20.3 C
Da Lat
Thứ Sáu, 19 Tháng Tư, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Có nên dùng âm nhạc để làm chính trị?

Featured image: Glenn Halog

 

Không còn quá lạ với thắc mắc kiểu này mà gần đây nhất là những tác phẩm của vài nghệ sĩ trẻ vừa cho ra đời càng khiến nhiều người phải đặt lại vấn đề trên. Người ta kể nhau nghe, đem âm nhạc và chính trị mổ xẻ, đưa ra luận điểm từ mạng xã hội đến tận buổi trà chiều. Nhưng người ở ngoài thì cứ việc bàn tán, người trong cuộc vẫn mải miết “làm việc nước”.

Vì vậy, mục đích bài viết này là trình bày quan điểm của cá nhân tôi để mọi người có dịp tranh luận. Thật ra, dùng nhạc làm công cụ cho chính trị, không còn là chuyện mới. Đã có rất nhiều người làm việc tương tự ở thế kỉ trước, thậm chí là trước nữa. Tùy vào hoàn cảnh và văn hóa, thời điểm, động lực khác nhau, mà mỗi tác phẩm cũng là mỗi tư tưởng khác nhau. Phần lớn những tác phẩm đều là tuyên truyền tư tưởng chính trị của tác giả hoặc phê phán những tiêu cực về mặt chính trị theo quan điểm của tác giả.

Theo nhiều người, điều này dẫn những người thích mù quáng tác phẩm đó đến chỗ “may nhờ rủi chịu”. Vì nếu quan điểm của tác giả là tích cực, điều tích cực sẽ ảnh hưởng đến người nghe, giúp họ có cảm xúc và lối nghĩ tích cực hơn. Nhưng nếu quan điểm của tác giả là tiêu cực hoặc không đúng. Điều tương tự như vế trên sẽ xảy ra, và mức độ “thiệt hại” tỉ lệ thuận với tầm ảnh hưởng của tác giả đó. Nhất là ta đang nói tới việc truyền bá tư tưởng chính trị, lĩnh vực ảnh hưởng đến cả một đất nước.

Nhưng nếu nói về tính đúng sai hay cái tích cực, tiêu cực trong quan điểm của người làm nhạc, thì ta lại phải bàn đến chuyện như thế nào là đúng và như thế nào là sai. Và ai là người đủ thẩm quyền quyết định việc đó. Nói thế không phải tôi cổ vũ cho việc kiểm duyệt nhạc, mà ngược lại. Tôi nghĩ ta càng phải trân trọng những ý kiến trái chiều. Vì chính sự tranh luận, bác bỏ, đấu tranh quan điểm mới là khỏi nguồn của sự phát triển. Và bởi vì quyền quyết định một bài nhạc là đúng hay sai là của chính người nghe, chứ không ai khác.

Một số người khác lại nói, âm nhạc không nên ở vai trò nào khác ngoại trừ làm tốt việc trở thành “sex toy” tinh thần cho người nghe. Tôi nghĩ quan điểm này quá cực đoan! Nghệ thuật luôn cần tự do lẫn sự tươi mới, đó cũng là một trong những điểm thu hút của nó. Vậy nên để trả lời câu “có nên dùng âm nhạc để làm chính trị không?” theo quan điểm của tôi là về phía người sáng tác vẫn cứ làm, người nghe vẫn cứ nghe và chính quyền vẫn sẽ cấm nếu chất chính trị trong nó không đạt được sự “đồng thuận” từ các cô chú.

Xin nói một chút về câu chuyện ở liên hoan phim Busan Hàn Quốc. Là vầy, anh giám đốc liên hoan phim đã đồng ý cho chiếu bộ phim nói về sự quan liêu vô trách nhiệm của chính quyền trong vụ chìm đò khiến hàng trăm người chết. Chính quyền nói không được chiêu vì phim không đúng sự thật. Nhưng anh vẫn chiếu như thường. Sau đó, chính quyền đòi anh từ chức, anh mặc kệ với thái độ: “Việc tôi thấy đúng là tôi làm, kệ các người tôi cư tại vị đây!”

Vui tí thôi về chuyện trong nước ngoài nhà, nhưng nếu bạn có hỏi thì theo tôi, đây cũng không phải điều gì đáng lạ lẫm. Nói cách khác nó là sự cạnh tranh tư tưởng công bằng. Mà nếu không dùng âm nhạc, họ cũng sẽ dùng cách khác. Hơn nữa, chính trị là cái mọi người phải được tự do đưa ý kiến, vì nó không của riêng ai hết. Mặt khác nữa, tôi tin vào sự tỉnh táo trong tư duy của số đông người nghe nhạc. Đâu phải bạn cứ làm nhạc về chính trị là họ sẽ nghe bạn! Thứ thuyết phục số đông chính là tính đúng đắn, lập trường, luận điểm có tính đồng thuận cao. Ngay cả khi bạn có bị điều tiếng thế nào đi nữa.

Tóm lại, ý tôi thế này, một khi người nghệ sĩ buộc nó chuyển tải mục đích nào trong tác phẩm của họ về tình yêu quê hương gia đình, thái độ với chính quyền, lòng yêu nhân loại, khuyến dụ bài trừ tệ nạn xã hội… thì ta phải tôn trọng điều đó. Quyền của bạn là chọn bấm play hoặc stop. Bởi bạn biết đó, âm nhạc là sự tự do trong tâm tưởng, cấm đoán luôn là cách tệ nhất trong mọi quyết sách . Dù sao thì cũng như sự khao khát tự do trong mỗi con người, tự nguyện bộc lộ quan điểm mới làm nên một thế giới đa dạng với nhiều góc nhìn.

Tôi tin thế!
Cảm ơn bạn đã đọc đến những dòng này!

John Lennon – một trong những nhạc sĩ quốc tế có nhiều ca khúc phản đối chiến tranh

 

Nguyễn Đức Nghĩa

 

 

spot_img
Triết Học Đường Phố
Triết Học Đường Phố
"Thà chết cho một ý tưởng bất diệt, còn hơn sống cho một ý tưởng phù du." — Steven Biko

BÀI LIÊN QUAN

10 BÌNH LUẬN

  1. cố gắng tu luyện học các bài học ngoại giao chính trị của cha ông thêm nhiều vào rồi sau này ra đứng phát biểu như bộ ngoại giao việt nam “chúng tôi kịch liệt phản đối cái này cái kia” phản đối ghê lắm đấy ông mà cứ tiếp tục là tôi…tôi…tôi mặc kệ ông.Woa! sức thuyết phục thật đáng nể.

    p/s: trẻ trâu hay không thì cứ nhìn nó viết tiếng việt sai chính tả tè le là hiểu rồi

  2. tự do là nguồn gốc cho sự sáng tạo của nghệ thuật mà đã là tự do thì nó đã là một từ rộng cho phép nghệ thuật được động chạm vào tất cả mọi lĩnh vực rồi không riêng gì chính trị.còn tiếp thu hay không là tùy khán giả.nhưng vì bản thân không thích mà lại đi cấm không cho người ta làm thì thật phi lý.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

FOLLOW US

62,550Thành viênThích
3,699Người theo dõiTheo dõi
3,540Người theo dõiĐăng Ký
spot_img

BÌNH LUẬN MỚI

XEM NHIỀU

BÀI MỚI