18.3 C
Da Lat
Thứ Sáu, 19 Tháng Tư, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

DSK ― Âm nhạc mang phong cách triết học đường phố

(1541 chữ, 6 phút đọc)

Âm nhạc mang triết lý? Trong thời kỳ âm nhạc giống như một bãi rác, lỗ tai khán giả thì quá dễ dãi thì người nghệ sĩ viết triết lý đâu còn có nữa? Nói về triết học thì họ thích phải viết và nói về nó để trông sao cho thật cao siêu nghe càng khó hiểu thì càng chứng minh rằng họ giỏi giang hơn người. Có ai có thể làm cho triết học trông đường phố một chút không? Có ai vừa chửi “đ*t mẹ mày”, “mấy con chó phản bội” – những từ ngữ tục tĩu nhưng chân thật “hút cần đến thối phổi”, “tao – mày” nhưng vẫn đầy tính triết lý trong từng câu chữ?

Tôi nghĩ đi nghĩ lại, tôi không muốn viết về DSK nhưng rồi tôi lại thấy ngoài anh ấy ai có thể mang triết học đường phố vào âm nhạc?

Chắc các bạn đã từng nghe các sư thầy rao giảng về nhân quả. “Hỡi những huynh đệ chúng ta hãy làm điều tốt để gặt được trái ngọt.” Cũng về nhân quả nhưng DSK đã truyền tải một cách trần trụi hơn:

“Thôi thì mày lấy đi
Để cuộc đời trả đủ cho tao những gì mà mày lấy
Rồi cộng vào đấy có trời có đất và có mây.”

– DSK, Lấy

https://www.youtube.com/watch?v=XdKC1wcnxeU

Trong câu từ còn mang một tâm thái bình yên, chẳng sao cả, cứ lấy hết đi bởi vì tất cả chỉ là phù du thôi, hãy cứ đón nhận mọi thứ một cách tự nhiên nhất. Cách chọn sống một cuộc đời như thế nào cũng là do mình quyết định.

“Mày cày cấy
Tao vừa hút cần vừa vẫy tay
I’m good, bro
Chỉ là cái lựa chọn thôi.”

Con người càng lúc càng sai lầm khi nghĩ rằng phải đau khổ mới đến được sung sướng. Phải làm lụng vất vả sau này mới sung túc trong khi tương lai là những thứ mình không biết trước nó là gì cả. Vậy mà luôn lãng phí thực tại.

Có câu mà người ta hay bảo nhau: “Làm làm gì lắm, chết có mang đi được đâu.” Nhưng họ vẫn cứ làm, làm với sự đau khổ, bực tức, mệt mỏi. Trong khi chúng ta có thể chọn sống một cách bình yên hơn, thoải mái hơn. Rồi họ đổ lỗi cho số phận, số tao thế này rồi, số tao thế kia rồi không sướng được như mày. Nhưng thật ra nó “chỉ là cái lựa chọn thôi.”

Thiền là gì? Họ rao giảng cả một bài về thiền định là thế này thế kia. Nhưng trong nhạc của DSK nó chỉ gói gọn trong 4 câu:

“Tập hơi thở, nhắm đôi mắt
Là bầu trời để suy nghĩ như mây trôi.
Cái thời loạn, tĩnh lặng và cân bằng trong thoáng chốc
Đến để rồi lại đi.”

– DSK, Đéo Hiểu

Những người đang thực tập thiền định chắc sẽ có người hiểu được cái cảm giác bất chợt mọi thứ xung quanh và cả chính mình đều trong suốt. Nhưng nó chỉ đến trong phút chốc để ta biết tất cả khoảng thời gian ngồi thiền đều không giống như vậy. Bất từ câu từ nào cũng không hề dư thừa và làm ta phải suy nghĩ nhiều.

“Mày nghĩ mày có đủ tiền, nhưng xin lỗi mày sai lầm
Mày mua được nhà cao cửa rộng, nhưng đéo mua được mái ấm
Mày có thể mua cán cân, đéo mua được sự công bằng
Đời này còn có nhiều việc nó vượt qua sự sòng phẳng 
Mày bỏ tiền mua pha lê, nhưng đéo mua được sự trong trắng
Nói đê, thế giới này giá bao nhiêu?”

Ai mới là kẻ giàu có trong thế giới này? Người sống cô đơn có một căn nhà to với ánh sáng điện tỏa ra xung quanh và gia đình có một căn nhà nhỏ với ánh sáng vàng le lói, ai mới là kẻ có hạnh phúc? Và chúng ta giàu có để làm gì? Có phải cái đích cuối cùng là hạnh phúc? Ta tìm kiếm vật chất của cải để mong cầu an yên nhưng nghĩ xem còn cách nào khác nữa để an yên không?

Trong kiệt tác Thus Spoke Zarathustra (Zarathustra Đã Nói Như Thế), Friedrich Nietzsche đã trình bày một hình ảnh ẩn dụ tuyệt đẹp và sâu sắc về sự tiến hóa của con người.

‘Ta đã chỉ cho các ngươi 3 hóa thân của linh hồn: từ linh hồn biến thành lạc đà, lạc đà biến thành sư tử và sư tử cuối cùng biến thành đứa trẻ.”

Nietzsche đưa ra 4 hình ảnh đại diện cho các giai đoạn phát triển của con người: Linh Hồn, Lạc Đà, Sư Tử và Đứa Trẻ. 3 hóa thân là 3 lần thay đổi tư tưởng lớn mà chúng ta phải trải qua để sang giai đoạn tiếp theo, cho đến khi cuối cùng ta trở thành Đứa Trẻ.

Khi là đứa trẻ ta nhìn cuộc đời này trong lành nhất, cái cây là cái cây, ngôi nhà là ngôi nhà, bầu trời là bầu trời. Xã hội thích biến ta thành những con lạc đà, bước đi trên sa mạc cho đến chết. Nhưng con người là một sinh vật sống động không dễ thuần phục. Tự hoá thân mình thành con sư tử cuồng dại chống đối lại thế giới này.

Đâu đó trong con sư tử là hiện thân của DSK vào khoảng 10 năm trước. Ngông nghênh như chưa bao giờ đứng, chưa bao giờ ngã, chưa từng đen đủi nhưng cũng chưa từng may mắn. DSK của 10 năm sau đã dần biến thành một đứa trẻ với:

“Tao nhìn bằng đôi mắt, mày nhìn bằng sự phóng chiếu.”

Tao nhìn bằng con mắt như một đứa trẻ nhìn vạn vật còn mày bị cấy vào đầu những tư tưởng và vẫn chỉ là con lạc đà hoặc sư tử, vẫn là con chốt trong bàn cờ của thời cuộc.

Không liên quan đến triết lý nhưng DSK đã đánh thẳng trọng tâm hết tất cả các rapper thời nay tự nhận mình là underground nhưng lại:

“Muốn vươn cao, ở trên cao có gió bão đợi chúng mày
Dưới mặt đất mày không thấy tao cắm rễ sâu khó lung lay.”

– DSK, Học

Câu này rất hay nhưng vì bài viết tôi đang muốn nói đến triết trong nhạc DSK nên sẽ chỉ nêu sơ qua.

Ta mong cầu tự do, ta không muốn trở thành những con rối trong tay chính phủ. Ta đứng lên để chống lại ách cai trị nhưng cái tự do ta mong cầu là gì? Thử hỏi khi ta lật đổ một chế độ, ai sẽ là kẻ lên thay thế? Cũng sẽ lại là một kẻ cầm quyền khác. Nếu không có kẻ cầm quyền, ta có liệu trước điều gì sẽ xảy ra? Bạo động, chiến tranh xảy ra khắp nơi, người già trẻ nhỏ chết vì không thể chiến đấu. Ta mong cầu tự do với một sự ích kỷ tột độ và không nghĩ đến hậu quả. Đấy có phải thứ tự do ta thường nghĩ? Những đứa trẻ cũng mong cầu tự do đúng như vậy, chúng muốn buông bỏ gia đình, muốn tung cánh bay xa để chứng minh rằng mình được tự do bay nhảy mà chẳng hề mảy may đến công dưỡng dục của đấng sinh thành. Chúng cho rằng đấy là sự trưởng thành, là được tự do tự tại. Còn DSK nghĩ tự do là gì? Là:

“Mình tự do do tự mình.”

Tự do là tự có trách nhiệm với việc mình làm. Như khi ta giết người, hãy tự do cho mình quyền giết người rồi sau đó đền mạng. Hãy tự do làm những điều mình thích rồi tự gánh chịu những điều ấy. Đừng để ai khác phải gánh hộ, phải đau buồn, đó là tự do. Người ta có thể kìm hãm tự do thể xác nhưng không thể kìm hãm tự do trong tâm hồn. DSK đã từng viết:

“Tao bị giam trong bốn bức tường màu vàng với dòng chữ đỏ
Tao bán linh hồn mong rằng người đời cho mình tự do.”

Muốn tìm yên bình, muốn sự tĩnh lặng thì có khó khăn gì nhưng nó chỉ thật sự xuất hiện khi cái tôi nhỏ hơn cả hát cát:

“Thu mình coi hạt cát là lớn lao
Thiếu một chút yên bình để thấy vẻ đẹp của cơn bão.”

May mắn của DSK là được học nền giáo dục Đức, được tiếp xúc với tư tưởng của Nitzche, được học văn của Hermann Hesse, của Goethe nên triết học của anh rất tốt và áp dụng được vào nền văn hoá hiphop. Ngoài DSK, tôi tin nếu thế hệ rapper sau này không trau dồi tri thức thì sẽ rất khó để rap phát triển và được coi trọng. Cảm ơn DSK vì lời nhạc của anh đã giúp tôi và những con người cũng đang đi tìm kiếm chân lý có thêm động lực và cảm thấy được đồng cảm.

Tác giả: khongcotengica

Ảnh minh họa: mccaphe

📌 Mời Triết Học Đường Phố và các tác giả một ly cafe ➡️ http://bit.ly/donateTHDP

📌 Tham gia viết bài cùng Triết Học Đường Phố, bài viết nổi bật sẽ có nhuận bút/tip. ➡️  http://bit.ly/2KTJCN2

spot_img
Triết Học Đường Phố
Triết Học Đường Phố
"Thà chết cho một ý tưởng bất diệt, còn hơn sống cho một ý tưởng phù du." — Steven Biko

BÀI LIÊN QUAN

5 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

FOLLOW US

62,550Thành viênThích
3,699Người theo dõiTheo dõi
3,540Người theo dõiĐăng Ký
spot_img

BÌNH LUẬN MỚI

XEM NHIỀU

BÀI MỚI