18 C
Da Lat
Thứ Năm, 18 Tháng Tư, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Nếu có du học thì hãy về đây nhé!

Featured image: Smilebeforeyougrin

 

Hãy du học nếu có thể nhưng hãy nhớ một điều đơn giản như thế này “đất nước mình còn nghèo lắm”, không đủ tiền cho trả lương cho những nhân tài đâu. Hãy xóa hết mọi ranh giới chủ nghĩa chỉ còn một chủ nghĩa duy nhất, đó là chủ nghĩa yêu thương dựa trên niềm tự hào của dân tộc “anh em như bát nước đầy, gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.” Trước khi chia sẻ những suy nghĩ này, tôi phép khép lại những hậu trường chính trị, đây là suy nghĩ dựa trên tình yêu của tuổi trẻ đối với đất nước.

Chúng ta cứ tuân theo quy luật phát triển của xã hội, một ngày nào đó sẽ từ cái chưa hoàn thiện đến cái hoàn hiện hơn. Nếu những người đang đương nhiệm làm sai tự khắc họ sẽ đào thải bản thân mình.

Có một lần vô tình xem một bài viết trên Triết Học Đường Phố, với tiêu đề “Đi đi, đừng về”. Tôi cảm thấy thật buồn nếu chúng ta cứ suy nghĩ một chiều như thế, nhưng tôi cũng hiểu lý do tại sao mà người khác lại kêu gọi như thế. Nên trước khi viết bài viết này tôi xin khép lại những lý do ấy với những gì đơn giản nhất. Và đặt câu hỏi tại sao, chúng ta là người Việt Nam, quê hương chúng ta là Việt Nam vậy mà chúng ta không “chết” trên đất mẹ chứ.

Vài ngày trước, tôi có tâm sự với một vài người bạn của mình học tại Hoa Kỳ, định cư tại Hoa Kỳ. Với những câu nói liên quan đến nội dung bài viết này, “Có nên trở về Việt Nam, khi họ có cơ hội ở lại làm việc?” Tôi phân vân không biết phải nói như thế nào để cho họ hiểu, tôi đồng ý nếu ở lại Mỹ họ sẽ có cơ hội phát triển tốt hơn, đời sống tốt hơn.

“Thu nhập trung bình hàng năm của một chuyên gia trong ngành nghề sáng tạo khoảng 137.000 đô la vẫn cao hơn rất nhiều các doanh vẫn cao hơn nhiều doanh nghiệp cỡ trung của Viêt Nam.” – Alan Phan

Nhưng bạn tôi bảo rằng đời sống về tinh thần thì nó lại không như ở quê nhà, chỉ biết đi làm rồi về, áp lực công việc,… đâu như Việt Nam nếu “tao có buồn thì tao có thể gọi điện mày, chạy xe máy qua nhà tao rồi cùng tao dạo phố, café chia sẻ vui buồn cuộc sống chứ.”

Đó là 2 lý do cơ bản là sự khác nhau giữa nước ngoài và Việt Nam. Suy nghĩ của một cuộc sống cá nhân, bình thường, đủ ăn đủ mặc, làm sao để có tiền và hạnh phúc là được. Còn đối với những người trẻ yêu nước muốn thực sự đóng góp cho quê hương thì phải làm sao? Tốt nhất là nên ở lại Hoa Kỳ, vì đó là môi trường có đủ điều kiện để ta phát huy tiềm năng của mình hơn là Việt Nam, nhưng một ngày nào đó khi cảm thấy đủ rồi thì hãy trở về Việt Nam, vì đất nước mình còn nghèo lắm. Chúng ta cũng chẳng cần phải làm những việc gì vĩ mô hay cao cả đâu, nên nhớ một xã hội phát triển không phải là có nhiều người giàu, mà là xã hội mà ai cũng có công ăn việc làm ổn định, kinh tế vĩ mô không giải quyết điều này mà chính là những cơ sở, doanh nghiệp nhỏ giải quyết những tình trạng đó.

Tôi không thích phải giải thích vòng vo, nên nói đơn giản có thế, cũng có thể là tôi viết không hay. Nhưng hãy nhớ những dòng sông nơi có con đò, những cánh đồng vàng khi mùa lúa chín, những cây dừa, cây chuối, lũy tre,… Rồi nhớ Sài Gòn những buổi chiều mưa bất chợt, những cô em gái lả lơi trong tà áo dài trắng. Hãy quên đi, chúng ta là người Việt Nam.

spot_img
Triết Học Đường Phố
Triết Học Đường Phố
"Thà chết cho một ý tưởng bất diệt, còn hơn sống cho một ý tưởng phù du." — Steven Biko

BÀI LIÊN QUAN

38 BÌNH LUẬN

  1. “Lá rụng về cội”. Khi cái nhiệt huyết đi qua, người ta không muốn tranh đấu nữa thì nơi sinh ra luôn là lựa chọn tốt nhất. Còn cống hiến không nhất định phải về, chỉ cần tâm hướng về là được (giáo sư Ngô Bảo Châu là ví dụ). Còn khi người ta nếm quả ngọt và rồi từ trên cao nhìn xuống cái xứ khỉ ho cò gáy này thì dù có về cũng có làm gì đâu.

  2. Tôi yêu một cô gái mang tên TỔ QUỐC . Nhưng ba má cô gái ấy lại cấm tôi đến với cô ấy .Ba của cô ấy tên là ĐẢNG- Một người lãnh đạo . Ông ta ghét tôi vì tôi không phải họ hàng ông ấy và cũng vì có vài lần tôi trót nói với mọi người “VÀI TẬT XẤU” của ông đấy . Từ đó ông ta kêu mọi ng gọi tôi là ” PHẢN ĐÔNG” . VÌ ông ta là “LÃNH ĐẠO” cho nên mọi người đều răm rắp nghe theo .
    Cũng phải thôi một thằng ngu ngốc, đần độn, tư duy không giống ông ấy nên bị cấm đoán cũng đúng thôi

  3. Kết nhất câu : khi đã đủ thì hãy quay về
    Nhưng : Việt Nam ta có làm cái đủ đó thành vơi hay ko ? Có cho họ chỗ đứng hay ko ?
    Nên nhớ : Nước ta có nhiều điều mà những người nhân tài không muốn quay trở lại : sự giả dối …
    Thật thì : Ai mà ko yêu nước, ai mà ko có kỉ niệm với nơi mình đã sinh ra và lớn lên dù nó có buồn đi chăng nữa, ai mà ko muốn có 1 người bạn có thể tự do thoải mái như bài để cập, …
    Nhưng : Liệu những thứ đó có thể bù đắp cho cuộc sống cuốn theo đồng tiền hay không ? Liệu nó có chữa lành vết thương đói nghèo hay không ? Liệu nó làm họ hạnh phúc nhưng có thực sự làm gia đình họ hạnh phúc không ?
    ~Meow~

  4. Nếu có thời gian các bạn hãy xem đoạn đối thoại giữa GS Nguyễn Lân Dũng và Bộ trưởng GD VN là ông Phạm Vũ Luận trong chương trình Chuyện đương thời: “Giáo dục tư duy độc lập” – Youtube. Trong đó ông Phạm Vũ Luận cũng nêu rõ là “cách dạy từ xưa đến nay là người thầy là người truyền dạy cho trò, người lớn truyền dạy cho trẻ em, và yêu cầu học trò thừa nhận tất cả các điều đó…” Tôi cho rằng chính vì như vậy đã hình thành sự thụ động, và ảnh hưởng đến toàn xã hội. Bạn sẽ khó lòng sáng tạo, và phát huy gia trị bản thân trong 1 môi trường thụ như thế. Ở nước ngoài bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn, bạn có điều kiện phát huy tối đa năng lực của bạn. Vì vậy nếu bạn có điều kiện hãy ở lại nước ngoài làm việc. Về nước chỉ khiến cho bạn thui chột tài năng của bạn đi mà thôi.
    Còn những người làm lãnh đạo VN tôi thấy họ rất sợ đổi mới tư duy, họ sợ nhất những người mà họ nói không nghe. Nói không nghe không phải vì họ lì lợm, khó bảo, mà do những lời nói của những vị lãnh đạo quá quy chụp và vô lý. Dần dần xã hội sẽ phản ứng lại những quy chụp vô lý ấy mà thôi, việc học sinh chán ghét học sử là 1 ví dụ rất điển hình. Vì vậy ý kiến cá nhân tôi cho rằng sẽ phải đổi mới rất nhiều mới mong VN phát triển được, phải thoát khỏi sự kìm kẹp … thì chúng ta mới có hy vọng…

  5. Chọn nơi sáng hay chỗ tối?

    Nếu cảm tính thì bạn cứ lựa chọn theo ý bạn muốn. Nếu duy lý, mình gợi ý cho bạn vài tiêu chí, có thể giúp bạn có thêm dữ kiện để sự lựa chọn ít khiếm khuyết hơn.
    1. Bạn ưu tiên những giá trị sống nào? Bạn muốn đóng góp nhiều cho xã hội và hưởng thành quả đạt được do cơ bắp và trí tuệ của bạn tạo nên?
    2. Bạn muốn con bạn có được cơ hội cạnh tranh sòng phẳng hay có được lợi thế vị trí?
    3. Bạn muốn con người đối xử với nhau như con người hay dối trá lường gạt? Bạn tin ở sự chân thiện mỹ của con người thể hiện nơi sản phẩm họ làm ra hay bạn lo sợ cho sức khỏe của mình vì sự không kiểm soát được của thực phẩm?
    4. Bạn muốn hít thở không khí trong lành hay sống ở nơi môi trường bị bỏ mặt không kiểm soát? Bạn muốn sống ở nơi con người tự tôn và tự trị hay ở những nơi “lời hay ý đẹp” & sạch nhà bẩn ngõ?
    5. Bạn muốn thành công hay sống có giá trị. Bạn muốn sử dụng tài năng của mình cống hiến cho nhân loại hay chỉ sử dụng nó cống hiến cho lũy tre làng?
    6. Tại sao có những xứ sở mà người nắm quyền lực gởi con họ ra ngoại quốc để học mà họ không nâng tầm giáo dục ở xứ sở của họ dù họ có đủ quyền lực để làm và thông tin giáo dục hiện tại là mở chứ không phải đóng như trước đây?
    7. Bạn muốn con bạn sinh ra phải gánh món nợ trời ơi nó không vay và phải trả bằng tiết giảm những nhu cầu chính đáng nó được hưởng hay trả món nợ không vay là cao thượng, là yêu thương?
    8. Còn nhiều nhiều các yếu tố khác nữa nhưng mình dừng ở đây.

    Hãy lựa chọn, hãy đưa ra quyết định của mình. Bạn chọn gì thì cũng có người ủng hộ bạn, người không đồng tình với bạn nhưng không phải mọi ý kiến kia đều được lên tiếng trên tinh thần xây dựng hoặc trên lợi ích của bản thân bạn hoặc lợi ích chung của nhân loại.

  6. Nói thật là khi đọc tiêu đề bài viết thì tôi đã mong mỏi nhiều hơn nội dung đang có. Vấn đề không nằm ở tiền, nếu có thì cũng không lớn. vấn đề cốt lõi nằm ở chỗ VN có muốn trọng dụng nhân tài hay không? có lẽ sẽ nhiều người bảo là có nhưng thực tế không phải như vậy, nên biết các vị trí chủ chốt trong các cty quốc doanh đều thuộc về những người có chỗ dựa vững chắc chứ không phải có năng lực. vậy một nhân tài về để làm gì khi không thể vươn lên, không thể phát huy được tài năng, hay phát huy được nhưng thành quả kẻ khác hưởng. hoặc sẽ bị cấp trên trù dập vì sợ bị mình đào thải. có hằng hà sa số người yêu nước, không phải họ không muốn về mà là đất nước này có thật sự xem trọng hay không!

    • Và một khi với cơ chế vùi dập sự cấp tiến, tiêu diệt sáng tạo để bảo thủ duy trì cho chế độ già cỗi đầy mầm bệnh, mang đậm chất gia đình “con ông cháu cha” như nước ta hiện nay, thì có rải thảm đỏ mời về chắc cũng chẳng ai dám quay về. Trong bài viết của tác giả Đỗ Sơn Trà thì mình thấy chúng ta có thể gần người thân bạn bè, sống một cuộc sống có tình cảm vui sướng thật đấy, nhưng liệu ước mơ, khát vọng của bạn có thực hiện được không hay lại bị bóp chết khi chưa về được quê hương bao lâu.

    • Đó là suy nghĩ cổ hũ của người ở thế kỷ trước rồi bạn ơi, hiện nay bạn đang sống trong 1 thế giới phẳng, cơ hội của mọi người là như nhau, thì hãy sống trong 1 môi trường nào tạo điều kiện tốt nhất cho bạn ý. Cũng giống như chọn đất để gieo trồng vậy, bạn chịu gieo mình tại nơi đất hoang khô cằn thì có mọc lên cây con thì tài năng của bạn cũng không phát triển được đâu. Bạn có tài năng, cứ ra nước ngoài làm việc, rồi về VN tiêu xài, đem ngoại tệ về như thế mình cho rằng còn yêu nước hơn ngàn lần những con sâu đang đục phá đất nước.

  7. Nếu nói như bạn thế hóa ra người Mỹ, dân mình sống bên Mỹ không phải người hay sao mà không có tình cảm. Tôi đang ở Mỹ và lúc tôi cần bạn tôi vẫn sẵn sàng chạy đến giúp tôi. Đây chỉ là suy nghĩ cá nhân của bạn, đương nhiên mỗi người mỗi cảnh. Nhưng phần lớn người đã qua được Mỹ đều không muốn quay về bạn ạ. Lý do thì chắc bạn cũng biết rồi.

      • Đó là suy nghĩ của những người trung niên thành đạt, khi họ đã có trong tay tiền bạc, địa vị, thành công và có nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống lúc đó họ sẽ thấy thiếu thốn về mặt tình cảm, và lẽ đương nhiên sẽ phải quay về quê hương, còn đối với người trẻ bây giờ nhìn tình trạng sử dụng nhân tài như nước ta bây giờ liệu mấy người dám quay về nếu không phải con ông cháu cha có chỗ dựa 🙂

      • cậu mợ bạn nó lại là một câu chuyện khác , đó là họ đã có tất cả mọi thứ , bây giờ họ muốn về Việt Nam hưởng thụ , chứ không phải là xây dựng , nước lúc nào chảy về chỗ trũng bạn ạ, muốn vậy ta phải tạo cơ hội thực sự cho những người trẻ , còn không quay về vẫn mãi chỉ là những lời hứa

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

FOLLOW US

62,550Thành viênThích
3,699Người theo dõiTheo dõi
3,540Người theo dõiĐăng Ký
spot_img

BÌNH LUẬN MỚI

XEM NHIỀU

BÀI MỚI