16.6 C
Da Lat
Thứ Sáu, 19 Tháng Tư, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Hãy tập trung giáo dục nhân cách cho trẻ em

 

 

  • “Hiền tài là nguyên khí Quốc gia.”
  • “Tiên học lễ, hậu học văn.”

Đó là những khẩu hiệu rất nổi tiếng, mà hầu như mỗi ai trong chúng ta đều thuộc nằm lòng. Khẩu hiệu được treo lên ở những vị trí trang trọng nhất, dễ thấy nhất để nhắc nhở chúng ta về tầm quan trọng của hiền lễ. Rõ ràng ông cha ta từ xưa đến nay vẫn trọng chữ lễ nghĩa trước, lấy nhân cách con người làm gốc. Có nhân cách tốt rồi sẽ có thể làm những việc khác. Một nhân cách tốt sẽ hướng con người làm những việc có ích cho xã hội, nếu có tài còn có thể phát triển xã hội lên một tầm cao mới. Còn nếu chỉ có cốt cách, không đủ năng lực thì chí ít cũng không gây hại đến người khác, phá hoại đến sự phát triển chung của loài người.

Nhìn vào thực tế xã hội bây giờ, hôm nay báo đăng chỗ này con cái mắng mỏ, đánh đập cha mẹ, con cái đẩy cha mẹ ra đường, chỗ kia trò đánh thầy, sỉ nhục lăng mạ thầy, hay chỗ khác, học sinh làm đại ca trong trường, lột quần áo, lên mặt dạy đời bạn bè ngay trong lớp học rồi quay clip tung lên mạng. Hay khi ra đường, trên người không dám đeo một đồ trang sức, tay lúc nào cũng vịn vào túi giữ chặt cái ví. Không phải tất cả con cái, học sinh đều làm như vậy, không phải mọi nơi đều như vậy nhưng nhìn chung và dự đoán cho một xã hội tương lai với nguồn nhân lực bắt nguồn từ những thế hệ như vậy, liệu có dám chắc có một xã hội bền vững, vươn tầm sánh vai với các cường quốc khác như lời Bác Hồ đã dặn dò. Những sự việc đáng tiếc như vậy bắt nguồn từ đâu, không ai sinh ra tự như vậy cả, cũng chẳng có sách vở nào dạy như vậy cả, có chăng đó chính là cái lỗ hổng của giáo dục hiện tại.

Nhìn vào các nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản, hay các nước châu Âu,… cũng có những tình trạng giống như Việt Nam, nhưng đó chỉ là thiểu phần vì không thể có một kế sách nào có thể hoàn hảo cho tất cả được. Tập trung giáo dục nhân cách cho trẻ em luôn là một trong những công việc đầu tiên mà bất kì một quốc gia trên thế giới này đều thực hiện, nhưng mỗi nước có cách thực hiện khác nhau, mỗi nước có mức độ quan tâm khác nhau. Chỉ là nước này theo kiểu này, nước khác theo kiểu khác tuỳ thuộc vào đặc điểm của mỗi vùng, mỗi quốc gia.

Mỗi một đứa trẻ sau khi được sinh ra, hầu hết được nuôi dưỡng trong tình thương yêu của cha mẹ, ông bà, thầy cô giáo. Mỗi đứa trẻ đều nhận được sự giáo dục nhân cách để trở thành một con người có ích cho xã hội. Đứa trẻ nào hầu hết cũng được dạy phải biết yêu thương, chia sẻ, trung thực, và những nhân cách cần có trong cuộc sống. Ví dụ như trẻ em ở Mỹ được dạy biết giữ uy tín, kính trọng, lễ phép, tinh thần trách nhiệm, ngay thẳng, lương thiện, biết quan tâm và có bổn phận của một công dân xuyên suốt những năm đi nhà trẻ và 12 năm đi học. Trẻ em ở Nhật đâu được học chữ viết như các nước khác, mỗi ngày đến trường cô giáo đều dạy cho trẻ biết mỉm cười, biết nói câu cảm ơn, xin lỗi, nhường nhịn người khác, tôn trọng người khác, hay là tinh thần tự lập, tập cho trẻ thói quen sinh hoạt hằng ngày, và muôn vàn đức tính cần có trong cuộc sống. Rõ ràng với việc quan trọng hoá giáo dục nhân cách cho trẻ đã và đang phát huy tác dụng tích cực. Những nước phát triển đều là những nước có nền giáo dục rất tốt. Giáo dục ở đây không có nghĩa là dạy chữ tốt, mà còn dạy nghĩa cũng tốt.

Quay lại nước Việt Nam ta, nhìn vào các kì họp Quốc hội, Bộ giáo dục cứ loay hoay mãi các phương án cải cách giáo dục, nào là đổi mới chương trình sách giáo khoa 30,000 tỷ, nên thi đại học hay tốt nghiệp, để rồi cứ chạy theo cái vòng luẩn quẩn đó không thoát ra được. Sách giáo khoa có hay, có hội tụ những kiến thức trong cuộc sống, thi cái này thi cái nọ để phân loại học sinh giỏi yếu nhưng con người thiếu mất chữ nhân thì có để làm gì. Làm sao sách giáo khoa có thể mang lại tất cả kiến thức cuộc sống xung quanh được, vũ trụ bao la sức người có hạn. Làm sao cứ mở kì thi để phân loại thí sinh ra làm gì. Thử hỏi những đứa giỏi thì được giáo dục tiếp, còn những đứa yếu thì không được giáo dục để rồi xã hội dư ra một lượng nhân lực yếu kém. Cớ sao không tập trung giáo dục đồng đều, giáo dục nhân cách đi đã. Có nhân cách rồi, con người tự biết tìm tòi học hỏi vươn lên. Kiến thức xung quanh rất nhiều, từ thực tế có, từ sách báo internet , truyền hình cũng có. Có nhận thức, họ sẽ biết cách thu nhặt kiến thức. Ai cũng có phẩm chất tốt, ai cũng có năng lực tốt thì có phải tạo ra một xã hội mạnh hay không.

Một ví dụ khác như đất nước Butan, đất nước người ta không giàu nhưng đang là mục tiêu hướng đến của nhiều nước khác. Tại sao không giàu, được xếp vào loại nước đang phát triển nhưng đó đang là niềm mơ ước của nhiều người? Đơn giản chỉ là một đất nước lấy nhân cách con người làm gốc, giữ lại những bản sắc thiên nhiên, biết tôn trọng thiên nhiên. Họ không phá hoại môi trường, con người đối xử với nhau hoà thuận, không chém giết, không dùng thủ đoạn tước bỏ quyền sống của con người. Rõ ràng, nước phát triển hay không phát triển thì nhân cách con người quả là quá quan trọng. Chỉ cần các bộ ban ngành nhà nước Việt Nam nhận ra điều này thì cũng chẳng cần đến 30,000 tỷ, hay các kì thi gì đó, mà hãy tập trung tạo ra một thế hệ trẻ lễ nghĩa, chắc chắc sẽ tạo ra một xã hội ổn định bền vững.

 

Tran Duy Khanh

spot_img
Triết Học Đường Phố
Triết Học Đường Phố
"Thà chết cho một ý tưởng bất diệt, còn hơn sống cho một ý tưởng phù du." — Steven Biko

BÀI LIÊN QUAN

20 BÌNH LUẬN

  1. môn gdcd và môn đạo đức là 2 cái môn t thích nhất khi đi học. Đơn giản nhớ những câu ghi chú thhi thì tuôn ra lại, trong tiết thì ngồi chơi chả phải học mẹ gì 🙂 khỏe vl

  2. – Thể chế của Việt Nam là một thể chế không thể chịu trách nhiệm và không có khả năng để chịu trách nhiệm. Có nghĩa là muốn chịu trách nhiệm cũng không thể chịu được. VD Bộ chính trị có 16 vị, 9 vị đồng ý duyệt, 7 vị còn lại theo số đông. Khi thấy chính sách sai lầm có 2 vị muốn xin chịu kỷ luật, nhưng 14 vị kia không cho thì cũng chẳng thể nào chịu trách nhiệm được.
    – Khi xã hội được điều hành bởi một thể chế không thể chịu trách nhiệm thì xã hội ấy không thể sinh ra được những con người có trách nhiệm.
    – Khi xã hội Việt Nam do thế hệ chúng ta chịu trách nhiệm và không thể sinh ra được những con người có trách nhiệm. Thế hệ chúng ta có tư cách gì mà đứng ra răn dạy nhân cách cho những thế hệ sau?

  3. Người CS không hiểu được hai chử giáo dục nên khi họ nắm được quyền lãnh đạo họ không biết cách sắp đặt và chọn lựa nền giáo dục và đặt ở vị trí nào trong nguồn máy.Thật khó cho họ vì nếu họ trân trọng được sự giáo dục thì lại khó giãi thích được những việc họ đã làm,và khi muốn che giấu được những lổi lầm và sai trái đó họ không thể nào xây dựng cho người dân họ được một nền giáo dục tốt như các nước tiên tiến điển hình là nước Mỹ.

  4. Sách ghi là “giáo dục công dân”, sách ghi là “Đạo đức”, lẽ ra phải dạy đạo đức, nhân cách và cách ứng xử cho học sinh và người dân, cớ sao lại toàn mác lê với đảng? chấm hỏi? người ta nói Tiên học Lễ, Hậu học Văn, cớ sao cuốn sách Đạo đức lại mỏng hơn sách Ngữ văn? Cớ sao con nít bây giờ nhắc đến Bác Hồ liền tỏ vẻ kính trọng ngưỡng mộ, nhưng đối với cha mẹ lại hổn xược mất dạy?

  5. Tôi đồng ý!
    Các bạn nghĩ có nên đưa Giáo Dục Công Dân vào thi tốt nghệp.
    Bác Hồ chủ tịch vĩ đại đã phát biểu “Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó.”

  6. Bạn viết rất được!

    Không hiểu sao lại có câu này? (như lời Bác Hồ đã dặn)

    Đó có phải là nền tản của bài viết hay không?
    Nếu là đúng thì cần gì phải nói dài dòng như vậy.

  7. Sinh con chẳng dạy chẳng răn
    Thà rằng nuôi lợn lấy lòng mà ăn!!

    Không uốn nắn dạy dỗ từ nhỏ thì lớn lên hành xử y như người rừng! MẤT DẠY QUEN THÓI rồi thì có cố dạy mãi cũng không khá lên nổi!!! Chán & Mệt!!!

  8. Cái gốc thì vẫn chủ trương 1 ngày ăn cướp cs ( quy hoạch , tham nhũng , hối lộ , thân nhân tốt ….) bằng 3 năm làm . Phần ngọn thì chẳng còn gì để ăn , chỉ còn cách tuột quần bán thân cho trung cộng đài loan , hay thất nghiệp trộm cắp . Sống nhân cách ,thầy cô giáo dạy đựơc trẻ em sống nhân cách dưới thể chế cs ,dưới nền văn hiến thú vật cs ? tác giả ông suy nghĩ sao mà viết như vậy hả

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

FOLLOW US

62,550Thành viênThích
3,699Người theo dõiTheo dõi
3,540Người theo dõiĐăng Ký
spot_img

BÌNH LUẬN MỚI

XEM NHIỀU

BÀI MỚI