15.8 C
Da Lat
Thứ Bảy, 20 Tháng Tư, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Đối thoại với Barack Obama: “Tại sao người trẻ cần quan tâm đến chính trị?”

 

Sau đây là một cuộc đối giữa một sinh viên và Barack Obama, Tổng Thống Hoa Kỳ. Câu hỏi được đặt ra là: “Tại sao người trẻ cần quan tâm đến chính trị?” Mời đọc giả đọc lời đối thoại đó và nếu muốn xem clip trọn vẹn thì vào clip kèm theo.

Lời đối thoại được dùng trong bài viết này được cắt khúc 37:25 – 41:31.


 

Bethany: Xin thú thật với ông, trước khi tôi đến đây để thực hiện cuộc phỏng vấn này này cho YouTube, tôi không bao giờ theo dõi chuyện chính trị nhiều, và…

Obama: Bạn không phải là người duy nhất đâu.

Bethany: Rất nhiều khán giả của tôi, những người thuộc thế hệ trẻ, có vẻ như không quan tâm đến chính trị trong khi cá nhân tôi nghĩ rằng họ nên để tâm hơn nên câu hỏi của tôi cho ông là tại sao người trẻ cần phải quan tâm đến chính trị và tại sao nó lại quan trọng đối với họ?

Obama: Về cơ bản thì chính trị là cách để chúng ta tổ chức chính mình, một cách khoa học; về việc làm thế nào để đi đến những quyết định về cách chúng ta sẽ sống với nhau. Người trẻ quan tâm đến học phí đại học (ĐH) sẽ được trang trải ra sao, có phải không? Thì, sự thật của vấn đề là sỡ dĩ chúng ta có được những trường ĐH hiện nay là bởi vì ở một thời điểm nào đó, có những chính trị gia đã nói: “các bạn biết gì không, chúng ta cần bắt đầu thiết lập các ĐH” và rồi một ngày một người như Abraham Lincoln bắt đầu một ý tưởng gọi là ĐH Land-Grant. Ông ấy hiểu rằng chính phủ cần phải đầu tư và người dân cần có một nền giáo dục để sử dụng như một công cụ để thành đạt.

Các bạn là những người duy nhất sẽ sử dụng các trường cao đẳng và ĐH đó và nếu họ không được chính phủ tài trợ, học phí của các bạn sẽ tăng lên, các bạn sẽ đối đầu với nhiều khoản nợ, các bạn sẽ là những người bị ảnh hưởng. Vì vậy, tốt nhất là các bạn nên có một tiếng nói và hiểu rõ chuyện gì đang xảy ra và ai là người đang quyết định những chuyện đó.

Nếu bạn quan tâm đến một đề tài chẳng hạn như quyền bình đẳng của những người đồng tính, những người thay đổi giới tính, các điều luật trong luật pháp có thể đảm bảo rằng họ không bị phân biệt đối xử. Nhưng các điều luật đó chỉ có thể được thông qua nếu chính trị cho phép chúng được thông qua.

Về môi trường, tôi lớn tuổi hơn bạn nhiều. Bạn sẽ còn ở lại rất lâu so với tôi. Nếu khí hậu cứ nóng dần và hạn hán cùng lũ lụt cứ gia tăng hay các đại dương cứ chết dần, bạn và con cái bạn sẽ là những người phải đối diện với các vấn đề đó. Chúng ta có thể ngăn chặn những điều này, nhưng chúng ta chỉ có thể ngăn chặn chúng nếu chúng ta cùng ngồi lại và bắt đầu sử dụng nhiên liệu một cách khác hơn. Cho nên, không có một quyết định nào trong cuộc sống của chúng ta không bị ảnh hưởng bởi luật pháp mà chúng ta có. Và chúng ta may mắn được sống trong một xã hội dân chủ, nơi mà tiếng nói của chúng ta có ảnh hưởng. Nhưng nếu chúng ta không tham gia…

Đơn giản là như vầy. Bạn và một số các bạn khác quyết định đi cinema. Rồi bằng cách nào đó các bạn phải quyết định sẽ đi xem phim gì vì không phải ai lúc nào cũng đồng ý với nhau cả. Các bạn sẽ phải thảo luận, phải đưa ra lý do của mình, và rồi sẽ phải thỏa hiệp; nếu không thì các bạn sẽ không gặp mặt nhau thường xuyên nữa. Đối với một quốc gia thì cũng tương tự như vậy. Chúng ta cần phải quyết định về đường hướng chúng ta muốn đi tới, về những việc chúng ta sẽ làm, về việc chúng ta sẽ sử dụng tiền tài của chúng ta như thế nào, về việc chúng ta sẽ đối xử với nhau như thế nào…

Và bạn không muốn là người cứ nói: ‘Ok, sao cũng được, các bạn muốn làm như thế nào thì tôi sẽ làm như thế đó.’ Bạn sẽ muốn nói lên tiếng nói của mình và thể hỉện các giá trị của mình cùng những gì bạn quan tâm. Và đó là những gì vây quanh chính trị. Nó không phức tạp lắm đâu. Chỉ là những gì người ta thường làm với bạn bè và gia đình thôi. Người ta thương lượng và thỏa hiệp, cồ gắng tìm ra giải pháp để để chung sống với nhau. Chỉ có điều là chuyện này được thực hiện ở tầm vóc quốc gia cà một số các vấn đề trở nên phức tạp nhưng các giá trị thì vẫn là những thứ bạn thường xuyên đề cập đến mà thôi.

Đó là làm cách nào để có thể đối xử với nhau bằng lòng tốt, làm cách nào để quan tâm đến nhau, làm thế nào để cư xử với nhau. Và bạn biết không, tôi nghĩ người trẻ thường có những bản năng tốt nhưng đôi lúc họ chán nản vì những ồn ào và lời mắng nhiếc trên truyền hình. Chính trị không nhất thiết phải là như vậy.

Bethany: Cám ơn ông rất nhiều.

Tác Giả: Hoàng Triết

Biên Soạn: Ku Búa

spot_img
Triết Học Đường Phố
Triết Học Đường Phố
"Thà chết cho một ý tưởng bất diệt, còn hơn sống cho một ý tưởng phù du." — Steven Biko

BÀI LIÊN QUAN

16 BÌNH LUẬN

  1. Cả ba comments đều đến cùng một người, nói cùng một giọng điệu, khích bác và kích động hận thù dân tộc và mặc cảm quá khứ. Hờ hờ, nghe hết được bài phỏng vấn mới thích nền chính trị Hoa kỳ nó khai phóng con người và gắn kết với từng cá thể đối với chính thể thế nào.

  2. Ở thời buổi này, giới trẻ không chỉ là lực lượng sáng tạo, là tiền đề cho sự phát triển của thế giới. Điều đó đồng nghĩa với việc giới trẻ không chỉ biết về khoa học kỹ thuật, mà còn phải nắm rõ về lịch sử, về chính trị. Để nâng cao nhận thức, xác định đường đi thực sự đúng đắn. Đó mới là điều quan trọng, mới là điều mà chúng ta hướng đến.

  3. Về cơ bản thì chính trị là cách để chúng ta tổ chức chính mình, một cách khoa học; về việc làm thế nào để đi đến những quyết định về cách chúng ta sẽ sống với nhau. Điều đó là đúng, vậy nên chúng ta hoàn toàn hiểu được khi mà các quốc gia như Mỹ, Trung quốc lại luôn có những chính sách, đường lối nhằm mở rộng tầm ảnh hưởng, thanh thế của mình trên khắp thế giới.

  4. Tài năng, đầu óc và tầm nhìn của obama là một điều không phải bàn cãi. không phải ngẫu nhiên mà ông là người da màu đầu tiên trở thanh tổng thống nước Mỹ. Nhưng chúng ta cũng cần xem xét một cách khách quan , vẫn còn đó là những chính sách, chiến lược mang tính bành trướng, phô trương thân thế và mở rộng tầm ảnh hưởng. Đó là một điều đáng lo ngại.

  5. Tôi không phủ nhận tài năng, tài lãnh đạo và tầm nhìn của một người như ông Obama. nhưng khách quan mà nói, thì trong thời gian tại vị, những chính sách của ông gần như đều giống những người trước đó. Phô trương, bành trướng thanh thế của một quốc gia lớn nhất thế giới. Đó là một điều thực sự đáng phê bình, là một điều làm mất đi thái cực cân bằng của thế giới.

    • Bạn đừng nghĩ Obama là tổng thống thì thích làm gì thì làm nhé.Tổng thống chịu rất nhiều sức ép từ các đảng phái,từ các nhóm lợi ích,từ nhân dân,từ phố Wall,từ những tập đoàn lớn,những ông trùm tài chính,kinh tế,từ FED….Mọi chính sách đưa ra đều phải dung hòa được các nhóm lợi ích này.Tổng thống ko phải là người cao nhất,nắm mọi quyền lực của nước Mỹ.Theo những hiểu biết ít ỏi của mình thì những kẻ đứng sau nước Mỹ là những ông trùm tài chính phố Wall,họ đứng sau FED cục dự trữ liên bang Mỹ,phát hành tiền tệ của nước Mỹ,qua đó chi phối mọi chính sách,quyết định của chính phủ.Nhiều tổng thống đã bị ám sát chỉ vì dám chống đối lại các ngân hàng.Obama với 4 năm 1 nhiệm kỳ ko đơn giản muốn thay đổi là được ngay đâu

Trả lời Pham Viet Quan Hủy trả lời

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

FOLLOW US

62,550Thành viênThích
3,699Người theo dõiTheo dõi
3,540Người theo dõiĐăng Ký
spot_img

BÌNH LUẬN MỚI

XEM NHIỀU

BÀI MỚI