15.8 C
Da Lat
Thứ Bảy, 20 Tháng Tư, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Bạn ở vị trí nào trong “đám đông” náo nhiệt?

Featured image: Vbeercock

 

Bản thân tôi chỉ muốn ở ngoài rìa, đôi khi bước vào nhưng không ở trong đó quá lâu, tôi cố gắng tránh xa mọi sự chú ý, nói đúng hơn là tôi sợ “đám đông”.

Con người có xu hướng sợ hãi những thứ bản thân họ không hiểu rõ.

Tôi thì khác, tôi ngồi ngoài rìa nhưng tôi quan sát và hiểu rõ bản chất cơ bản của “đám đông”. Tôi sợ họ, mỗi người bọn họ đang đeo một cái mặt nạ và nó làm tôi phát điên để phân biệt giữa hai thành tố đúng và sai, càng ở lâu trong đó, tôi càng mất dần khả năng nhìn nhận và một cách nào đó tôi bị đẩy ra ngoài rìa đúng nghĩa đen theo bản chất của vấn đề, tôi bị ảnh hưởng 1 cách vô thức theo hiệu ứng đám đông, vì trước mặt tôi, có 1 kẻ đang cố đóng một vai diễn rất đạt, 1 kẻ là vai chính của trò chơi, kẻ là tâm điểm của mọi sự chú ý, hắn có thể là kẻ im lặng nhất đang giao tiếp bằng ngôn ngữ hình thể và cũng có thể là kẻ ồn ào nhất đang luyên thuyên không ngừng về 1 thứ tư tưởng chưa được xác thực và dù đúng hay sai, bạn sẽ bị ảnh hưởng… rất nhiều nếu không thể thoát ra.

Tại sao tôi để từ đám đông trong ngoặc kép? Định nghĩa tôi về đám đông trong bài viết này mang tính ẩn dụ vì đám đông của tôi đề cập đến chính là sự lan truyền về 1 hệ tư tưởng. Hệ tư tưởng đó đơn giản là từ một cuốn sách, một bộ phim, một hình ảnh, một câu nói từ 1 kẻ nổi tiếng..vân vân.. và hệ tư tưởng đó đang được lan truyền theo cấp số nhân từ người này sang người khác. Đó là “đám đông” – “Hiệu ứng đám đông”. Có thể tôi hoặc bạn đã từng ra một “hiệu ứng đám đông” rồi đấy thôi.

Bạn nghĩ tôi ghê tởm “đám đông”? Không, tôi hoàn toàn không ghê tởm “đám đông”, tôi đã từng nỗ lực vài lần để hòa nhập và thay đổi nó theo lẽ mà đúng như nó phải là chứ không phải là cái nó đang là, điều này khó hơn tôi tưởng tượng. Vì “đám đông” không phải là một bản thể riêng biệt, nó là một cơ số rối rắm đang được đan xen lẫn nhau một cách vô tổ chức, bạn không thể đánh số hay sắp xếp từng cá thể theo thứ tự trừ khi bạn thực sự trở thành KẺ MANG LẠI HIỆU ỨNG “ĐÁM ĐÔNG” – tâm điểm của mọi sự chú ý.

Như hòn sỏi được thả vào mặt nước tĩnh lặng, rồi hàng loạt những vòng tròn đồng tâm lan tỏa ra ngày càng rộng, chúng lồng vào nhau nhịp nhàng rồi để lại những sóng nhỏ, bạn không thể kiểm soát việc chúng giao động không ngừng. Số vòng tròn cũng như đường kính của chúng sẽ tỷ lệ thuận với khoảng cách cũng như khối lượng của hòn sỏi đó. Tâm điểm “đám đông” cũng mang lại hiệu ứng tương tự, nhưng nó không dễ hình dung bằng hình ảnh như vậy, cái tôi đang đề cập đến chính là tư tưởng. Nếu tư tưởng đó tốt thì bạn sẽ trở nên tích cực hơn, nhưng nếu nó xấu thì sao? Hệ lụy về tư tưởng sẽ bị bóp méo theo chìu hướng xấu tệ. Điều cơ bản là bạn đã có mặt trong đám đông đó và cảm thấy thích thú khi trở thành 1 phần của “những vòng tròn”, tiếp nhận mọi thứ 1 cách thụ động và mất đi khả năng phân biệt đúng sai.

Hãy chọn lọc. Ngày nay, các phương tiện truyền thông xã hội từ 1 show truyền hình thực tế đến một bài viết từ trang mạng xã hội cũng đủ để bạn ngộ thông tin.

Vì đơn giản 90% mọi người khi tiếp cận đến nó chỉ muốn được giải trí hay lấy lại tinh thần một cách thỏa đáng. Nhưng hãy luôn tự đặt ra vấn đề rằng nguồn gốc thông tin đó ra sao so với thực trạng của xh hiện tại,có mâu thuẫn nào không?

Lượt bình chọn của 1 ca sĩ được xem là tài năng có khiến bạn hài lòng không? Ai là kẻ giật dây của con rối đó?

Bài viết này có thực tế không? Bạn có bao nhiêu mâu thuẫn phát sinh khi đọc nên bài viết này? Bạn đang lắc lư và thích thú với một bài hát nhưng bạn có đặt ra câu hỏi vì sao lời nhạc lại quá vớ vẩn và vô nghĩa thế không? Bộ phim đó được nhiều người yêu thích nhưng xét về bản thân bạn về bài học rút ra từ bộ phim đó như thế nào?

Tất cả chúng ta chỉ muốn vui vẻ nhưng hãy một lần dừng lại và nhìn rõ bản chất của “hiệu ứng đám đông” đó. Vì tôi nghĩ rằng, đám đông đúng thì chưa chắc họ đã đúng,và một ngày bạn sẽ một mình chống lại đám đông để bảo vệ tư tưởng của riêng mình rồi từ một kẻ ở ngoài rìa bạn trở thành tâm điểm để rẽ hướng mọi sự sang một hướng tích cực hơn.

Ngà Hầm Hố

25/3/2015

spot_img
Triết Học Đường Phố
Triết Học Đường Phố
"Thà chết cho một ý tưởng bất diệt, còn hơn sống cho một ý tưởng phù du." — Steven Biko

BÀI LIÊN QUAN

2 BÌNH LUẬN

  1. nghe bạn nói có vẻ bạn là một người không thích đám đông không thích sự nhảm nhí . Ừ thì đồng ý với bạn nhưng thử hỏi nếu không có sự liên kết xã hội con người sẽ như thế nào mỗi người mỗi nơi mỗi viêc

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

FOLLOW US

62,550Thành viênThích
3,699Người theo dõiTheo dõi
3,540Người theo dõiĐăng Ký
spot_img

BÌNH LUẬN MỚI

XEM NHIỀU

BÀI MỚI