25 C
Da Lat
Thứ Sáu, 19 Tháng Tư, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Những sai lầm tuổi 20 – Phần 1: Học tập

Featured image: Susie Cagel

 

Tuổi 20 – tuổi trẻ nói chung, là thời điểm nhạy cảm và có những yếu tố bước ngoặt cuộc đời với mỗi người, nhưng cũng là tuổi dễ mắc nhiều sai lầm. Bài viết này chia sẻ phần 1: những sai lầm về học tập của tuổi 20. Dựa trên quan điểm và trải nghiệm của tôi, do vậy sẽ có nhiều ý kiến khác nhau, vì thế sẽ không có đúng hay sai mà tôi chỉ hy vọng là nó hữu ích với bạn.

Việc học đang là một gánh nặng

Tôi cũng giống bạn, có lẽ đã từng hoặc đang bị vấn đề học tập gây ra nhiều trở ngại chẳng hạn như có quá nhiều thứ để học nhưng lại có quá ít thời gian, quá tải với việc học ở trường, học nhiều nhưng không hiệu quả, không biết mình phải học gì nữa, tấm bằng đại học là không đủ để thành công.

“63% sinh viên thất nghiệp khi ra trường.” – Theo GS Phạm Minh Hạc, nguyên Bộ trưởng Bộ GD& ĐT khi bàn về những “Thất vọng và kỳ vọng” vào nền giáo dục Việt Nam. Giáo sư thẳng thắn chỉ ra rằng, sinh viên đang thiếu nhiều kỹ năng và sống thực dụng. Theo điều tra của Bộ GD& ĐT, năm 2011, cả nước có đến 63% sinh viên thất nghiệp vì thiếu kỹ năng.

Một thực trạng đặt ra là đa phần sinh viên ngày đầu bước vào giảng đường đại học thường được người đi trước đưa ra những lời khuyên đại loại như phải học thật giỏi, phải học thật chăm, tấm bằng phải đẹp. Những lời khuyên ấy là tốt nhưng ngày nay chừng đó là chưa đủ vì việc học trên đại học không phải là tất cả. Ngày đi học, thầy giáo của tôi từng dạy: “Cầm vàng còn sợ vàng rơi – Cầm bằng tốt nghiệp đời đời ấm no.”

Có lẽ câu nói ấy bây giờ không còn đúng nhiều nữa. Chúng ta đa phần được người lớn định hướng về việc học như vậy, nhưng thực sự là rất chung chung. Và thế là rất nhiều trường hợp sinh viên chán nản với cách học ở đại học, mới dẫn đến chuyện nghỉ học, cúp tiết, chơi bời, hình thành nên văn hóa mai thi hôm nay mới học. Hay trường hợp khác là có những bạn lao đầu vào học để lấy điểm thật cao, bằng thật đẹp về điểm số nhưng ra trường vẫn thất nghiệp. Câu hỏi đặt ra là: vậy những gì chúng ta đang học ở trường có giúp thành công? Và chúng ta cần học những gì để thành công?

Học những thứ không cần thiết và không học những thứ cần phải học

Ngày còn học THPT, tất cả mọi thứ đều rõ ràng, bạn biết mình phải học môn gì để thi đại học, phải học môn gì để thi tốt nghiệp. Nhưng khi lên đại học rồi, thì lại không còn sự rõ ràng nữa, học môn gì để thành công? Chính vì không có nhiều sự định hướng, nên đôi khi sự lựa chọn của bạn hay bị ảnh hưởng bởi xu thế xã hội. Chẳng hạn học cái gì đang hot, học cái gì là xu thế, học những thứ thấy hay hay và đủ mọi thứ trên trời. Có những thứ là quan trọng với người khác nhưng không có nghĩa là quan trọng với bạn. Và nguyên nhân của sự học không thành công đa phần là vì bạn học những thứ không cần thiết và không học những thứ cần phải học.

Một sinh viên, thời gian lên giảng đường là không nhiều. Do vậy, ngoài thời gian học ở trên trường ra, nếu quan sát danh sách việc làm hàng ngày, bạn sẽ thấy được đâu là chủ đề bạn quan tâm nhiều và dành thời gian nhiều cho nó. Hãy thử trả lời câu hỏi “Nó có hữu ích hay không? Nó có là thứ quan trọng hay không? Nó có cần thiết hay không?” Những câu hỏi đó sẽ giúp bạn dễ dàng xác định được cách bạn quản lí thời gian hàng ngày. Và phần nhiều thì các bạn trẻ hay để lãng phí thời gian.

Tìm đâu một giải pháp?

Ai cũng biết kiến thức chuyên môn chỉ giúp khoảng 15-20% tỷ lệ thành công, còn lại kỹ năng chiếm từ 80-85%. Chẳng hạn như kỹ năng soạn thảo văn bản, kỹ năng làm chủ một ngoại ngữ, kỹ năng đặt câu hỏi, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng làm chủ bản thân,… những điều đó đều là quan trọng cả. Thế nên tốt hơn hết, là hãy học những thứ cần thiết và không học những thứ không cần thiết. Có một chuyên môn giỏi, vững vàng ngoại ngữ và công nghệ thông tin, cộng thêm “tấm bùa hộ mệnh” là những kỹ năng, chắc chắn đường đi của bạn sẽ đầy thuận lợi.

Sự học là cả đời, vậy những thứ bạn cần phải học là gì? Không gì xa xôi cả? Hãy học ngay những thứ mà bạn phải dùng nhiều nhất hàng ngày.

Hàng ngày bạn phải giao tiếp – hãy học kỹ năng giao tiếp.

Hàng ngày bạn phải làm việc – hãy học sâu về chuyên môn.

Hàng ngày bạn phải ăn mặc – hãy học cách ăn mặc từ những chuyên gia.

Hàng ngày bạn phải ăn uống – hãy học cách ăn uống chuẩn mực.

Hàng ngày bạn phải tiêu tiền – hãy học về tài chính.

Hàng ngày bạn phải sống – hãy học kỹ năng sống.

 

Đỗ Việt Cường 

spot_img
Triết Học Đường Phố
Triết Học Đường Phố
"Thà chết cho một ý tưởng bất diệt, còn hơn sống cho một ý tưởng phù du." — Steven Biko

BÀI LIÊN QUAN

10 BÌNH LUẬN

  1. Thật sự là sau khi đọc bài này của chị thì em lại càng muốn thay đổi bản thân mình ! Mình có đam mê thì cứ thực hiện nó ! Tại sao suốt ngày lại phải cắm đầu cắm cổ học ! Học với hành phải đi đôi, Học mà không hành thì vô ích. Hành mà không học thì hành không trôi chảy! Tại sao có những người dù không có tấm bằng đẹp nhưng họ vẫn rất thành công trên con đường họ chọn lựa ! Có lẽ họ biết cách sử dụng thời gian như thế nào là phù hợp, họ là những người không thích sự ràng buộc, và họ sẵn sàng chiến đấu cho mục tiêu và lý tưởng của chính mình ! Sống là không chờ đợi !

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

FOLLOW US

62,550Thành viênThích
3,699Người theo dõiTheo dõi
3,540Người theo dõiĐăng Ký
spot_img

BÌNH LUẬN MỚI

XEM NHIỀU

BÀI MỚI