19.1 C
Da Lat
Thứ Bảy, 20 Tháng Tư, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Làm sao để vượt qua nỗi sợ hãi?

(1150 chữ, 5 phút đọc)

1. Câu chuyện về nỗi sợ

Giữa những chương trình luyện tập khắc nghiệt của Hải quân SEAL (Mĩ), có một bài kiểm tra đơn giản hơn: Nhảy feetfirst xuống nước, bơi một vòng bể, đạp vào thành bên kia, và bơi lại-tất cả được thực hiện mà không có một giây nào để thở.

Nghe thì tưởng đơn giản, nhưng qua các năm, không nhiều sĩ quan mới có thể hoàn thành bài kiểm tra này trọn vẹn. Một số đã đạp vào thành bể bên kia nhưng ngất xỉu khi bơi trở lại, trôi bồng bềnh trên mặt nước như những con cá chết. Về mặt thể chất, họ đều có thể vượt qua bài kiểm tra. Tuy nhiên, dường như các sĩ quan này chạm tới một điểm mà họ nghĩ rằng họ không thể bơi thêm nữa. Họ tự nhắc chính mình rằng họ không thể, và họ hoảng sợ và đốt cháy oxy nhanh hơn, và cuối cùng, ngất đi. Họ đã sợ.

Nỗi sợ là một phần của cuộc sống theo cách nào đó. Chúng ta bắt đầu các kỳ thi và sợ rằng mình không thể vượt qua; chúng ta bắt đầu một trận bóng đá lo lắng rằng mình sẽ thất bại; chúng ta viết lách sợ hãi rằng kĩ năng của mình thật kém cỏi. Cuối cùng chúng ta thoả mãn những nỗi sợ ấy. Chính kiến thức cho kỳ thi mới là điều mà chúng ta nên tập trung vào, và chính những kỹ năng đá bóng mới nên là trung tâm của trận đấu, và chính kĩ năng viết của chúng ta mới hoàn toàn là thứ chúng ta muốn rèn luyện. Điều chúng ta nên đưa vào công việc không phải là nỗi sợ. Khi đối mặt với một thử thách khó khăn, chúng ta thường tránh nhìn thẳng vào vấn đề mà sợ hãi. Điều này vô tình làm cho những nỗi sợ ấy lớn lên tới một kích thước mà đôi khi, chúng ta không kiểm soát được nữa.

Nói đơn giản, chúng ta đối phó với nỗi sợ bằng cách để nó phát triển âm thầm. Những thực tập sinh của SEAL chắc chắn biết rằng họ cần phải bình tĩnh. Nhưng đó là một cái cần lớn. Họ để cho nỗi sợ hãi phát triển và tràn ngập tâm trí của họ; sau đó, nó làm xói mòn sức mạnh của họ và đẩy họ vào vô thức. Khi chúng ta ngồi trong phòng thi, đôi khi chúng ta chạy trốn khỏi thực tế và trú ẩn dưới sự sợ hãi của chúng mình, cho phép chúng xâm nhập tâm trí và hạn chế khả năng của chúng ta để giải quyết vấn đề. Xin đừng hiểu lầm, tôi không tẩy chay nỗi sợ. Nỗi sợ nói riêng những thử thách tinh thần nói chung, thực sự là ‘cái bóng’ của chúng ta. Dưới ánh mặt trời, cái bóng luôn ở đó, dù muốn dù không.

2. Vấn đề là gì?

Nỗi sợ đáng sợ nhất chính là nỗi sợ những sợ hãi. Chúng ta run rẩy trước những nỗi sợ của mình đến mức chúng ta mất kiểm soát chúng. Chúng ta cố gắng kiểm soát, nhưng thường thất bại. Tại sao?

Bởi vì nỗi sợ thực ra là một bóng ngựa ngang bướng và bất kham. Hơn nữa, nó được mã hóa trong DNA của chúng ta và một phần của bản chất của con người. Chúng ta phải thừa nhận rằng sợ hãi là không thể tránh được; chúng ta và bóng của chúng ta không tách rời và không thể tách rời. Các trung sĩ e ngại rằng họ sẽ không hoàn thành nhiệm vụ, nhưng vấn đề chỉ xuất hiện khi họ bị chết đuối trong nỗ lực chạy trốn khỏi nỗi sợ đó. Chúng ta lo lắng nếu chúng ta thất bại trong các kỳ thi, nhưng vấn đề là chúng ta không dừng lại và xem xét sự lo âu đó chỉ vì chúng ta quá bối rối khi phải đối mặt với nỗi kinh hãi của chính mình. Chúng ta tiếp tục viết trong sự bất an và trong sự quy phục những hoảng hốt bồn chồn. Chúng ta không hiểu rằng thời điểm chính mình đầu hàng nỗi sợ và tiếp tục cuộc sống dưới trướng của nó cũng là lúc chúng ta ngừng bơi và chìm đắm trong cái bể của tăm tối.

3. Tôi nên làm gì?

Chúng ta không nên bỏ qua nỗi sợ của mình. Chúng ta cũng không nên chiến đấu và đánh bại chúng. Chúng ta nên chấp nhận và kết bạn với chúng.

Bạn có thể tự hỏi: “Chấp nhận nỗi sợ ư? Kết bạn với những gì đã làm cho tôi trượt? Thật điên rồ!” Tôi không phủ nhận. Ý tưởng này nghe có vẻ vô lý nhưng hãy nghĩ về nó. Bên ngoài những cái bóng là ánh sáng mặt trời và ở phía bên kia của hồ bơi sợ hãi là vạch đích. Sợ hãi là một người bạn quan trọng của người thắng cuộc. Khi đôi mắt của bạn nhìn thấy sự tối tăm của những cái bóng và làn da của bạn cảm thấy sự lạnh lẽo của làn nước vô cảm, bạn biết rằng mặt trời đang rọi sáng vạch đích ở thành bể bên kia. Nỗi sợ chỉ dẫn bạn đến chiến thắng; khi nước bịt lấy đầu mũi và sợ hãi làm ngập tâm trí bạn, bạn biết mọi thứ đang trở nên thú vị. Khi bạn chấp nhận nỗi sợ hãi làm bạn của mình, cuối cùng bạn sẽ thoát khỏi vòng lặp nghịch lý của nỗi sợ những sợ hãi. Bởi vì bây giờ, bạn không còn hoảng hốt trước nỗi sợ của chính mình nữa. Bạn chấp nhận nó là một phần của trò chơi, bạn để nó kích thích bạn, nhưng không kiểm soát bạn.

Tâm trí cần đứng yên để cơ thể có thể di chuyển. Cách duy nhất để chạy thoát những cái bóng là đứng yên dưới những cái bóng. Tâm trí chúng ta nên dừng lại để quan sát và tìm hiểu những gì chúng ta sợ, để nhận ra rằng những cái bóng chẳng thể xoá được, và là bạn của chúng ta. Hãy bảo tâm trí của bạn ngừng hoảng loạn để cơ thể bạn có thể bắt đầu sải tay trên đường bơi.

Kẻ thù duy nhất của chúng ta là nỗi sợ những sợ hãi, nhưng nó lại là người bạn tốt nhất của chúng ta. Chỉ sau khi chết chìm dưới dòng nước, tâm trí ta mới thoát khỏi những cái bóng. Khi ấy, đôi mắt của chúng ta sẽ chẳng bao giờ nhìn thấy được mặt trời đang soi sáng vạch đích ở bờ bên kia.

Tác giả: Sang Doan

*Featured Image: Pexels

📌 Ủng hộ tác giả và Triết Học Đường Phố ➡️ http://bit.ly/donateTHDP

📌 Tham gia viết bài cùng Triết Học Đường Phố ➡️ http://bit.ly/2KTJCN2 

spot_img

BÀI LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

FOLLOW US

62,550Thành viênThích
3,699Người theo dõiTheo dõi
3,540Người theo dõiĐăng Ký
spot_img

BÌNH LUẬN MỚI

XEM NHIỀU

BÀI MỚI