27.1 C
Da Lat
Thứ Năm, 18 Tháng Tư, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Đa đảng chỉ thực hiện được khi dân trí cao?

Featured image:  Onasill

 

Bài viết này mình nêu quan điểm về vấn đề: “Đa đảng chỉ thực hiện được khi dân trí cao?” Tôi hoàn toàn phủ nhận quan điểm này, đó là một suy nghĩ thiển cận.

Hệ thống đa đảng là hệ thống mà ở đó có hai hoặc nhiều hơn các đảng chính trị có khả năng giành quyền điều hành chính phủ một cách độc lập hay liên minh với nhau. Đảng nào lên cầm quyền là do dân bầu cử và phải có được những chính sách làm phát triển kinh tế, văn hoá xã hội, giáo dục… để đáp ứng sự kỳ vọng của cử tri. Dân trí là trình độ hiểu nhận thức của người dân về các mọi mặt của đời sống XH như kinh tế, văn hoá, chính trị, giáo dục…

Điều gì quyết định đến dân trí? Theo tôi đó là kinh tế và giáo dục

Kinh tế quyết định dân trí như thế nào? Kinh tế quyết định đến môi trường sống của chúng ta, tạo ra công ăn việc làm, tạo ra của cải vật chất như máy tính, tivi, tủ lạnh, điều hoà…làm cho cuộc sống thêm văn minh hiện đại. Một người sống trong môi trường văn minh hiện đại sẽ dễ dàng được tiếp xúc với các nền văn hoá mới, các tri thức mới thì sự nhận thức hẳn sẽ cao hơn một người sống ở nơi lạc hậu. Người sống miền suôi nhận thức cao hơn người miền núi, người sống ở thành thị nhận thức cao hơn người sống ở nông thôn, một em bé Việt Nam lớn lên ở châu Âu thì trình độ nhận thức cũng như người bản địa vậy. Khi kinh tế phát triển thì con người mới quan tâm hơn đến các vấn đề của XH. Thật vậy, “khi người ta bị đau chân thì người ta chẳng nghĩ được gì khác ngoài cái chân đau của mình” (Nam Cao, Lão Hạc), khi mà con người còn mải lo nghĩ đến miếng ăn cái mặc hằng ngày thì họ đâu thể lo nghĩ đến các vấn đề của XH nữa, tham nhũng ra sao? giáo dục thế nào? đối xử thế nào với người nghiễm HIV? Họ bận rộn lo toan đến những nỗi lo hàng ngày, nếu có quan tâm đến các vấn đề XH thì cũng không có nguồn lực để góp sức. Kinh tế XH ảnh hưởng trực tiếp đến dân trí.

Giáo dục quyết định dân trí như thế nào? Các thế hệ đi trước chúng ta không có điều kiện được học hành đầy đủ, nên họ kém hiểu biết về XH cũng phải. Nhưng chúng ta thì sao? Giáo dục đào tạo một ý thức hệ cho thế hệ trẻ, dạy họ sự hiểu biết về các vấn đề XH để tương lai họ làm chủ đất nước. Có thể nói giáo dục quyết định đến trình độ dân trí trong tương lai. Nhìn vào nền giáo dục nước ta có quá nhiều bất cập, yếu kém. Chất lượng giáo viên không tốt, không truyền cảm hứng được cho học sinh, một nền giáo dục mang nặng tính hình thức, chạy theo thành tích. Những cô cậu học trò chỉ như những con rối bị điều khiển.

Tại sao học sinh tiểu học phải đi học thêm quá nhiều khi chúng chỉ cần biết những phép toán cơ bản cộng trừ nhân chia, cái chúng cần học là cách ứng xử, sự tôn trọng, kỷ luật thì không được dạy. Tại sao học sinh phổ thông cứ phải học những môn mỹ thuật, âm nhạc khi chúng không có năng khướu, không có nhu cầu, sao cứ phải học quá nhiều những môn toán văn khi tương lai nghề nghiệp chúng không cần biết làm bất đẳng thức, giải hệ phương trình hay phân tích tác phẩm? Sao họ không được học những kiến thức quan trọng như kỹ năng sống, giáo dục giới tính? Sao cứ phải chạy theo những hư danh hão huyền như học sinh giỏi, hạnh kiểm tốt, tốt nghiệp 99% hay một trường đại học thật danh tiếng? Một nền giáo dục yếu kém như vậy, liệu bạn có tin tương lai dân trí sẽ tốt lên nhiều không?

Có phải dân trí Việt Nam thấp là do sự độc tài của một Đảng? Có lẽ là vậy, hãy xem sự độc tài này ảnh hưởng đến nền kinh tế và giáo dục như thế nào.

Thể chế chính trị nước ta là một đảng độc tôn. Đảng điều hành các cơ quan hành-lập-tư pháp, giáo dục, quân đội, y tế, kinh tế… và yêu cầu phải tin tưởng tuyệt đối, trung thành tuyệt đối. Đảng Cộng Sản hiện nay chỉ là một tổ chức thối nát gồm những kẻ kém tài, kém đức những kẻ mà gia đình có “cơ” nên được kết nạp. Tôi có quen một cậu bạn được kết nạp Đảng từ khi 17t vì bố cậu ta làm “to”. Một học sinh 17t đã thực sự hiểu về XH chưa ạ? Đã hiểu về chính trị chưa ạ? Đã hiểu gì về nền kinh tế chưa ạ? Một tổ chức đóng vai trò là đầu não của cả nước nhưng lại không có chất xám thì đất nước có phát triển được không? Họ có thể đưa ra những chính sách để thúc đẩy mạnh mẽ nền kinh tế hay đổi mới phương pháp giáo dục hiệu quả không? Tôi không tin vào điều đó. Họ liên tục đưa ra các đề án đổi mới giáo dục như thay đổi hình thức thi, thay đổi chương trình SGK nhưng đều không có hiệu quả gây lãng phí tiền của. Ngay từ đầu hệ thống giáo dục đó đã yếu kém, còn những con người lãnh đạo nó cũng ngu dốt thì có thay đổi đến mấy cũng vô dụng.

Việt Nam với điều kiện giàu tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý trọng yếu của khu vực mà nền kinh tế vẫn là kém phát triển, tài nguyên bị lãng phí, thu nhập bình quân đầu người 1990USD/1 người/ 1 năm kém xa Malay, Thai và sắp bị Cam, Myan vượt mặt. Chúng ta tự hào có nguồn lao động trẻ dồi dào nhưng thực tế tỉ lệ thất nghiệp lại ở mức cao ( mấy anh chị đi chợ búa vẫn bị coi là thất nghiệp nhé) trong khi lại tạo điều kiện cho hàng vạn lao động TQ. Lý tưởng của CNXH rõ ràng là không phù hợp để phát triển kinh tế, hãy nhìn vào các doanh nghiệp nhà nước để thấy rõ điều đó. Một DNNN là doanh nghiệp có số vốn nhà nước trên 50% và nhà nước cử một người đại diện giả sử là bạn để điều hành. Nếu DNNN làm ăn thua lỗ thì có ngân sách bù đắp, nếu làm ăn có lãi thì số tiền đó nộp vào kho bạc quốc gia chứ không thuộc về bạn. Vấn đề ở đây là cho dù bạn không làm việc hiệu quả thì vẫn được trả lương, vậy không có gì thôi thúc những người làm DNNN làm việc hết sức mình, cống hiến hết sức mình cả. Giả sử bạn cố làm việc chăm chỉ, sáng tạo vậy còn những người đồng nghiệp có làm như bạn không khi mọi người đều có tâm lý “cha chung không ai khóc”. Và con người luôn có lòng tham, các nhân viên tìm cách lợi dụng công quỹ, còn bạn rồi cũng sẽ tìm cách chiếm đoạt một phần số tiền lãi của DNNN, bạn có khẳng định sẽ không bị lu mờ vì lòng tham không? Vinashin, Vinaline liên tục thua lỗ để nhà nước phải gánh nợ; PetroVietNam, Evn làm ăn có lãi nhưng không tương xứng với nguồn tài nguyên của chúng ta. Nền kinh tế định hướng theo XHCN đã kích thích lòng tham con người một cách tiêu cực và sử dụng không hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên con người dẫn đến kinh tế chậm phát triển.

Tại sao đa Đảng sẽ giúp cải thiện dân trí? Vậy xem đa Đảng có giúp kinh tế XH phát triển hơn, giáo dục tốt hơn không?

Ở mọi tầng lớp trong XH đều đã không còn tin tưởng vào nên kinh tế XHCN, những mâu thuẫn giữa tư nhân và DNNN khi tài nguyên không được sử dụng hiệu quả. Tôi suy đoán khi chúng ta thực hiện đa đảng thì nền kinh tế cũng sẽ thay đổi theo hướng tư bản.

Kinh tế tư bản có phát triển hơn kinh tế XHCN không? Đơn giản cứ nhìn vào nền kinh tế các nước tư bản và các nước XHCN xem ai hơn ai. Kinh tế các nước tư bản đang phát triển vượt xa kinh tế XHCN về GDP, thu nhập bình quân đầu người, cơ sở hạ tầng( cơ sở hạ tầng trong triết học). TQ có nền kinh tế lớn thứ hai thế giới nhưng vẫn bị đánh giá là không bền vững, thu nhập bình quân đầu người 9142 USD(2013) kém xa Malay, Sin; kết cấu cơ sở hạ tầng không bền vững [1]. Hay trong nước, kinh tế tư nhân biết trọng dụng nhân tài ứng dụng KH KT hơn hẳn DNNN, bệnh viện tư có đỗi ngũ bác sĩ chất lượng dịch vụ tốt hơn bệnh viện công. Tìm hiểu hơn về kinh tế tư nhân, đó là doanh nghiệp do một người bỏ vốn ra làm chủ, tiền lãi hoàn toàn thuộc về người đó. Do con người luôn có lòng tham nên người này sẽ luôn muốn mình có nhiều tiền hơn, và tìm cách để doanh nghiệp của mình phát triển hơn. Để làm được điều đó, anh ta phải đầu tư vào KH KT, tìm kiếm trọng dụng nhân tài, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên có được. Nhờ đó doanh nghiệp tư nhân sẽ phát triển hơn, kiếm được nhiều tiền hơn. Kinh tế tư bản đã kích thích lòng tham con người một cách tích cực, tài nguyên trong tư bản được khai thác và sử dụng hiệu quả, họ là những người đầu tư nhiều nhất vào Khoa học công nghệ, cũng như trọng dụng nhân tài.

Thể chế chính trị đa đảng buộc những con người nắm quyền điều hành phải làm việc hết sức mình để có thể làm hài lòng người dân. Sẽ không có truyện chạy chức chạy quyền, không có COCC nhờ mối quan hệ; sẽ là những người có thực tài. Họ sẽ đưa ra được các chính sách phát triển kinh tế cũng như cải cách giáo dục. Tôi tin từ đây giáo dục nước nhà sẽ có chất lượng hơn, các vấn nạn ngành giáo dục sẽ bị loại bỏ, thế hệ sau chúng ta sẽ được đào tạo trở thành những công dân thực sự có ích. Như tôi nói ở trên thì kinh tế XH phát triển, giáo dục có chất lượng thì dân trí cũng sẽ đi lên.

Tại sao không phải thay thế ĐCS bằng một đảng khác theo lý tưởng CNTB mà phải là đa đảng? Bởi vì chỉ có đa đảng đối lập mới có thể tạo nên một thể chế chính trị mạnh khoẻ. Những con người của từng đảng phái phải làm hết sức mình, phải ganh đua với những con người ở đảng khác để chiếm được lòng tin của nhân dân những người có quyền quyết định Đảng nào nắm quyền. Sẽ luôn có những người quan sát việc làm của bạn, nếu bạn làm sai, tham nhũng, lạm quyền bạn sẽ bị pháp luật trừng trị. Vì tam quyền phân lập nên sẽ không có truyện dùng mối quan hệ, hay uy thế của Đảng phái mà thoát tội. Mặc dù lý tưởng của CNXH không phù hợp để phát triển kinh tế nhưng ĐCS vẫn giữ một vai trò quan trọng. Nhờ có lý tưởng của CNXH mà người công nhân ý thức được giá trị của mình và nhà tư bản cũng phải coi trọng họ. ĐCS cần phải tồn tại nhằm đấu tranh cho quyền lợi của giai cấp công nhân, bắt buộc nhà tư bản phải đảm bảo các điều kiện làm việc ngày làm 8 tiếng, bảo hiểm XH, bảo hộ lao động, môi trường làm việc trong sạch… Đó là những gì mà tư bản hiện đại phải làm khi phát triển kinh tế.

Chúng ta cần phải đấu tranh cho một XH tốt đẹp hơn vì chúng ta không muốn sống trong một XH tồi tàn như thế này, chúng ta không muốn những người mình yêu thương phải khổ sở với cuộc sống đầy bất công, con cháu chúng ta được giáo dục thành người có ích. Chúng ta cần được bảo vệ, chúng ta cần bảo vệ những người mình yêu thương và cách tốt nhất chính là xây dựng một XH tốt đẹp hơn. Tôi tin đa đảng là con đường chúng ta cần đi.

 

Nguyễn Đỗ Văn

spot_img
Triết Học Đường Phố
Triết Học Đường Phố
"Thà chết cho một ý tưởng bất diệt, còn hơn sống cho một ý tưởng phù du." — Steven Biko

BÀI LIÊN QUAN

44 BÌNH LUẬN

  1. Cũng như nền Kinh Tế Tư Bản , nền Kinh Tế Thì Trường thì Xã Hội Tư Bản , Xã Hội Đa Nguyên( đa đảng ) đã tồn tại hàng trăm năm nay. Các nước có Xã Hội Đa Nguyên như Campuchia , Thai Lan , Tunesia , Irak…. và gần 200 nước có Xả Hội Đa Nguyên họ điều có Dân Trí cao? Việt Nam không cần Nhân Quyền , Đa Đảng khi Dân Trí cao…là những câu nói ấu trí , vô liêm sỉ , tự sỉ nhục Dân Tộc Việt của các Quan Chức cộng Sản với bằng cấp chiến khu , rừng rú hoang dã mới Làm quen với Thế Giới văn minh .Bởi cộng Sản sinh ra trong nghèo đói và ngu dốt lớn lên nhờ Bạo Lực , khủng bố và tham nhũng ,chết đi trong sự phỉ nhổ và khinh bỉ của Nhân Loại

  2. vn minh kiểu gì rồi cũng đa đảng, vài nước độc tài ngày càng run rẩy như lá khô trước gió. Vấn đề là đảng độc tài chấp nhận nó như thế nào?
    Nếu bọn họ còn một chút yêu nước, yêu tổ quốc, thì bọn họ nên học tập Campuchia, Miến Điện. Còn họ cố gắng bám lấy quyền lực để tiếp tục vơ vét, nhân dân sẽ chấp nhận đau thương, và lôi cổ họ xuống.
    Bố mẹ tôi thường bảo, đa phần các quan chức đảng viên trong chính phủ đều tham nhũng. Lương hưởng chục triệu, mà nhà lầu xe hơi???????????

  3. Bài hay quá
    vì sao THĐP ko kết nối trực tiếp công cụ share bài hiệu quả hơn đến mọi người
    mình thấy bài viết quá hay nhưng cách thức truyền thông còn khá yếu
    chỉ có 3 like và 7 bình luận

  4. Bạn nói đúng lắm, phân tích sâu lắm. Nhưng nhìn ra ngoài xã hội ngoài kia đi. Dân ngu đầy đường, vô học thức đâu đâu cũng có. Rồi miền núi, vùng nông thôn vẫn còn nhiều nhiều lắm những kẻ u mê tin vào mặt trời độc đảng của ĐCS. Con đường nâng cao dân trí, cho mọi người nhìn thấy ngay trước mắt thôi cũng vẫ còn dài lắm. Không biết bao giờ mới thành công.

  5. Cá nhận mình thấy dân trí chỉ là 1 yếu tố để thay đổi. Vấn đề đặt ra là đa Đảng thì phải hiện nó cụ thể như thế nào chứ không chỉ nói xuông là đa Đảng như cái máy như vậy được ( 2, 3 hay bao nhiêu Đảng, cơ chế nghị viện hay tổng thống hay là bán tổng thống? rồi tương quan giữa các Đảng ra sao? cơ chế bầu cử như thế nào?) với tam quyền phân lập ( phân quyền rắn như Mỹ hay mềm như 1 số nước theo chế độ nghị viện?). Về mặt lý thuyết thì những yếu tố này mới là then chốt để 1 chế độ được bền vững và cần phải được nghiên cứu 1 cách khoa học chứ không chỉ nói 1 câu như vậy là xong. Lựa chọn chế độ nào thì còn tuỳ thuộc vào rất nhiều yếu tố ( dân trí, văn hoá, truyền thống, bản sắc…), Nếu áp dụng không đúng hay bắt chước 1 cách cứng nhắc những mô hình của các nước trên vào VN thì chắc chắn bộ máy sẽ bị rối loạn, kinh tế không những không phát triển được mà còn gây ra 1 sự xáo trộn xã hội nghiêm trọng. vd như nước Pháp trong lịch sử đã rất nhiều lần áp dụng mô hình quân chủ lập hiến rất thành công của Anh nhưng lần nào cũng kết thúc bằng đảo chính và như 1 thói quen lệ thuộc họ lại chọn cách quay về 1 nền độc tài nào đó. Tôi nói như vậy không phải là ủng hộ độc Đảng hay cơ chế hiện tại, mà là cá nhân tôi thấy chúng ta còn thiếu quá nhiều yếu tố (vd: những nhà tư tưởng, những người có trình độ về cơ chế chính trị, và những người có tâm có tầm, và quan trọng nhất là gây dựng được niềm tin trong lòng mọi người) để có thể “thả trôi” nền chính trị 1 cách khoa học vì sẽ rất dễ bị các nước giầu mạnh hơn tung tiền vào thâu tóm các Đảng phái rồi cũng sẽ không khác gì con cờ thí trong tay các nước mạnh. Nhìn Ukraina, và các nước tự hào là Mùa Xuân Ả rập ( như Tuinisie, Ai cập…) sau khi nhờ Mỹ lật đổ được các độc tài rồi họ làm được gì tiếp theo ngoài việc để rơi vào tay 1 thằng độc tài khác và đất nước chìm ngập trong bom đạn? Đúng như bạn nói giáo dục là vấn đề cốt lõi ở đây nhưng giáo dục thì cần có thời gian đôi khi là rất nhiều thời gian. Nếu chúng ta không giáo dục 1 cách “chính thống” được thì hãy làm bằng khả năng mỗi người có thể. Tôi rất vui khi nhìn thấy các bạn ở THĐP hào hứng bàn bạc, tranh luận về vấn đề đổi mới. Nhưng nhìn lại page chúng ta cũng mới chỉ có vài trăm ngàn người, cứ tính xông xênh là vài triệu thậm chí chục triệu người có tầm nhìn đi chăng nữa nhưng ngoài kia còn 70-80 triệu người khác còn đang không định hướng, nghèo đói, tệ nạn (nhìn các vùng quê, miền núi..). Nếu có đổi mới bây giờ rồi chúng ta lại giống Thái Lan khi mà chênh lệch dân trí quá lớn giữa số đông và thiểu số và rồi lại kết thúc bằng đảo chính, bất ổn chính trị triền miên. Có dân chủ giờ thì phần lớn người dân cũng còn quá “non” để có thể duy trì một chế độ bền vững, 1 đất nước hùng mạnh. Chỉ hy vọng mỗi người chúng ta có thể tự rèn luyện tư duy, văn hoá biện luận và truyền 1 hệ tư tưởng mới đến những người xung quanh như những nhà triết học Ánh Sáng đã “khai sáng” người dân trong thời phục hưng của Châu Âu. Rất vui vì được đóng góp chút ngu ý của mình ở đây.

    • nền dân chủ Tuinisie, Ai cập, Thái Lan …là những nèn dân chủ còn non, rồi họ sẽ trưởng thành thôi. Như đứa trẻ vậy, k chịu làm trẻ con thì sao thành nguoif lớn được?
      Đảng csvn muốn người dân vn mãi mãi là trẻ con , để họ xoa đầu, nên bày đặt ‘ dân trí thấp, đa đảng loan…’, và cũng xỉ nhục dân trí vn mình quá. Có lèo tèo vài nước độc đảng/ toàn thế giới. Thực là k có dây thần king xấu hổ, quá trơ chẽn!

      • Mình ko bảo là ủng hộ độc đảng, bạn có thể đọc kỹ lại trước khi comment và trên thế giới còn rất nhiều các nước vẻ ngoài dân chủ nhưng thực chất là độc tài như ở Nam Mỹ, Trung Đông chứ không phải lèo tèo bạn có thể google để rõ hơn. Đúng là không trẻ con thì không lớn được, nhưng thay vì vứt 1 thằng trẻ con ra đường để xã hội dậy với những nguy cơ tệ nạn, trộm cướp, và không quay trở lại được và với việc giáo dục 1 đứa trẻ vững vàng hơn rồi để nó ra đời bạn sẽ làm như nào?

        • Tôi lại thấy tác nhân gây loạn chính là các đảng viên đảng cầm quyền cùng đám cách hẩu. Do một đảng, hoặc độc tài, được hưởng nhiều quyền lợi, tự do tham nhũng, cho nên cố sống chết để giữ, dù gây đổ máu, loạn lạc với nhân dân.
          Cớ sao lại bảo do dân trí?
          Phải nói là đảng trí chưa cao chớ!

          • Bạn có thể đọc lại kỹ lại nhg luận điểm của m trước khi bình luận như vậy. Cái từ trẻ con là bạn nói ra chứ k phải mình. Mình chỉ mượn ví dụ của bạn để làm luận điểm thôi. Còn mình thấy trong bình luận của bạn rất mâu thuẫn. Cái thằng “ăn cắp” mà bạn nói nó ko rảnh để lên đây comment và dạy dân trí đa đảng đâu vì chính sách của họ là “ngu để trị”. Nữa là bạn thay vì đọc luận điểm chỉ lo đi chụp mũ và nói càn như thế sao thuyết phục được người khác? Là tâng lớp tri thức thì nên nhìn nhận đánh giá vấn đề phải khách quan biết chúng ta còn thiếu gì để sửa đổi và phát triển.

          • ‘ Có dân chủ giờ thì phần lớn người dân cũng còn quá “non” để có thể duy trì một chế độ bền vững, 1 đất nước hùng mạnh.’
            Đây có phải câu bạn viết?
            ‘ QUÁ NON’ của bạn nó biểu hiện cái gì, một đứa trẻ cần dậy dỗ?
            Đó chính là mùi tuyên ráo của văn bạn đó. Khi cần dân cho mục đích của đảng, họ ba la…vạn lần khó dân liệu cũng xong. Khi dân cần đa đảng để khỏi lạc lõng ngược chiều với xa lộ thế giới, bip cái mõm ăn cắp tham nhũng của đảng.
            Thì : dân trí thấp, ‘ quá non’ này nọ…
            Bạn có biết vn ta từ thập niên 80 ngược về trước, qua cả thời cs , đã có đa đảng k?
            Chả nhẽ hơn 60 năm dưới sự chăn dắt của đảng, tôi , bạn và cha mẹ tôi, dân tôi quay lại thời nguyên thủy?

            Mấy dòng cho bạn tầng lớp trí thức , khỏi ấm ức vì cho người khác là chụp mũ và nói càn.

          • Thế mình mới bảo bạn cần phải đọc lại rồi hãy comment. Non ở đây là chúng ta thiếu những phân tích có chiều sâu nhưng yêu tố cần thiết tôi nói đến ở đoạn đầu vì đấy mới là những yêu tố quyết định chứ không phải dân trí. Tôi với bạn vốn có cùng quan điểm trong việc dân trí nhưng vì bạn không chịu đọc mà cứ comment nên nó mới ra như vậy? Còn chính trị bây giờ với những năm 80 là 2 thứ khác nhau vốn dĩ không thể so sách được như bảo làm giầu thời xưa dễ nên với thời nay cũng vậy vậy. Còn tôi cũng không ủng hộ độc đảng ( đấy là cái mà lần nào tôi cũng nhấn mạnh cho bạn hiểu nhưng bạn cố tình không hiểu- nên tôi mới dùng từ chụp mũ). Tôi chả hiểu ai tuyên giáo khi chỉ có bạn trích nhưng câu tuyên truyền, tẩy não của Đảng ra để gán vào mồm tôi? Bạn có ghét ĐCS đi nữa thì cũng phải giữ cái nhìn khách quan trên quan điểm của người khác chứ không phải cứ nhảy dựng lên cả vú lấp miệng em là bạn thắng. Tôi comment ở đây cũng là để nói quan điểm cá nhân trên vấn đề này có thể đúng, sai tôi đều tôn trọng nhưng cách mà bạn bác lại nó đã không thuyết phục được người đọc rồi. Chúc bạn 1 ngày tốt lành.

          • Vậy ra ‘quá non’ ở đây là chưa đủ trình để hiểu , phân tích thế nào 2, 3 đảng, tam quyền phân lập, nghị viện hay tổng thống,,,
            Và cái này k thuộc phạm trù dân trí???
            Ô hô, bạn giỏi thật, cảm ơn bạn đã khai sáng!

            Cách đây 69 năm, hiến pháp 1946 của cụ Hồ đã có đầy đủ những gì mà bạn mà bạn viết ở đoạn đầu.
            Bây giờ, thế kỷ 21, còn lèo tèo vài nước độc đảng, nhưng bạn vẫn tâm tư, và NO dân còn ‘quá non’!!!!!

            Tôi vẫn kiềm chế đó bạn, còn cái mùi tuyên ráo, mà tôi phảng phất thấy trong văn bạn, thì tôi nói thôi, tôi đâu có bảo bạn là DLV, hay tuyên ráo. Cái giọng ru ngủ dân kiểu đa đảng là loạn như Thái…của bọn tuyên ráo, DLV thì ngập đầy trên mạng.

            Còn tôi nói thật, bạn viết dân ‘quá non’ là xúc phạm đấy.Trong những đất nước dân chủ, k ai (ngu) dám nhận xét dân thế đâu.
            Còn toàn trị với họng súng trong tay thì k nói. 🙂

        • ý bạn nói nhân dân (trẻ con ) cần kèm cặp , định hướng để trưởng thành?

          tôi đã nói rồi, trong văn của bạn vảng vất cái mùi tuyên ráo.

          Nhân đân đẻ ra đảng, nuôi đảng từ trong trứng nước, nay nó vỡ bọng cứt, quay trở lại định hướng dân, dậy dỗ dân về dân trí đa đảng? Những thằng tham nhũng, ăn cắp đó?
          Bạn có biết ai đã nịnh dân bằng câu này k : ‘ Dễ trăm lần không dân cũng chịu Khó vạn lần dân liệu cũng xong ‘ . Bây giờ ra giàng rồi thì bắt đầu lờ dân đi, ‘ đã có đảng và nhà nước NO’, rồi mất dậy cao giọng dậy dỗ dân, kiểu như chúng mày ( dân) dân trí còn thấp??? k thể đa đảng?
          Đúng là xỉ nhục dân vn mà!

          cái bài này bàn về đa đảng mà, sao lôi độc tài nam mỹ vào? thế nó có một đảng k?
          Tôi đề nghị triết học đường phố viết một bài về độc tài nhưng đa đảng và TỔNG TRỊ một đảng xem cái nào khốn nạn hơn, hả?

        • tôi đã nói rồi, trong văn của bạn vảng vất cái mùi tuyên ráo.

          Nhân đân đẻ ra đảng, nuôi đảng từ trong trứng nước, nay nó vỡ bọng cứt, quay trở lại định hướng dân, dậy dỗ dân về dân trí đa đảng? Những thằng tham nhũng, ăn cắp đó?
          Bạn có biết ai đã nịnh dân bằng câu này k : ‘ Dễ trăm lần không dân cũng chịu Khó vạn lần dân liệu cũng xong ‘ . Bây giờ ra giàng rồi thì bắt đầu lờ dân đi, ‘ đã có đảng và nhà nước NO’, rồi mất dậy cao giọng dậy dỗ dân, kiểu như chúng mày ( dân) dân trí còn thấp??? k thể đa đảng?
          Đúng là xỉ nhục dân vn mà!

          cái bài này bàn về đa đảng mà, sao lôi độc tài nam mỹ vào? thế nó có một đảng k?

    • Ở mọi tầng lớp trong XH đều có rất nhiều những người bất mãn với chế độ này và muốn thay đổi nó. Vấn đề là họ chưa nhận thức được nguyên nhân là do đâu, cách thức đấu tranh như thế nào để rồi họ thốt lên một câu:”biết làm sao chứ”. Nhiệm vụ của những người như chúng ta là giải thích cho họ hiểu, truyền đạt tư tưởng cho họ, thuyết phục họ với tư tưởng của mình, tin tưởng vào lý tưởng dân chủ hoá. Khi có nhiều người ủng hộ chúng ta thì nhất định sẽ làm được.

  6. Đa đảng chỉ thực hiện được khi dân trí cao?nhưng khổ nổi độc đảng thì dân trí không bao giờ cao được.Cái vòng lẫn quẩn này cũng chính do độc đảng tạo dựng ra.

  7. Tôi cũng tin đây là con đường giúp cho Việt Nam phát triển. Độc quyền, độc tôn không bao giờ là tốt cả. Tôi biết điều đó, bên cạnh tôi cũng rất nhiều người biết nhưng phải làm thế nào để thay đổi điều đó thì chúng tôi không biết. Có lẽ điều này chỉ đến nếu có sự thay đổi từ trong nội bộ tự Đảng Cộng Sản phân chia làm 2 Đảng phái hay xấu hơn là đến khi Trung Quốc sát nhập Việt Nam như Nga sát nhập Crimea.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

FOLLOW US

62,550Thành viênThích
3,699Người theo dõiTheo dõi
3,540Người theo dõiĐăng Ký
spot_img

BÌNH LUẬN MỚI

XEM NHIỀU

BÀI MỚI