30 C
Nha Trang
Thứ Bảy, 27 Tháng Tư, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

8 cách sáng tạo người Đông Berlin đã dùng để chạy qua Bức Tường Berlin

 

Vào năm 1961, chính quyền cộng sản Đông Đức đã dựng lên Bức Tường Berlin và cấm tuyệt mọi di chuyển qua bên Tây Berlin một cách bất ngờ. Bức Tường Berlin đã trở thành một biểu tượng của cuộc Chiến Tranh Lạnh. Mặc dù nó được dựng lên để giữ người Đông Đức lại nhưng họ đã tìm đủ mọi cách để chạy qua bên Tây Berlin. Sau đây là 8 phương pháp sáng tạo nhất.

Trên dây kéo căng (dây thừng)

Horst Klein, một nhà biểu diễn xiếc (nhào lộn) Đông Đức đã mạo hiểm trốn chạy sang bên kia thành phố Berlin bằng cách này trong đầu năm 1963. Nhờ vào tài năng nhào lộn của anh, Klein đã biến sợi dây kéo căng thành một con đường để bỏ chạy. Anh ta đã di chuyển từng nhịp tay trong khi cơ thể lơ lửng 18m (60 feet) trên đầu của các bính sĩ Đông Đức. Khi cánh tay anh quá mỏi, anh tung người đáp xuống đất và thoát sang bên kia tầm vài cm. Cơ thể dù đã bị thương nhưng anh ta vẫn cảm thấy mình được phù hộ vì đã qua được bên Tây Berlin.

Trượt dây thừng

Vào ngày 31 tháng 3 1983, Michael Becker và người bạn Holger Bethke đã đưa ý tưởng dùng dây kéo căng của Horst Klein lên một cấp bậc nữa bằng cách dùng quy luật vật lý và trọng lực để đưa họ qua bên kia thành phố. Cả hai người leo lên mái nhà của một tòa nhà 5 tầng bên Đông Berlin và bắn một mũi tên cột với dây thừng qua một tòa nhà thấp hơn bên Tây Berlin. Một người trợ lý đã cầm mũi tên và xiết chặt nó lại với một ống khói. Sau đó Becker và Bethke đã trượt qua bên Tây Berlin bằng cái ròng rọc.

Lái xe không có kính che trước

Khi người điều khiển máy tiện người Áo Heinz Meixner chạy xe đến Cửa Khẩu Charlie vào ngày 5 tháng 5 1963, có một điều gì đó bất thường về chiếc xe mui trần Austin Healey Sprite màu đỏ của anh. Nó không có kính che trước. Nếu quan sát kỹ hơn nữa thì sẽ thấy mẹ anh ta đang núp cốp xe. Khi lính bảo vệ Đông Đức kêu Meixner tắp qua bên đường để kiểm tra, Meixner đã nhấn ga và chạy thẳng qua cửa khẩu. Chiếc xe nhỏ của anh ta đã chui qua dưới cột bảo vệ chắn ngang cao 0.91m (3 feet) thành công và qua được bên Tây Berlin.

Dùng hộ chiếu từ HEF

Trong một bài báo của tờ Los Angeles Times năm 1986 đã diễn tả lại một cách vài người Đông Berlin đã dùng để qua bên Tây Berlin, chứng minh cho sự lạc hậu của con người sống dưới chế độ cộng sản. Theo tác giả Gordon E. Rowley, một số người đã đến cửa khẩu và đưa cho các binh sĩ kiểm tra thẻ thành viên câu lạc bộ Munich’s Playboy Club (CLB Playboy Munich) và các binh sĩ đã cho qua. Nguyên nhân là cái thẻ đó nhìn giống hộ chiếu công vụ của Đông Đức nên các binh sĩ gác cửa khẩu không phân biệt được.

Bằng xe lửa

Trong tháng 12 năm 1961, một người lái xe lửa 27 tuổi tên Harry Deterling đã điều khiển cái anh gọi là “chuyến xe cuối cùng đến tự do” qua khỏi biên giới. Thay vì phải giảm tốc độ khi đến gần bức tường, Deterling đã nhấn ga tăng tốc độ và chạy xuyên qua bức tường. Xe lửa đã ngừng ở trạm Spandau, cho phép Deterling và 7 thành viên trong gia đình anh và 16 người khác trên xe sang Tây Berlin. Nhưng kỹ sư xe và 6 hành khách khác đã chọn trở về Đông Berlin.

Bằng Khinh Khí Cầu

Sự chạy trốn của Hans Strelczyk và Gunter Wetzel vào năm 1979 nghe giống như một câu truyện tranh. Strelczyk, một thợ cơ khí, và Wetzel, một thợ nề, đã dùng kiến thức cơ khí của mình để xây dựng một động cơ cho Khinh Khí Cầu từ các động cơ cũ. Vợ của họ sau đó lắp ráp một Khinh Khí Cầu bằng những miếng vải và những tấm trải giường. Vào ngày 16/9/1979 họ và 4 đứa con đã bay với độ cao hơn 2,400m (8000 feet) để trôi qua bờ bến tự do.

Bằng đường hầm tự đào

Vào tháng 5 1962, tầm 12 người đã bỏ trốn từ Đông Berlin bằng Der Seniorentunnel, có thể dịch là Đường Hầm Cho Người Cao Tuổi. Dẫn dắt bởi một người đàn ông 81 tuổi, một nhóm người cao tuổi đã mất 16 ngày đêm để đào một tường hầm dài 48.7m (160 feet) và cao 1.82m (6 feet) từ một chuồng gà bên Đông Đức sang bên kia biên giới. Dựa theo lời kể của một thành viên tham gia, đường hầm đã được đào cao bởi vì các người đàn ông cao tuổi đó muốn “bước đến tự do với vợ, một cách thoải mái và bất khuất”.

Trong bộ quân phục

Điện ảnh thường miêu tả các binh sĩ cửa khẩu Đông Đúc là những người vô hồn với tinh thần thép để giữ mọi người dân ở lại. Nhưng rất nhiều trong số binh sĩ đó cũng muốn chạy khỏi Đông Đức. Một trong những lợi ích của công việc bảo vệ biên giới là một binh sĩ có thể hạy qua bên Tây Đức bất cứ lúc nào để đến với tự do. Và rất nhiều trong số họ đã làm điều đó. Hơn 1,300 người đã liều mạng trong 2 năm đầu kể từ khi Bức Tường Berlin được dựng lên.

Nhưng vụ chạy thoát nổi tiếng nhất thuộc về một binh sĩ 19 tuổi tên Conrad Schumann vào ngày 15 tháng 8, 1961, chỉ 3 ngày sau khi bức tường được dựng lên. Lúc đó bức tường chỉ là một đóng hàng rào kẽm gai. Schumann đã nhảy qua hàng rào đó trong bộ quân phục và tay cầm chặt cây súng. Một bức ảnh của Schumann nhảy rào đã trở thành một bức ảnh biểu tưởng thời Chiến Tranh Lạnh. Schumann cuối cùng cũng đã ổn định cuộc sống ở bang Bavaria và trở thành một thợ điều khiển máy. Anh ta đã tự tử vào năm 1998.

 

 

Tác giả: Ethan Trex
Dịch Giả: Ku Búa

spot_img
Triết Học Đường Phố
Triết Học Đường Phố
"Thà chết cho một ý tưởng bất diệt, còn hơn sống cho một ý tưởng phù du." — Steven Biko

BÀI LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

FOLLOW US

62,550Thành viênThích
3,699Người theo dõiTheo dõi
3,570Người theo dõiĐăng Ký
spot_img

BÌNH LUẬN MỚI

XEM NHIỀU

BÀI MỚI