19 C
Da Lat
Thứ Bảy, 20 Tháng Tư, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

[Bài dịch] Liệu chất thức thần có khả năng giúp chúng ta thức tỉnh?

Cái chết là cội nguồn của mọi nỗi sợ. Lý do duy nhất chúng ta kìm mình lại, chọn con đường an toàn và sống trong vỏ bọc của mình – một cuộc sống ảm đạm ám ảnh bởi những nỗi lo sợ. Cái chết là ẩn số lớn nhất trong cuộc đời chúng ta, và lý do chúng ta không bao giờ có thể giải được ẩn số đó cho tới khi chúng ta trải nghiệm điều đó khiến chúng ta tê dại.

Nhưng tại sao cái chết lại đáng sợ vậy? Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta có thể chứng kiến cái chết trước khi nó xảy ra? Liệu nó có giúp ta cởi mở hơn với muôn vàn khả năng khác của cuộc sống? Liệu chúng ta có chấp nhập những thứ xấu của người khác với thay vì giận giữ và ruồng bỏ?

Câu trả lời là có. Bởi vì khi chúng ta đã thấy được những thứ nằm ngoài thực tại này, thì cõi vĩnh hằng có vẻ không đáng sợ cho lắm. Khi chúng ta đã trải nghiệm được sự hợp nhất vĩnh cửu với Sự Hiện Hữu, ngay cả khi nó mới chỉ dừng lại ở một niềm tin dựa trên phỏng đoán, hầu hết sẽ dễ chấp nhận hơn ý tưởng cơ thể họ đang ngày một héo mòn. Đó chính là vòng lặp của sự sống, mặc dù ít ai trong chúng ta để ý.

Họ nói tất cả nằm ở cách bạn nhìn nhận vấn đề. Đây là lý do tại sao các nhà nghiên cứu đang sử dụng nấm ảo giác, LSD và MDMA như một biện pháp chữa trị những người mắc bệnh tâm lí mãn itnhs. Những người đang gặp đau đớn, trầm cảm, những người mà thự tại của họ tràn đầy sự khổ đau đang tìm được sự an bình trong thực tại sau những chuyến đi ở một vũ trụ khác, một cách cảm nhận khác của thực tại.

Những câu chuyện đổi đời sau trải nghiệm thức thần có rất nhiều. Nhưng đó không phải là điều tôi muốn nói tới ở đây. Tôi muốn nói tới truyền thống sử dụng xa xưa của chất thức thần, cũng như các kiến thức hiện đại về tác dụng của các chất này về mặt chữa lành những nỗi sợ về cái chết.

CÁI CHẾT CỦA CÁI TÔI

Khi nói về cái chết, cần nói tới cái tôi, cái “Tôi là ai”, nguồn năng lượng chính thúc đẩy chúng ta dần trở thành những con người ích kỉ.

Khi chúng ta sử dụng chất thức thần, chúng ta có thể trải nghiệm cái chết của cái tôi. Chúng ta có thể thấy mình từ một góc nhìn rộng khắp và trong bức tranh toàn cảnh ấy những động lực cá nhân thường ẩn trong bóng tối bị đưa ra ánh sáng.

Bằng cách này, mặc dù sau đó chúng ta vẫn trở về bình thường và sống cuộc sống bình thường, bên trong chúng ta mãi mãi đã thay đổi. Có lẽ sau một trải nghiệm nhìn thấy cái tôi thấp bé của mình, chúng ta thấy dễ dàng hơn trong việc chấp nhận cái thân nhỏ bé ấy, và nhớ rằng chúng ta dù cảm thấy cô đơn trong thế giới này nhưung chúng ta vẫn luôn luôn là một cộng đồng. Chúng ta sẽ không còn nhìn mình như trung tâm vũ trụ và sẽ để ý hơn tới thế giới xung quanh, những con người chúng ta yêu quý theo một cách rất khác.

Đối với một số người thì nó xảy ra khá âm thầm, một số người khác thì cả thế giới quan của họ sẽ thay đổi. Dù sao, trải nghiệm ấy cũng sẽ cho ta thấy tại sao chúng ta đạt được ngày hôm nay trong một nỗ lực chung. Qua hàng nghìn năm lịch sử, tổ tiên chúng ta đã rất tôn thờ chất thức thần và Trái Đất. Trái với một xã hội cấm đoán những thứ thuốc từ thiên nhiên và nhốt người ta vào tù vì cố thay đổi xã hội, cùng lúc huỷ diệt hành tinh và gây ra chiến tranh, tôn vinh bạo lực, trải nghiệm sẽ cho bạn thấy cách nhìn nhận khác sẽ thay đổi tất cả, và cái tôi của chúng ta đã vụt ra khỏi kiểm soát của chúng ta rất xa.

TRUYỀN THỐNG SỬ DỤNG THUỐC THỰC VẬT XA XƯA

Có lẽ bản ghi chép được biết đến nhiều nhất về truyền thống sử dụng chất thức thần xa xưa đó là cuốn Thức ăn của thần thánh (Food of  the Gods) bởi Terrence McKenna. Terence nói tới tục sử dụng nấm thức thần bởi những nền văn hoá lâu đời. Bằng chứng chỉ ra là từ năm 3500 trước công nguyên, hình ảnh của những thầy phù thuỷ nhảy múa trên tay là nấm ma thuật, bên cạnh là gia súc, được khắc trên cắc mặt đá đồi Tassili Plateau ở Nam Algeria.

Tuy rất khó để biết chính xác phương pháp mà các nền văn minh cổ đại này sử dụng chất thức thần, rõ ràng họ rất tôn thờ thứ thuốc này. Trên mỗi lục địa, trong mỗi nền văn hoá bản địa, đều tồn tại bằng chứng của các chất thức thần đã được sử dụng. Ngay hiện giờ truyền thống sử dụng ayahuasca, xương rồng, nấm ảo giác, iboga vẫn được sử dụng trong các tục lệ thổ dân khắp thế giới.

Theo phỏng đoán soma, được tả là một thứ cây không có lá hay rễ trong sách Rig Veda, một ghi chép cổ của gường Aryan di cư từ Siberia đến Ấn Độ, thực chất là nấm thức thần.

“Chúng tôi đã uống Soma; chúng tôi đã trở nên bất tử và hoà với ánh sáng; chúng tôi đã tìm thấy Chúa.” (Rig Veda 8.48.1-15)

THỨC THẦN TRONG THỜI ĐẠI MỚI VÀ SỰ CHẤP NHẬN CÁI CHẾT

DMT, nấm ảo giác, LSD và MDMA đều đã được nghiên cứu vì tiềm năng giúp chúng ta hiểu hơn và chấp nhận số phận một ngày sẽ đến.

Và chúng ta sẽ mất gì khi ai cũng ngày nào cũng đang đối mặt với một cái chết cận kề? Khi mà chúng ta đã đối mặt được với điều tệ nhất, chúng ta có thể cho phép những nỗi sợ nhạt phai dần và bắt đầu thử nghiệm những thứ mới. Có lẽ đây là lý do tại sao chúng ta thấy một sự trỗi dậy trong nghiên cứu về tác dụng tâm lí của chất thức thần.

Điều này đang xảy ra tại Mỹ, với nhiều bình luận ngay cả trên các mặt báo nổi tiếng như New Yorker trong bài “Liệu pháp Trip”, nói về sự quay trở lại của chất thức thần trong tâm lí trị liệu với các bệnh nhân sắp qua đời do bệnh nan y.

Nghiên cứu này bao gồm các bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối được các nhà nghiên cứu điều trị 2 lần, một lần với thuốc giả và một lần với thuốc thật, kèm theo các buổi gặp chuẩn bị tinh thần và tư vấn tâm lí. Các buổi gặp được thiết kế để giúp bệnh nhân an tâm hơn về độ an toàn của nghiên cứu.

Tới giờ thì nghiên cứu đã chỉ ra kết quả tích cực trong điều trị lo lắng, trầm cảm và cảm giác vô vọng ở các bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối.

Đứng sau nấm ảo giác là LSD, thứ thuốc đã thay đổi cả một đất nước. Trước năm 1966, LSD vẫn đang được nghiên cứu sâu về tác dụng y khoa. Hàng ngàn nghiên cứu về LSD được công bố với hơn 40,000 người tham gia. Nhà văn và thức thần gia nổi tiếng Aldous Huxley đã sử dụng LSD trước khi qua đời do ung thư.

Trong phỏng vấn nổi tiếng giữa Huxley và Mike Wallace, ông đã nói điều này về các trải nghiệm thức thần của mình:

“Người nào trở về qua Cánh cửa sẽ không bao giờ còn là con người cũ, con người đã đi qua Cánh cửa. Anh ta sẽ thông thái hơn nhưng thiếu chắc chắn hơn, hạnh phúc hơn nhưng thiếu thoả mãn hơn, nhún nhường trong việc nhận ra sự ngạo mạn của mình, hiểu hơn về mối quan hệ giữa lời nói và hành động, giữa logic và những bí ẩn mà nó cố giải đáp nhưng sẽ không bao giờ có thể giải đáp được.”

LSD đang dần trở lại trong nghiên cứu. Một nghiên cứu nhỏ bởi nhà tâm lí học, tiến sĩ Peter Gasser tại Thuỵ Điển bao gồm thử nghiệm tác dụng của LSD và trị liệu giao tiếp với 12 bệnh nhân nan y.

Gasser cho biết trong bài viết 1 năm sau khi kết thúc nghiên cứu rằng chứng lo lắng của bệnh nhân đã thuyên giảm và không tái phát trước khi họ qua đời.

Một câu hỏi là liệu chúng ta có đang lừa dối mình với những ý tưởng về chất thức thần. Câu trả lời là khó mà biết được. Nhưng câu hỏi thật ở đây là: Chúng ta có quyền gì mà có thể áp đặt những yêu cầu về bằng chứng khoa học lên những câu chuyện về cuộc đời một ai đó trở nên tốt hơn nhờ trải nghiệm gần gũi với thuốc thực vật? Chẳng phải chúng ta có quyền tự do lựa chọn trải nghiệm của riêng mình, nhất là khi điều đó liên quan tới cái chết?

MDMA cũng được sử dụng để giúp bệnh nhân chấp nhận những chuẩn đoán nguy kịch. Một chất mà đã từng được tự do rộng rãi nghiên cứu vào những năm 60s giờ đang dần trở lại.

Rick Strassman, MD, nổi tiếng với nghiên cứu tại Đại Học New Mexico năm 1990 trong đó sử dụng DMT để tạo ra trải nghiệm cận kề cái chết. Trong một thế giới mà cái chết là một điều cấm kị, trải nghiệm điều đó trước khi nó xảy ra là khó thể chấp nhận được.

DMT tinh khiết rất khác với các thứ thuốc thực vật, vì trải nghiệm chỉ kéo dài khoảng tối đa 30 phút, tuy nhiên trong trải nghiệm thì người trải nghiệm không có cảm nhận thời gian.

Với các thứ thuốc thực vật như ayahuasca, có thành phần là DMT kết hợp với một chất khác, trải nghiệm kéo dài từ 12-24 tiếng. Trong một thế giới bị ám ảnh với thời gian, trải nghiệm như này thu hút ít người hơn là chuyến đi 3- phút.

Nghiên cứu của Strassman đã được dựng thành phim cũng như sách có tên DMT: The Spirit Molecule (DMT: Phân tử tâm linh). Tuy nhiên từ đó tới giờ vẫn chưa có nghiên cứu nào về riêng DMT, mặc dù nó không gây ra tác dụng phụ ngoài cảm giác khó chịu khi đi vào trạng thái khác.

MỘT CÁI CHẾT ĐẸP

Dẫu quá trình tiến triển chậm, cộng đồng y khoa đã bắt đầu chấp nhận những phương pháp một thời cấm đoán này. Mặc dù gần như mọi nghiên cứu phải dùng nguồn ngân sách tư nhân, các tổ chức như MAPS đang dẫn đầu trong cuộc chiến tự do này.

Lý do mà chính phủ và các công ty dược phẩm do dự khi đổ vốn vào các nghiên cứu này có hai mặt. Một là, họ sẽ bị ép công nhận tác dụng y khoa của các chất này và không còn cách nào ngoài loại chúng ra khỏi danh sách cấm. Hai, đó là ngành công nghiệp dược phẩm, với nhân tố động lực chính là lợi nhuận, sẽ khó có thể đăng kí bản quyền các chất tự nhiên và các chất này cũng không giống thuốc công nghiệp cần người dùng phải duy trì sử dụng.

Điều này khiến chúng ta mắc kẹt tiếng thoái lưỡng nan. Cái chết, dù cấm kị đến đâu, cũng cần phải được chúng ta hiểu. Cả cách hiểu nghĩa đen và cách hiểu về cái chết tâm linh của cái tôi. Nếu chúng ta muốn kiểm soát cái tôi của mình tốt hơn trong cuộc sống, có lẽ chúng ta nên tìm một sự tự do để thực sự sống và thoát khỏi những gông cùm vô hình của sợ lo sợ.

Stephen Jenkinson, tác giả của Chết khôn ngoan: Bản kim chỉ nang cho sự tỉnh táo và tâm hồn, đã hoạt động rất nhiều trong cộng đồng y tế nhằm giúp đỡ những người sắp qua đời và gia đình. Lời khẳng định mạnh mẽ của ông “Không phải thành công. Sự trưởng thành. Hay hạnh phúc. Cái nôi của tình yêu cho sự sống chính là cái chết” bàn luận về thái đội của xã hội chúng ta với cái chết. Chúng ta lẩn trốn, nhưng cuối cùng, việc cuộc đời chúng ta cần có một ý nghĩa cao đẹp hơn là vô cùng quan trọng.

Hiểu được quy luật rằng một ngày ai trong chúng ta cũng sẽ qua đời thực sự là một giải thoát khó khăn. Để chết một cái chết đẹp là rời bỏ thế giới với một sự chấp nhận và thanh thản trong tim. Có cách nào tốt hơn là thoáng nhìn cái tôi chết và nhìn thế giới qua con mắt không bị lọc bởi những thấu kính lo sợ mà nền văn hoá đã áp đặt lên chúng ta?

Tác giả: Chantelle Zakariasen
Dịch: Neo-Woodstock
Edit: Triết Học Đường Phố

*Featured Image: Activedia 

 

spot_img
Triết Học Đường Phố
Triết Học Đường Phố
"Thà chết cho một ý tưởng bất diệt, còn hơn sống cho một ý tưởng phù du." — Steven Biko

BÀI LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

FOLLOW US

62,550Thành viênThích
3,699Người theo dõiTheo dõi
3,540Người theo dõiĐăng Ký
spot_img

BÌNH LUẬN MỚI

XEM NHIỀU

BÀI MỚI