25 C
Da Lat
Thứ Sáu, 19 Tháng Tư, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

[Exclusive] 10 biện pháp giúp Hy Lạp vươn lên từ tàn tro Việt Nam có thể học hỏi được

Các dấu hiệu của sự lúng túng của quyền dân chủ đang hiện diện ở khắp mọi nơi – từ điển hình là Hy Lạp cho đến sự phá sản của Puerto Rico.

Thâm hụt chỉ tiêu, chính sách tiền tệ hại, biên chế công chức cồng kềnh, các chương trình an sinh xã hội triệt tiêu động lực, trưng thu thuế, quyền lợi không được tài trợ, sổ sách kế toán của chính phủ thiếu trung thực, chủ nghĩa ô dù tập đoàn, và các quy định giết chết nghề nghiệp đã làm nền dân chủ phương Tây sa vào một vũng lầy lớn mà cử tri đã nản chí trong việc tìm cách giải quyết.

Và cho đến giờ, 10 biện pháp giải quyết không những đã được tìm thấy mà còn đã được đưa vào thực hiện và có những tác dụng tuyệt vời, cung cấp những bài học thiết thực cho những nhà cải cách quan tâm đến việc này. New Zealand hôm nay đang đứng như một ngọn hải đăng của sự tự do và thịnh vượng, xếp hạng ba trong Legatum Properity Index.

image

Nó không phải luôn luôn là như vậy. Sự thật, rất ít người biết đến câu chuyện về việc đất nước này đã chuyển mình từ một đất nước xã hội chủ nghĩa trở thành một trong những quốc gia thịnh vượng nhất thế giới.

Câu chuyện đó được cập nhật và kể lại, cùng với lời khuyên thiết thực cho các nhà hoạt động, trong chuyên khảo mới của tôi được xuất bản bởi Diễn Đàn Antigua, Cải cách Sâu rộng ở NewZealand: Nghiên cứu về cách để cứu một nền dân chủ khỏi chính nó.

Hai người tạo nên động lực nổi bật, bộ trưởng tài chính của hai đảng đối lập đã thực hiện một mục đích chung để giải cứu đất nước họ yêu mến: Sir Roger Douglas và Ruth Richardson. Đó là một đặc ân khi phỏng vấn chi tiết các chính khách cao tuổi, thu âm những hồi tưởng của họ, ghi lại lời khuyên của họ, và đặt tất cả vào trong bối cảnh của rất nhiều luật lệ họ đã cùng nhau soạn ra.

Câu chuyện về cách họ đã thách thức các nhà lãnh đạo của đảng mình và thuyết phục cử tri ủng hộ triệt để một cuộc cải tổ cơ chế chính trị của New Zealand có lẽ là minh chứng cho một cuộc chuyển đổi quốc gia vĩ đại nhất trong lịch sử mà không liên quan đến việc một đất nước bị ném bom trở thành đống đổ nát. Giống như một cuộc phẩu thuật để cứu mạng người, cái nó đòi hỏi không ít hơn việc cắt bỏ những phần của chế độ dân chủ đã bị ung thư để cứu toàn bộ.

Những thứ Douglas, Richardson và các đồng minh của họ truyền lại cho chúng tôi là một công thức hướng dẫn cách làm thế nào để cứu sống một một chính phủ đã, như Magaret Thatcher khéo léo dùng từ, “dùng hết tiền của người khác.” Họ có quá nhiều thành tích để có thể liệt kê chi tiết, nhưng đây là một tóm tắt ngắn gọn. Trong khi phải mất nhiều năm làm việc cật lực, tóm lại thì, họ đã

  • Tư nhân hóa hầu hết các doanh nghiệp thuộc nhà nước, cho phép cạnh tranh để ngừng lại chuyện thâm thủng tài chính và nâng cao chất lượng dịch vụ.
  • Kết thúc những thông lệ kế toán giả tạo được thiết kế để che giấu sự thật khỏi các cử tri bằng cách chuyển báo cáo tài chính của chính phủ theo thành tiêu chuẩn GAAP được dùng trong ngành công nghiệp tư nhân.
  • Công khai các sổ sách chính phủ, xuất bản báo cáo thu nhập và bảng cân đối hàng tháng để các phòng ban có thể xem.
  • Bãi bỏ thuế bảo hộ và loại bỏ trợ cấp nông nghiệp, mở ra thời đại của thương mại tự do và bùng nổ trong sản xuất và xuất khẩu nông sản.
  • Chuyển các dịch vụ dân sự quan liêu thành các loại hợp đồng trả tiền dựa trên năng suất hiệu quả, song song với việc cho quản trị doanh nghiệp tự quyết trong việc tuyển dụng, sa thải, bồi thường, và thuê ngoài.
  • Thuế thu nhập cận biên giảm một nửa từ 66 xuống còn 33 phần trăm, cùng lúc loại bỏ thuế lợi nhuận đầu tư và nhà đất, chuyển đổi sang một chế độ thuế tiêu thụ thân thiện với tăng trưởng.
  • Loại bỏ kiểm soát ngoại hối, tạo điều kiện cho đô la New Zealand – còn gọi là “kiwi” – trôi nổi.
  • Đặt các ngân hàng trung ương dưới hợp đồng với các bộ trưởng tài chính để đưa ra một mức lạm phát công khai và theo chỉ tiêu.
  • Cho người lao động và nhà tuyển dụng được lập hợp đồng một cách tự do bằng cách loại bỏ luật công đoàn lao động bắt buộc và các hợp đồng đa lao động trong toàn ngành công nghiệp.
  • Phá bỏ sự độc quyền của giáo dục công bằng cách chuyển sang hệ thống giáo dục tư nhân hoàn toàn, tạo cơ hội cho tất cả trẻ em có thể được đi học ở bất cứ trường nào, dựa trên quyết định của cha mẹ chúng.

Những thay đổi này mất cả một thập kỉ để ban hành xuyên suốt những năm 1980 đến đầu những năm 1990, một thập kỉ của sự biến động chính trị mà dù sao kết quả đã cho thấy rằng nó đã vượt qua thử thách của thời gian.

Đáng chú ý nhất, những dự đoán rằng cử tri sẽ nổi loạn khi các đặc quyền, trợ cấp và những quyền lợi riêng bị tước đi đều bị chứng minh sai khi người New Zealand đã được những nhà lãnh đạo có thẩm quyền trình bày các kế hoạch chặt chẽ một cách mạnh dạn. Nghiên cứu cho thấy rằng những chiến thuật chính trị có độ chính xác đã được sử dụng để vượt qua sự phản đối quyết liệt của những lợi ích bảo thủ.

Kết quả quá rõ ràng ai cũng có thể thấy: GDP tăng gấp 4 lần, trong khi đó tỷ lệ nợ GDP của chính phủ giảm xuống còn 30% (mặc dù vẫn còn một khoản nợ ngắn hạn là hậu quả của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2007-08.)

Ngày hôm nay, New Zealand hoạt động theo một hệ thống được mô tả như được thiết kế bởi Hayekians*, điều hành bởi những người theo chủ nghĩa thực dụng, và dân cư là những người theo chủ nghĩa xã hội. Nhưng bởi vì các quy tắc của trò chơi đã thay đổi vĩnh viễn, có rất ít những ý trái với tình trạng bất ổn trong bầu cử, một hoạt động được mô tả bởi H. L Mecken như “một loại đấu giá cao cấp cho những món hàng bị đánh cắp.”

*F. A Hayek: Tác giả cuốn Đường về nô lệ

Trên thực thế, nhờ vào tính minh bạch tài chính đem lại bởi tiêu chuẩn GAAP và kế toán mở, hầu hết các cuộc bầu cửa vào giữa những năm 1990 đều gặp phải những sự bất thường–nhưng đáng khen–về màn trình diễn của cả hai đảng đang cố gắng vượt qua nhau về việc bên nào có trách nhiệm tài chính hơn.

Không hề có lý do khiến cho các biện pháp tương tự không thể áp dụng được trên toàn khu vực bị phá sản ở miền nam của Liên minh châu Âu, hoặc thậm chí ở cả Hoa Kỳ. Tất cả những gì cần thiết chỉ là ý chí thực hiện nó, sự can đảm để đứng lên trước các chính trị gia và con ông cháu cha đang muốn bảo vệ cái hiện trạng, và một ít hiểu biết về Kiwi.

Tác giả: Bill Frezza – FEE
Dịch: Hà Huy Dương
Review: LX


Về tác giả: Bill Frezza là một thành viên của Competitive Enterprise Institute và là phát thanh viên của RealClear Radio Hour.

spot_img
Triết Học Đường Phố
Triết Học Đường Phố
"Thà chết cho một ý tưởng bất diệt, còn hơn sống cho một ý tưởng phù du." — Steven Biko

BÀI LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

FOLLOW US

62,550Thành viênThích
3,699Người theo dõiTheo dõi
3,540Người theo dõiĐăng Ký
spot_img

BÌNH LUẬN MỚI

XEM NHIỀU

BÀI MỚI