15.8 C
Da Lat
Thứ Bảy, 20 Tháng Tư, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

[THĐP Translation™] Đừng lo lắng khi cảm thấy buồn

Theo Brock Bastian, tác giả của The Other Side of Happiness: Embracing a More Fearless Approach to Living (2018) (tạm dịch: Mặt kia của hạnh phúc: Nâng niu một cách tiếp cận can đảm hơn tới cuộc sống) và một nhà tâm lý học tại Đại học Melbourne ở Úc, vấn đề một phần là văn hóa: một người sống ở một nước phương Tây có khả năng bị chuẩn đoán trầm cảm hoặc lo âu lâm sàng nhiều gấp 4-10 lần so với một cá nhân sống trong một nền văn hóa phương Đông. Ở Trung Quốc và Nhật Bản, cả hai cảm xúc tiêu cực và tích cực được coi là một phần thiết yếu của cuộc sống. Nỗi buồn không phải là một cản trở để trải nghiệm cảm xúc tích cực và – không giống như trong xã hội phương Tây – không có một áp lực liên tục nào để có được vui vẻ.

Suy nghĩ này có thể bắt nguồn từ tôn giáo. Ví dụ, triết học Phật giáo Ấn-Tây Tạng, đã được nghiên cứu chi tiết bởi các nhà tâm lý học phương Tây như Paul Ekman, kêu gọi sự công nhận cảm xúc và trân trọng nỗi đau như một phần của con người. Nó đặt trọng tâm vào sự hiểu biết bản chất của nỗi đau và những nguyên do dẫn đến nó. Nhiều phương thức thực hành tâm lý hiện đại như liệu pháp hành vi biện chứng nay sử dụng cách tiếp cận nhận biết và đặt tên cảm xúc trong điều trị trầm cảm và lo âu.

📌 Các chứng rối loạn tâm lý, thiền định và lời giải đáp “Ta là ai?”

Trong một nghiên cứu được công bố năm 2017, Bastian và các cộng sự đã tiến hành hai thí nghiệm kiểm tra xem kỳ vọng xã hội về việc tìm kiếm hạnh phúc ảnh hưởng đến con người như thế nào, đặc biệt khi họ đối mặt với thất bại. Trong nghiên cứu đầu tiên, 116 sinh viên đại học được chia thành ba nhóm để thực hiện một nhiệm vụ xáo chữ (anagram). Trong đó có nhiều anagram không thể giải được. Bài kiểm tra được thiết kế để mọi người thất bại, nhưng chỉ một trong ba nhóm được thông báo về khả năng thất bại này. Một nhóm khác đang ở trong một ‘căn phòng hạnh phúc’ với những bức tường gắn đầy posters khích lệ, những ghi chú tích cực, trong khi nhóm cuối cùng được đưa vào một căn phòng trung tính.

Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, tất cả những người tham gia thực hiện một bài kiểm tra về độ lo lắng để đo phản ứng của họ khi không thực hiện được nhiệm vụ xáo chữ, và điền vào một bảng câu hỏi được thiết kế nhằm đánh giá liệu kỳ vọng xã hội về việc có được hạnh phúc đã ảnh hưởng thế nào đến việc xử lý những cảm xúc tiêu cực trong họ. Họ cũng đã tham gia kiểm tra trạng thái cảm xúc của mình vào thời điểm đó. Bastian và nhóm của ông phát hiện ra rằng những người trong ‘căn phòng hạnh phúc’ lo lắng về sự thất bại nhiều hơn những người khác ở hai phòng còn lại.

“Nói chung, khi mọi người thấy mình trong một bối cảnh (trong trường hợp này là một căn phòng, nhưng nói chung là trong bối cảnh văn hóa), nơi hạnh phúc được đánh giá cao, nó tạo nên cảm giác áp lực khiến họ sẽ cảm thấy như vậy,” Bastian nói với tôi.

Sau đó, khi họ trải nghiệm thất bại, họ “đã ngẫm nghĩ về lý do tại sao họ không cảm thấy theo như họ nghĩ họ nên cảm thấy.” Những suy ngẫm, các nhà nghiên cứu phát hiện, làm cho tâm trí họ tồi tệ hơn.

Trong thử nghiệm thứ hai, 202 người đã điền vào hai bản câu hỏi trực tuyến. Bản thứ nhất hỏi về tần suất và mức độ trải nghiệm nỗi buồn, lo lắng, trầm cảm và căng thẳng. Bản thứ hai, trong đó mọi người được yêu cầu xếp hạng các câu như: “Tôi nghĩ xã hội chấp nhận những người cảm thấy chán nản hoặc lo âu”, đo lường mức độ những kì vọng xã hội về tìm kiếm những cảm xúc tích cực và ngăn cản những cảm xúc tiêu cực ảnh hưởng đến trạng thái cảm xúc của con người. Kết quả cho thấy những người nghĩ rằng xã hội mong đợi họ luôn luôn vui vẻ và không bao giờ buồn trải nghiệm trạng thái tiêu cực như căng thẳng, lo lắng, trầm cảm và nỗi buồn thường xuyên hơn.

Những trải nghiệm đau buồn mang lại những lợi ích khác khiến chúng ta hạnh phúc hơn về lâu dài. Bastian chỉ ra rằng chính trong nghịch cảnh là khi chúng ta có kết nối chặt chẽ nhất với mọi người. Kinh nghiệm được nghịch cảnh giúp xây dựng sự bền bỉ.

“Về mặt tâm lý, bạn không thể trở nên cứng cáp nếu bạn không phải đối phó với những điều cứng rắn trong cuộc sống,” ông nói với tôi.

Đồng thời, ông cảnh báo rằng những phát hiện gần đây không nên bị hiểu lầm.

“Vấn đề không phải là chúng ta nên cố gắng buồn bã hơn trong cuộc sống. Vấn đề là chúng ta cố gắng và tránh né nỗi buồn, xem nó như một vấn đề, và phấn đấu cho niềm hạnh phúc vô tận, chúng ta thực tế không hạnh phúc lắm, và vì thế, không thể tận hưởng những lợi ích của hạnh phúc đích thực.”


Tác giả: Dinsa Sachan, Aeon
Biên dịch: Mai Nguyen
Hiệu đính: Purusha

Minh họa: Soorelis 

📌 Bài viết đã được đăng tải trong Volume 2 tạp chí Aloha. Mua membership để đọc tạp chí Aloha (48k/1 volume, 999k/1 năm, 24 volume) ➡️ http://bit.ly/THDPmembership

📌 Aloha Volume 1 (miễn phí), Volume 2, Volume 3, Volume 4, Volume 5, Volume 6

📌 Mời Triết Học Đường Phố và các tác giả một ly cafe ➡️ http://bit.ly/donateTHDP

  1. Chuyển tiền qua ngân hàng Việt Nam
    Người nhận: Vũ Thanh Hòa
    Ngân hàng Vietcombank chi nhánh Thành Công, Hà Nội
    Số TK: 0451000409314
  2. Chuyển tiền qua Paypal
    Người nhận: Huy Nguyen
    Địa chỉ: https://paypal.me/huythdp

📌 Tham gia viết bài cùng Triết Học Đường Phố, bài viết nổi bật sẽ có nhuận bút/tip. ➡️ http://bit.ly/2KTJCN2

spot_img
Triết Học Đường Phố
Triết Học Đường Phố
"Thà chết cho một ý tưởng bất diệt, còn hơn sống cho một ý tưởng phù du." — Steven Biko

BÀI LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

FOLLOW US

62,550Thành viênThích
3,699Người theo dõiTheo dõi
3,540Người theo dõiĐăng Ký
spot_img

BÌNH LUẬN MỚI

XEM NHIỀU

BÀI MỚI