18.7 C
Da Lat
Thứ Bảy, 20 Tháng Tư, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Thực tập – sinh viên trông chờ vào ai?

Featured Image: Poster phim “The Internship”

 

Thực tập là cách tốt nhất để sinh viên có thể học hỏi kinh nghiệm trong lĩnh vực mà mình quan tâm. Về cơ bản, quá trình thực tập cũng gần giống như quá trình đào tạo cho một nhân viên mới trong công ty. Các thực tập sinh sẽ làm việc chung với các nhân viên khác nhưng không phải để thay thế cho các vị trí chính thức.

Thực tập là một phần rất quan trọng để đánh giá năng lực của sinh viên về khả năng thu nhận kiến thức và khả năng ứng dụng thực tế những kiến thức đó vào thực tế công việc. Các thực tập sinh sẽ có cơ hội tìm hiểu về văn hóa doanh nghiệp ở nơi mà các thực tập sinh đến thực tập. Khi được thực tập tại các doanh nghiệp các bạn sẽ được quan sát môi trường làm việc ở công ty, xem nó có năng động không? Các nhân viên ở đó có nhiệt tình và dễ hòa nhập không? Và sếp ở đó thế nào?

Sinh viên thực tập còn có cơ hội mở rộng mối quan hệ với các chuyên gia, các anh chị đi trước trong ngành của mình để trau dồi thêm kiến thức và kinh nghiệm trong ngành. Song song với việc là điền vào CV của mình kinh nghiệm thực tập tại công ty X, doanh nghiệp Y nào đó. Cũng có một số trường hợp bạn sẽ được nhận lương khi thực tập và đặc biệt là bạn sẽ được tuyển vào vị trí đó khi còn đang thực tập.

Thực tập là một việc quan trọng và cần thiết nhưng thực tế của thực tập thì sao?

Nhìn thẳng vào thực tế thực tập sinh ở các công ty và quan sát các bạn sinh viên thực tập, chúng ta có thể nhìn thấy một sự thật là nhà trường chỉ cấp giấy giới thiệu thực tập cho sinh viên và yêu cầu báo cáo kết quả thực tập. Vô hình chung, điều này làm cho các sinh viên của chúng ta làm báo cáo thực tập hơn là trải nghiệm ở các công ty. Thêm một điều nửa, các trường chưa dạy sinh viên thực tập như thế nào cho tốt và “xài” công ty, sếp ở đó như thế nào.

Về phía các doanh nghiệp thì tình hình còn tệ hơn khi các sinh viên thực tập bị coi là người thừa trong công ty vì sợ sinh viên phá hỏng hay tiếc lộ thông tin. Có những trường hợp sinh viên chỉ làm những công việc vặt như photocopy, pha trà,… thậm chí là giữ xe. Còn có trường hợp, các anh chị được giao nhiệm vụ hướng dẫn sinh viên thực tập thì chỉ giao tài liệu cho về tự nghiên cứu. Khiến sinh viên cả thấy mình như một kẻ “ăn nhờ ở đậu” trong công ty để xin được một chữ ký vào báo cáo tốt nghiệp.

Sinh viên ơi! Đừng là kẻ ăn nhờ ở đậu

Vậy sinh viên thực tập phải trông cậy vào ai đây? Sinh viên khó có thể trông chờ vào nhà trường hay doanh nghiệp. Sinh viên PHẢI trông cậy vào chính mình.

Đầu tiên, sinh viên thực tập và cả sinh viên của các năm nhất, năm 2 phải nên chuẩn bị cho mình những kiến thức nền tảng của ngành, nghề mình đang theo đuổi. Đầu tư phát triển các kỹ năng mềm, kỹ năng sống cần thiết để có thể tự tin hơn trong môi trường doanh nghiệp. Việc phát triển các kỹ năng mềm với sự hỗ trợ của kiến thức chuyên môn sẽ giúp sinh viên sống sót lâu hơn trong một doanh nghiệp.

Các sinh viên cũng cần xác định cho mình công ty mình sẽ xin thực tập và tìm hiểu về môi trường doanh nghiệp ở đó trước. Xem xem công ty đó có văn hóa như thế nào, sếp ở đó là ai và các công việc trong công ty đó cần những gì. Khi chuẩn bị tất cả, bạn sẽ đường đường chính chính bước vào môi trường đó với đầy đủ vũ khí, trang bị của một người đi trải nghiệm chứ không phải là một người đi học.

Và đặc biệt, các bạn cần thoát khỏi cái tư duy “ăn nhờ ở đậu” trong công ty để có thể định vị được giá trị của bản thân mình. Các công việc đơn giản như photocopy, pha trà, đánh máy, giao hàng… thật sự nhàm chán nhưng bạn hãy thực sự làm tốt các công việc đó xem. Thử làm một thực tập sinh có tốc độ đánh máy nhanh nhất công ty xem nào.

Khi bạn tham gia 100% tâm trí vào một công việc dù nhỏ nhất, chắc chắn bạn sẽ là một điểm sáng. Và khi người ta tin bạn làm tốt được việc nhỏ thì mới dám giao cho các bạn những việc lớn hơn. Nói gọn là việc nhỏ Làm Được thì việc lớn mới Được Làm.

Các bạn hãy chủ động, đến và xin đi ăn trưa hay mời cà phê để có được vài phút ngắn ngủi để hỏi về những kinh nghiệm, bài học để làm những công việc phức tạp nào đó, hay chỉ là những tố chất cần thiết để làm công việc đó là gì. Với những người thật sự giỏi, với những bậc thầy trong công việc chỉ cần một vài phút thôi cũng đã là quá đủ vì họ đã thấm tất cả vào máu của mình.

Sinh viên ơi, đừng quá trông chờ vào một ai đó, hãy thay đổi từ chính mình. Vì chỉ có mình mới là chủ tương lai của mình thôi.

 

Lê Trường An

spot_img
Triết Học Đường Phố
Triết Học Đường Phố
"Thà chết cho một ý tưởng bất diệt, còn hơn sống cho một ý tưởng phù du." — Steven Biko

BÀI LIÊN QUAN

2 BÌNH LUẬN

  1. Chào mọi người . Bài viết hay lắm. Chúng tôi là công ty Phú Thái .
    Vấn đề đó tôi cũng “Trăn trở khá lâu nay”.
    Chúng tôi đang có ý định xây dựng chương trình “kiến tập”sinh viên .
    Xét thấy , sinh viên là lực lượng lao động trẻ , đào tạo tiếp nhận kiến thức mới nên
    dễ dàng phát triển dòng sản phẩm công nghiệp- công nghệ . Vì vậy, Công ty Phú
    Thái xây dựng chương trình hợp tác “phối hợp kiến tập sinh viên” . Tóm tắt như
    sau :

    Bên công ty Phú Thái và nhà trường sẽ liên kết trong việc thiết kế và thực hiện các
    chương trình huấn luyện kỹ năng thực hành , tổ chức chương trình kiến tập , nâng
    cao kỹ năng “to make ” trong thực tế cho sinh viên .

    Mục đích chương trình :
    ·
    Về giáo dục huấn luyện kỹ năng thực tế cho sinh viên : Bảo
    đảm tính đa dạng, đồng bộ của hệ thống giáo dục nhà trường
    , gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học tại cơ sở , với sản xuất và dịch vụ; từng bước nâng cao chất lượng đào tạo, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế;·
    Gắn đào tạo với nghiên cứu và triển khai ứng dụng khoa học và công nghệ; đẩy
    mạnh hợp tác giữa cơ sở giáo dục với doanh nghiệp.·
    Về góc độ Dịch vụ khoa học và công nghệ của chương trình là hoạt động phục vụ, hỗ trợ kỹ thuật cho việc nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; hoạt động liên quan đến sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đo lường, chất lượng sản phẩm, hàng hóa, an toàn môi trường ; dịch vụ về thông tin, tư vấn, đào tạo, bồi dưỡng, phổ biến, ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ trong các lĩnh vực quản lý – kỹ thuật phân phối sản phẩm …. .

    Nội dung qui trình huấn luyện và kiến tập theo các bước sau :
    1. Phú Thái và Nhà trường tổ chức tiếp nhận sinh viên , lập mã số quản lý
    2. Phân công tổ chức tổ nhóm trưởng để quản lý và phổ biến kế hoạch , nội dung , chương
    trình , các qui định , nội qui , mục tiêu cần đạt …về kiến tập.
    3. Học và thực tập trên mô hình 3D tại hội trường của bên công ty ( bộ dữ liệu data
    base để phục vụ kiến tập do công ty tạo lập) .
    4. Test phần kiến thức mô hình .
    5. Tổ chức kiến tập hiện trường về : địa điểm , cơ quan tổ chức/ chủ đầu tư , qui
    trình sản xuất , qui trình lắp ráp , phương tiện thiết bị , trạm thử nghiệm KCS, phương tiện xếp dỡ , vận chuyển , các dịch vụ kỹ thuật thứ cấp : ( nhà máy cấp điện , cấp nước , PCCC , xử lý nước thải tập trung, xưởng sửa chữa bảo trì cơ điện , quản lý KT , quản lý nhân sự …), Tiêu chuẩn và Qui chuẩn Việt nam , quản lý kho , quản lý bán hàng , tranh chấp thương mại , tranh chấp bản quyền …
    6. Quản lý, hướng dẫn sinh viên kiến tập và xử lý các tình huống bất bình thường trong
    quá trình kiến tập.
    7. Nghiên cứu R&D cho sinh viên phục vụ nhu cầu “phát triển của cả các bên ”.
    8. Cơ hội kinh doanh , cơ hội nghề nghiệp của sinh viên trong và sau kiến tập.
    9. Test chương trình cuối khóa kiến tập.
    10. Tổng kết khóa huấn luyện
    11. Lập báo cáo kiến tập có nhận xét của Cán bộ huấn luyện của Nhà trường và Phú Thái
    12. Trình báo cáo cho nhà trường hoặc tổ chức quản lý đối tượng cử kiến tập
    13. Tổ chức truyền thông và PR chương trình
    Cơ hội :

    Các sinh viên sau trong và sau kiến tập , sẽ có cơ hội thu nhập , cơ hội nghề nghiệp
    và cơ hội đầu tư tại hệ thống sản xuất và phân phối sản phẩm : Quạt vô cấp Tiết kiệm năng lượng , tiện ích và an toàn tối đa cho cộng đồng xã hội

    Tài liệu báo cáo kiến tập sinh viên sẽ do Phú Thái và Nhà trường cùng phê duyệt và
    thẩm tra. Báo cáo này như là một chứng chỉ đánh giá kỹ năng “to make ” làm nền
    tảng “kinh nghiệm”trong hồ sơ việc làm về sau.
    Ai , và đặc biệt sinh viên nào cần môi trường kiến tập để nâng cao kỹ năng “to make” và cơ hội sau kiến tập , hãy chia sẻ và link nhé.
    Hy vọng chúng ta có duyên hợp tác

    Mac Can Phục

    DĐ 0912799887

Trả lời Mac Can Phục Hủy trả lời

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

FOLLOW US

62,550Thành viênThích
3,699Người theo dõiTheo dõi
3,540Người theo dõiĐăng Ký
spot_img

BÌNH LUẬN MỚI

XEM NHIỀU

BÀI MỚI