19 C
Da Lat
Thứ Bảy, 20 Tháng Tư, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Du học, “Về đi, đừng ở!”

 Hannover nơi tôi sống.
Ảnh: Duwcs Baor – Một người bạn của tác giả

 

Tôi, 21 tuổi, là một du học sinh tại Đức. Lớn lên trong một gia đình cơ bản, cha mẹ làm trong ngành giáo dục Việt Nam, nhưng cả hai người đều đã định hướng cho tôi việc đi du học từ ngày tôi mới bước vào cấp ba. Cho dù tôi học không kém và cũng đã đáp ứng nguyện vọng của cha mẹ: vào một ngôi trường cấp ba có tiếng, thế nhưng tư tưởng “ra nước ngoài để mở mang tri thức” đã ăn sâu vào tiềm thức từ đời cha tôi.

Ông đi du học từ thuở sinh viên, sang Nga học Đại Học rồi lại sang Mỹ học lên cao, trở về tiếp tục làm trong ngành giáo dục. Sau từng ấy năm cống hiến, cha tôi chỉ nói với tôi rằng: “Học ở nhà chẳng nên cơm cháo gì đâu. Con hãy đi đi. Ngày con trở về, nếu hiểu được điều ba nói, chỉ cần bắt tay cảm ơn ba như hai người đàn ông là đủ rồi.”

Ba tôi có sức ảnh hưởng lớn trong cả cuộc đời tôi. Ông là thần tượng. Thế nên tôi đi. Ngày xách ba lô lên máy bay, tôi hứa sẽ có ngày ca khúc khải hoàn trở về. Ngày ấy, với bao khát khao và hoài bão của tuổi trẻ, tôi ngây thơ nghĩ rằng sẽ chẳng sao cả, “vì cuộc đời là những chuyến đi”, rằng tôi mạnh mẽ đủ để chống đỡ mọi vấn đề đã và sẽ hiện hữu trước mắt.

Không. Tôi nhầm. Tôi khóc ngay đêm đầu tiên đặt chân tới Hannover, một thành phố không nhỏ cũng không lớn ở miền Tây Bắc nước Đức. Lý do? Tôi bị lạc đường. Những bước chạy mỏi mệt giữa đêm đông vắng lặng ấy lại là những bước chân đầu tiên của tôi trên xứ người. Và tôi không bao giờ quên.

Ba năm trôi qua, tôi đã trưởng thành lên nhiều: cứng cáp hơn, hiểu biết hơn, quen biết những người anh lớn tuổi, có những người bạn vong niên. Nhưng có một câu hỏi vẫn cứ sẽ làm tôi đau đầu, bạn biết đấy, cái câu hỏi mà hẳn nếu bạn là du học sinh, bạn sẽ thường xuyên được hỏi mỗi khi có dịp trở về thăm mảnh đất quê hương: “Về hay ở?”

Như bao thanh niên thời đại khác, cái gì không biết, tôi Google. Và tôi tìm được bài viết này trên Triết Học Đường Phố. Lẽ thường, sau khi đọc, tôi nên tiếp tục hoang mang. Một bên là đất nước, là quốc tịch tôi vẫn hay điền vào tờ đơn gia hạn visa, là nơi tôi thuộc về, là cha, là mẹ mà cũng là chiến trường tương lai của cuộc đời. Một bên là lý do để trở về chưa ai tìm thấy, là sự bất công đã được nói lên trong bài viết, là bản năng cầu toàn của mọi cá thể con người, là cái giá tốt được trả sau nhiều năm khổ sở đèn sách và những giọt nước mắt nhớ nhà tuyệt vọng. Tôi nên hoang mang tiếp.

Không. Nhầm. Tôi sẽ trở về. Tôi phải trở về. Lý do cá nhân tôi đưa ra là tôi, một cách tiêu cực, chẳng bao giờ thích chạy theo xu hướng đám đông. Nhưng để thuyết phục người khác, tôi cần nhiều hơn cái lý do chẳng giống ai đấy.

Ở lại có chắc cuộc sống sẽ tốt hơn?

Tôi đang không nói về mặt vật chất. Đức, nền kinh tế lớn mạnh bậc nhất lục địa già, có cơ chế an sinh xã hội bậc nhất thế giới. Vậy nếu đặt lên bàn cân, tại sao tôi phải trở về? Bạn bè tôi, có người học những ngành học như công nghệ na-nô, lắp ráp máy bay, công nghệ môi trường, họ hỏi tôi rằng họ sẽ kiếm việc thế nào được ở Việt Nam? Để trả lời câu hỏi này, hãy đọc mục sau.

Tôi là sinh viên, chỉ đi làm thêm chạy bàn, thi thoảng thì được vào các cửa hàng châu Á tại đây để dọn dẹp, bê vác gạo. Chỉ vậy thôi cũng làm tôi đủ sống đủ tiêu, vậy ra trường đi làm những công việc với mức lương cơ bản cũng đã sướng lắm rồi. Tôi còn đòi hỏi gì nữa.

Không, không. Tôi đang nói về ý nghĩa của đời người. Nghe có vẻ to tát đấy, nhưng lại rất đời người. Ý tôi là, ở lại, sung sướng, kiếm thật nhiều tiền, và rồi “khi đã có kinh tế, muốn làm gì cho quên hương mà chẳng được” như một ví dụ ở bài viết trên, điều đó có thực sự đúng? Khoan nói về việc các bạn có thực sự thành công trong việc tìm một việc làm đúng nguyện vọng ở nơi có sức cạnh tranh còn dữ dội hơn cả Việt Nam hay không, mà kể cả có được đi chăng nữa, “cống hiến cho quê hương” bằng cách đấy, liệu có phải là cách duy nhất và tốt nhất hay không? Và rồi liệu rằng sau nhiều năm ổn định kinh tế cho bản thân, bạn có còn là người con của dân tộc Việt, có còn hướng về quê hương?

Tôi không dám trả lời những điều trên, chỉ đưa ra một câu hỏi cho các bạn để chúng ta cùng suy ngẫm. Câu trả lời là của riêng mỗi người, nhưng nó sẽ chỉ được gọi là câu trả lời nếu bạn thực sự ngồi xuống và cân nhắc cho thật cẩn thận. Chỉ nên nhớ rằng, giá trị của mỗi người con dân tộc Việt vẫn luôn nằm đó, khát khao vươn lên từ bùn đất, và tỏa sáng rực rỡ như những ngôi sao vàng.

Đừng đổ lỗi cho đất nước

Về câu chuyện của sinh viên và các ngành học “lạ”. Lý do đưa ra luôn là “ở Việt Nam không có ngành này” hoặc “ở Việt Nam ngành này kém phát triển” thế nên “tôi không có chỗ đứng”. Tôi cho rằng đó là những lý do quá yếu kém, được đưa ra không có mục đích gì khác ngoài sự chống chế yếu ớt của cá nhân mỗi người.

Cái gì cũng có lần đầu. Xã hội nói chung hay các ngành nghề nói riêng, nơi nào cũng phải có người đi tiên phong trong những cuộc cách mạng mới mẻ. Các bạn học ở một môi trường xuất sắc, có kiến thức sâu đậm, có tư tưởng mới lạ, giỏi giang và cho rằng mình có thể cạnh tranh rồi cống hiến tốt hơn ở những đất nước giàu mạnh, vậy mà lại sợ trở về để đi tiên phong cho lĩnh vực mình đam mê hay sao? Không, không. Các bạn sợ thất bại. Các bạn sợ mình không đủ giỏi hay bản lĩnh để làm nên sự thay đổi.

Vậy tại sao các bạn lại đổ lỗi cho quê hương, tại sao các bạn lại dám nói rằng “đất nước không cho tôi lý do để về”? Đất nước cần các bạn, nhưng chính các bạn đã sợ rồi đấy thôi?

Chúng ta chưa có công nghệ này, chúng ta yếu kém ở ngành nghề kia, thế nhưng không một ai dám đi tới và làm nó phát triển. Suy cho cùng, đất nước nên đổ lỗi cho chúng ta mới phải. Vì ai trong chúng ta cũng chờ đợi, chờ một người đi tiên phong, một lá cờ đỏ, một cái gì đó phát triển rồi để trở về làm cho nó thêm phần hoa lá cành.

Tiếng khóc trước tổ tông

Lý do này tuyệt nhiên không phải của tôi, mà của một người bạn vong niên đã chỉ ra cho tôi thấy. Đó là vào một ngày nắng đẹp trời, giữa mùa hè ấm áp, tôi và anh ngồi uống bia ở bãi cỏ rộng thênh thang trước cửa trường đại học. Tôi nói đùa với anh: “Sướng thế này còn về làm gì anh nhỉ? Mùa hè thế này ở Việt Nam chỉ có vào nhà ngồi điều hòa. Bẩn lắm.” Anh cười. Thế rồi trầm tư một lúc, anh nói: “Phải về chứ em. Về để đến ngày cuối đời, đứng trước tổ tiên, ta cười và nói mình đã không làm các cụ thất vọng.”

Ngày ấy, tôi cho rằng đó là một lời đùa lại, và tôi cười hô hố. Thế nhưng bây giờ ngồi nghĩ lại, thì ánh mắt của anh khi ấy là ánh mắt của người từng trải, nếm đủ sung sướng trên đất người, và hiểu biết về nỗi khổ của dân ta.

Lý do này, các bạn có thể cho rằng nó chỉ là lý thuyết sáo rỗng, là sách giáo khoa đạo đức lớp năm, sao cũng được. Dù gì tôi cũng chỉ đưa vào cho có, cho đủ ba lý do, vì số ba là số tôi thích.

Lời kết

Còn vô vàn lý do khác mà các bạn có thể đưa ra để từ chối việc trở về. Tin tôi đi, tôi cũng vậy. Chúng ta đều thấy cả mà.

“Bọn ta chứng kiến sự phai nhòa của các bản sắc, lấy phá cách làm tôn chỉ, thế giới bọn ta nhìn thấy là một đống hổ lốn, không chỉ logic mà phi logic, phản logic cùng được chấp nhận, sự lan truyền nổi bật hơn cả sự thẩm thấu và lý tưởng thì không mang lại cơm gạo.”

– Du Đãng, Báo bóng đá điện tử 4231.vn

Nhưng cũng chính vì những lý do ấy, đất nước mới cần các bạn. Đừng ngó lơ nó vì sự ích kỷ của mỗi bản thân. Vì nơi đâu cũng có bất mãn, cũng có vấn đề, nhưng chỉ có những người con của đất Việt mới giải quyết được tận gốc những vấn đề của đất Việt thôi.

Thế nên, các bạn ạ. Về đi, đừng ở lại. Về đi cho một ngày cất đầu lên.

 

D8

spot_img
Triết Học Đường Phố
Triết Học Đường Phố
"Thà chết cho một ý tưởng bất diệt, còn hơn sống cho một ý tưởng phù du." — Steven Biko

BÀI LIÊN QUAN

113 BÌNH LUẬN

  1. Vậy về để làm những công việc liên quan tới làm đẹp, thời trang hay kinh doanh, buôn bán. Thậm chí về vì sức ép gia đình phải lập gia đình, sợ quá lứa lỡ thì thì sao???…
    Còn quá nhiều lí do không đáng để quay trở về Việt Nam đúng không ạ?

  2. Cháu Dũng mến,

    Chú viết xuống đây những suy nghĩ riêng của chú với hy vọng làm dễ thêm cái quyết định đi hay về của cháu.

    Từ góc nhìn của một quốc gia, để xây dựng quê hương, chúng ta cũng cần nhiều người có kinh nghiệm ở ngoại quốc. Hiện tại đã có Việt kiều làm cho hãng ngoại quốc về làm cho xứ sở của mình rồi lại đi như cháu có thể biết. Và số người này trong tương lai không phải dễ có. Theo chú biết, du học xong là phải về nước lại; không có nước nào họ cho du học sinh ở lại mà không có điều kiện như phải có công ty bảo lãnh mình, hoặc là lấy người có quốc tịch bản xứ. Xin việc ở nước người thường thì đã khó, có được một công ty bảo lãnh mình ở lại thì cháu cũng thuộc loại gần như thiên tài rồi; bởi vì họ chắc phải chứng minh là không có ai trong nước có thể và chịu làm việc đó ở mức lương như vậy. Có bao nhiêu du học sinh đủ những điều kiện đó để ở lại? Thêm vào đó, ở lại là cháu chấp nhận xây dựng tương lai của mình trên xứ lạ quê người, không một người thân để nương tựa, không bạn bè xưa để gần gũi tâm sự. Những người như thế rất can đảm và ít có. Và dĩ nhiên là cháu đi du học không phải để rồi ở lại làm móng tay cho xứ người, nên nếu cháu có cơ hội hiếm có đó để ở lại, chú thấy cháu nên đi đi, đừng về.

    Nhìn từ con mắt của chính cháu khi đã là bố là mẹ, thì cháu có thể thấy cháu nên ở hơn là về. Cháu là người Việt bởi vì cháu sinh ra ở Việt Nam. Khi được sinh ra, có ai hỏi cháu muốn làm công dân nước nào không? Giả như được hỏi như vậy thì cháu trả lời như thế nào? Trong tương lai khi lấy chồng hoặc lấy vợ và có con ở nước ngoài là cháu đã được trả lời câu hỏi đó không những cho con, cho cháu, mà cho cả dòng dõi theo sau cháu. Suy nghĩ vong bản, phản động, mất gốc quá phải không cháu? Nhưng hãy thực tế, chúng ta cũng chỉ là loài người, tại sao nếu có thể mà không chọn một môi trường tốt hơn cho con cháu mình để sống? Lúc là bố là mẹ rồi cháu sẽ hiểu rằng khi có con, chúng nó là “một phần xương thịt của mình” với tất cả nghĩa đen và nghĩa bóng của nó. Con mình vui thì mình vui, con mình nếu có đau khổ một phần, thì bố mẹ còn đau nhìều lần hơn như thế nữa. Hãy chọn một môi trường tốt hơn để đào tạo những người con tốt hơn. Những người con tốt hơn đó, nếu muốn, thì có thể trở về phục vụ xứ tổ tiên của mình hoặc làm việc cống hiến cho nhân loại ở tại xứ người (nhưng là nơi nó sinh ra). Tại sao lại hạn hẹp mình trong khuôn khổ “yêu nước”, “yêu quê hương”? “Yêu nhân loại” có gì xấu hơn không cháu? Cái chữ Việt mà chú và cháu dùng để bàn luận với nhau đây; cái mà chú đang học hỏi để phân biệt giữa “lý giải” và “xử lý”. Cái mà cháu có thể cũng từng nghêu nghao “Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời” đó, theo như chú được dạy, không phải được sáng tạo ra bởi một người mang tên Việt, họ Việt, hay dòng máu Việt cháu ạ.

    Với những góc nhìn đó, chú hy vọng giúp được cháu trong quyết định “Đi đi” hay “Đừng về” của cháu!

    Thân ái trong tình đồng bào,
    Một chú Việt kiều.

  3. Tôi không có ý kiến phản bác hay ủng hộ, vì việc lựa chọn là rất riêng, là của cá nhân mỗi người. Ai cũng phải có lý do cho việc lựa chọn của mình, cho dù lý do có thuyết phục hay không, và nếu thuyết phục thì có đủ mạnh mẽ hay không…

    Bài phản biện này đánh động vào “cảm tính” nhiều hơn là “lý trí”. Có chút lẫn lộn khái niệm “quê hương đất nước” với các khái niệm khác của xã hội (các yếu kém của xã hội). Bài viết khơi gợi lòng trắc ẩn về cội nguồn, và đây có lẽ là lý do thuyết phục nhất trong bài (theo cá nhân của tôi).

    Sự lẫn lộn các khái niệm thiêng liêng như đất nước, quê hương, hoặc cội nguồn vào các nhân tố để thúc đẩy và phát triển xã hôi (hoặc làm cho xã hội yếu kém và trì trệ) có lẽ đã làm cho bài viết mất hơn 3/4 giá trị (tôi tạm tính đơn giản thế này: bài viết có 4 mục, chỉ có 1 mục về cội nguồn là lý do thuyết phục tốt).

    Tôi cũng sẽ không dám lạm bàn về các vấn đề khác như tại sao xã hội lại yếu kém, và tại sao những người tạm-cho-là-giỏi lựa chọn “ở” nhiều hơn “về”, vì đó là những chủ đề lớn hơn nhiều và khu vực comment không đủ để nói hết.

    Ở trên có bình luận của bạn Thao Sơn Nghiem rất đáng để suy gẫm (nếu như bạn chịu đầu tư để suy gẫm).

    Nói rõ hơn về bản thân mình, tôi không phải du học sinh, cũng ko đi học ở nước ngoài ngày nào, kiến thức tôi có là học ở Việt Nam hết! (nhưng từ rất nhiều nguồn khác nhau). Tôi cũng trong ngành IT như tác giả. Trường hợp của tôi thì ngược lại với các bạn du học sinh, tôi đã học, sống, và làm việc ở Việt Nam 9 năm trước khi tôi định cư ở Úc theo diện kỹ năng mới gần đây. Đơn giản, tôi thực dụng, 5 năm làm việc ở VN không bằng 1 năm làm software engineer ở Úc, vả lại tôi tư thấy bản thân mình chán ghét chế độ cộng sản, nên tôi chọn ra đi. Tôi cũng muốn thay đổi và giúp ích cho đất nước, nhưng tự biết bản thân mình không đủ khả năng để xóa bỏ cái mà tôi cho là cốt lõi của mọi vấn đề hiện tại trên đất nước Việt Nam.

    Việc tôi đang (quyết tâm) làm bây giờ là làm cho tất cả những người tiếp xúc với tôi thấy con người Việt Nam và đất nước Việt Nam “nice” như thế nào, để rồi tự bản thân họ phải thốt lên rằng “I really want to visit Vietnam” 🙂

    • Chào bạn,

      Hướng thực hiện nhằm góp sức cho xứ sở bạn đã nêu cũng như mọi sự đóng góp khác đều đáng quý và trân trọng. Bạn có ý tưởng, mình có vài lời muốn nói về thực trạng, tâm lý, cái mà mình nhận biết được qua quan sát.

      Trăm nghe không bằng một thấy! Mất nhiều công sức để nhóm được tình cảm của người bản xứ nơi bạn đến định cư dành cho nơi bạn được sinh ra, qua đó tạo cơ hội cho xứ sở có thêm thu nhập từ du lịch, đừng để họ phải thất vọng khi tận mục sở thị. Sự thể có khi còn tội tệ hơn qua lăng kính người khó tính, bạn hoài công mà họ lại có giảm giác bị lừa gạt. Họ sẽ sử dụng dịch vụ của chúng ta nên đừng để họ cảm thấy như bị cảm tính đánh lừa.

      Theo sự quan sát của bản thân, nhiều giá trị truyền thống mang tính Thiện và
      phát triển của dân tộc đã mất đi hoặc không được tạo môi trường thuận lợi. Mong muốn này, là sự so sánh với hiện tại của “hòn ngọc viễn đông xưa”, nơi giá trị tốt đẹp đã bị bào mòn không ít?

      Nên đề cao Chân (sự thật), Thiện vì người ở xã hội với nền tảng dân chủ, tự do (duy lý) dễ cảm thông hơn với những mặt chưa được của “con cái” của những “cha mẹ” tồi, nó ngược với cách hành xử cảm tính (duy tình) kiểu ĐỒ CON LAI, ĐỒ CON KHÔNG CHA,… thường thấy ở những xứ sở chậm tiến. Mỹ (cái đẹp) chưa chắc đã Thiện, mang nặng sự cảm tính, dễ có nhưng không bền.

      Mình đọc ở đâu đó lời khuyên ”Đừng bao giờ trông đợi vào điều gì nếu ta không chủ động tạo điều kiện cho điều ấy xảy ra”. Có thể bạn nên cân nhắc cách làm?

      • Chào bạn,

        Mình khá ngạc nhiên khi nhận được trả lời của bạn, đồng thời cảm thấy vui vì cũng có người giống mình, “chịu khó” đọc comment, và vui vì cảm giác bạn có khá nhiều quan điểm tương đồng với mình.

        Thực ra mình đã không định kết thúc comment trước của mình ở đoạn đó đâu, vì nó có thể làm cho người khác hiểu lầm theo ý mà bạn đã reply. Mình đồng quan điểm với bạn, và hiểu rõ lo lắng của bạn.

        Đáng lý ra mình nên nói rõ thêm, là mình cố gắng sống và đối nhân xử thế làm sao để những người tiếp xúc với mình tự nhận ra là người Việt Nam “cũng” rất nice, cũng như đất nước Việt Nam rất đáng để đến du lịch. Tuy nhiên, mình không quên cảnh báo họ về chế độ chính trị quái đản của Việt Nam dẫn đến những hệ quả như thế nào cho xã hội. Và không quên nhắc nhở họ phải cẩn thận những điều gì khi đến Việt Nam. Có người cũng đã nói với mình “I really want to visit VN, but with you!”

        Như mình đã nói, mình là một con người thực dụng và thực tế, đồng thời mình luôn có gắng sống sao để làm người thật và thiện nhất có thể. Có lẽ một phần đó là lý do mình chọn ra đi sau nhiều năm ở VN (mình chẳng phải là người vĩ đại, chỉ là một con người bình thường). Mình không vẽ ra một Việt Nam “thiên đường”, mình vẽ ra một Việt Nam trần tục với rất rất nhiều vấn đề, những vấn đề tưởng chừng nhỏ nhặt nhưng nó là nhân bản bị xáo trộn. Dù sao đi nữa, Việt Nam vẫn là một nơi đáng để đến thăm một lần với những ai chưa đến (còn có đến nữa hay không thì tự họ sẽ quyết định). Bản thân mình thì vẫn sẽ đi đi về về khi nào có thể 🙂

        • Chào bạn,

          Mình có thói quen đọc tất cả để cảm nhận vấn đề được nêu, tư tưởng tác giả và góc nhìn của các cá nhân phản hồi. Mình thường đọc blog chú Alan Phan và có một câu nói theo mình đáng suy ngẫm: Càng nhiều góc nhìn càng đến gần sự thật.

          Mình từng là sản phẩm, nghĩ và hành động theo “định hướng” của người khác nên mình hiểu và trân trọng sự thực dụng, thực tế của bạn. Ở xứ sở, nơi chúng ta được sinh ra thực dụng và thực tế được cho là ích kỷ hoặc thuộc dạng không tốt đẹp. Mỗi chúng ta, khi đủ nhận thức sẽ chọn và theo đuổi những giá trị sống khác nhau, miễn sao là đừng ăn trộm, ăn cướp dưới mọi hình thức là được vì chúng ta, không ai muốn làm nạn nhân của ăn trộm và ăn cướp cả. Có những nơi, chân thiện không được ưu tiên & nếu chúng ta không thể thay đổi giá trị sống bản thân đã chọn thì chỉ có thể tìm miền đất khác hợp với giá trị sống mà mình theo. Làm việc thiện giúp người nên làm, nhưng chúng ta không có trách nhiệm cải tạo xã hội của một cộng đồng nào đó mà việc đó là của chính những người sống ở đó, là sự chọn lựa của họ & chúng ta không làm thay họ, chúng ta không lấy đi quyền được lựa chọn của họ.

          Mình thích sự thẳng thắn nên mình cũng hành xử như vậy. Trong bất kỳ sự lựa chọn nào cũng luôn có được-mất, chỉ sợ chúng ta bị cảm tính chi phối không nhìn ra được mà thôi. Sự thật, dù tác dụng phụ có đến thế nào suy cho cùng cũng là phương thuốc chữa trị hiệu quả nhưng nói một vài sự thật không đúng thời điểm, nơi chốn có khi rước họa sát thân. Không phải nơi nào cũng có quyền tự do ngôn luận và ai cũng tôn trọng sự tự do ngôn luận.

          Xin lỗi vì sự dài dòng. Mình hiểu ý bạn muốn nói và sự chia sẻ này giống như tự sự cá nhân. Đừng bận tậm nếu bạn phát hiện những hạt sạn nào đó. Chúc bạn tạo dựng cho mình thật nhiều tiền bạc và những giá trị khác mà tiền bạc không thể mua được.

  4. Du học ở Đức về là đúng rồi….Đức là 1 nước khó sống và hội nhập cho người ngoại quốc ,lên Ngã Tư Bảy Hiền sẻ gặp nhiều dân ở Đức về VN lập nghiệp( hơi general chút…..do your old research )

  5. Trong bài viết này, tôi thấy bạn đang băn khoăn về hay ở, đó cũng là điều mà tôi trặn trọc bao đêm, tôi có một gợi ý cho bạn trả lời câu hỏi đó: sắp xếp 3 từ sau theo thứ tự ưu tiên của bạn: cá nhân, gia đình và xã hội.
    Ví dụ, tôi ưu tiên quyền lợi cá nhân (1) sau đó đến gia đình (2) tiếp đến là xã hội (3)
    – Bạn sống ở VN sướng hơn ở Đức hay không? Có đủ lấy được vợ ở Đức hay không? Có mua được nhà (thuê căn hộ trọn đời) hay không? Có khả năng học hỏi phát triển hay không…
    – Về gia đình, bố mẹ bạn có vui khi có đứa con sống ở Đức hay không? Bố mẹ bạn có muốn sống xa con cái khi về già không? Bố mẹ bạn có thể qua Đức sinh sống với bạn hay không?…
    – Về mặt xã hội, hay quy tất những dự định cống hiến của bạn cho đất nước VN này ra tiền (vật chất), bạn ở Đức hay ở VN cống hiến được nhiều tiền hơn?
    Tùy vào xếp hạng của bạn, (1) 30 đ, (2) 20 đ, (3) 10 đ. Hãy chọn nước có số hạng cao hơn. Chúc bạn có sự lựa chọn sáng suốt

  6. Về hay ở. Đó là việc của mỗi cá nhân. Nó khác hoàn toàn với chuyện có yêu quê hương, đất nước hay không.
    Quan điểm cá nhân thì có nhiều hướng khác nhau, và ý kiến chỉ là chia sẻ, góp ý chứ đâu thể cho là cái nào tốt hơn để người có quan điểm khác cũng thừa nhận được.

  7. Cái phân vân và khó khăn của phần đông du học sinh là kinh tế, môi trường ở Việt Nam, nhưng các bạn biết đấy, mọi vấn đề của cuộc sống đều xoanh quanh kinh tế và giáo dục, nhưng cái đứng trên hết mọi vấn đề lại là chính trị, chính trị gần như ảnh hưởng đến mọi thứ, từ miếng cơm manh áo công việc….. hết thảy mọi vấn đề của cuộc sống chúng ta, ở 1 đất nước chính trị độc tài, tham nhũng, yếu kém như Việt thì còn lâu kinh tế và đất nước mới khá khẩm, nhìn kinh tế của Cuba, Triều Tiên thì biết, còn TQ thì lao động, mạng người quyền con người rẻ mạt, nền kinh tế dựa trên lao động khổ nhọc của con người mà phát triển, quan trên tham nhũng vơ vét cướp bóc công khai khác gì Việt? Hằng ngày bạn nghe tin rồi đấy, thuế tăng, nợ công, nợ xấu, doanh nghiệp phá sản, cưỡng chế đất… do cái gì? Ko phải đường lối chính sách thì là gì? Theo tui bây giờ tạm thời hãy cố gắng sống thật tốt trên nước ngoài, gây dựng hình ảnh con người Việt, có kinh tế hãy quay về giúp nước sau như bài viết trước đã nói, tạm thời giờ cách này là rất ổn rồi, không thì ở bên đó có cơ hội tiếp xúc với các học bổng thì gửi thông tin về nước cho mấy bạn có mong muốn du học, chia sẻ kinh nghiệm du học này, thế là giúp được nhiều rồi đấy!

  8. Sinh viên du học bây giờ toàn loại “cà giựt”, suốt ngày chơi game, lên Facebook, xài tiền cha mẹ,
    làm gì có cái tư cách, bản lãnh, của 1 con người có học thức cao, biết tôn trọng
    bạn bè, giáo sư đúng mực.

    Chưa kể du sinh viên VN gần đây còn tạo ra
    nhiều vụ xì căng đan. Vài năm trước cô chị bắn chết cô em vì cô em ngủ với nhân
    tình cô chị. Rồi 2, 3 du sinh viên VN bị bắt vì hack vô paypal ăn cắp dữ liệu
    thẻ tín dụng, dùng đó mua hàng cả mấy trăm ngàn đô, gởi về VN. Nhiều vụ sinh
    bệnh tâm thần, hút chích bán xì ke ma túy, v.v…

    Nay do hễ có tiền là
    “du học” được, nên qua đây toàn lại COCC, con cháu các tài phiệt vô lương tâm
    (có lương tâm thì không thể giàu tại VN ngày nay). Loại này cốt cách đã như vậy
    thì đương nhiên không ra gì cả, chơi nhiều, học ít, chẳng làm nên cái gì mà cứ
    hễ mở miệng ra là bàn chuyện “ở hay về”.

    Thứ này về quách còn tốt cho
    xứ họ, ở lại đây làm gì, ai cần, ai mướn.

    • Mình nghĩ câu bạn nói DHS toàn COCC tài phiệt vô lương tâm thì có lẽ bạn nhầm r, sang năm mình cũng đi du học cùng bạn mình, Ba má mình phải bán đất để cho mình đi học với hy vọng đổi đời và làm kinh tế phụ giúp gia đình, mình mới học xong QS 1 tháng, tuần sau là mình đi học và đi làm thêm luôn,

      Nói thẳng vs bạn luôn, 4 năm nay mình chả xin tiền mua quần áo, DT j luôn, toàn đi xin, DT xài con tàu suốt ngày sập nguồn(mobell)

      Xứ họ làm bưng bê thôi tháng chả chục triệu, ở Vn liệu có nhiều dc như vậy

      Bọn mình làm bưng bê ở bulgogi hục mặt như chó dc triệu rưỡi,

      Mình nghĩ bạn nên tìm hiểu thêm chút, đừng có nghĩ hễ du học là COCC, bậy bạ hư đốn đủ kiểu như vậy,

    • Mình hoàn toàn không hiểu nổi cuộc sống đã làm gì hoặc bạn có tư cách gì mà có thể phán lên những câu như thế này. Riêng việc đánh đồng tất cả du học sinh thành một nhóm và nói “loại này” “loại kia” thì mình cũng chẳng biết nói gì hơn.

      Chúc bạn “cà giựt” vui vẻ.

  9. Cuộc chơi và luật chơi?

    Mình từng là chú cừu non và đến giờ cũng có lẽ không thay đổi bao nhiêu. Mình kêu “be be” để cảnh báo cho những chú cừu non khác, dùng lý trí để soi tỏ vấn đề trước khi lựa chọn, đừng cảm tính. Hãy xem xét mọi thông tin trái chiều để giảm sự cảm tính. Hãy tự tìm câu trả lời cho câu hỏi mình nêu ở chủ đề & xem xét vị thế của bạn, tính cách của bạn có thể chơi theo luật chơi ở xứ bạn sẽ chọn định cư hay không? Hãy chọn nơi phù hợp với bạn vì dù bạn phát triển ở đâu, tổ tiên bạn cũng hãnh diện (con hơn cha là nhà có phúc). Tầm biết của bạn trên khả năng của cha mẹ bạn, hà cớ gì bạn không nghe theo ý kiến của mình. Bạn có thể tìm đọc truyện Đào công mất con hoặc Từ thứ mất mẹ vì sự lựa chọn cảm tính để cảnh tỉnh mình. Ở chuyện Từ thứ, mình không có ý nói Lưu Bị hơn Tào Tháo (dựa vào cái miệng thì Lưu Bị hơn nhưng mình không có số liệu sưu thuế của dân sống ở đất Ngụy và đất Thục nên không biết dân ai cực hơn ai, về mạng sống thì ở nơi nào rủi ro mất mạng hơn chắc bạn cũng biết).

    Phản biện cùng tác giả bài viết:

    1. Bạn dùng vị trí cá nhân của bạn như một phương tiện phục vụ mục đích. Do vậy mình phải nói trước là mình sẽ tấn công và lý lẽ này và nó không phải là tấn công cá nhân. Ba của tác giả làm trong ngành giáo dục, đã hấp thu tinh hoa Đông Tây, vậy xin kể những thực hành của Ông mang lại lợi ích cho những người học trò hoặc ngành (Ông ăn lương để làm việc này)? Ông dám nói lên thực trạng hay Ông làm ngơ nhắm mắt? Ông, với quan hệ rất rộng của mình, có tham gia mở trường như cách cụ Fukuzawa Yukichi đã làm hay Ông làm cách khác tốt hơn, và nó cụ thể là gì?

    2. Ở phần Ở lại có chắc cuộc sống sẽ tốt hơn? Tác giả nêu câu hỏi rồi né trả lời, sau đó gợi mở đánh vào tình cảm là có ý gì? Tác giả muốn người khác xem xét lý tính hay để cảm tính làm mụ mẫm?

    3. Ở phần Đừng đổ lỗi cho đất nước. Tác giả muốn nói gì ở đây? Tại sao lại đổ lỗi cho đất nước? Mình hiểu tác giả không phân biệt được các khái niệm đất nước, tổ quốc, chính quyền, cơ chế (mình nghe đọc tin tức thấy có lỗi cơ chế),…

    4. Trích: “Phải về chứ em. Về để đến ngày cuối đời, đứng trước tổ tiên, ta cười và nói mình đã không làm các cụ thất vọng.”
    Mình tự hỏi có khi nào tác giả đặt câu hỏi với người nói câu này chưa? Anh ấy có biết điều các cụ muốn ở anh là gì không? Nếu anh biết thì anh nghe các cụ nói hay nghe nói lại qua người khác hay anh tự nghĩ ra và cho đó là ước muốn của cụ? Và trên hết bạn có nghĩ là có sự trùng hợp mục tiêu giữa các cụ của anh ta và các cụ của tác giả lên anh ta và lên tác giả?

    5. Phần kết, bạn có nói (phần chữ in nghiêng là phần trích)
    Chúng ta đều thấy cả mà cho những sự việc mà ẩn trong tối nhiều hơn bề ngoài. Bạn biết rõ cây gì nhất? Bạn có thể trả lời hình dạng của nó không? Lá rụng, thêm chồi,… là hình dạng thay đổi đó là những cái lộ thiên khó nhận biết huống hồ những thứ ẩn dưới đất như rễ,…
    Vì nơi đâu cũng có bất mãn, cũng có vấn đề, nhưng chỉ có những người con
    của đất Việt mới giải quyết được tận gốc những vấn đề của đất Việt thôi

    + Bạn chỉ nhìn thấy hiện tượng mà không thấy bản chất nên hàm hồ.
    + Vấn đề chỉ được giải quyết tận gốc khi người ta thấy được bản chất của nó và chấp nhận cái giá phải trả để thực hiện nó. Không làm được thì thuê quản lý chứ đừng cố làm. Bạn đi nhiều nhưng tư tưởng của bạn hình như bị giữ lại bởi lũy tre làng, hi vọng mình đoán sai.

    • Chào bạn,

      mình thực sự rất vui khi có bạn (và nhiều bạn khác) bình luận về bài viết của mình rất.. dài. Điều đó chứng tỏ rằng chủ đề này cũng là một mối quan tâm lớn của các bạn du học sinh trên toàn thế giới.

      Mình đọc comment và sẽ chỉ ghi nhận ý kiến của bạn thôi. Về việc trả lời, mình xin mạn phép không. Vì viết ra còn phải ngồi giải thích mình viết gì thì nó sẽ thành thói quen xấu cho người viết. Về sau, có khi chẳng dám viết thật những gì mình nghĩ nữa.

      À, các cụ mà mình có nhắc tới ở đây, không phải là “các cụ” trong một gia đình rõ ràng nào cả.

      Cảm ơn bạn đã góp ý.

      • Chào bạn,

        Ngôn bất tận ý nên cần hỏi để làm sáng tỏ ý của người viết muốn nói, qua đó làm rõ sự hiểu của bản thân về tư tưởng của tác giả, đó là điều nên làm. Mặt khác, mọi tác phẩm được viết ra, không phải tác phẩm nào cũng được viết với mục đích chia sẻ hoặc vì sự phát triển của cộng đồng. Bằng chứng là có rất nhiều thông tin gây nhiễu, loãng, rác,… nếu bạn từ phải tìm tài liệu phục vụ cho các để tài nghiên cứu trong quá trình học.

        Khi đánh giá một vấn đề, người Việt thường cảm tính mà bỏ qua hoặc không chú ý đến “màng lọc” của cá nhân. Màng lọc này nhiều khi lại không rõ ràng vì người đánh giá không biết cụ thể những tiêu chí của nó. Mình nói rõ hơn qua việc xem xét: du học, ở hay về?

        Xét & chọn qua từng lăng kính, xét trên nhiều lăng kính thì các bạn tự làm:
        1. Xét cạnh tranh: Ở lại thường phải cạnh tranh hơn, nên về
        2. Xét vị thế: Bạn có người đỡ đầu, nên về. Xã hội phương Tây xây dựng trên nền tảng dân chủ & tự do, qua đó việc bình đẳng về cơ hội và bình đẳng trước luật nên khó có lợi thế vị thế hơn.
        3. Xét về cơ hội làm giàu: Về dễ làm giàu hơn, vì sao? Vì nếu ở lại bạn sẽ khó khăn hơn nếu làm giàu theo kiểu win-lost, tức cá nhân giàu nhưng tổng xã hội không tăng, thậm chí giảm (thí dụ cụ thể hơn: Bạn phá môi trường để làm giàu, bạn hưởng thành quả trong khi người khác chịu thiệt hại và khi khắc phục thiệt hại, chi phí thường lớn hơn cái bạn đã nhận được hoặc làm giàu bằng cách “ăn cướp hợp pháp” biến tài sản của người khác thành của mình). Làm giàu theo win-win-win là rất khó.
        4. Xét yêu nước: Không biết những người khác hiểu yêu nước thế nào, mình hiểu, yêu nước: hành động không tổn tại đến lợi ích của đất nước. Tức thấy bất lợi cho đất nước (người & vật chất) thì phải lên tiếng,… Mình nhìn không thấy tổn hại lợi ích thì hành động vì yêu nước thực chất là phá hoại. Vậy ở hay về?
        5. Xét vì đó mảnh đất nơi mình sinh ra: Hiểu theo sát nghĩa này thì nên về địa phương nơi chào đời là hợp lý hơn cả nhưng e không nhiều người chọn nếu địa phương đó dưới trung bình so với những nơi khác. Về hay ở?
        6. Xét đạo đức: Đạo đức là gì? Nó bất biến hay thay đổi? Có những đạo đức đi ngược sự phát triển, tự do. Về ở tùy thuộc nhận định mỗi người nhưng đừng cho là mình đạo đức hơn người khác, chỉ có lựa chọn phát triển hoặc theo cách khác.
        7. Xét môi trường: Nơi bạn đang sống mà người khác tự do vất “rác” và bạn không dám nói vì sợ. Bạn nên về
        8. Xét sự phát triển của dân tộc: Nếu thực sự như vậy thì nên xét khả năng của bản thân vì không thấy mà làm theo duy ý chí thì chỉ phá hoại. Nhiều vĩ nhân làm điều thật sự tốt cho xứ sở của họ như Nelson Mardela, Gandi, Lý Quang Diệu, Washington, Lincoln,… vì họ xây dựng nền tảng để xứ sở của họ phát triển. Người ta đễ thấy sự hào nhoáng của tòa nhà nhưng không nhìn ra sự vĩ đại của nền móng. Sẽ không thể có sự hào nhoáng khi nền móng không đủ vững.
        9. Còn nhiều tiêu chí nữa và các bạn đưa ra và xét ở vị thể của mình

        Mỗi người đều có ưu tiên trong lựa chọn và nên tôn được tôn trọng, nhưng khi thuyết phục ai đó chọn theo họ, họ PHẢI nêu ra mất-được để người ta cân nhắc chứ không phải LỪA ĐẢO bằng cách nêu được và lờ đi mất.

        P/S: Nhiều bạn nói về GPD nhưng không đưa ra công thức để nhận định sự góp phần của các thành tố. Con số thống kê có thể làm giả nhưng dòng tiền thì không thể giả. Nhận định kinh tế tài chánh nên đứng trên lăng kính được-mất về lợi ích. Có bạn trích dẫn câu nói của ai đó để minh họa, nó chỉ thực sự có ý nghĩa nếu có cùng bản chất.

        • Tóm lại, là bạn theo dạng “Đất lành chim đậu”, còn tác giả thì là ”
          Ta về ta tắm ao ta, dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn” phải không?

          “nhưng khi thuyết phục ai đó chọn theo họ, họ PHẢI nêu ra mất-được để người ta cân nhắc chứ không phải LỪA ĐẢO bằng cách nêu được và lờ đi mất.” => Nói như bạn thì thế giới không có tranh chấp rồi.

          • Chào bạn,

            Bạn võ đoán và cảm tính? Khi bạn sử dụng ngôn từ có tính chất cảm tính, bạn cần định nghĩa nó để thể hiện cụ thể mức độ bạn muốn đề cập. Khi có tranh chấp thì đã có nơi xử là tòa án khi các bên không tự dàn xếp được. Tòa án không lựa chọn công lý để thực thi thì nên xem lại sự hội nhập của bản thân với môi trường sống, bản chất luật của cộng đồng, quốc gia đó. Ý bạn mình hiểu là muốn phá luật, đặt luật chơi riêng và bắt người khác phải chơi theo chúng. Thật nực cười khi bạn muốn phá luật nhưng lại bắt người khác phải chơi theo luật chơi. Đừng viết luật chơi nhằm phục vụ lợi ích của mình.

            Cạnh tranh nên được ủng hộ, tranh chấp là kết quả khi có ít nhất một bên tham gia đã phá luật chơi chung.

            Luôn có sự lựa chọn khiếm khuyết và ít khiếm khuyết hơn nhưng nhiều nơi người ta kiểm soát tất cả các phương án lựa chọn và rao rêu là người khác luôn có sự lựa chọn như những nơi không kiểm soát hoặc ít kiểm soát hơn. Bạn có quyền chết vì lý tưởng của bạn nhưng không có quyền nhân danh lý tưởng đó để lấy mạng, tài sản của người khác.

            Bài toán lớp hai về so sánh, trước khi so sánh cần chuẩn hóa thang đo. Thí dụ so sánh 12cm & 12dm? Đối tượng so sánh ở đây mới gồm hai tiêu chí mà thôi nên việc bạn giải bài toán đi về chỉ với tiêu chí “về tắm ao ta” là sự lựa chọn của bạn và mình tôn trọng sự lựa chọn đó.

            Với tất cả sự tôn trọng, mình sẽ không phản hồi khi bạn đọc không hiểu hoặc cố tình không hiểu bản chất của vấn đề hoặc không đưa ra được góc nhìn sáng hơn.

  10. *TRONG DÀI HẠN, CHÚNG TA LUÔN CỐ GẮNG ĐỊNH HƯỚNG SỰ NGHIỆP BỞI NHỮNG ĐIỀU MÀ TA CHO RẰNG QUAN TRỌNG NHẤT!
    -Đối với bạn: Trở về, cống hiến cho đất nước như một lẽ sống.
    -Đối với nhiều người khác: ở lại nơi nào mà bản thân cảm thấy có thể phát huy được năng lực, có thể giúp bản thân, gia đình,… trở nên tốt hơn , họ sẽ ở lại nơi ấy.
    ———————————————————————————————
    *Góc nhìn của tôi : việc lựa chọn là ở mỗi người, ta không so sánh quan điểm của người này với người khác. Làm việc ở đâu miễn tạo ra nhiều giá trị cho cuộc sống, cho con người mới là điều đáng quý.
    Thử đặt trong một giả thiết rằng, có rất nhiều hành tinh khác cũng có các sinh vật đang sinh sống và chúng ta hoàn toàn có thể làm việc ở những hành tinh đó, lúc này có lẽ câu hỏi quan trọng nhất sẽ là: Nên ở lại trái đất hay không?!! 🙂

  11. Như các bạn đều biết chúng ta đang sống trong xã hội không cần người giỏi. Nó chỉ cần những người rất giỏi. Bản thân tôi sống trong nó và cũng hiểu rõ thực sự nó thế nào thế nên nếu các bạn đi và thực sự muốn về tôi rất chào mừng đất nước rất chào mừng. Thế nhưng nếu các bạn chọn con đường ở lại tôi cũng rất hiểu và chỉ cần các bạn sống từng giây phút nhớ về quê hương thì cũng đủ lắm rồi đât nước người mẹ luôn mong mỏi con mình thành tài thành danh và tôi nghĩ không nhất thiết phải ở trong nước thì mới cống hiến được. Chẳng phải đât nước chúng ta nhờ GDP mà khỏi bị phá sản đó sao? Điều tôi muốn nhắn nhủ là dù ở nơi đâu hãy cố gắng hết sức mình để không hổ thẹn là người VN. Mong rằng tương lai sẽ xã hội tốt đẹp hơn sẽ lại đón những người con còn lại về phục vụ cho tổ quốc.

      • Đừng có lấy ngoại hối đó ra mà kể. Ngoại hối vào 1 phần, thì ra cũng đã 2-3 phần rồi. Những người được gửi về họ dùng để ăn xài hay kinh doanh thế bạn?
        “Bạn có quyền không cho, còn đã cho thì đừng kể công.”

        • 1. Tôi không phải là du học sinh, tôi chỉ là người con sống làm việc ở đất nước VN (tuy thỉnh thoảng có công tác nước ngoài).
          2. Bạn đang nhầm lẫn giữa ngoại hối và kiều hối 2 cái này bản chất khác nhau đấy. Nhưng ở đây tôi hiểu là bạn muốn nói đến kiều hối.[1]
          3. Còn về tiền ấy được gởi về để ăn xài hay kinh doanh thì nó đều giúp ích cho đất nước cả cá nhân cho rằng trong tình hinh kinh tế nước như hiện nay thì dùng tiền đem kinh doanh không khả thi tốt hơn hết là đem tiêu xài càng nhiều càng tốt có như thế mới tạo động lực kinh tế phát triển thay vì èo uột như hiện nay.
          Còn về tình hình kinh tế nước nhà mấy năm qua thì không có gì là khả quan doanh nghiệp chết hàng loạt. Để dễ hình dung bạn cứ ra chợ hỏi những người bán hàng xem tình hình buôn bán mấy năm nay thế nào có khả quan không người mua hàng có nhiều hơn năm ngoái không nhất là những ngày cuối năm cận dịp tết như những ngày này. Thứ nửa là hãy để ý xem trong năm qua bạn có thấy hàng loạt thuế phí được tăng lên chưa kể thêm thuế mới nếu nền kinh tế khỏe mạnh thì có cần tăng thuế phí như trong tình hình kinh tế èo uột doanh nghiệp phá sản nhiều như hiện nay không? Gần gũi nhất với người dân là giá xăng. Giá xăng thế giới giảm bao nhiêu %, ở mình giảm bao nhiêu %. Kế nữa phải tham khảo các đánh giá của nước ngoài thay vì tham chiếu báo cáo tình hình kinh tế hiện nay của nhà nước vì tôi cho rằng báo cáo mình hiện nay ‘ảo’ quá…
          4. Trên đây là những chỉ dấu giúp bạn có thêm thông tin về nền kinh tế giúp ta có thể hoạch định kế hoạch kinh doanh. Tôi trở lại với vấn đề về kiều hối theo như cmt của bạn có vẻ bạn chưa đánh giá chính xác các giá trị của kiều hối cái này bạn có thể tham khảo không tin trên mạng ở đây tôi xin đưa ra 1 bài báo mà tôi cho rằng nó đánh giá đúng giá trị của kiều hối trong những năm qua tham khảo [2]. Ở đây tôi xin lấy 1 phần nhỏ nói về kiều hối trong [2] và tóm tắc như sau để bạn tiện theo dõi:
          Đại khái: tác giả nói rằng nếu không nhờ kiều hối thì VN mình phá sản lâu rồi tại sao tác giả lại đưa ra nhận định như vậy? Bởi nguyên do sau:
          1- Mấy năm qua nước ta bị nhập siêu lớn trong khi đó xuất khẩu ta chưa tương ứng nên xảy ra tình trạng là mình cần $ để thanh toán nhập khẩu mà nếu muốn có $ để trang trải thì ta phải đi vay mà vay là phải trả nhé nhưng nhờ kiều hối nên có đủ $ để trả.

          2- Cần phải nói sơ qua chút hiện tại tăng trưởng kinh tế của mình hiện tại được tính dựa trên GDP mà GDP được tính dựa trên ” tổng của các khoản tiêu dùng..”[3]. Mặc khác tiêu dùng phụ thuộc vào số tiền mình kiếm được (nôm na la mình thu nhập nhiều thì mình tiêu nhiều) mà các thành phần làm ra tiền như: khối tư nhân, khối nhà nước,.. tư thì doanh nghiệp chết hàng loạt, nhà nước thì làm ăn thua lỗ nhiều mấy cái vụ chậm giảm giá xăng tăng giá điện là để bù lỗ cho mấy ông ấy đấy. Mấy ông này hổng chơi được rồi kế đến ta phải kể đến là đầu tư tiêu sài từ vốn vay ODA cũng góp phần tăng GDP mà nên nhớ vay là phải trả đấy nhé. Phần còn lại là kiều hối cái giá trị của nó là anh không phải vay, không phải mượn, hông phải làm ra nhưng có cục tiền trên trời rớt xuống cho anh tiêu sài mà cục ấy to đùng nha nên ông chuyên gia KT tác giả [2] mới nói như thế.

          Lời cuối: thiết nghĩ chúng ta nên có 1 cái nhìn và kiến thức đúng đắn về một vấn đề trước khi tranh luận, Tránh để cảm tính lấn át. Cứ như cái “tình hình hiện nay” chưa nói đến cơ chế chính sách thì mấy anh nên ở nước ngoài gởi tiền về tiêu sài còn có ích hơn ấy chứ.
          Còn như tác giả bài này tôi thấy ảnh nói là học bên CNTT thì hiện nay nền CNTT của nước ta đang có nhiều cơ hội (khối kinh tế mấy năm nay không kiếm được làm mà bên ngành này thì vẫn có nhiều cơ hội việc làm + nhà nước đang có nhiều chính sách về CNTT) thì anh nên về để xây dựng đất nước tận dụng cơ chế kiến thức của nước ngoài làm giàu quê hương.
          Vả lại tôi nghĩ dẫu sao thì cũng là con dân nước Việt mình nên có cái nhìn bao dung và hiểu biết hơn đối với các bạn chọn ở lại đóng góp cho đất nước kiểu khác.

          Links tham khảo:
          [1] http://vi.wikipedia.org/wiki/Ki%E1%BB%81u_h%E1%BB%91i
          http://vi.wikipedia.org/wiki/Ngo%E1%BA%A1i_h%E1%BB%91i
          [2] http://cafef.vn/tai-chinh-ngan-hang/chuyen-gia-bui-kien-thanh-neu-khong-co-kieu-hoi-2014071300202165313ca34.chn
          [3] http://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB%95ng_s%E1%BA%A3n_ph%E1%BA%A9m_n%E1%BB%99i_%C4%91%E1%BB%8Ba

          • Một điều nữa là tôi quên nói là tôi không phải là người am tường kinh tế nên lắm trong quá trình lập luận có điểm nào không phù hợp hoặc sai về khái niệm hoặc bản chất mà nếu người làm kinh tế am hiểu kinh tế nào chỉ ra và giải thích cho tôi, thì tôi sẽ cảm kích lắm.

          • “1- Mấy năm qua nước ta bị nhập siêu lớn trong khi đó xuất khẩu ta chưa
            tương ứng nên xảy ra tình trạng là mình cần $ để thanh toán nhập khẩu mà
            nếu muốn có $ để trang trải thì ta phải đi vay mà vay là phải trả nhé
            nhưng nhờ kiều hối nên có đủ $ để trả.”
            Bạn có tìm hiểu nhập siêu ở đây là nhập hàng gì chưa? Vì sao buộc phải nhập siêu? Chính người dân trong nước không tin tưởng hàng nội địa, thì mới xảy ra tình trạng này. Kiều hối gửi về phần lớn đi đâu, bạn có biết không? Đó là nằm trong tài khoản tiết kiệm ngân hàng và bất động sản. Như vậy là việt kiều đang đầu tư để kiếm lời, chứ không phải cho không. Nên đừng nói như là bố thí cho đất nước.

            Câu hỏi đặt ra, tại sao họ biết đất nước này không được như nơi họ đang sống, mà vẫn gửi tiền về để đầu tư?

          • chào phương! mặc dù cảm nhận được sự cố chấp trong bạn nhiều hơn là sự cầu thị thì tôi vẫn muốn nói cho bạn hiểu rằng : NGUỒN USD CHUYỂN VỀ VN DÙ LÀM GÌ ĐI NỮA THÌ NÓ CŨNG SẼ ĐƯỢC CHUYỂN ĐỔI THÀNH VND, NÓ KHÔNG ĐƯỢC LƯU THÔNG MÀ CHỈ NẰM TRONG NGÂN HÀNG DO CHÍNH PHỦ NẮM GIỮ VÀ DO ĐÓ CHÍNH PHỦ SẼ SỬ DỤNG NGUỒN USD NÀY ĐỂ SỬ DỤNG. NÊN NGUỒN USD CỨU VỚT CÁI NỀN TƯ BẢN ĐỎ SỐNG LAY LẮT NHƯ BẠN NÓI. THÂN.
            mình chuyên ngành tiếng trung không phải kinh tế.

          • Vậy theo bạn nói tiền đô gửi về, thì bắt buộc phải dùng đô để thay tiền việt chi trả, thì mới gọi là đúng à? Để rồi, kinh tế VN phải lệ thuộc vào đồng đô à?

            Người dân cũng có thể giữ đô, nhưng họ lại muốn bỏ ngân hàng vì để gửi tiết kiệm, có lãi suất. Đó là đầu tư sinh lời. Còn chuyện làm gì với số tiền đó là chuyện của ngân hàng. Cũng như gửi tiền việt. Bạn từng vào ngân hàng hỏi họ sẽ làm gì với số tiền của bạn chưa? Bạn thích thì gửi, không thì cầm về, ngân hàng không ép buộc. Còn sống ở đâu thì phải xài tiền tệ của chỗ đó quy định, đó là luật. Thế rồi câu hỏi mới đặt ra, vì sao họ không gửi tiết kiệm ở nơi họ đang sinh sống, mà phải gửi về nơi có nhiều bất ổn thế này để gửi?

            Phần lớn kiều hối gửi về đều trở thành ngoại hối đầu tư. Cho nên đừng có nói như kiểu kiều hối là của cho không.

          • Phuong ạ! mặc dầu ý định ban đầu của tôi là mong muốn chúng ta có cái nhìn thông cảm hơn đối với du học sinh không về nước. Nhưng có lẽ tôi đã đi quá xa với ý định đó. Thật tiếc vì bạn có thành kiến quá nặng như thế.
            Có lẽ chúng ta nên dừng sự tranh luận ở đây thì hơn, cuối cùng tôi đã nhận ra xuất phát điểm và mục tiêu của ta là khác nhau. Hãy nhận ở tôi sự tôn trọng với bạn hi vọng rằng tương lai với cái nhìn ít thành kiến hơn Phuong sẽ cảm thông với các bạn du học sinh ở lại. Và cũng đừng nhầm lẫn tôi học tập và làm việc ở VN. Thân chào Phương!
            HTN

  12. Thoạt đầu đọc tựa đề thì mình đã định không đọc, nhưng khi đọc xong bài thì mình rất thích. Ý kiến riêng của mình thì nên ở lại nước ngoài làm việc một thời gian rồi về (hoặc đầu tư hoặc đóng góp về cho Việt Nam). Tóm lại là dù ở đâu, và làm gì nếu ai cũng nghĩ được như tác giả thì về hay không còn quan trọng. Chúc tác giả vui vẻ và lạc quan trong cuộc sống nhé ^.^

  13. Bài viết hay lắm. Trở về là một việc khó khăn, và ngay cả người Việt ra nước ngoài cũng vẫn ham muốn những việc dễ dàng, thế nên họ ngại trở về. Mong bạn sẽ là một trong những người tiên phong có thể làm rạng danh đất nước.

  14. Nếu bạn chỉ học xong đại học, trừ khi bạn thật xuất sắc thì bạn có cơ hội ở lại làm việc, đặc biệt với với trình độ “phổ cập đại học” như bên Đức vì không phải đóng một đồng học phí nào nữa thì bạn rất hiếm có cơ hội ở lại để làm việc, nên về là đúng, và chỉ có một con đường là về.

    Nếu bạn làm xong PhD hoặc cao hơn, bạn làm việc và nhận lương, bạn sẽ thấy sự khác biệt!

    • Điều này không hoàn toàn đúng bạn nhé. Tuỳ vào từng ngành nghề mà chuyện xin việc là khó hay dễ. Cứ lấy đại để như công nghệ thông tin, ngành mình học, đang thiếu hụt nhân lực trầm trọng tại Đức.

  15. Dear Dũng Trần,

    Tôi đánh giá rất cao suy nghĩ của bạn, bạn quả thực thấu hiểu và biết suy nghĩ những điều lớn lao cho dân tộc và đất nước này nhiều hơn những người “đi đi, đừng về”. Bản thân tôi không nói đến những người chỉ ra nước ngoài để kiếm cái tấm bằng về xin việc ở Việt Nam và tiếp tục đục khoét đất nước. Nếu bạn thực sự có kiến thức và tài giỏi, đất nước này sẽ luôn luôn cần bạn, những người nói về nước không có đất dụng võ thì nên nghĩ lại xem chuyện học của họ đến đâu. Nếu tất cả các cơ quan ban ngành toàn những người bất tài, không biết gì, con ông cháu cha thì liệu đất nước có lay lắt được đến giờ này không? Đâu cũng cần những người tài giỏi để làm, dù cho những nơi thối tha nhất. Thêm nữa, trong những năm sắp tới. Thế hệ cũ sẽ dần bị thay thế, thế hệ mới đi lên và nắm lấy dân tộc, đất nước. Nếu như những người tài giỏi tìm chốn yên thân và nhìn về quê hương của họ để thấy mảnh đất của tổ tiên, mảnh đất mình sinh ra lớn lên bị những thằng mình coi là vô lại tàn phá và ta ở đây hưởng thái bình liệu bản thân có mỉm cười nổi. Về nước chưa bao giờ là dễ dàng, sẽ phải đứng lên chống lại cả một xã hội, lề thói, phải đặt nền tảng để cho đất nước trong tương lai sẽ thay đổi. Nếu có nhiều người có cùng suy nghĩ, cùng quay về cùng nhau thay đổi đất nước thì thật đơn giản, nhưng chờ đợi thì biết đến bao giờ, sao không tự mình dấn thân, dám chấp nhận vì một ước mơ.

    Xin kết lại bằng một câu tục ngữ của dân tộc: “Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách!”. Và chúc bạn có nhiều bản lĩnh, sự khôn ngoan và kiến thức để thực hiện điều bạn trăn trở. Yêu nước vốn là đây, chứ không phải là dương cờ, kích bác, kêu gọi đánh nhau khi kẻ thù nhăm nhe chiếm biển, chiếm đất.

    Thân,

    • Những người “đi đi đừng về” không hẳn là không đóng góp cho đất nước bạn nhé. Ngoại hối mà Việt Kiều gửi về đã giúp cho ngân sách Việt Nam năm nay rất nhiều.

      • Chào bạn,
        Rất nhiều người nhầm lẫn vấn đề này, tiền gửi về giúp cho “ngân sách”, đừng đánh đồng nó giúp cho đất nước. Đất nước năm nay không hề tốt hơn năm trước. Thêm nữa, đừng nghĩ cứ gửi tiền về là tốt, cho tiền một đứa trẻ hư thì ngàn đời nó cũng chỉ biết dùng để ăn chơi và mua sắm, không khá được. Thêm nữa, đất nước không khá lên từ bên trong thì những người đó có gửi về bao tiền, cũng rơi vào tay tham quan hết thôi. Tiền không phải tất cả đâu.
        Thân,

        • Chào bạn,

          Nói gì thì nói, ngoại hối đã giúp cho Việt Nam không bị vỡ nợ. Tuy nó không làm đất nước tốt lên, nhưng nó cũng giúp cho dân mình đỡ khổ.
          Còn như ý bạn nói thì xin cho mình miễn bàn ở đây, vì mình nghĩ bạn cũng rõ vì sao rồi. Tiền không phải là tất cả, nhưng thiếu tiền thì trước mắt bạn và gia đình bạn không thể sống được đâu ah.

          Thân.

          • Cho hỏi ngoại hối gửi về toàn tiêu xài hết à? Phần lớn ngoại hối vào đất nước, thì cũng ra đất nước mấy phần, điển hình là những đầu tư mạo hiểm.
            “Bạn có quyền không cho, còn đã cho thì đừng kể công.”

          • Bạn Phương có biết đọc hiều không vậy? Tôi chỉ lấy ví dụ là đa số ngoại hối do Việt Kiều gửi về là để phụ giúp cho gia đình và người thân của họ. Thế thôi, bạn lôi quỹ đầu tư vào đây làm gì, có liên quan gì đến nhau nhỉ???

            Câu trong dấu ngoặc của bạn nó hơi bị thừa thãi, bởi vì tôi đang sống tại Việt Nam.

            Lần sau comment thì phải đọc cho kỹ,Phương nhé.

            Thân.

          • Thế bạn có biết những khoảng phụ giúp cho gia đình và người thân của họ là khoảng tiêu dùng hay đầu tư không? Bạn đang đánh lận kiều hối gửi về toàn bộ là để tiêu dùng, có nghĩa cho không mà không sinh lợi.

          • Vốn đầu tư nước ngoài là FDI bạn à (đừng có nhầm lẫn mà tội nghiệp ^.^) Tiêu dùng hay đầu tư thì cũng là tiền, bạn nhé, nó lưu thông trong XH, cá nhân trực tiếp tiêu dùng, nhưng cuối cùng thì nó cũng vô tay nhà nước thôi. Tôi chẳng có lý do gì để đánh lận hay đánh tráo khái niệm ở đây cả. Thân.

  16. Ngày mà mình đứng trước ngã ba đường tương tự như bạn. Mình sẽ đọc lại bài này để có thể có một quyết định sau này không hối hận với bản thân, với tổ tông, và với con cháu.
    Xin cảm ơn.
    Trân trông.

  17. Ve Vietnam lam thu vai thang di roi biet. Ban viet bai nay han chua co trai nghiem nhieu ve mot xa hoi Vietnam. Cach suy nghi rat mo mong. Nhung hay cu mp mong, biet dau giac mp ay cung se thanh su that o mot tuong lai rat xa noi rat xa. Chung nao vietnam trong dung nhan tai, chung do vietnam se phat trien.

    • Tôi hỏi bạn rằng bạn ấy mơ mộng ở chỗ nào.? Tháng trước họp vơia thứ trưởng bộ khoa học và công nghệ, bác ấy bắt tay nói với sếp tôi 1 câu: Những người như chị hơn đám tiến sỹ như chúnh tôi ở chỗ các vị luôn biết biến những thứ không hoàn hảo trở nên hoàn hảo và kiếm lợi từ nó. Nhà khoa học như chúng tôi thì ngược lại. Sếp tôi cũng làm và học ở Nhật, Mỹ gần 15 n trc khi về nưwóc, tôi cũng vậy, và bà chưa bao gìơ khuyên ai hãy ở lại, mà toàm khuyên hãy học cho giỏi để về thay đổi đất nước. VN còn hoang sơ lắm, biết cách sẽ giàu, giàu rồi sau này làm chủ đất nước sẽ là tụi con. Có kinh tế rồi sẽ nắm đưwọc chinha trị.

  18. quyết định về hay ở là của mỗi người thôi bạn. nhưng mình thấy nhiều người đổ lỗi cho đất nước cũng có phần là đúng. dù cho bạn muốn đi tiên phong trong một ngành nào đó nhưng cơ sở vật chất, cộng nghệ, nhân lực, tiền bạc không đủ đám ứng hoặc không muốn đám ứng thì không thể đổ lỗi cho bạn được. vì vậy quyết định ở lại có lẽ đúng đắn hơn.
    dù sao thì mình rất thích ý cuối của bạn. nếu một ngày mình chết mình cũng muốn ra đi trên đất VN đơn giản VN là nơi mình sinh ra. Mình chỉ có 1 ước mơ đó là thế hệ sau không cần phải mở tưởng tới việc du học nữa mà chỉ cần học tập trên quê hương VN là đủ.

  19. Về hay ở thật sự không quan trọng bằng người đó có tình yêu đối với những người nói cùng ngôn ngữ với mình hay không. Vì nếu thực sự có tình yêu thì ở nước ngoài vẫn có thể giúp quê hương được; nếu không có tình yêu thì dù có về nước hay những người đang sống trong nước cũng chả làm được gì. Founder của THĐP đang ở nước ngoài nhưng những gì THĐP đang làm thì nhiều người cũng thấy được có ý nghĩa như thế nào (tất nhiên là chúng ta không nên tính tới haters).

    • Mình hoàn toàn đồng ý với quan điểm của bạn. Vốn dĩ mình luôn tôn trọng ý kiến của phần đông các bạn quyết định ở lại, vì dù đi con đường khác nhau nhưng có ucngf đích đến là được. Có điều vẫn có nhiều người có tư tưởng đổ tại cho đất nước, cho hoàn cảnh xã hỗji mà chưa thực sự cân nhắc cơ hội của bản thân. Vậy nên bài viết này ra đời.

    • Vấn đề bạn nói tác giả bài viết này cũng đã đề cập đến, và tôi đồng quan điểm với tác giả. Bạn ở lại với lời hứa trong tim là khi nào điều kiện kinh tế tốt hơn sẽ quay về giúp đất nước nhưng sau ngần ấy năm, bạn còn thật sự nhớ đến đất nước mà bạn từng coi là quê hương không?? E rằng đa số là không. Và cho dù bạn còn nhớ đi chăng nữa thì các thế hệ sau của bạn có còn nhớ không? Như bố tác giả, ông ấy đã đi, đã quay về và cống hiến, và điều này cũng góp phần ảnh hưởng đến quyết định quay về của tác giả, và mình tin rằng các thế hệ sau trong gia đình, nếu có điều kiện đi du học, cũng sẽ quay về. Tất nhiên, mỗi người có một lựa chọn, và không lựa chọn nào là đúng hay sai, chỉ là vấn đề quan điểm từng người. Mình chỉ hy vọng rằng, các bạn dù quyết định thế nào thì luôn nhớ rằng, quê hương vẫn luôn cần sự góp sức của các bạn.

Trả lời Minh minh Hủy trả lời

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

FOLLOW US

62,550Thành viênThích
3,699Người theo dõiTheo dõi
3,540Người theo dõiĐăng Ký
spot_img

BÌNH LUẬN MỚI

XEM NHIỀU

BÀI MỚI