16.2 C
Da Lat
Thứ Năm, 18 Tháng Tư, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Jesus và Phật đều đi đến một điểm chung

Tôi đã đi và gặp rất nhiều các tín đồ phật giáo, thiên chúa giáo, cũng như găp nhiều nhà sư, linh mục và giám mục. Tôi cũng đến thăm nhiều ngôi chùa và nhà thờ công giáo lẫn tin lành. Hôm nay tôi nói đôi chút về tôn giáo, vì tôn giáo là một phần quan trọng trong cuộc sống.

Tôi không thích nói về tôn giáo có tổ chức, có kết cấu chặt chẽ như Thiên Chúa giáo, Phật Giáo, Hồi Giáo… bởi đó không là tôn giáo thật sự. Đó là hình mẫu của các ý tưởng cá nhân, những con người muốn áp đặt một khuôn mẫu lên những người khác.

Jesus không phải là người sáng lập ra Thiên Chúa giáo, những môn đệ của Ngài ấy mới là người lập ra tôn giáo ở đó có sự phân chia thứ bậc. Đức Phật cũng không phải là người sáng lập ra Phật giáo, các môn đệ của Ngài ấy mới là người tạo ra các thứ bậc trong Phật Giáo. Trong thông điệp của cả Jesus và Đức Phật, có tính tôn giáo trong đó, nhưng cả hai vị ấy không hề lập ra tôn giáo có tổ chức, cơ cấu như một nhà nước trong xã hội. Hơn nữa, cả hai vị ấy không để lại bất kì một trang sách nào, hai vị ấy chỉ sống và rao giảng những gì mình sống.

Tôi có thể nói thế này, hai con người ấy đã đi vào tự do thật sự, đi vào tình yêu, từ bi thật sự, hiểu về chân lý thật sự. Nhưng những kẻ đi theo sau, chỉ là bắt chước, có nhiều người chỉ lợi dụng học thuyết để mưu lợi cho bản thân về quyền lực, danh vọng và tiền bạc.

Tôi không nói con đường của cả hai con người trên là sai nếu bạn đi theo lời dạy của họ, tôi chỉ bảo hầu hết mọi người đều không đi vào thật sự các lời dạy đó của Jesus và Phật.

Tại sao Đức Jesus đề cao tích góp của cải trên trời, tìm kiếm kho báu được ẩn giấu qua đời sống, trong khi Đức Phật lại đề cao từ bỏ, buông bỏ, sống một đời sống không cầu, không bản ngã. Theo tôi, cả hai vị đó đều đạt tới chân lý trong hoàn cảnh sống của mình, và điều đó chứng minh rằng: điểm xuất phát của bản thân không thể ngăn cản bạn đến với tính tôn giáo thật sự, nếu bạn biết học hỏi từ cuộc sống của mình.

Đức Jesus đã sống với mẹ và cha Ngài gần 30 năm, và đến tuổi 30 Ngài mới bắt đầu sự rao giảng Tin Mừng cho mọi người. Ngài ấy phải học hỏi rất nhiều từ sự nghèo đói của gia cảnh mình, hiểu rõ được rằng cuộc sống này luôn giàu có, chỉ là mọi người không biết tìm kiếm sự giàu có đó qua đâu. Ngài ấy nói về Tình yêu nhiều hơn bất kì ai, và bài ca tình yêu đẹp nhất chính là “bài giảng trên núi” mà bất kì ai, khi để lời kinh đó thấp nhập vào đều sẽ trở nên giàu có, và ngập tràn tình yêu.

Đức Phật trước khi giác ngộ là một chiến binh, là một hoàng tử, và đã có gia đình. Có thể nói Đức Phật là hình mẫu lí tưởng của một con người thành công, thành đạt cho mọi xã hội. Và rồi cũng từ cuộc sống đó, Đức Phật học hỏi được rất nhiều và nhận ra: tiền bạc, của cải, sự giàu sang, quyền lực, ái tình chỉ là tạm thời, nó hơn hết là vô nghĩa hay tệ hơn là đầu mối cho mọi khổ đau. Một con người giàu sang như vậy, quyền lực như vậy lại có thể nói: đời là bể khổ, thì không thể nào lại không phải là người học hỏi từ chính cuộc sống của mình. Phật đi vào thiền và rồi trở nên giác ngộ. Lúc này Ngài ấy mới nhận ra, mọi thứ vật chất đều có giá trị tạm thời, có chăng giá trị là chỉ để con người duy trì cuộc sống thể xác. Vì thế Ngài ấy dạy đừng tích góp, đừng mưu cầu, đừng tư lợi vì nó là nguồn gốc cho khổ đau, hãy sống từ bi, sống cho đi.

Cả Jesus và Phật đều đi đến cùng một điểm chung, đó là hướng tới một đời sống viên mãn. Jesus bảo ngài là con đường, là ánh sáng, là sự thật để đi tới Chúa Cha. Còn Phật lại bảo, Ngài ấy chỉ là ngón tay chỉ mặt trăng chứ Ngài ấy không phải là mặt trăng. Nếu bạn đi vào đời sống của mình, chiều sâu của mình, bạn cũng sẽ đi tới một điểm như Phật và Jesus đã đi, và nói cùng một chân lý như hai người đó đã từng nói. Có thể từ ngữ bạn dùng sẽ khác, nhưng hướng đi và đối tượng bạn ngụp lặn trong đó là không khác.

Đó là lí do vì sao tôi không thích bàn về các tôn giáo có tổ chức, bởi họ đều đặt nền tảng trên sự bắt chước, tuân phục, và mù quáng. Các tín đồ luôn được treo phần thưởng nếu là người bắt chước giỏi, tuân phục đấng bề trên giỏi. Hãy là tín đồ ngoan, nhưng tôi xin nói rằng: bạn sẽ chẳng có kho báu như Jesus đã hứa, và cũng cách đó sẽ chẳng đạt tới Giác Ngộ như Đức Phật đã đạt tới. Bởi cái người ta bảo bạn, kêu bạn vâng phục, bắt chước đó, tất cả chỉ là sự diễn giải của giám mục, linh mục, thầy tu, nhà sư theo cái trí hạn hẹp và đóng khung của họ.

Bạn phải có tôn giáo, điều này không ngụ ý rằng bạn nên gia nhập một tôn giáo có tổ chức. Cuộc sống mà thiếu tính tôn giáo, bạn chỉ sống hời hợt, sống trên bề mặt, chẳng bao giờ có tự do thật sự, tự do bên trong. Thiếu chiều sâu tâm linh thì bạn sẽ chẳng khác nào những con robot, những cái máy chạy theo các nhu cầu của kinh tế. Hãy đi tới tôn giáo và đạt tới chiều sâu trong chính hoàn cảnh sống của bạn, và rồi bạn sẽ nhận ra rằng nhiều người cũng đang sống như vô thần, kể cả những người Thiên Chúa giáo, Do Thái giáo, Hồi giáo…

Tác giả: Bình Minh

Featured image: reasonsforjesus

📌 Mua membership để đọc tạp chí Aloha (48k/1 volume, 999k/1 năm, 24 volume) ➡️ http://bit.ly/THDPmembership

📌 Aloha Volume 1- 8

📌 Mời Triết Học Đường Phố và các tác giả một ly cafe ➡️http://bit.ly/donateTHDP

  1. Chuyển tiền qua ngân hàng Việt Nam
    Người nhận: Vũ Thanh Hòa
    Ngân hàng Vietcombank chi nhánh Thành Công, Hà Nội
    Số TK: 0451000409314
  2. Chuyển tiền qua Paypal
    Người nhận: Huy Nguyen
    Địa chỉ: https://paypal.me/huythdp

📌 Tham gia viết bài cùng Triết Học Đường Phố, bài viết nổi bật sẽ có nhuận bút/tip. ➡️ http://bit.ly/2KTJCN2

 

spot_img

BÀI LIÊN QUAN

4 BÌNH LUẬN

  1. Mình không phủ nhận ý kiến của ai, bởi ai cũng mang trong mình tự do hành hoạt những điều mình muốn. Trong Kinh Thánh, Thánh sử Mát Thêu (Mt 16:17-19) có nói rõ về bổn phận của một người khi tin nhận Lời của Thiên Chúa, lẽ tất nhiên chúng ta luôn phải duy trì cái bổn phận đó nếu ta Tin vào những gì ta đã được nghe, học và hiểu. Cũng thế trong 12 môn đệ cũng phải có người trên người dưới, mặc dù ai cũng được sống trọn vẹn suốt những năm rao giảng của Chúa Jesus như nhau dù trước đó họ có vai vế hay thứ bậc như thế nào trong xã hội.
    Và cách hiểu thì mỗi người mỗi khác, quan điểm người này không hẳn đã phù hợp với người kia cho nên điều cốt lõi là ta cần phải kế thừa và tiếp tục điều ta được lĩnh hội. Và, khi ta có niềm tin, sự thôi thúc trong ta sẽ cho ta biết cách thế phải sống như thế nào, hoặc như thế này hay như thế kia… sao cho tâm hồn ta đạt thoã điều ta muốn.

  2. Tác giả bài viết chưa tìm hiểu nhiều, sâu và kỹ về tôn giáo nên bài viết kém quá. Bài viết thể hiện sự hiểu biết hời hợt, bề mặt và thiển cận thậm chí là ấu trĩ.

  3. Haha, người truyền đạt đầu tiên của mỗi tôn giáo không nói rằng “Thầy dạy cho các con lý tưởng này, sau này nhớ lập ra cho Thầy một tổ chức mang tên của Thầy hoặc một cái nhà thờ to đùng hay một ngôi chùa rộng bạt ngàn cả”. Chỉ do con người tự tạo ra những thứ đó thôi, và cũng chính con người hiểu lời nói của các vị đó khác nhau nên lập ra những giáo phái khác nhau của một tổ chức tôn giáo nào đó thôi. Đây là ý kiến và cảm nhận cá nhân nhận thấy vậy nha. hihi
    Bài viết rất hay, nói lên tình trạng lạm dụng tôn giáo ngày nay của một hoặc nhiều cộng đồng người hiểu sai về tôn giáo.

Trả lời Hiếu Hủy trả lời

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

FOLLOW US

62,550Thành viênThích
3,699Người theo dõiTheo dõi
3,540Người theo dõiĐăng Ký
spot_img

BÌNH LUẬN MỚI

XEM NHIỀU

BÀI MỚI