20.6 C
Da Lat
Thứ Năm, 18 Tháng Tư, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Je ne suis pas Charlie (Tôi không phải là Charlie)

Featured image: French Morning

 

 

Trước khi nói vào vấn đề chính, tôi làm rõ một điều, tôi không phải là người theo đạo Hồi, tôi ghét chiến tranh cũng như bạo lực, và tất nhiên tôi càng ghét những kẻ khủng bố tự nhận mình là dũng sĩ của chính nghĩ vì bất kì lý do gì. Và điều cuối cùng, tôi ủng hộ tự do ngôn luận và tự do bình luận. Nhưng có một điều chắc chắn rằng “Je ne suis pas Charlie” – Tôi không phải là Charlie.

Hãy thử ví dụ một điều, như trêu một người say rượu chẳng hạn? Bạn sẽ không trêu người mà bạn biết trêu xong bạn có thể có vài vết bầm tím trên người đúng không? Nhưng nếu bạn trêu anh ta để chỉ ra rằng haizzz say rượu là xấu, và thằng này say rượu còn tệ hơn nữa, hoặc chỉ vì bạn cảm thấy tôi thích vậy vì mọi người đều thích vậy, hay bạn tự tin rằng, anh ta sẽ không làm gì bạn, hay như cách người Mỹ hay nói: “You have ball.” Và tôi phải thú nhận một điều rằng, toàn bộ những điều trên là tất cả những gì Charlie Hedbo đã làm.

Có người sẽ dẫn chứng rằng, Charlie Hedbo đâu chỉ vẽ tranh châm biếm về đạo Hồi, họ còn vẽ cả những bức tranh châm biếm về Thiên chúa giáo hay đạo Do Thái. Tôi đồng ý. Nhưng, lại một cái nhưng, không một tôn giáo nào bị xúc phạm một cách đích danh như đạo Hồi, không vị Tiên tri của bất cứ tôn giáo bị châm biếm và biếm họa như đạo Hồi.

Cứ thử tưởng tượng, bạn đang nói chuyện với một người về tôn giáo hoặc điều bạn tin tưởng và đột nhiên bốp một cái anh tặng bạn một cái tát, bạn sẽ làm gì?! Bạn sẽ làm gì khi mà bạn gia đình của bạn hay như người yêu bạn bị nói xấu châm biếm chỉ trích?! Tất nhiên sẽ nổi xung thiên lên và đáp trả lại. Tất nhiên việc giết người thì nó đi quá xa với việc đáp trả lại hành động khiêu khích đó, và người chết thì dù nói gì thì nói đó là một điều đáng buồn.

Nhưng liệu việc này có cần thiết phải trở thành một sự kiến trấn động thế giới và thành một sự kiến lớn như thế không? Phải nói là những kênh truyền thông thế giới đã làm được việc này rất tốt, tốt đến mức độ kinh ngạc, và biến 12 thành viên của Charlie Hedbo thành những người anh hùng, những nạn nhân của toàn thế giới. Biến những tấm khẩu hiệu “Je suis Charlie” thành biểu tượng kinh điển của sự tự do ngôn luận, tự do và dân chủ của Phương Tây, và rồi tất cả những giọt nước mắt sẽ chảy vì họ.
Nói thật với tôi, đó là những giọt nước mắt giả dối nhất mà mình từng biết, những tấm băng rôn khẩu hiểu giả dối nhất từng được sử dụng.

Có thể trong hơn 20 năm qua, Tự do và Dân chủ của phương Tây đã được lan truyền khắp thể giới. Gót giầy, vỏ đạn và vết xích xe tăng của nền dân chủ đó đã kéo dài từ Afghanistan cho đến tận Syria, hàng ngàn hàng trăm ngàn hàng triệu người đã bị giết, bị sát hại. Nhưng liệu có ai đứng lên cầm khẩu hiệu “Tôi là người Iraq, tôi là người Afghanistan, tôi là người Libya, Syria.” Tuyệt nhiên không, không một ai quan tâm đến họ cả. Chỉ những người chiến binh dân chủ được hoan hô được ủng hộ hết mình. Thật ra mà nói những người đấy là ai mà chúng tôi phải cảm thấy tiếc thương cho họ chứ?!

Điều cuối cùng tôi muốn nói là gì? Họ, những người tạo ra tất cả những điều này, nghĩ rằng chúng ta là những người ngu ngốc sao. Một tòa soạn với đầy sự mâu thuẫn như thế thì cho là tôn giáo có những thành phần cuồng tín nhất, lại chỉ được bảo vệ bởi 2 người cảnh sát (1 người lại là theo Hồi giáo). Những kẻ khủng bố mà đã nằm trong danh sách theo dõi của CIA lại không có sự nghi ngờ và báo động nào khi tiến vào nước pháp, không một ai theo dõi?! Một sự bất cẩn hay họ thật sự nghĩ rằng sẽ không ai muốn khủng bố ở thành phố Paris xinh đẹp. Hơn nữa, hãy quan sát những động thái đang liên tiếp diễn ra trên Châu Âu và thế giới. Đức thì biểu tình chống những người theo đạo Hồi, EU thì tăng cường các biện pháp về nhập cảnh cư trú, và nhất là ngay lập tức “Quý ngài” Netanyahu đã ngay lập tức kêu gọi những người Do Thái quay trở lại vùng đất chiếm đóng Israel. Tất cả những điều đó, đột nhiên làm tôi liên tưởng đến ngày 11/9 thảm họa. Một cái cớ để bắt đầu một cuộc chiến mới, một cái cớ để gieo rắc sự hận thù. Và hãy xem đi, giờ cả thế giới như lên cơn sốt, tất cả mọi người lại lo sợ, lại run rẩy vì nghĩ mình sẽ là mục tiêu kế tiếp. Islamphobia, Russiaphobia,và sau đó là cái gì nữa Iranphobia hay điều gì?

Để kết thúc, tôi muốn trích dẫn câu nói của phóng viên Omar al Saleh của đài Al Jazeera tiếng Anh:

“Thứ nhất tôi công nhận đó là một cuộc tàn sát dã man, nhưng tôi không phải là Charlie. Báo chí không phải là tội ác. Sự xúc phạm không phải là báo chí. Chỉ có việc không làm báo với lương tâm nhà báo mới là tội ác.”

 

Vũ Thế Linh

spot_img
Triết Học Đường Phố
Triết Học Đường Phố
"Thà chết cho một ý tưởng bất diệt, còn hơn sống cho một ý tưởng phù du." — Steven Biko

BÀI LIÊN QUAN

90 BÌNH LUẬN

  1. Chào tác giả,

    Đứng hai bên tả hữu thì có muôn vàn lý lẽ cảm tính để phụ họa. Nghịch lý ở chỗ người ta đều nhân danh điều lành, lên án bạo lực nhưng lại cố tình tạo mầm mống cho bạo lực phát triển.

    Chúng ta có thống nhất với nhau điều này không, mọi người đều có quyền phát biểu chính kiến của họ. Quyền được bỏ qua những điều họ không muốn nghe. Nếu bạn nào không đồng ý, vậy sẽ ra sao nếu bạn bị cấm không được nói, được viết bài trên?

    Gốc rễ của vấn đề nằm ở cảm tính, ở sự độc đoán. Không đồng ý vì nói trái với điều bạn tin, trái với ý muốn của bạn. Con người được quyền bày tỏ chính kiến thì cũng có quyền bỏ qua không nghe (có những cái loa định kỳ hiếp dâm lỗ tai người ta nhưng mình không dẹp được), quyền được bỏ qua (không lưu tâm) những điều nghe không lọt tai bạn. Bạn dùng quyền của cái miệng nhưng không sử dụng quyền của lỗ tai, của não để rồi ngang nhiên chà đạp các quyền cơ bản của người khác bằng bạo lực, rồi biện luận ngược, né bản chất, phiến diện một chiều, nên chăng?

    Ai cũng được quyền bày tỏ chứng kiến!
    + Với luật chơi này, bạn có thể dùng đủ thứ ngôn ngữ bạn muốn để làm cái điều mà bạn người nói kia gây ra cho bạn. Đừng phá bỏ luật chơi bằng sử dụng bạo lực để bịt miệng người ta bằng sự tốt đẹp giả tạo. Tốt đẹp giả tạo ở chỗ là bạn đã phá luật chơi chung chỉ vì nó không vừa ý bạn.
    + Khi bạn dùng điều này, điều kia để biện luận cho cái mà bạn phản đối thì bạn cũng nên tôn trọng họ dùng điều khác để biện luận cho cái mà họ ủng hộ. Nếu các bên cảm tính nhưng không phá luật chơi thì mạnh ai nấy nói, ai muốn nghe thì nghe, không muốn thì bỏ qua và chẳng tổn hại đến ai cả. Kẻ nào dùng bạo lực để giải quyết, tức thay đổi luật chơi & đặt luật chơi mới nhưng chính họ lại không tuân thủ hoặc không muốn tuân thủ thì bản chất vấn đề là gì?

    Được phép bịt miệng người khác hoặc ai cũng có quyền bày tỏ chính kiến của họ. Bạn chọn luật chơi nào? Nếu bạn chọn được phép bịt miệng người khác, tại sao bạn không tuân thủ luật bằng cách chấp nhận để người khác bịt miệng bạn?

    Luật chơi bạn muốn là ai cũng có quyền bày tỏ chính kiến nhưng không được trái với ý kiến người khác (lọt tai người khác)? Với luật chơi này, bạn không nên lên tiếng vì nó không đến độ không lọt tai mình nhưng khi bạn ở tả thì phát ngôn của bạn nghịch với người theo cánh hữu. Hay là bạn lai muốn phá luật? Nhưng bắt người khác phải theo luật?

    Bạn hãy chọn luật chơi và chơi theo luật chơi đó. Mình chọn, ai cũng có quyền nói lên chính kiến và mình tôn trọng chính kiến của bạn. Bạn có quyền chết vì lý tưởng của bạn nhưng không có quyền nhân danh lý tưởng đó để lấy đi mạng sống, tài sản, quyền được nói,… của người khác.

    Bạn không đồng ý với mình, hãy sử dụng ngòi bút của bạn thể hiện sự tôn trọng luật chơi của bạn. Khi bạn sử dụng bạo lực, hãy chấp nhận người khác cũng sử dụng bạo lực với bạn. Như vậy điều bạn kêu gọi nào là ghét bạo lực, chiến tranh,… thì bạn lại đang tự tạo điều kiện cho nó phát triển.

    Mình đọc trễ nên hồi âm trễ, mặt khác bình tĩnh lại sau khi bị kích động con người sẽ lý tính hơn là cảm tính. Mình chờ phản hồi của bạn và những người ủng hộ lập trường của bạn & mình chỉ nhắc, nếu bạn chọn luật chơi nào đó thì hãy tôn trọng luật chơi.

  2. Mình chỉ có tí ý kiến về quan điểm việc châm biếm của bạn, thật ra quan điểm của phương Tây về tự do ngôn luận là rất mở và thoáng, nếu bạn có dịp đọc qua 1 vài tờ báo Charlie Hebdo bạn sẽ thấy, họ châm biếm không chỉ về tôn giáo mà về tất cả các khía cạnh trong cuộc sống từ những thứ cỏn con như kém đánh răng “Signal for man” đến các vấn để lớn như chính sách quốc gia, hay ở đây là tôn giáo. Thật sự với mình thì đó mới là tự do ngôn luận, nơi bạn có thể nói ra tất cả mọi thứ bạn nghĩ, tất nhiên cách tiếp thu và phản ứng nằm ở người nghe, vì thế những hoạc sĩ biếm họa ở tòa soạn Charlie xứng đáng được mọi người tung hô và ngưỡng mộ với “Je suis Charlie” tượng trưng cho việc ủng hộ quyền tự do ngôn luận. Mình cũng xin trích dịch 1 câu trong băng rôn tuần hành tưởng niệm Charlie “Ám sát ở toà soạn báo Charlie Hebdo, 12 người chết, 60 triệu người bị thương”.

  3. Kể cả nếu 90% dân Pháp phản đối CH đăng bức biếm họa thì họ vẫn có quyền đăng, đó chính là tự do ngôn luận của Phương Tây. CH đăng và biết là mình gặp nguy hiểm, đó là những ng sống vì tự do. Việc làm của họ đúng hay sai (dưới góc độ đạo lý) sẽ có nhiều tranh cãi, nhưng họ vẫn có QUYỀN làm. Đó là giá trị tự do mà hàng tỷ người phần còn lại của TG chưa được hưởng, và một phần cũng chưa hiểu được.
    Thế giới phương Tây có tự do tuyệt đối và công bằng hoàn hảo không? Chắc chắn ko, nhưng họ đảm bảo cho người dân của họ có nhiều quyền tự do nhất so với phần còn lại của TG. Việc so sánh 12 người làm báo bị giết vì khủng bố với người dân bị chết trong chiến tranh thật khiên cưỡng, khập khiễng vì 2 việc đó ko có gì là giống nhau cả

    • Tự do không có ngĩa là bạn được phỉ báng, bôi nhọ tín ngưỡng của người khác. Bạn thử đứng trước cổng chùa và phật tử phí báng Phật tổ thử xem rồi bạn nói là bạn có quyền nói như thế. Bạn có nghĩ hành động đó là đúng đắn không?

      • Hành động đó có đúng đắn hay không là tranh cãi về mặt đạo lý. Có quyền làm việc gì hay không lại là việc được ghi trong luật, nếu anh làm anh sẽ phạm luật và bị bắt để xử.

        Quyền tự do ngôn luận của người phương Tây trước tiên cho phép họ nói bất cứ điều gì họ muốn. Nếu ai đó cảm thấy bị xúc phạm, hoàn toàn có thể kiện (người nói) vì tội phỉ báng (hay tội xúc phạm v.v…), Tòa án sẽ giải quyết chuyện đó.

        Nhưng việc đó khác với việc khẳng định không được phỉ báng, bôi nhọ tín ngưỡng của người khác. Không dễ dàng để hạn chế/cấm 1 quyền đã được ghi trong Tuyên ngôn về nhân quyền của Liên hợp quốc, đó chính là giá trị của tự do (nói chung).
        (ở VN việc cấm gì, cho phép làm gì hoàn toàn phụ thuộc vào Đảng toàn năng nên giá trị này quá xa vời)

  4. Xúc phạm một người da đen – đó là phân biệt chủng tộc.
    Xúc phạm một người Do Thái – đó là chủ nghĩa bài Do Thái.
    Còn xúc phạm 1,5 tỷ người Hồi Giáo – đó là “tự do ngôn luận”

    Tai họa cũng từ cái miệng mà ra thôi. Họ chỉ đơn giản là tự chọn cho họ cái chết thôi mà, sao mấy bạn cứ bị dắt mũi hoài vậy… E hehehe…

    • chủ nghĩa bài Do Thái là tàn sát người Do Thái bạn ah…

      Phân Biệt Chủng Tộc là tàn sát người da đen và bắt họ làm nô lệ…
      bạn nên check lại thông tin trước khi nghĩ người khác bị dắt mũi, coi chừng mình đó

  5. Nhưng thế nào nhỉ, bạn ấy viết bài này chỉ để đặt một câu hỏi rằng Charlie Hebdo đúng hay sai ư?
    Ai sai? Nói thực thì Charlie có sai hay không thì có lẽ muôn vàn ý kiến, ý kiến của tôi là không :))
    Nói thực thì khi theo dõi thông tin về IS, nhất là những “sự kiện” gần đây thì mình thấy thực sự là kinh tởm. Họ – IS, không chỉ là giày xéo vào niềm tin tôn giáo, họ giày xéo con người, quyền con người, hành quyết như từ thời trung cổ và tôi tin rằng không một tôn giáo nào, không một vị chúa trời nào, không một niềm tin tôn giáo nào cho phép họ làm điều đó.
    Tôi xin lỗi nhưng đó không phải là cuộc chiến tôn giáo.
    Xin đừng lấy tôn giáo ra để chỉ trích Charlie vì đã không khôn ngoan tránh ra khỏi. Họ nói lên suy nghĩ của mình vì những vụ khủng bố liên tiếp nhằm vào người phương tây gần đây theo ngôn ngữ của họ. Có lẽ nhân danh đạo hồi mà những tổ chức khủng bố có vẻ không hiểu vì sao tâm lý bài do thái tăng cao, vì họ cũng bài phương tây nhưng theo một cách kinh tởm hơn, hai nền văn hóa không hiểu nhau, có thể xung đột – nhưng mạng người lại là chuyện khác.
    Tôi cũng không phải là Charlie, nhưng tôi cũng muốn nói luôn là tôi khinh thường những người nhân danh đạo hồi để xả súng trả thù vào tòa báo đó. Liệu người ta có xả súng vào tôi khi tôi nói điều đó?

  6. Đọc xong bài viết, điều thú vị ở đây là tác giả viết hoàn toàn dựa trên thành kiến bản thân mà chỉ trích mà tuyệt nhiên không đưa bằng chứng nào để ủng hộ thành kiến của mình.
    Vd :
    “Không tôn giáo nào bị biếm họa như Hồi Giáo”, nếu là người bình thường bạn sẽ thấy là Thiên Chúa Giáo mới là tôn giáo bị chỉ trích và biếm họa trên tất cả các phương tiện truyền thông. Không biết tác giả dựa vào tiêu chí đánh giá nào mà kết luận như vậy, có lẽ là dựa vào cảm xúc.
    “Những giọt nước mắt giả dối nhất mà tôi từng biết, những tấm băng rôn giả dối nhất từng được sử dụng” wow, bạn là giáo sư Xavier trong dị nhân hay sao mà biết vậy.
    Sự kiện Charlie Hedbo trở thành biểu tượng, không phải vì tính dã man của nó, mà là sự bành trướng của chủ nghĩa khủng bố, không biết tác giả có nhận thức được hệ tư tưởng của ISIS, và cach ISIS tuyển dụng thanh viên trên khắp thế giới hay không, hay là những điều mà Islamic State đã gây ra hay không :
    1, giết tất cả những người không theo Đạo Hồi kể cả phụ nữ, trẻ em
    2, tàn sát làng mạt của tất cả các dân tộc thiểu số
    3, bắt phụ nữ làm nô lệ tình dục
    4, khích lệ và truyền bá tư tưởng khủng bố cực đoan ( có thể thấy những ảnh hưởng nhất định qua các cuộc giết người gần đây ở Mỹ, Úc, Pháp )
    Khích lệ tác giả tìm hiểu thêm thông tin trên những nguồn tin uy tín.
    Đó là lí do mà sự kiện Charlie Hedbo trở thành ” sự kiện chấn động”. Cái biểu tượng ” cây bút chì” mang ý nghĩa là dùng tri thức để chống khủng bố, để đánh đổ tư tưởng khủng bố.
    Còn vài điều trong bài viết này mang tư tưởng thành kiến và suy diễn vô căn cứ, nó chỉ đánh vào cảm xúc, chỉ cần có cái nhìn lí trí thì sẽ thấy bài viết hoàn toàn không có căn cứ và bằng chứng.

  7. Khởi đầu là một cái sai. Đáp trả bằng cái sai khác! Rồi lại hùng hổ tìm cách trả thù! Cứ đánh qua đánh lại mãi bao giờ mới dứt?! Lấy oán trả oán, oán đối kéo dài. Đúng như câu nói này của Mahatma Gandhi.

    An Eye for an Eye Will Make the Whole World Blind!!!

  8. Đồng ý với tác giả. Đọc thêm bài này thì càng thấy nó có lý. Vì sao hàng nghìn vụ khủng bố trên thế giới, các nguyên thủ kia chỉ phản đối cho có lệ, còn paris thì tuần hành? Mạng của những người dân ở Irag, Liby, Syria, Afganistan rẻ rúng vậy sao? Tất cả cũng từ cái kiểu chống khủng bố theo “tiêu chuẩn kép” mà Mỹ và phương Tây đưa ra: coi nhiều tổ chức là khủng bố, và đồng thời dung túng cho khủng bố ở nơi khác để đạt được mục đích của mình. Chưa nói đến việc xúc phạm đến tín ngưỡng của người khác. Khi đã là đức tin của họ thì họ coi, thậm chí còn hơn cha mẹ họ. Thử tưởng tượng, xin lỗi, ai đó đem ảnh ông bà hoặc những người đã khuất của bạn lên mạng và châm biếm bạn cảm giác thế nào?
    http://baodatviet.vn/the-gioi/tin-tuc-24h/tuan-hanh-paris-hay-su-vo-cam-cua-phuong-tay-3226132/

  9. Có rất nhiều ngụy biện được dùng trong bài viết này, theo cá nhân mình nghĩ, mọi lý lẽ được dùng để làm lý do giết một người khác đều là sai trái. Và đứng trước pháp luật đều bị trừng trị đích đáng, cho dù lý lẽ của họ có hay ho như thế nào đi nữa.
    Trong trường hợp của Charlie, nhiều người cho rằng Charlie bị như thế có phần đích đáng theo luật nhân quả, nhưng kì thực những gì Charlie châm biếm chẳng tác động gì đến cá nhân những người hồi giáo cả. Charlie chẳng dí vào mặt bất kỳ một người theo đạo hồi nào và bắt họ đọc các bài báo của Charlie. Và đó cũng chẳng phải là công kích cá nhân. Hành động giết Charlie là hành động của những kẻ Extremist (cực đoan), và đáng bị lên án.
    Có lẽ chúng ta còn xa lạ với những gì được gọi là TỰ DO NGÔN LUẬN của phương Tây, và phản ứng của chúng ta trong trường hợp của Charlie có thể được coi là 1 cú sốc văn hóa. Nhưng mình tin rằng bất kỳ ai cũng có quyền bày tỏ ý kiến của mình. Xúc phạm 1 hình tượng nào đó thật ra là quá mơ hồ để có thể được gọi là tội lỗi. Chẳng qua những thứ được cho là xúc phạm xuất phát từ trong chính bản thân chúng ta mà thôi. 1 vài nhận định cá nhân.

    • Xin trả lời luôn là mình không xa lạ gì với sự TỰ DO NGÔN LUẬN của phương tây, mình cang không nói con người không được quyền nêu ra nhận xét và bày tỏ chính kiến. Nhưng hành đó vẫn là một hành độngh xúc phạm. Thưa bạn trên thế giới có hơn 1,6 tỷ người hồi giáo, hành động mà CH đaz làm người ta gọi là phỉ nhổ cả vào tâm hồn. Đó không phải là xúc phạm cá nhân nữa, đó là sự xúc phạm cả một nè tôn giáo, cả một văn hoá.
      P/s: mình hỏi thật bạn biết về CH lâu chưa??

      • Mình thấy bạn đang dùng Ngụy biện chồng lên ngụy biện để biện minh cho hành động của những kẻ giết người cực đoan. CH sai thì người theo đạo hồi có quyền: Kiện, không đọc, lên án, tẩy chay… Cộng đồng hồi giáo có thừa tiền để làm việc đó, nhưng tuyệt nhiên họ không có quyền động đến 1 cọng lông chân của CH nữa kìa.
        Xin đừng nhân danh 1,6 tỷ người hồi giáo ra làm lá chắn nữa bạn ơi, trong 1,6 tỷ người đó bao nhiêu người đồng ý giết CH? Những cái bạn vừa nói ở trên “phỉ nhổ cả vào tâm hồn, là sự xúc phạm cả một nè tôn giáo, cả một văn hoá” nghe mơ hồ và sáo rỗng lắm. Ngay chính cộng đồng người hồi giáo còn lên án hành động của những kẻ cực đoan này kia mà, bởi đó không đại diện cho những giá trị nguyên thủy của Hồi giáo.

        • Nếu nói kiện, họ kiện ai, kiện toà soạn, lên án, tẩy chay?! Họ đã làm rồi chứ làm từ những năm 2012 kia, nhưng bạn xem, kết quả có thay đổi gì không? Bạn đừng nói dân hồi giáo thừa tiền, họ thừa tiền thật nhưng họ không phải là những người quản lú hầu bao của các chính phủ phương tây. Họ là Rothschild, họ là dân do thái, những người ghét dân hồi ra mặt.
          Hị phản đối, chứ trong tình hình hiện nay, họ còn phải nhảy múa ăn mừng sao?! Bạn không để ý rằng làn sóng bài đạo hồi nó đang lên cao khắp châu Âu sao?! Hãy nhớ đến 11.9 hãy nhớ đến vụ vũ khí huỷ diệt tưởng tượng của Mỹ. Hãy nghĩ đến tại sao lại vào đúng thời điêm này, khi ma Palestin vừa được một loạt nước công nhận, hàng chục người lại vừa chết ở Donbas, hơn hai trăm người lại vừa bị giết ở Nigeria… Bạn cứ thử nghĩ qua khỏi cái tâm lý và suy nghĩ về Sự tự do dân chủ, nỗi sợ của Islamphobia bạn sẽ có câu trả lời cho mình 🙂

          • (Luận điểm)theo mình thì khi bạn khẳng định người quản lý hầu bao của chính phủ phương tây là dân Do Thái… Mình cho rằng nó cực đoan và không phù hợp với tranh luận ở đây(diễn giải) Mình cho rằng việc người hồi giáo có kiện đi nữa cũng sẽ không thành công không nằm ở chỗ chính phủ do ai nắm hầu bao. nhưng nằm trong luật pháp và quan điểm về “tự do” của đất nước họ. Vị quan toà không thể xử án “thiên vị” cho người Hồi hay CH đc. Đơn giản vì ông ta buộc phải làm theo luật pháp của đất nước ông ta. Giá trị của tự do tư tưởng, tự do biểu đạt quan điểm trong xã hội của họ được phản ánh trong luật pháp. Mình cho rằng điều này nằm ngoài “toan tính” của “ông chủ Do Thái” 🙂

            mình cũng chưa nhìn thấy sự liên quan của vụ việc phiến quân Boko Haram thảm sát ở Nigeria đến luận điểm mà bạn đưa ra.
            Xin bạn có thể diễn giải rõ hơn để sáng tỏ quan điểm của bạn 🙂

    • Thật hèn hạ nếu cứ lấy Tự Do Ngôn Luận ra làm bia đỡ để chăm chăm đi phỉ báng một hình tượng đại diện cho niềm tin của cả một cộng đồng. Bài viết không hề đưa ra bất kì lí do nào để nói rằng việc giết người là đúng, nó chỉ phân tích để chỉ ra rằng hành động của tòa soạn không hề anh hùng như truyền thông tung hô và người dân tin tưởng. Ai có lỗi người đó phải xin lỗi. Việc ra xuất bản số báo mới đây của Charlie không khác gì việc nhổ nước bọt phỉ báng người khác rồi bảo rằng ” tha lỗi ” vì người kia đánh mình một trận nên thân vậy.

      • Mình thì thấy chả có gì gọi là hèn hạ. Đó là quyền cơ bản phải có của mỗi người. Chỉ có những người thấp kém mới cảm thấy mặc cảm, tức giận, khi ai đó động đến 1 hình tượng cá nhân nào đó. Chúng ta sống trong 1 xã hội văn minh, chúng ta có cái đầu để suy nghĩ, bởi vậy đừng để ai dẫn dắt chúng ta phải thờ tượng hình tượng này, hình tượng kia.

        • bạn đọc tuyên ngôn nhân quyền quốc tế chưa. ai cũng có quyền tự do ngôn luận nhưng ko dc xúc phạm đến những quyền cơ bản của người khác. trong nhân quyền ko ưu tiên quyền nào cả chỉ có 1 số người lợi dụng sự ko hiểu biết của người đọc nên đề cao quá mức quyền tự do phát ngôn của bản thân mà thôi.thể hiện quan điểm hay tôn giáo cũng là quyền dc công nhận một khi đã ra luật thì phải chung cho mọi người chứ ko phải vì lợi ích của tôi nên tôi xài luật này lúc khác tôi xài luật khác mục đích để ép người khác phải theo mình. đấy là cách mà mỹ và châu âu làm vs rất nhiều nước khác

          • Lôi nhân quyền ra đây để làm gì vậy bạn? Những kẻ cực đoan đâu cần biết đến điều đó, họ giết người khác là sai hoàn toàn rồi. Viện dẫn mọi lý lẽ để giết người của bọn khủng bố là quá sai lầm rồi đó bạn -___-

          • @disqus_7Tu3rI99OY:disqus xin hỏi bạn ai là người khơi mào trước ? chắc hẳn là bạn chưa bao giờ bị xúc phạm đến người thân hay những người bạn yêu quí nên bạn chưa hiểu được những người đạo Hồi họ nghĩ gì về CH đây!

          • Giết người có vẻ như vậy là không ổn. Muốn trả đũa thì chỉ cần lấy niềm tin của CH ra bôi bác lại thôi, không cần phải giết. Ví dụ như ông ta bôi bác nhà tiên tri của họ, họ có thể lôi chúa của ông ta ra mà bôi bác lại. Hoặc cao thượng hơn, để cụ thể không ảnh hưởng tới các tín đồ khác, có thể lấy ảnh bố, mẹ, ông, bà ra mà làm ảnh trào phúng thích vẽ nhăng vẽ cuội gi lên đó rồi đăng chứ không nên giết ông ta như vậy.

          • Mình đã giải thích rõ ở dưới rồi: “””CH sai thì người theo đạo hồi có quyền: Kiện, không đọc, lên
            án, tẩy chay… Cộng đồng hồi giáo có thừa tiền để làm việc
            đó, nhưng tuyệt nhiên họ không có quyền động đến 1 cọng lông
            chân của CH nữa kìa.””””

          • ko ai khen ngợi hành động của bọn khủng bố vấn đề tranh luận ở đây là những nhà báo của charles hebdo có thực sự là người hùng hay ko mà thôi. họ xúc phạm đến cộng đồng hồi giáo nhưng ko xin lỗi hay ít ra nhà nước họ cung phải phạt vì theo luật nhân quyền ( ở nc mình thì ko quan tâm còn xảy ra ở nước khác là nhao nhao vào lên tiếng ngay ) việc này diễn ra trong nhiều năm thậm chí cộng đồng hồi giáo cũng lên tiếng nhiều lần nhưng ko hiệu quả dẫn đến 1 số phần tử cực đoan mới nổi điên lên. phải chăng bạn đang tranh luận nhầm chủ đề -____-

        • Trong khi Victor Huygo đang cố gắng giải thích luận điểm là “Hành động của charles hebdo không phải là anh hùng” thì Alex lại chăm chăm bảo vệ cái luận điểm “Bọn khủng bố đã sai” :3. Cứ tranh luận như thế thì e không có hồi kết :))

    • Tự do thì tự do nhưng khi đã xúc phạm đến niềm tin của người ta thì điều đó với họ quả thật ko chấp nhận được. Tuy nhiên, cách trả thù này có phần tàn ác, cực đoan, nhưng cái người Charlie này theo t cũng ko có gì hay ho.

  10. Mình muốn hỏi 1 câu: bạn đã xem những bức hình của Charlie Hebdo chưa, nếu có thì xem được bao nhiêu bức mà bạn viết cứ như bạn hiểu rõ những việc mà Charlie Hebdo làm.
    Thật ra, khi một người Pháp nói: je suis Hebdo, không phải là họ ủng hộ hoàn toàn những việc tờ tuần báo này làm, mà là cách để họ bảo vệ quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí (1 thứ mà một người sống ở một nước không tự do, bị nhồi sọ về tư tưởng sẽ không bao giờ ý thức được hết).
    Tất cả tổng thống Pháp gần đây đều bị cười nhạo, đặc biệt là Holland (đem cả chuyện giường chiếu ra mà nói). Nhưng nếu anh không muốn nghe, anh có thể bịt tai lại, chứ không được quyền bắt người khác im. Nói như Phật thích ca, lời nói cũng như 1 món quà, nếu tôi không nhận thì anh hãy nhận lấy.

  11. mình không nghĩ là những người giết chóc đó đại diện cho tôn giáo Hồi Giáo mà là ý kiến một vài nhóm bảo thủ, mưu đồ những lợi ích riêng.
    Còn sự thật thì cho dù có đăng châm biếm hay không cũng không ý nghĩa gì vì niềm tin là từ tấm lòng và riêng bản thân mình mình cũng không quan tâm.

  12. Cám ơn tác giả đã đưa ra 1 cách nhìn có cả sự hợp lý, dung hòa nhưng mình thấy cần thêm như sau:
    Truyền thông không bao giờ là đầy đủ và rõ ràng, nó luôn được định hướng bởi thể chế chính trị đang vận hành. Không ở đâu có cái gọi là tự do ngôn luận cả, chỉ là họ được cho thấy là họ tự do, hay họ thấy họ tự do vì họ muốn như vậy —> người dân Phương Tây cũng có những giới hạn riêng của họ, thế nên cũng không thể hoàn toàn trách họ khi bên cạnh sự tiếc thương cho người dân chính mình, sự kiện bị tấn công lần đầu là tư duy tập thể bị áp đặt.
    Về châm biếm, ai cũng có quyền được bóp méo sự vật sự việc đi một chút để tạo tiếng cười cho bản thân, thế nhưng, châm biếm cũng có nhiều dạng, và dạng đả kích/dìm hàng là dạng nên tránh nhất vì hậu quả để lại thường khó lường được bởi dộng chạm vào tự ái của kẻ khác.

    Trân trọng.

  13. MÌnh đồng ý với cách nhìn nhận của bài này.
    Mình không ủng hộ Tòa báo dùng hình ảnh của một vị tiên tri của Đạo Hồi để châm biếm. Cú thử tưởng tượng xem nếu Bác Hồ của đất nước Việt Nam cũng bị mang ra châm biếm như thế, liệu chúng ta có nhảy dựng ngược lên không???
    Tuy nhiên giết người không phải là cách giải quyết…
    Đồng thời … mình đồng tình với bạn… 12 người ở tòa báo chết, cả thế giới ầm ầm lên … thế khi Mỹ và Châu Âu đưa quân vào Irac … đưa quân đi xâm chiếm… hay như bao nhiêu triệu người Việt Nam đã chết trong chiến tranh với Pháp và Mỹ …. Họ đã nghĩ gì

    • Kim Thanh: bạn hãy xem lại phản ứng “nhảy dựng” của bạn khi có ai đó châm biếm ông cụ liệu có giống với những kẻ cực đoan theo đạo hồi hay không. Chúng ta nên xem lại cách chúng ta tôn thờ các hình tượng cá nhân liệu có còn đúng hay không. Chúng ta được dạy từ nhỏ rằng phải tôn thờ hình tượng này, hình tượng kia mà mục đích của việc tôn thờ là nhằm phục vụ cho các tổ chức đảng phái chính trị. Theo cá nhân mình, mỗi người đều là 1 thực thể độc lập và không cần thiết phải tôn thờ 1 hình tượng cá nhân nào. Chúng ta phải tỉnh táo để không trở nên cực đoan như những người theo đạo hồi kia.
      Vừa rồi ở Ukraina người ta đã đập bỏ các tượng cụ Các Mác, cụ Lenin, và họ có quyền làm như vậy, và mình thấy cũng hoàn toàn bình thường.

      • Phản ứng của bạn Kim Thanh ở trên cũng là bình thường ở Việt Nam, nơi cộng sản cứ như một tôn giáo, nơi mà một đứa trẻ mới lên ba đã bắt đầu bị nhồi nh (phiếu cháu ngoan bác Hồ). Cả một hệ thống truyền thông (báo chí, âm nhạc, điện ảnh, hội họa) đều nhằm một mục tiêu duy nhất là ca ngợi ông Hồ. Đó mới chính là điều kinh khủng nhất ở cộng sản. 22 năm bị nhồi sọ, thì phải đợi, hoặc là một cú sốc rất lớn, hoặc ít nhất chừng ấy năm để gột rửa.

        • Điều kinh khủng nhất ở các nước Tây phương là họ nhồi sọ những đứa trẻ để chúng tin chúa có thật, tới mức trước khi làm chứng trước tòa, thì phải đặt tay lên cuốn sách nào đó mà một cụ ông quá cố cách đây hơn 2000 năm đã viết. Họ đặt tay lên và thề trước ông ấy, mặc dù chả ai biết ông ấy là ai, mặt mũi ra sao, giờ ổng ở đâu và đang làm gì?
          Chúng ta cần quy mô vận động rất lớn để thuyết phục mọi người rằng chúa không có thật, và giả sử có thật đi nữa thì cũng chả có lý do gì phải để cái tượng ông ấy (bị treo trên cây) cả.
          Bạn Q Tâm hãy viết một bài về việc giác ngộ cho những người theo đạo thiên chúa thử xem sao?

          • nếu có một con người thực sự tốt làm thần tượng thì có gì sai cho dù hồ chí minh có những góc khuất ko tốt hay jesus cũng chỉ là 1 con người bình thường vs đầy tật xấu nhưng ai quan tâm cái đó. chỉ cần người ta tin họ tốt học theo mặt tốt của họ. ko ai hoàn mỹ nhưng một xã hội có những biểu tượng hoàn mỹ thì sẽ có những công dân tốt hơn. bạn phạm thanh quý dùng từ quá mạnh chắc cũng do bức xúc bạn Q tâm dùng lời lẽ ko hợp lý mà thôi

          • So sánh Đạo Thiên Chúa với (việc nhồi sọ) Hồ Chí Minh, so sánh rất hay!
            Sáng tỏ một sự thật, CS là một Đạo, hay nói chính xác là một Tà Đạo.

            Những người bênh vực CS (thật tâm, ko nói đến bọn dối trá) là những kẻ cuồng tín.

      • “Theo cá nhân mình, mỗi người đều là 1 thực thể độc lập và không cần thiết phải tôn thờ 1 hình tượng cá nhân nào. Chúng ta phải tỉnh táo để không trở nên cực đoan như những người theo đạo hồi kia.”

        1/ Theo cá nhân bạn thì không cần tôn thờ, nhưng theo “cá nhân” hàng trăm triệu người theo Hồi giáo, Thiên chúa giáo, Phật giáo ngoài kia thì họ “cần” tôn thờ 1 người. Đó là đức tin của họ, và việc sỉ nhục (mình phải dùng từ này vì nó xứng đáng với những gì tờ báo Charlie Hedbo đã làm) đức tin đó không phải là một hành động khôn ngoan. Giống như có 1 người đang chơi với đám bạn thì có 1 đứa chửi “mẹ mày là …” thì thằng bị chửi hiền nhất cũng chửi lại, còn dữ hơn là tẩn ngay thằng mới chửi. Nói đâu xa, anh Zidane hiền lành mà còn chơi nguyên chiêu thiết đầu công vì Materazzi xúc phạm mẹ mình. Tình yêu dành cho mẹ cũng là 1 kiểu “đức tin”, 1 loại “thần tượng” và đối với những người đạo Hồi thì tình yêu dành cho Muhammad cũng như vậy. (tất nhiên là ai cũng hiểu việc húc đầu vì bị xúc phạm và việc giết người là khác nhau, và ai cũng hiểu hành động của những tên khủng bố kia là sai trái).
        2/ Không phải tất cả người theo đạo Hồi đều là cực đoan, vì vậy việc bức biếm họa của tòa báo thề hiện sự không công bằng đối với những người theo đạo Hồi chân chính khác. Đã bao giờ bạn nghĩ là họ đã làm gì sai đến nỗi mà một tòa báo phải đem đức tin của họ ra châm biếm trước toàn thể thế giới.

        Nhìn nhận sự việc cần theo 2 hướng. Trong vụ việc này cả 2 bên đều sai. Bên khơi mào cho sự thù hận chính là tòa báo kia. Còn những tên khủng bố là những kẻ theo đạo nhưng điên cuồng và mất nhân tính, làm ảnh hưởng với những người theo đạo Hồi hiền hòa.

        • Thiên Nam nói rất chính xác, phản biện thuyết phục. Còn những thể loại comment như của Q Tâm thì nên xem lại, nếu có thể tranh luận thẳng thắn, đúng chủ đề, thuyết phục thì hãy comment, đừng có mỗi khi không tranh luận nổi thì lại lôi bài ca “bị ĐCS nhồi sọ” ra để phỉ báng, trù người khác thì thực sự là không hay lắm đâu :).

Trả lời Victor Hugo Hủy trả lời

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

FOLLOW US

62,550Thành viênThích
3,699Người theo dõiTheo dõi
3,540Người theo dõiĐăng Ký
spot_img

BÌNH LUẬN MỚI

XEM NHIỀU

BÀI MỚI