19 C
Da Lat
Thứ Bảy, 20 Tháng Tư, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Lảm nhảm về khủng hoảng tài chính Hy Lạp

 

Featured Image: Wikipedia Commons

 

Những điều cần biết về Hy Lạp:

  1. Tên quốc gia chính thức: Hellenic Republic.
  2. Diện tích: 131,957 km2.
  3. Dân số: 10.8 triệu.
  4. Độ tuổi: 0-14 năm 14.1%, 15-24 năm 9.8%, 25-54 năm 43.2%, 55-64 năm 12.7%, 65 năm trở lên 20.2%.
  5. Số người phụ thuộc: 52.9%.
  6. Tuổi trung bình: 43 năm.

Kinh tế Hy Lạp:

  1. Lực lượng lao động: 3.91 triệu (36% dân số).
  2. GDP: $284 bilion USD, GPD đầu người: $25,800 USD.
  3. Chính phủ chiếm 40% kinh tế Hy Lạp và hơn 730,000 người làm cho các cơ quan nhà nước (chiếm gần 20%) lực lượng lao động. Đây chỉ là những người nằm trong biên chế, con số thực tế ăn lương gián tiếp từ chính phủ cao hơn nhiều, tầm 1 trong 3 người.
  4. Năm nay (2015) là năm thứ 6 liên tục nền kinh tế Hy Lạp ở trong tình trạng suy thoái. Mặc cho những giải pháp khối Euro đã đưa ra, nền kinh tế Hy Lạp dự tính sẽ giảm 4.5 % trong năm nay.
  5. Tỷ lệ thất nghiệp ở Hy Lạp hiện nay là 27%, cao nhất trong khối Euro. Con số này chỉ tính những người đang tìm việc ở trong lực lượng lao động. Con số thất nghiệp thực tế được ước tính trên dưới 50-60%. Nghĩa là cứ 1 trong 2 người trong độ tuổi lao động đang thất nghiệp.
  6. Tầm 62% thanh niên Hy Lạp đang thất nghiệp và dựa vào gia đình để sống.
  7. Công Ty Quản Lý Quỹ Russell Investments, một trong những quỹ đầu tư hàng đầu thế giới với hơn $2.4 ngàn tỷ, đã hạ Hy Lạp xuống thành “nền kinh tế đang phát triển”.
  8. Tuổi về hưu ở Hy Lạp: 65 cho nam, 60 cho nữ. Sớm hơn các nước Châu Âu khác ít nhất 2 năm.
  9. Trung bình, 1 người Hy Lạp phải làm 35 năm trước khi về hưu, trong khi 1 người Đức phải đi làm 45 năm. Và khi về hưu chính phủ cam kết người về hưu ở Hy lạp sẽ được hưởng 80% lương chính thức, trong khi ở Đức chỉ 46%. Mô hình về hưu ở Hy Lạp cho thấy, người Hy Lạp đi làm ít hơn, muốn về hưu sớm hơn và muốn lương hưu cao hơn.

Hy Lạp, đồng Euro và thảm họa nợ công:

  1. Khối Euro là một khối chính trị, chứ không phải kinh tế. Các thành viên tuy dùng tiền Euro như nhau nhưng mỗi nước có một chính sách kinh tế và chính trị riêng, dẫn kết sự bất đồng trong định hướng cụ thể.
  2. Khủng hoảng Euro không chỉ là một khủng hoảng tiền tệ, mà còn là khủng hoảng về sự khác biệt văn hóa, chính trị và định hướng.
  3. Một đồng tiền chung không thể nào đại diện cho tất cả các nước trong khối Euro. Nước Đức và Pháp, 2 nền kinh tế lớn nhất, không muốn và không thích chịu chung rủi ro với các nền kinh tế nhỏ hơn như Hy Lạp. Uy tín của Hy Lạp hạ thấp giá trị của Euro và làm ảnh hướng đến giá trị của các nền kinh tế khác.
  4. Chính phủ Hy Lạp đã gian dối về tình hình và năng lực tài chính để gia nhập khối tiền tệ Euro.
  5. Bằng cách dùng những thủ thuật tài chính, chính phủ Hy Lạp đã giấu đi các khoản nợ để cho mức thâm hụt ngân sách đạt chuẩn 3%, mức nợ thực tế ước tính cao 2-3 lần.
  6. Hiện tại tổng số nợ của Hy Lạp là 175% của GĐP.
  7. Vì Hy Lạp đang dùng đồng Euro, nên chính phủ phải đàm phán thay vì in tiền để trả như các nước có đồng tiền độc lập.

Lịch sử tài chính của Hy Lạp:

  1. Hy Lạp là nơi sáng lập ra tài chính. Là nơi sinh ra ngân hàng, vay vốn, vay thế chấp, vay bất động sản, đầu tư tài chính, lãi suất, giao dịch ngoại tệ, bảo hiểm, v.v.
  2. Không chỉ là nơi sinh ra tài chính, Hy Lạp cũng là nơi sinh ra khủng hoảng tài chính. Khủng hoảng đầu tiên xảy ra ở thế kỷ thứ 6 trước công nguyên.
  3. Hy Lạp Cổ Đại chưa bao giờ có uy tín trong việc vay mượn, trừ thành quốc Athens, với việc dùng đồng bạc làm tiền tệ cho hơn 600 năm.
  4. Các tiểu quốc Hy Lạp không bao giờ cho vay trực tiếp với nhau, chỉ có vay con người qua con người, vì con người biết giữ uy tín, còn chính phủ thì không.
  5. Miếu thờ thần Hy Lạp là ngân hàng đầu tiên trong lịch sử nhân loại, hầu hết các giao dịch thời đó xảy ra ở đây.
  6. Từ ngày được độc lập từ năm 1830 tới nay, tầm 200 năm, Hy Lạp đã vỡ nợ gần 90% thời gian. Hy Lạp, xét về mặt tài chính, chưa bao giờ có uy tín và khủng hoảng hiện tại không có gì lạ, chỉ lạ với những ai mù lịch sử Hy Lạp.
  7. Chính phủ Hy Lạp thời hiện đại đã vỡ nợ 5 lần: 1826, 1843, 1860, 1894 và 1932. Nếu sắp tới chính phủ không trả thì là lần thứ 6.
  8. Hy Lạp chưa bao giờ được coi là một thành viên của khối đồng Euro vì đất nước quá nhỏ và nền kinh tế quá thụ động (chính phủ Hy Lạp đã gian lận để vào khối Euro).
  9. Không có một quốc gia hiện đại nào đã vỡ nợ nhiều hơn Hy Lạp, trừ Honduras và Ecuador.

Bài học: Phải làm thì mới có của để ăn…

 

Ku Búa

spot_img
Triết Học Đường Phố
Triết Học Đường Phố
"Thà chết cho một ý tưởng bất diệt, còn hơn sống cho một ý tưởng phù du." — Steven Biko

BÀI LIÊN QUAN

3 BÌNH LUẬN

  1. Một điều hiển nhiên gần như chúng ta thừa nhận, Hy Lạp là một quốc gia quá nhỏ và nền kinh tế quá lạc hậu so với mặt bằng chung của khối cộng đồng Euro, điều đó dường như là một hệ quả tất yếu của cuộc suy thoái đối với đất nước Hy Lạp khi nợ công thì ngày một tăng lên mà nền kinh tế thì phát triển ì ạch, không bắt kịp tốc độ của số nợ ngày càng phình to ra.

  2. Một điều đã được dự báo trước, và hoàn toàn không khó hiểu đối với nền kinh tế Hy Lạp. Tình trạng này đã được cảnh báo từ lâu, và vấn đề xảy ra chỉ là thời gian. Khi mà cán cân giữa việc phát triển kinh tế và vấn đề nợ công đang ngày một chênh lệch. Đó cũng là một bài học, một sự kiện cho các quốc gia khác nhìn vào để tránh vết xe đổ cho chính đất nước mình.

  3. Những vấn đề này đã tồn tại lâu nay trong bộ máy và hoạt động của Hy Lạp. Khi mà nợ công ngày càng phình to thì những chính sách về phát triển kinh tế, phát triển các hoạt động kinh tế lại lâm vào bế tắc, hoặc là sai lầm. Đó chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Còn đừng bao giờ đem nó đi so sánh với bất cứ quốc gia nào. Đều là khập khiễng mà thôi.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

FOLLOW US

62,550Thành viênThích
3,699Người theo dõiTheo dõi
3,540Người theo dõiĐăng Ký
spot_img

BÌNH LUẬN MỚI

XEM NHIỀU

BÀI MỚI