18 C
Da Lat
Thứ Năm, 18 Tháng Tư, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Lực lượng đi làm và ăn bám ở Việt Nam

Featured Image: Wikipedia Commons

 

Dân số – Việt Nam có 92 triệu dân, xếp thứ 14 trên thế giới và chiếm 1.29% của tổng dân số thế giới.
Diện tích – Việt Nam có 330,000 km2, xếp thứ 74 trên thế giới.
Độ phổ biến của tiếng Việt – có 95 triệu người nói tiếng Việt, xếp thứ 16 trên thế giới.
Lực lượng lao động – Việt Nam có tầm 57 triệu người trong độ tuổi lao động, xếp trên dưới 13-15 trên thế giới.

Lực lượng nhân sự, lao động và chất xám của Việt Nam:

Việt nam có tầm 92 triệu người.
Trong 92 triệu người đó, tuổi 0-14 chiếm 24.3% ( 22.356 triệu).
15-24 tuổi chiếm 17.8% (16.376 triệu).
25-54 tuổi chiếm 44.8% (41.216 triệu).
55-64 tuổi chiếm 7.4% (6.8 triệu).
65 tuổi trở lên chiếm 5.7% (5.244 triệu).

Tính bình quân đơn giản, lấy phần tuổi lao động (vừa làm vừa học, lao động bán thời gian cũng như toàn thời gian) 15-54 tuổi, nghĩa là hiện tại Việt nam có tầm (16.376 triệu + 41.216 triệu) 57.592 triệu người trong độ tuổi lao động. Tính đơn giản là 57 triệu, chiếm 62% dân số.

Lực lượng sản xuất và ăn bám:

Việt Nam có 57 triệu người trong lực lượng lao động.
Việt Nam có 11 triệu người ăn lương biên chế nhà nước. Biên chế nhà nước ở đây là biên chế Trung Ương và Tỉnh trong bộ hành chính như Ủy Ban, Sở, Bộ. Chưa tính biên chế Công An, Quốc Phòng (Quân Đội) và các doanh nghiệp quốc doanh, liên doanh quốc tế và bán tư nhân (chiếm 19.2% của lực lượng lao động).
Trong biên chế Công An (bao gồm An Ninh Mạnh, Cảnh Sát Giáo Thông, Công An Nhân Dân, Cảnh Sát Cơ Động, Cảnh Sát Trật Tự) thì có tầm 5 triệu người làm toàn thời gian và bán thời gian, chiếm 8.77% của lực lượng lao động.
Trong biên chế Quốc Phòng (Quân Đội, Hải Quân, Không Quân) thì có tầm 5 triệu người, gồm lính và sĩ quan, chiếm 8.77% của lực lượng lao động.
Trong biên chế của các công ty quốc doanh (như Petrol Việt Nam, BKAV, VTV, Viettel) thì ước tính có trên dưới 3 triệu người, chiếm 5.26%.
Tổng cộng, trong lực lượng 57 triệu người của Việt Nam, có 24 triệu người làm cho chính phủ, nghĩa là ăn bám ngân sách của nhân dân, chiếm 42%.
Nghĩa là số lượng người đi làm, sản xuất sản phẩm hay dịch vụ cho xã hội chỉ chiếm 48% hoặc 27.36 triệu người.
Nghĩa là gần phân nửa lực lượng lao động ở Việt Nam đang sản xuất, còn phân nửa kia thì ăn bám phân nửa đang sản xuất.
Nghĩa là bạn làm 1 ổ bánh mì thì có 1 người khác ăn hết phân nửa ổ bánh mì của bạn.

Chưa hết

Nếu Việt Nam chỉ có 27.36 triệu người sản xuất ra sản phẩm và dịch vụ thật sự trong tổng dân số 92 triệu, thì có nghĩa là:
Số người đi làm thật sự chỉ chiếm 29.73% trong dân số 92 triệu.
Nghĩa là 1 người Việt Nam đi làm phải trực tiếp nuôi 2 người (1 người trong biên chế và 1 người ngoài như gia đình người thân).

Kết luận:

Giờ nói ngắn gọn vậy. Ở Việt Nam, cứ 1 người đi làm, thì có 1 người trong biên chế nhà nước ăn bám 1 người đó, và 1 người đi làm đó phải nuôi thêm 1 người nữa như người thân gia đình. Nghĩa là bạn làm 1 ổ bánh mì, thì bạn phải chia 2/3 ở bánh mì đó để nuôi trực tiếp và gián tiếp 2 người còn lại. Giờ bạn hiểu tại sao bạn đi làm hoài mà lương không tăng, không ngóc đầu lên được. Vì bạn vừa đi làm vừa phải cõng 2 người trên lưng.

Nói gọn lại lần nữa là: ở Việt Nam cứ 1 người đi làm thì có 1 người ăn bám.

 

 

Ku Búa

spot_img
Triết Học Đường Phố
Triết Học Đường Phố
"Thà chết cho một ý tưởng bất diệt, còn hơn sống cho một ý tưởng phù du." — Steven Biko

BÀI LIÊN QUAN

30 BÌNH LUẬN

  1. Tôi hi vọng những trang này nên gán mát 21+, cho những người đã có tư tưởng vẫn chắc, chứ những trang như thế này thì tôi chả hi vọng gì nó tồn tại. “Che dấu sự thật, bản chất, nói láo một cách trơ tráo”.

  2. PHẢN BIỆN:

    Cảm ơn tác giả trên “Triết học đường phố” đã đưa ra số liệu chi tiết. Có thể tác giả có thiện ý bày tỏ trăn trở của mình. Tuy nhiên, tôi nhận thấy là tác giả đang đánh tráo khái niệm ở đây. Không thể kết luận làm việc cho chính phủ nghĩa là ăn bám. Chẳng có quốc gia nào không có lực lượng làm việc cho chính phủ cả. Quan trọng là làm việc cho chính phủ một cách hiệu quả hay không? Nên phân biệt ra như thế.

    Các giáo viên ăn lương chính phủ, chẳng lẽ họ không làm việc? Và các công nhân sản xuất, cũng có những người ăn lương chính phủ đấy chứ. Thị trường lao động chia ra nhiều nhóm. Ta không kết luận giá trị lao động của họ chỉ đơn giản vì họ làm việc cho ai được.

    Khi đưa ra một tiền đề sai ngay từ đầu: Làm việc cho chính phủ = ăn bám. Thì mọi phép tính sau đó không còn đáng tin cậy. Ý tôi là, để đi kết luận này, nếu bạn phân tích một cách logic hơn, nó sẽ có giá trị hơn.

    Phản hồi chỉ mang tính xây dựng. Trăn trở một cách hợp lý sẽ thuyết phục hơn.

    Thân mến!

    (Đọc thấy bài dẫn lại trên GNA nên tôi tìm lại bài gốc trên THĐP để phản hồi. Mong tác giả lắng nghe với sự thiện chí, nếu thực sự bạn muốn thế :).

  3. Cụm từ ĂN BÁM ở đây hiểu như thế nào cho đúng bởi vì, những người ăn bám kia họ cũng phải lao động để kiếm sống chứ, nếu mà nói là họ ăn bám xem ra lương có 3 triệu hơn làm nhà nước chỉ đủ tiền đổ xăng xe chứ không chắc đã có cơm mà ăn!

      • Tất cả các số liệu có ở bài viết trên bạn có thể search trên Google để tìm ra nguồn gốc của nó. Tuy đối chiếu lại thì vẫn có sai lệch một chút ( không đáng kể ) so với dữ liệu gốc, nhưng chủ yếu là do một số dữ liệu tác giả có làm tròn ( như diện tích VN trên wiki là 331.210 km2 thì trên bài là 330.000 km2 ), một số khác là tổng hợp lại ( ví dụ như ở phần cơ cấu dân số: “tuổi 0-14 chiếm 24.3%”- số 24.3% ở đây là tác giả cộng lại từ 3 nhóm 0-4 tuổi, 5-9 tuổi và 10-14 tuổi- lấy nguồn từ bài viết về cơ cấu dân số được công khai từ trang web của Bộ Thông tin và truyền thông). Nhìn chung theo nhìn nhận của mình thì bài viết này có số liệu khá chính xác, đều lấy từ những nguồn thông tin minh bạch và “chính chủ” ( từ các trang báo chí truyền thông trực thuộc các Bộ cho đến các trang web của Chính phủ ) nên có thể tin tưởng được. Chỉ có vấn đề về tính chính xác trong suy luận của tác giá về tỉ lệ lực lượng ăn bám so với số người đi làm thì còn phải kiểm chứng thực tế lại và tùy theo góc nhìn nhận của mỗi cá nhân nữa thôi

  4. Lần đầu tiên nghe tới BKAV là công ty nhà nước. Chưa kể đến chắc công ty liên doanh, quốc doanh chắc không làm ra của cải vật chất, các ngành nghề như bác sĩ thì chắc cũng liệt vào ăn bám. Dạng ăn bám đó đang từng ngày cứu sống sinh mạng đấy, họ tạo ra vật chất bằng cách đưa trở lại nhân công đấy. Còn 1 dạng ăn bám nữa là na ná như Ku Búa ấy, kiểu ngồi không, chửi đổng.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

FOLLOW US

62,550Thành viênThích
3,699Người theo dõiTheo dõi
3,540Người theo dõiĐăng Ký
spot_img

BÌNH LUẬN MỚI

XEM NHIỀU

BÀI MỚI