18 C
Da Lat
Thứ Năm, 18 Tháng Tư, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Tôi bị nhiễm HIV, phần 2

Featured Image: Radoan_tanvir

 

Sống với HIV: Nỗi tức giận

Khi cơ thể bạn chất đầy nỗi đau đớn, bạn rất dễ trở nên giận dữ và khó kiềm chế. Và cuối cùng, nó sẽ trở thành những cơn thịnh nộ. Lúc đó, tôi thường đối phó với những vấn đề của mình bằng cách nổi điên. Bất cứ người nào thốt ra những câu nói mà tôi cho là khó chịu sẽ khiến tôi dường như muốn nổ tung, tự đấm tay vào tường, đập vỡ mọi thứ xung quanh hoặc làm những việc tương tự như vậy.

Nhưng tôi nhận ra rằng cơn giận có khả năng làm mờ tâm trí, khiến bạn hành động mù quáng. Tồi tệ hơn, cơn giận có thể làm tổn thương những người bạn yêu quý. Một cách tốt hơn để đối phó với các cơn đau là được khóc, bởi vì nước mắt không làm đau lòng ai và rồi sau đó, bạn sẽ thấy tâm trạng nhẹ nhõm và thoải mái hơn rất nhiều.

Nhưng vào một dịp khác, tôi đã trở nên quá ốm yếu và sụt cân khá nhanh. Tôi đã la hét, khóc váng và… nặng lời với Chúa. Tôi giang tay đấm mạnh vào bức tường trong phòng. Đúng lúc ấy, cha tôi đi tới. Ông đóng cửa phòng rồi điềm tĩnh nói với tôi: Con trai ạ, cha không thể giúp gì được con. Bác sĩ không thể giúp gì được con. Mẹ con không thể giúp gì được cho con. Bản thân con cũng chẳng thể làm gì. Nhưng chỉ có Chúa mới là người có thể giúp con vượt qua nỗi đau này. Ông nói xong rồi bước ra khỏi căn phòng mà chúng tôi đang đứng.

Sống với HIV: Tìm kiếm niềm tin

Sau đó, tôi đã ngừng “thở than” về Chúa, thậm chí là cầu xin sự giúp đỡ của Ngài bởi tôi biết mình không còn lựa chọn nào khác. May mắn thay, tôi đã lên cân và tế bào T đã quay lại ở ngưỡng 365. Điều đó là quá tốt. Tôi cảm thấy tuyệt vời và chỉ có thế là đủ.

Năm học mới đã đến. Tôi đang tìm kiếm phòng ký túc xá thì gặp một cậu bé cao gầy, tóc vàng đứng ở gần đó. Cậu kia bảo tôi: Trông cậu cũng khá đấy, có muốn ở chung phòng với tôi không? Lúc đó tôi trộm nghĩ: Cũng được, nhưng mà…..

Nhưng rồi sau đó, chúng tôi đã ở chung phòng với nhau và trở thành bạn tốt. Sau này, tôi phát hiện ra là người bạn cùng phòng của tôi là dân Kito Giáo. Thời đó, tôi nghĩ những gì liên quan đến Kito thực ra rất cố hữu, đạo đức giả và hay lên án người khác. Nhưng với bạn của tôi, anh ta có những suy nghĩ khác hơn. Giữa hai chúng tôi thực ra có quá nhiều điểm khác biệt.

Tôi phát hiện ra rằng anh bạn cùng phòng của tôi gặp phải hội chứng khó đọc. Lúc học bài, cậu ấy dường như gặp phải rất nhiều khó khăn trong việc phát âm hoặc luôn phải “vật lộn” với các con chữ. Nhưng anh bạn này không giống như tôi là cứ đấm bùm bụp tay vào tường nhà hoặc phá vỡ các đồ vật. Khi ấy, cậu ta đang cố điềm tĩnh trở lại. Nhắm mắt, hít thở thật sâu và cầu nguyện, sau đó mới quay trở lại công việc của mình. Tôi đã từng ngạc nhiên vì tại sao cậu ta lại có thể điềm tĩnh đến vậy trong khi có thể phá bĩnh giống như tôi?

Người bạn cùng phòng mời tôi đến dự một kỳ nghỉ xuân với anh ta tại bờ biển Daytona. Ở đó, bạn tôi bắt đầu trò chuyện với những anh chàng khác ở gần chúng tôi bên bờ biển. Lúc đầu, đó chỉ là những câu chuyện phiếm. Nhưng sau đó, bạn tôi đã quyết định nói chuyện về những vấn đề nghiêm túc hơn, sâu sắc hơn.

Thật khó để chia sẻ “vấn đề” của mình với những người lạ mới quen trên bờ biển, nhất là khi biết rằng bản thân mình có thể chết ở tuổi thanh xuân như trường hợp của tôi. Bởi thế, tôi trở nên khá mờ nhạt trong cuộc hội thoại giữa những anh chàng này vì không muốn tham gia. Nhưng họ vẫn tiếp tục trò chuyện, anh bạn của tôi bắt đầu nói về niềm tin với Chúa. Tôi cũng luôn có một bức ảnh của Ngài nhưng không biết có nên đặt niềm tin vào đó hay không. Và tôi lắng nghe những gì họ nói….

Sống với HIV: Đối diện với nỗi sợ hãi

Những anh bạn trên bờ biển hôm đó đã nói rất nhiều về đức tin của mình với Chúa. Từ hôm đó, cuộc đời của tôi đã đổi sang một trang mới. Tôi không còn cảm giác khiếp sợ mỗi tối trước khi lên giường khi phải nghĩ rằng cái chết đang sắp sửa ập đến với mình vào một ngày nào đó không xa. Cái chết chưa hẳn đã là một điều gì đó xấu xa, gây sợ hãi. Cái chết chưa hẳn đã kết thúc bằng bóng tối hoặc bị bao phủ bởi bóng tối. Tôi đã có sự quyết định cho riêng mình. Khi tôi chết đi, tôi sẽ dành phần đời ấy của mình với tình yêu bao la của vũ trụ…..

Tôi chỉ còn sáu tháng để sống. Hãy thử tưởng tượng mà xem, điều đó quả thực đã gây khó khăn cho cha mẹ tôi biết nhường nào bởi họ đang bất lực khi nhìn thấy cái chết của con mình đang diễn ra từng ngày trước mặt họ. Họ không thể làm gì cả. Chúng tôi không thể làm gì cả. Và cuối cùng, chỉ bằng cách tất cả chúng tôi đều đặt niềm tin ở Chúa.

Khi ở trong những nỗi tuyệt vọng, bạn cần phải dũng cảm đối mặt với sự thật và biết tìm kiếm niềm tin ở khắp mọi nơi, kể cả trong những lời cầu nguyện. Bạn thành tâm tức là bạn đã bắt đầu mối quan hệ của mình với các Đấng tối cao hoặc một đức tin nào đó mà bạn đi theo…..

Steve Sawyer đã qua đời vào ngày 13/3/1999. Đây là câu chuyện có thật của một thanh niên đã phải đối diện với căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS. Chấp nhận sự thật và kiếm tìm niềm tin là cách tốt nhất giúp bạn vượt qua những khó khăn, đau khổ trong cuộc sống. Đó là cách mà Steve đã nhận ra và kể lại cho bạn.

 

Tâm Giao

spot_img
Triết Học Đường Phố
Triết Học Đường Phố
"Thà chết cho một ý tưởng bất diệt, còn hơn sống cho một ý tưởng phù du." — Steven Biko

BÀI LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

FOLLOW US

62,550Thành viênThích
3,699Người theo dõiTheo dõi
3,540Người theo dõiĐăng Ký
spot_img

BÌNH LUẬN MỚI

XEM NHIỀU

BÀI MỚI