học này sẽ tạo ra một loại tâm linh thực nghiệm hay ‘thần học tâm thức’ (neurotheology). Nó sẽ chứng minh, hoặc ít nhất làm cho đáng tin cậy hơn, những hiểu biết siêu việt của các nhà huyền học.

Và cuối cùng, nó sẽ thay đổi thế giới. Nhân loại sẽ tham gia một tôn giáo khoa học mới về những trải nghiệm huyền bí, vượt ngoài những khác biệt về ngôn ngữ, quốc gia, văn hóa, tôn giáo, tầng lớp, giới tính hay sắc tộc. Tất cả chúng ta sẽ trở thành những người yêu thiên nhiên môi trường tự do cấp tiến. Chúng ta sẽ vượt qua nỗi sợ chết. Sau bốn thế kỷ của chủ nghĩa vật chất, văn hóa phương Tây sẽ được phù phép màu một lần nữa, nhưng theo một cách có thể đoán trước, hợp lý và có thể lặp được. Loài người tinh khôn (homo sapiens) sẽ được nâng cấp.

Những ý tưởng khác thường này đang trở lại và lợi hại hơn trăm lần. Sự phục hưng thức thần hiện tại đã được bắt đầu vào năm 2006 bởi phòng thí nghiệm chất thức thần tại Đại học Johns Hopkins, với một bài báo cáo có tên ‘Psilocybin Can Occasion Mystical-Type Experiences Having Substantial and Sustained Personal Meaning and Spiritual Significance.’ Báo cáo này lặp đi lặp lại tuyên bố của Huxley và những người khác rằng chất thức thần (trong trường hợp này là psilocybin hay nấm thần, magic mushrooms), có khả năng dẫn đến một trải nghiệm huyền bí thống nhất ‘có tính nền tảng cho hệ thống luân lý và đạo đức của thế giới.’ Nó đo lường độ sâu của những trải nghiệm huyền bí của con người bằng cách sử dụng Thang đo Hood Mysticism. Những nghiên cứu tiếp theo của John Hopkins phát hiện ra rằng kinh nghiệm huyền bí càng mạnh hơn từ psilocybin, càng có nhiều người được giải phóng khỏi nghiện ngập, trầm cảm, ngay cả nỗi sợ chết.

Hy vọng ngàn năm sôi sục dưới bề mặt mát mẻ, tách rời của thời kỳ phục hưng thức thần là rõ ràng hiển nhiên nếu bạn đã đọc Kiến thức thiêng liêng: Chất thức thần và trải nghiệm tôn giáo (Sacred Knowledge: Psychedelics and Religious Experience―2015) của William Richards, một nhà tâm lý học tại Đại học Johns Hopkins. Những cao trào của cuốn sách trong phần kết của các mệnh đề bao gồm: ‘Trong trường hợp bạn có bất kỳ nghi ngờ nào, God (hoặc bất kỳ danh từ yêu thích nào của bạn cho thực tại tối thượng) là [nd: hiện thực duy nhất]’; ‘Ý thức, cho dù chúng ta thích hay không, như được thấy, là không thể bị phá hủy’; và ‘Bản chất tối thượng của vật chất và tâm trí (nếu bạn coi trọng các nhà huyền học) như được thấy, là một nguồn bản thể học hay nguồn năng lượng gọi là tình yêu.’

Annotation 2020-01-07 1350292

* * *

(Editor’s note: Nội dung đã được dịch chỉ là 1/3 phần đầu bài viết gốc, 2/3 phần còn lại THĐP xét thấy thông tin không quan trọng nên đã quyết định không dịch.)

Tác giả: Jules Evans, Aeon
Biên dịch: Ishvara
Hiệu đính: THĐP
Photo: Eitan Abramovic/AFP/Getty

Bài dịch đã được đăng tải trong Volume 5 tạp chí Aloha. Mua membership để đọc tạp chí Aloha (48k/1 volume, 999k/1 năm, 24 volume) ➡️ http://bit.ly/THDPmembership


📌 Aloha Volume 1-12

📌 Mời Triết Học Đường Phố và các tác giả một ly cafe ➡️ http://bit.ly/donateTHDP

  1. Chuyển tiền qua ngân hàng Việt Nam
    Người nhận: Vũ Thanh Hòa
    Ngân hàng Vietcombank chi nhánh Thành Công, Hà Nội
    Số TK: 0451000409314
  2. Chuyển tiền qua Paypal
    Người nhận: Huy Nguyen
    Địa chỉ: https://paypal.me/huythdp

📌 Tham gia viết bài cùng Triết Học Đường Phố, bài viết nổi bật sẽ có nhuận bút/tip. ➡️ http://bit.ly/2KTJCN2

spot_img
Triết Học Đường Phố
Triết Học Đường Phố
"Thà chết cho một ý tưởng bất diệt, còn hơn sống cho một ý tưởng phù du." — Steven Biko

BÀI LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

FOLLOW US

62,550Thành viênThích
3,699Người theo dõiTheo dõi
3,540Người theo dõiĐăng Ký
spot_img

BÌNH LUẬN MỚI

XEM NHIỀU

BÀI MỚI