15.8 C
Da Lat
Thứ Bảy, 20 Tháng Tư, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Đúng sai và hài hòa, điều gì quan trọng hơn?

(606 chữ, 2.5 phút đọc)

“Điều gì quan trọng hơn? Đúng sai, hay sống hài hòa với nhau” – Ajahn Brahm

Khi nào thì đúng sai quan trọng hơn?

Đó là khi đúng sai ảnh hưởng đến chính cuộc sống của mỗi người hay các thành viên trong gia đình và xa hơn là xã hội. Một người đàn ông có quyền tự lựa chọn cho mình có dùng rượu hay không? Trong cuộc vui, hay tiệc cưới, bạn có thể dùng vài ly để tạo sự gắn kết, xã giao với những người xung quanh. Nhưng không nên say bét nhè vài lần trong một tuần. Không thể bảo đó là sở thích của tôi, cô phải chấp nhận để sống “hài hòa” với tôi.

Để xây dựng một cuộc đời thực sự có ý nghĩa, mỗi người cần phải xác định những ranh giới được làm – không được làm. Khi đã có gia đình, một nguyên tắc nền tảng đó là chung thủy – đặt việc vun vén cho gia đình lên hàng đầu. Không thể có lý luận: Tôi có gia đình, nhưng bên ngoài tôi vẫn có phòng nhì, phòng ba. Cô là vợ tôi, cô phải “hài hòa” với việc này. Thật sự thì khi người ta đã không còn chung thủy, thì họ cũng chưa bao giờ là một người chồng, người vợ hay người cha người mẹ đúng nghĩa.

Khi nào hài hòa quan trọng hơn?

Không nhiều người sống chung với nhau cùng chung sở thích. Người thì thích uống nước nóng, người thích uống nước lạnh. Giải pháp là gì? Hoặc là cả hai cùng có uống chung một cốc nước ấm. Hoặc người này vì người kia mà thay đổi sở thích của mình. Cuộc sống chính là như vậy, nó đem lại phần thưởng cho những người biết dung hòa.

Một điều mình muốn đề cập, đó là những niềm tin. Mỗi người có những niềm tin khác nhau. Người tin có thiên đàng, người tin có kiếp sau, người tin vào ngày tốt, giờ tốt, v.v… Đối với những niềm tin khó kiểm chứng được tính đúng sai, có lẽ, tốt hơn cả là tôn trọng sự khác biệt của nhau. Ai tin thế nào thì cứ để họ tin như vậy. Vì thế giới này quả thực có quá nhiều điều bí ẩn. Phải với người này, có thể lại trái với người kia. Để chung sống với nhau một cách hòa bình, chúng ta không nên đặt tính đúng sai với những niềm tin khó kiểm chứng. Và, như thế sẽ bớt xung đột. Mỗi người cần phải tự học bài học của chính mình, để dần trở nên trưởng thành hơn.

Có nhiều đôi cưới nhau mà khác đạo, và họ lựa chọn cách: Ai theo đạo gì thì cứ theo đạo ấy, không ép nhau bỏ đạo của mình. Nhiều người rất cố chấp, họ luôn cho vợ hay chồng mình lạc hậu, bảo thủ, không tân tiến, v.v… Và họ bảo vệ những ý kiến của mình. Việc này chỉ làm cho khoảng cách giữa họ và người bạn đời trở nên ngày càng xa cách. Nhiều đôi đến 50 tuổi vẫn bỏ nhau, vì họ không muốn nhìn thấy nhau thêm một phút nào nữa. Người xưa đã có câu:

“Lùi một bước biển rộng trời cao, nhẫn một chút sóng yên gió lặng.”

Như vậy trong cuộc sống, chúng ta cần phải vận dụng linh hoạt, khi nào “đúng sai” quan trọng, khi nào “hài hòa” quan trọng, để cuộc sống trở nên đáng sống hơn, chứ không phải dạt đi đâu thì dạt (bèo).

Tác giả: Tuấn Anh

Edit: THĐP

Ảnh minh họa: StockSnap 

📌 Mời Triết Học Đường Phố và các tác giả một ly cafe ➡️ http://bit.ly/donateTHDP

📌 Tham gia viết bài cùng Triết Học Đường Phố, bài viết nổi bật sẽ có nhuận bút/tip. ➡️  http://bit.ly/2KTJCN2

 

spot_img

BÀI LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

FOLLOW US

62,550Thành viênThích
3,699Người theo dõiTheo dõi
3,540Người theo dõiĐăng Ký
spot_img

BÌNH LUẬN MỚI

XEM NHIỀU

BÀI MỚI