20.3 C
Da Lat
Thứ Sáu, 19 Tháng Tư, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Giáo dục Việt Nam cần gì?

(1595 chữ, 6 phút đọc)

Vào buổi trưa hè tháng Bảy, tôi có hẹn một cô bạn mới quen, đi uống trà trong một con hẻm nhỏ. Điều đặc biệt buổi đầu tiên gặp mặt là, cô ta không hỏi gì nhiều về tôi, ở đâu và làm việc gì. Cô ta hỏi tôi nói về vũ trụ. Nhưng chính câu hỏi ấy, tưởng chừng không liên quan nhưng lại là nguồn cảm hứng để tôi, mở đầu bài viết về những vấn đề của giáo dục hiện tại. Dường như định nghĩa và mục đích về giáo dục, nằm ngoài khả năng nhận thức của tôi. Cứ nghĩ mỗi chúng ta sẽ quan tâm chuyên môn của mình, cho đến khi giữa ranh giới nhà trường và xã hội chỉ mong manh như một vệt nắng, có nghĩa là bạn từ nhà trường chỉ cần bước ra một vệt nắng ấy là xã hội, thì bạn vẫn là bạn, tôi vẫn là tôi, chúng ta tắm vẫn không mặc đồ. Lỗi của giáo dục hay của nhận thức? Điều gì đã làm cho chúng ta lu mờ trước giá trị của sự so sánh đặc biệt và tuyệt vời, thứ gì mới là quan trọng?

Có người hỏi tôi rằng chúng ta nên lựa chọn giáo dục vì lợi ích hay giáo dục vô vị lợi? Liệu nên tập trung phát triển những Ngành Khoa học Xã hội hay Khoa học Tự nhiên mới thực sự đóng góp cho sự phát triển của xã hội và giải pháp nào dành cho giáo dục Việt Nam?

1. Giáo dục vị lợi – Giáo dục vô vị lợi

Tôi định đặt tiền đề của mình là giáo dục vì dân chủ, nhưng ở ngữ cảnh này tôi nghĩ giáo dục vô vị lợi sẽ hợp lý hơn. Không phải là người ở một vị trí nước đôi mà tôi cho rằng cả hai đều quan trọng. Điều mà tôi cần thể hiện là phản biện lại với những quan điểm cực đoan. Tôi không đồng ý khi chúng ta thường nhận rằng chỉ những ngành như Khoa học Tự nhiên như Vật lý, Hoá học, Sinh học mới đem lại những cuộc cách mạng mang tính thời đại, vì ngoài những điều hiển nhiên ấy ra các ngành Khoa học Xã hội như Văn học, Triết học cũng thay đổi thế giới rất nhiều.

Chúng ta không nên nhận thức rằng giáo dục là một công cụ để tăng trưởng kinh tế, như cách tuyên truyền đáng sỉ vả “học tập để thay đổi cuộc đời”, thật ra là một kẻ mộng mơ mà nói không phải lúc nào kinh tế cũng đưa chất lượng của cuộc sống tốt hơn. Như giá trị của cuộc sống vẫn là câu hỏi mà chúng ta đang kiếm tìm.

Giáo dục Mỹ sẽ theo kiểu định hướng chuyên môn, điều khác biệt so với định hướng Bách khoa của giáo dục Pháp. Nhưng để tìm câu trả lời chung của giáo dục vị lợi và giáo dục vô vị lợi vẫn phụ thuộc vào sự thiếu sót của một quốc gia. Lựa chọn phương pháp giáo dục là một sự thay đổi phụ thuộc, không phải là sự đứng nhìn khi chúng ta cứ ngỡ rằng mình ở trên đỉnh, nhưng đỉnh cao vẫn còn nằm ở phía đồi bên kia.

Sẽ khó lựa chọn giữa mô hình giáo dục tăng trưởng kinh tế, mô hình giáo dục tăng trưởng văn hoá hay mô hình phát triển về mặt phản tư chính trị vì mọi sự lựa chọn mang tính tuyệt đối bao giờ cũng đi ngược lại với sự phản tư của chính tôi.

2. Khoa học xã hội – Khoa học tự nhiên

Có một lần cafe với một người bạn, trên tay của cô tay cầm Iphone X. Tôi mới bảo rằng chiếc điện thoại này có công nghệ gì mới không, có nhận diện được Ninja Lead Việt Nam không? Chỉ câu hỏi như vậy cô ta đã giảng cho tôi nghe nguyên câu chuyện về giáo dục, theo tôi nên lựa chọn khoa học xã hội hay khoa học tự nhiên.

Cô ta nói rằng, chúng ta biết Face ID qua Iphone X của Apple, có nghĩa là chiếc điện thoại sẽ tự động nhân diện khuôn mặt để mở khoá. Mà thật ra trước Apple, Face ID đã được tập đoàn của Jack Ma, một tỷ phú người Trung Quốc nghiên cứu, phát triển và đã áp dụng vô một vài hệ thống siêu thị của họ để thay thế thẻ thành viên. Dựa trên thành tựu đó, chính quyền Trung Quốc đang muốn phát triển hệ thống này để áp dụng vô hệ thống phương tiện giao thông công cộng của họ. Nếu điều đó thành công thì con người sẽ không đóng vai trò trong việc kiểm soát nữa. Đó là một thành tựu tuyệt vời, cho đến khi cô ta kể tiếp.

Ở các thành phố ở các nước Châu Âu, hệ thống phương tiện giao thông công cộng của họ tuy có phần kém hiện đại hơn so với Trung Quốc, chủ yếu người dân không tập trung sinh sống ở các đô thị trung tâm, mà họ chọn những vùng tương đối xa trung tâm. Nên chủ yếu di chuyển bằng các phương tiện công cộng để đi làm, những người dân ở đây khi tham gia phương tiện công cộng, họ đều xếp hàng và mua vé đầy đủ mặc dù không ai kiểm soát vé, họ tự ý thức không cần dùng đến những biện pháp hiện đại.

Chính vì điều này cô bạn tôi đã đặt câu hỏi cho tôi rằng những ngành Khoa học xã hội và Khoa học tự nhiên thì liệu chúng ta nên phát triển ngành nào quan trọng hơn. Thật khó để trả lời cho sự định hình phát triển giáo dục của Việt Nam, vì tôi cho rằng cả hai đều quan trọng và ở trên là một câu hỏi sai. Tôi không thể trả lời một cái chén, cộng một đôi đũa bằng hai cái gì, vì Khoa học Tự nhiên và Khoa học Xã hội là hai chủ thể hoàn toàn khác nhau.

Sự lựa chọn phát triển ngành thế mạnh của Việt Nam cũng thế, không thể ưu tiên cho phát triển Khoa học Xã hội hoặc Khoa học Tự nhiên. Điều mà giáo dục Việt Nam cần quan tâm là phương pháp giáo dục và tính minh bạch của nó.

3. Giáo dục Việt Nam cần quan tâm

Với tôi, giáo dục không có bất kỳ mục tiêu riêng biệt nào cả. Mục tiêu của giáo dục cũng giống như mục tiêu của nghề nghiệp có mục đích. Vì khi chúng ta làm một nghề nào đó có mục đích, thì nó không phải là nghề nghiệp nữa. Giáo dục giống như việc chúng ta trồng một cái cây, sự thành công không phải lúc nào cũng theo kiểu chúng ta trồng như thế nào, tất cả đều bị phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên.

Ở Việt Nam khi sự chi phối của diễn ngôn đã vô tình làm nhà trường trở thành nơi giam cầm của tri thức, đó là một điều hổ thẹn của của Giáo dục Việt Nam. Chúng ta cần phải phân tách ranh giới giữa chính trị và giáo dục, chớ nên chồng chéo lên nhau vì sự khai phóng là điều cần thiết, nếu muốn biến một giá trị nhỏ, thành một giá trị lơn hơn. Đã đến lúc chúng ta cần phải quan tâm đến giáo dục và một cuộc cách mạng, ngay cả việc giảm tải chương trình cũng là vấn đề mà cần trao đổi, một cách thực tế với hệ thống tiểu học và trung học. Không những thế mà còn bao gồm luôn cả vai trò của sự chi phối triết học và chính trị của Việt Nam trong giáo dục. Đây là điều chúng ta cần phải mạnh dạn lên tiếng để đưa giáo dục về đúng vai trò của nó, nếu tham vọng chúng ta vẫn muốn dân tộc này sánh vai cùng cường quốc năm châu.

Chúng ta cần một hệ thống minh bạch, cạnh tranh giữa giáo dục công và giáo dục tư, ngay cả việc trao luôn cơ hội cạnh tranh giữa người “được giáo dục” và “bị giáo dục”. Hãy làm sao để những đứa trẻ được giáo dục trên sự tự do phát triển nghề vì đam mê, chứ không phải phát triển nghề có mục đích. Giống như hệ quả của việc mua điểm tại Hà Giang là một thực trạng của tư duy giáo dục Việt Nam, nghề nghiệp có mục đích.

Không cần phải quan tâm thay đổi kỳ thi như thế nào, mà hãy chủ động quan tâm đến phương pháp giáo dục của chúng ta phải thay đổi như thế nào. Khi mà cả nền giáo dục chúng ta không định hình nên được một triết lý giáo dục thì việc giáo dục bao giờ cũng bằng không. Sự mạnh mẽ thừa nhận hay tước bỏ vai trò chi phối bao giờ cũng là điều kiện quan trọng nhất đối với một nền giáo dục muốn tiến đến tính nhân bản và khai phóng.

Vì giáo dục không phải là những con điểm số, không phải chúng ta sẽ làm gì, chhúng ta có bao nhiêu tiền, mà là chúng ta sẽ sống như vậy đã hạnh phúc chưa?

Tác giả: Đỗ Sơn Trà

*Featured Image: lil_foot

📌 Ủng hộ tác giả và Triết Học Đường Phố ➡️ http://bit.ly/donateTHDP

📌 Tham gia viết bài cùng Triết Học Đường Phố ➡️ http://bit.ly/2KTJCN2 

 

spot_img

BÀI LIÊN QUAN

1 BÌNH LUẬN

  1. Xin chào tác giả Đỗ Sơn Trà,
    Do quá trình biên tập của THĐP gặp đôi chút trục trặc về kỹ thuật nên bài viết này của bạn đến hôm nay mới được publish. Rất mong bạn thông cảm ạ. Chúc bạn một ngày tốt lành. Cảm ơn bạn đã luôn ủng hộ THĐP. 🙂

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

FOLLOW US

62,550Thành viênThích
3,699Người theo dõiTheo dõi
3,540Người theo dõiĐăng Ký
spot_img

BÌNH LUẬN MỚI

XEM NHIỀU

BÀI MỚI