18.3 C
Da Lat
Thứ Bảy, 20 Tháng Tư, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Chúng ta biết gì về Thượng Đế?

Có một lần nọ, thánh Augustino đi lang thang trên bờ biển, ngài đang mải mê suy tư về mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi. Dường như ngài cảm thấy bất an và khó chịu về tín điều ba ngôi nhưng một Chúa, lý trí Ngài không chấp nhận hay không thể nào hiểu thấu mầu nhiệm đó. Đang suy tư như thế, ngài nhìn thấy một cậu bé ngồi gần bờ biển, hai tay múc nước biển vào một cái hố nhỏ. Cậu bé cứ mải mê làm công việc kì quặc đó khiến thánh nhân thấy làm kỳ lạ. Ngài tiến tới và hỏi: “Cháu đang làm gì vậy?” Cậu bé không ngoảnh mặt lên nhìn thánh nhân, vừa lấy hai tay múc nước biển, vừa trả lời rằng: “Ngài không thấy rằng cháu đang cố múc hết nước biển vào cái hố này sao? Thánh nhân cười lên một tiếng và bảo: “Làm sao cháu có thể hứng hết nước biển vào một cái hố được chứ?” Cậu bé đáp: “Có thể chuyện đó là vô lý, nhưng nó còn khả thi hơn vấn đề bác đang suy tư.” Vừa nghe đến đó thánh nhân như bừng tỉnh, và nhận ra sự ngu muội của mình.

Kinh nghiệm của riêng tôi thấy rằng: Lý trí không có khả năng hiểu về Thượnng Đế theo cùng một cách nó đã cố tìm hiểu thế giới vật lý xung quanh. Tại sao vậy? Thưa là nếu bạn dùng lý trí để mổ xé về Thượng Đế như cách Aristoteles đã làm theo triết học tam đoạn luận của ông, thì bạn sẽ thấy Thượng Đế chỉ là một trò lừa của những kẻ thích lừa bịp.
Tam đoạn luận của Aristoteles có thể hiểu thế này:

  1.  Tiền Đề mang tính phổ quát: Tất cả mọi người đều phải chết
  2. Tiểu tiền đề mang tính chi tiết: Aristote là một con người.
  3. Kết đề giữa trên 2 tiền đề đúng kia: Nên Aristote cũng phải chết.

Vậy nếu giữa theo tam đoạn luận, chúng ta có thể nói về Thượng Đế theo kinh thánh như sau:

  1. Thiên Chúa là Tình Yêu, là toàn năng, là tuyệt đối và luôn quan phòng, yêu thương những ai kêu cầu, tin tưởng Ngài.
  2. Tôi tin vào Thiên Chúa, và hằng kêu cầu danh Ngài.
  3. Nên kết luận là tôi sẽ được mọi sự bằng an, may mắn, và vui vẻ vì nhớ hai điều trên đảm bảo.

Đó là cách tam đoạn luận, và cũng là cách chúng ta hiểu về Thượng Đế, nhưng thực tế thì hoàn toàn ngược lại. Biết bao người bị bách hại vì đức tin, biết bao người sống khốn khổ, cơ cực và hiểm nguy vì đức tin. Và hằng trăm thể kỷ qua, biết bao người có niềm tin bị đối xử, bị giết chết, bị hành hạ chẳng khác gì con vật. Vậy là qua lý trí con người thấy sự mâu thuận, sự phi lý, phi logic của hiểu biết mình về Thiên Chúa. Và cuối cùng người ta coi: Tôn giáo là thuốc phiện, hay như Nietzsche đã hét lên: “Thượng Đế đã chết.”

Rốt cuộc, người ta có thể nghi ngờ về Thượng Đế, chối bỏ Thượng Đế cũng vì nghĩ rằng: Có thể hiểu Thượng Đế bằng lý trí, bằng logic.

Vậy lẽ nào lý trí không thể nào đi đến được Thượng Đế. Tôi vẫn thích cách nói của thánh Thomas Aquinas:

“Qua thế giới, qua vẻ đẹp, qua sự hùng vĩ, qua sự bày xếp một cách tài tình trong vũ trụ mà lý trí có thể nhận ra một Đấng sáng tạo nên muôn loài.”

Đối với tôi lý trí chỉ có thể đi đến ngưỡng cửa về sự nhận ra có một Thiên Chúa tạo dựng nên nó. Lý trí lúc này như ngọn đèn chiếu sáng trong đêm tối, để bạn có thể nhận ra những trở ngại trên đường, nhận ra những thứ xung quanh mình mà thôi. Còn để hiểu về Thượng Đế như thế nào? Là ai? Thì lý trí không thể nào đạt được, hay nói chính xác là dễ đi vào sai lạc. Bạn chỉ có thể hiểu rõ về Thượng Đế bằng chính tương quan mất thiết giữa bạn và Ngài. Điều này thuộc về kinh nghiệm riêng tư như việc bạn đi vào trong một mối quan hệ thân thiết, sâu đậm với ai đó.

Nếu nói vậy, phải chăng khi nói Thiên Chúa là Tình Yêu, Thiên Chúa là toàn năng, là mọi sự thánh thiện, tốt lành đều là lời dối trá cả sao? Tuỳ theo mối tương quan giữa bạn với Thiên Chúa như thế nào? Nếu bạn chỉ đọc sách, chỉ hiểu về Thiên Chúa qua lý thuyết, bằng lý thuyết, bằng khái niệm, thì đúng là tất cả những điều đó chỉ là sự lừa dối, nhưng là tâm trí bạn tự lừa dối bạn. Vì các khái niệm như Tình Yêu, Thánh Thiện là của bạn, rồi bạn áp dụng các đặc tính của nó về Thiên Chúa, và bắt Thiên Chúa phải như này, như nọ, như thế kia. Còn nếu bạn biết vứt đi nhưng khái niệm, những lý thuyết, những từ ngữ và đi vào trong mối tương quan với Thiên Chúa bằng chính đời sống, bằng chính trải nghiệm riêng, thì bạn sẽ nhận ra chẳng một lời nào trên nói về Thiên Chúa là lừa dối hay phỉnh gạt bạn cả.

Tôi nhớ về câu chuyện của Mose trong cựu ước thế này. Một lần Mose đi chăn cừu, ông nhìn thấy trên núi có điều gì kì lạ nên bỏ đàn cừu ở dưới và đi lên núi. Lên tới núi ông nhìn thấy một bụi gai đang bốc cháy, nhưng kì lạ là nó không hề bị thiêu đốt bởi ngọn lửa. Rồi từ trong đám cháy có tiếng nói: “Hãy cởi dép ra vì nơi ngươi đang đứng là đất thánh.” Rồi Chúa truyền lệnh cho Mose đi giải cứu dân Do Thái đang làm nô lệ trong xứ Ai Cập. Trước khi giã từ Thiên Chúa, Mose mạnh dạn hỏi rằng: “Nhưng thưa Ngài, nếu dân hỏi ai đã sai con đi, con sẽ trả lời sao?” Chúa phán “Hãy bảo họ: Ta là đấng ta là.” (Đấng Hiện Hữu)

Thiên Chúa trong Kinh Thánh đã nói rằng: “Ta là đấng ta là.” Là đấng Hiện Hữu. Hiểu đơn giản là chỉ có sống và đi vào trong sự sống bằng chính niềm tin, bằng mối tương quan cá nhân, thì bạn và tôi mới hiểu về Thượng Đế, và hiểu đó cũng chỉ là hiểu theo khả năng của riêng mình. Không thể phân tích Thiên Chúa như bạn muốn phân tích một cục đá, một vùng đất hay một hoá chất nào đó. Lý thuyết và khái niệm mà không có kinh nghiệm sống chỉ là thứ chết bầm, không thể nào hiểu được đấng đã từng phán: Ta là đấng Hiện Hữu.

Tác giả: Bình Minh

*Featured Image: spirit111
spot_img

BÀI LIÊN QUAN

5 BÌNH LUẬN

  1. Thượng đế là Anpha và cũng là Omega (từ ban đầu và cuối cùng), Ngài là Tình Yêu nhưng cũng là Công Bình, Ngài chỉ đảm bảo được cứu khỏi hỏa ngục đời đời nếu nhìn nhận Ngài, bị chết một lần rồi bị phán xét, đuợc tiếp rước vào nước thiên đàng cùng cai tri trị với Ngài.
    Cuộc sống ở thế gian chỉ là tạm bợ, nên đau khổ hay hạnh phúc xảy ra với người tin Ngài cũng chỉ là tạm bợ. Quan trọng là hành trình sau chết.

    Đó là những gì tôi hiểu về Thượng Đế 🙂

  2. Khởi đầu của chúng ta về một hình ảnh Thiên Chúa đều đến từ bên ngoài, từ những gì được dạy, những sự lý giải từ tác giả những quyển sách. Nhưng khi ý thức ta được nâng lên, mỗi người sẽ có sự lý giải của chính mình, và sự lý giải đó sẽ thay đổi theo thời gian nhờ vào kinh nghiệm sống. Có những người có một đức tin truyền thống (được dạy), rồi họ đánh mất nó (vì nó yếu đuối), rồi có thể sau đó lại tìm được (tự bản thân lý giải), hoặc sẽ mất luôn. Người có đức tin nghe người không đức tin nói thì phẫn nộ và cho là phạm thánh, người không đức tin thì nhìn người có đức tin là ngây thơ, thật ra thì con người không cần thiết phải phẩn nộ hay cười chê kẻ khác, vì như bạn nói, Thượng Đế là không thể lý giải nếu ta xem Ngài là toàn năng, là tình yêu tuyệt đối và trí tuệ tuyệt đối. Ví như 1 con kiến thì không đủ khả năng để lý giải về 1 con người, nó chỉ nhận thức (giả sử nó có) trong khả năng của nó về những tác động của con người lên chính nó. Vậy xét cho cùng, tôi nghĩ rằng Thiên Chúa không quan tâm lắm việc con người lý giải về Ngài thế nào, nhưng Ngài vẫn luôn chỉ cho chúng ta ánh sáng của tình yêu và trí tuệ để chúng ta tiến lên, còn việc chúng ta có tiến lên không thì do chúng ta vậy, vì Ngài cũng trao cho chúng ta sự tự do lựa chọn.
    Tôi từng được dạy rằng, trong câu chuyện về Adam và Eva, con người bị đọa đày vì phạm tội làm trái lời Chúa, nhưng sau này tôi lý giải nó khác đi. Với tôi, câu chuyện ấy không kể về một Thiên Chúa nghiêm khắc, mà là một Thiên Chúa yêu thương, vì sao? vì Ngài cho con người 3 thứ vô cùng quý giá, sự thật, tự do và tình yêu. Sự thật ở chỗ Ngài cảnh báo cho con người về trái Cấm, tự do ở chỗ Ngài không ngăn con người ăn trái Cấm, và yêu thương ở chỗ Ngài cho con người tự do, tự do làm món quà quý giá nhất mà một người Cha có thể trao cho con cái mình. Đôi khi có nhiều người bảo rằng, nếu yêu thương sao Ngài không cứu con người khi họ khốn đốn? Có lẽ Ngài cứu con người bằng cách này hay cách khác, có lẽ Ngài không cứu, nhưng một đứa con chỉ thật sự trưởng thành khi nó được tự do hoàn toàn, khi nó tự quyết định đời nó và nhận lấy những kết quả mà nó tạo ra, hoặc nó phải học cách tự vượt lên trước những tác động đến từ bên ngoài. Tôi tự hỏi liệu điều gì là quan trọng nhất đối với mỗi người chúng ta? Là một đời sống an toàn, an vui và yên bình? Cá nhân tôi nghĩ thì không phải, cái quan trọng nhất với tôi là sự trưởng thành, biết mình là ai và sự tự do trong lựa chọn hướng đi cho cuộc đời mình. Sao Thiên Chúa không cứu những người bị đánh đập và tù tội vì những điều tốt đẹp? Tôi nghĩ rằng khi họ chấp nhận hy sinh vì những điều tốt đẹp và sự sống, thì họ đã đạt được sự sống rồi. Vì có lời chép rằng “”Ai giữ mạng sống mình thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống vì Thầy thì sẽ tìm lại được” và “Ta là đường, là sự thật và là sự sống”.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

FOLLOW US

62,550Thành viênThích
3,699Người theo dõiTheo dõi
3,540Người theo dõiĐăng Ký
spot_img

BÌNH LUẬN MỚI

XEM NHIỀU

BÀI MỚI