16.6 C
Da Lat
Thứ Sáu, 19 Tháng Tư, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Hãy tự biết mình

Scorates là một triết gia thời Hy Lạp cổ đại, được xem như ông tổ của triết học phương tây. Nhưng theo tôi, ông ta là một lão gàn dở nhất thành Athen thời Hy Lạp cổ. Cái gàn dở của ông là đi khắp thành đô của mình, miệng không bao giờ ngừng nghỉ câu nói: “Hãy tự biết mình.” Và chính cái gàn dở đó mà Scorates bị toà án kết tội là làm băng hoại đám thanh niên và phạm đến thánh thần.

Từ xưa đến nay chưa thấy người nào hô hào đám quần chúng “hãy tự biết mình” mà được sống an toàn. Vậy cớ tại sao xã hội sợ bạn biết rõ về bạn như thế?

Xã hội rất sợ những ai tự quyết định cách sống cho riêng mình. Bởi thế, nó luôn cố làm mọi cách để bạn sống như đám đông. Xã hội dùng quảng cáo để chi phối hành vi mua sắm của bạn, dùng thành công để chi phối ước mơ của bạn, dùng những ưu đãi của địa vị chi phối quyết định của bạn. Trong vô thức chúng ta nghĩ chúng ta hoàn toàn tự do trong các hành vi cuộc sống, nhưng thực ra không phải vậy.

Hãy dành một ngày chỉ để quan sát mọi thứ xung quanh bạn, bạn sẽ nhận ra: Mọi người sống giống nhau y như tất cả đều được đúc ra từ một khuôn. Tính cá thể không còn, thay vào đó là sự đồng điệu tới tẻ nhạt của đám đông.

Khi một người hiểu rõ chính mình, người đó sẽ biết cân bằng các nhu cầu trong cuộc sống của mình. Người đó sẽ không lao vào mua sắm như một con thiêu thân, không chạy theo trào lưu như một con rối, và sẽ không phục tùng một cách mù quáng.

Điều xã hội muốn ở đám đông là sự phục tùng một cách mù quáng. Và đó cũng chính là điều mà xã hội sợ ở những người hiểu rõ về chính mình.

Khi bạn bắt đầu quá trình hiểu về chính mình, bạn sẽ bắt đầu hoài nghi về thần tượng của xã hội. Những thần tượng của xã hội nó là hình mẫu lý tưởng hoá con người không thật được cố ý tạo ra. Chỉ những người biết mình, mới nhận ra trò lừa của xã hội qua thần tượng. Người đó không phục tùng một cách cuồng tín nữa, người đó cũng không bị mê hoặc bởi hình mẫu lý tưởng kia nữa. Người đó đi vào trong sự kính trọng hơn là tôn thờ, người đó biết cân nhắc thay vì cúi đầu tuân phục. Và khi xã hội có nhiều người hiểu biết về chính mình, xã hội đó có khả năng làm cân bằng cán cân lợi tức mà xã hội tạo ra. Hay nói đúng hơn, nguy cơ để xã hội đó đi vào con đường độc tài là rất nhỏ.

Nhưng điều khó trả lời nhất về khả năng tự biết mình, đó là: Chúng ta cần biết gì về chính mình? Hay nói cách khác: Biết về chính mình là biết cái gì?

Nếu như ngay lúc này, bạn tự đặt cho mình câu hỏi đó, vậy bạn sẽ trả lời như thế nào đây?

Dễ ợt! Để tôi thay bạn liệt kê vài câu trả lời vậy. Bạn sẽ nói về quê quán, ngày sinh tháng đẻ của mình. Rồi sẽ kể về bằng cấp, học vị. Rồi lại kể về tính tình quan điểm, niềm tin, tín ngưỡng… Nhưng câu hỏi là: Có phải như thế là tự biết mình rồi không? Hay đó chỉ là bề ngoài, cái vỏ bọc, cái khuôn mẫu bạn được tạo thành từ xã hội, từ tôn giáo, từ văn hoá, truyền thống? Lẽ nào hiểu biết về chính mình là sự hiểu biết thuộc về trí tuệ cao siêu chứ không phải là bảng liệt kê nhưng bề nổi mà ai ai cũng có thể thấy trên?

Cuối cùng, tôi chợt nhận ra: Lời mời gọi “hãy tự biết mình” vẫn là lời mời gọi chỉ phát xuất từ những kẻ gàn dở nhất của xã hội loại người. Nhưng nên nhớ, họ lại là những nhà cách mạng thật sự của nhân loại này: Scorates, Đức Phật, Jesus.

Tác giả: Binh Minh

*Featured Image: jplenio
spot_img

BÀI LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

FOLLOW US

62,550Thành viênThích
3,699Người theo dõiTheo dõi
3,540Người theo dõiĐăng Ký
spot_img

BÌNH LUẬN MỚI

XEM NHIỀU

BÀI MỚI