28.7 C
Da Lat
Thứ Năm, 18 Tháng Tư, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Đừng đánh mất niềm tin vào thế hệ trẻ

Featured Image: ilya

Thời gian gần đây, chắc hẳn rất nhiều người đều biết đến một cơn gió mới của bóng đá nước nhà, đó chính là U19 Việt Nam. Nhớ lại quãng thời gian U19 Việt Nam gặp thất bại, chợt nhớ đến một số bài viết sau trận thua U19, mình thực sự khó chịu về cách người ta nói về U19 nói chung cũng như thường nhìn về những thất bại của thế hệ trẻ.

“Trận thua 0-6 của U19 Việt Nam chiều qua khiến nhiều người nhớ lại trận thua 0-7 của thầy trò HLV Guillaume trước U19 Nhật Bản ở giải giao hữu quốc tế hồi đầu năm nay tại TP.HCM. Và trận thua chiều qua cũng là một minh chứng rõ nhất để tất cả cùng nhìn nhận lại U19 Việt Nam không phải là một điều gì đó đặc biệt để có thể mơ mộng hoang đường.

Kết quả thua 0-1 trước U19 Nhật Bản ở trận chung kết giải U19 Đông Nam Á 2014 trên sân Mỹ Đình cách đây 1 tháng đơn thuần chỉ màn ý nghĩa khích lệ, động viên mà những “người bạn” dành cho nhau mà thôi.

Muốn thi đấu ngang ngửa được với những đối thủ hàng đầu châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản, bóng đá Việt Nam không còn cách nào khác phải đưa được bóng đá vào trong trường học, nâng được “cái nền” thể lực, sự hứng thú của trẻ em với môn thể thao vua. Tiếp đến, cần có thêm nhiều Học viện như HAGL-Arsenal JMG, thì may ra 20-30 năm nữa mới bắt kịp trình độ bóng đá châu lục.”

Cá nhân mình nghĩ người đời đã phán xét quá nhiều vào người khác. Bàn về giải pháp, bàn về tầm nhìn, chiến lược có quá nhiều người rồi, cái mà thực sự cần bây giờ phải là HÀNH ĐỘNG. Thiết nghĩ, muốn nâng cao trình độ, phải cọ xát với đối thủ giỏi, vậy nên U19 Việt Nam đá với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc – 3 đội mạnh nhất của Châu Á thì hiển nhiên mới có thể nâng cao trình độ, chứ muốn giải thưởng thì cần gì cọ xát, cứ đi tìm Lào với Campuchia mà đá.

Cái ý nghĩa lớn nhất của U19 là họ dám đột phá, dám làm những điều mà trước đây chưa từng ai dám làm, đó là thi đấu một cách ngang ngửa và bằng vai, sòng phẳng với những đội bóng lớn. Như thế mới có được cuộc cách mạng. U19 sau 5 năm nữa sẽ khác, sau 7-8 năm nữa sẽ vào độ chín. Rồi kể cả khi, ước nguyện của họ không làm được, thì thế hệ con em họ sẽ nhìn vào để mà tự hào, để mà có niềm tin, có động lực để thay đổi nền bóng đá nước nhà.

Khi người ta thua, người ta tự biết nỗi đau họ cảm nhận được, đâu cần thêm những lời bình phẩm, chỉ cần lắm một lời động viên. Cái xã hội này là cái xã hội của nhiều thứ văn hóa đã bị ăn sâu.

Mình sực nhớ câu trích trong Kỷ niệm sân khấu của Nguyễn Ngọc Ngạn:

Văn hóa Mỹ thiên về khuyến khích, văn hóa Việt nặng về đả kích. Con em chúng ta làm trăm điều hay chúng ta không dám khen vì sợ nó kiêu căng. Bạn bè chúng ta làm nghìn điều tốt đẹp chúng ta không dám khen vì sợ nó phách lối. Nhưng hễ cứ làm một điều lầm lỗi thì chúng ta chỉ trích, đay nghiến mãi không thôi.

Đành rằng nét văn hóa nào cũng có 2 mặt tốt và đẹp của nó nhưng khi mà hy vọng mới hình thành trong trứng nước mà đã cứ dập tắt như thế này thì chịu chết.

Người trẻ, họ có quyền tự tin chứ. Vì sao? Vì họ chẳng có gì để mất cả. Cứ thử, cứ sai, cứ thất bại, có sao đâu? Có 2 cách để học một điều gì đó, cách thứ nhất là thử và sai; cách thứ hai là học từ người đi trước. Nhưng có những thứ không thể học theo cách thứ hai được, mà buộc phải học theo cách thứ nhất. Chẳng hạn ai cũng biết để đi được thì phải đứng vững bằng hai chân, nhưng có ai biết đi mà không từng bị ngã rất rất nhiều lần?

Có thời gian, mình thực sự ngấm câu nói: “Thắng không kiêu, bại không nản.” Có lẽ nó rất rất đúng với người trẻ. Tuổi trẻ trèo cao ngã đau, điều đó đúng. Nhưng cái đáng sợ nhất là không bao giờ dám trèo cao. Khi đó lúc nào cũng an phận với cuộc sống tầm thường về cả trí tuệ lẫn tinh thần thì có khác gì một đứa trẻ tồn tại trong một cái thể xác của người trưởng thành. Không dám dấn thân thì cho dù có 30, 50 tuổi có khác gì đứa trẻ 1 tuổi sống một cuộc đời lặp đi lặp lại 30, 50 lần?

Suy cho cùng, những định kiến xã hội, đó là hoàn cảnh, quan trọng nhất cần sự phản ứng điềm đạm và tỉnh táo của những người trẻ, đó gọi là BẢN LĨNH. Mà bản lĩnh nhiều khi lại phải cần thời gian mới có được. Vậy nên, CỨ TIN, CỨ THỬ, CỨ TIẾN. Điều gì đến rồi sẽ đến, quan trọng là dám hết mình.

Đỗ Việt Cường

spot_img
Triết Học Đường Phố
Triết Học Đường Phố
"Thà chết cho một ý tưởng bất diệt, còn hơn sống cho một ý tưởng phù du." — Steven Biko

BÀI LIÊN QUAN

4 BÌNH LUẬN

  1. thank tác giả ^^
    có lẽ việc ng lớn nên làm là chỉ khuyên răn, cảnh báo nếu những việc làm của người trẻ có thể gây tổn thất lớn nếu thất bại để họ bình tâm và trách nhiệm hơn, chứ chỉ trích hay giữ họ trong vòng an toàn mãi mãi càng khiến họ không trưởng thành.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

FOLLOW US

62,550Thành viênThích
3,699Người theo dõiTheo dõi
3,540Người theo dõiĐăng Ký
spot_img

BÌNH LUẬN MỚI

XEM NHIỀU

BÀI MỚI