22.7 C
Da Lat
Thứ Sáu, 19 Tháng Tư, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Để giáo dục được thực tiễn hơn

Featured image: “Soaked” by mary-paints

 

Từ lâu trong tôi đã có rất nhiều suy nghĩ về giáo dục. Chủ đề này được đề cập rất nhiều. Kiến thức nặng, không thực tế, hàn lâm, sinh viên đào tạo ra chất lượng thấp, không việc làm… có người viết, có người làm clip để nói. Tôi thấy chúng ta đang tốt hơn mỗi ngày. Mọi người đã thấy được chúng ta chưa tốt ở điểm nào. Điều đó thật tốt, phải nhìn được thiếu sót, sai lầm ở đâu thì mới có cách sửa đổi. Việt Nam đang rất nhiều người trẻ, chúng ta có nguồn lực lớn để làm việc, làm việc thì họ kiến ra tiền sử dụng cho mình và giá trị cho xã hội. Họ cần có suy nghĩ để đi đúng hướng. Theo cách thông thường là chúng ta trang bị kiến thức cho cá nhân đó, họ đến trường và được giáo dục.

Tôi sẽ không trình bày rộng nữa. Tôi sẽ đi vào cái nhỏ hơn. Khi tôi học toán cấp 3, giáo viên của tôi đã bắt chúng tôi ghi vào vở rằng trong không gian hình vuông, hình chữ nhật, hình bình hành sẽ vẽ thành hình bình hành. Hình tròn sẽ được vẽ thành hình oval. Và lúc đó tôi nghĩ rằng thầy cho ghi vậy làm gì, ai chẳng biết. Cho đến khi tôi xem một đứa em học hình không gian. Sau khi đọc đề để vẽ một hình hộp chữ nhật. Trước tiên nó vẽ một hình chữ nhật trên mặt phẳng, bắt đầu vẽ chiều cao, vẽ thêm mặt đáy chữ nhật, liên tục tẩy xóa và không biết làm sao cho nó ra hình hộp chữ nhật. Tôi nói nó vẽ cái hình bình hành thay cho hình chữ nhật. Nó cãi là hình hộp chữ nhật mà, phải hình chữ nhật chứ. Đây là một thói quen khi học toán trong mặt phẳng. Điều này không được viết trong sách.

Điều tôi muốn nói là có những chi tiết nhỏ, chúng ta vì vội vàng, vì nghĩ nó đơn giản ai cũng biết và bỏ qua. Những cái đầu non trẻ mới lớn còn thiếu sót lắm. Chúng ta cần tỉ mỉ hơn. Có bao nhiêu học sinh được dạy là các em nên chủ động tìm hiểu kiến thức, trường học chỉ dạy cho các em một số kiến thức cơ bản. Học sinh hay nghĩ mình bị áp đặt phải học cái này, đây là thứ các em cần học mà chưa ai nói thêm còn nhiều thứ khác các em sẽ tự khám phá.

Điều này tạo ra cho cá nhân em đó biết rằng bản thân mình là một chủ thể riêng biệt hãy tự làm điều tốt nhất cho mình, chúng tôi chỉ giúp em được như thế. Chúng tôi không đánh giá được hết năng lực của em. Giáo dục chỉ giúp xã hội định vị em ở một mặt nào đó thôi. Còn nhiều thứ khác giúp em có thể khẳng định mình. Thay vì áp đặt hãy nói với học sinh em chủ động đi. Hãy nói điều đó, nói nhiều lần, bởi cái tuổi đang chơi, ngây thơ đó không nhớ ngay được đâu. Hãy nói điều nhỏ hơn, đừng lầm tưởng rằng ai cũng biết.

Môn văn, kiểu học văn của học sinh như tôi đang diễn ra đại trà. Mai có môn văn, mở sách tham khảo, văn mẫu chép vào. Kiểm tra văn muốn điểm cao đọc văn mẫu chép vào. Những bài phân tích văn đó rất lan man. Có đứa bạn từng hỏi tôi Rừng Xà Nu viết gì vậy. Nó chép văn mẫu thôi và không biết nó viết gì, nhìn dài quá không muốn đọc. Và hai vấn đề ở đây, thứ nhất chỉ một vài của hàng triệu tác phẩm được đưa vào giáo dục, trong khi văn học nước ta nhiều và đa dạng, thứ hai vì viết phân tích quá dong dài mà đi xa những cái tác giả muốn nói. ( Nhiều khi tôi nghĩ tác giả có nghĩ nó cao siêu, vĩ đại đến thế không.)

Dưới đây là điều tôi mong muốn khi học văn thay vì cách dạy trên. Đọc hiểu được nhiều tác phẩm hơn (Khi nào thì các tác phẩm như Kính Vạn Hoa, Harry Potter… tác phẩm hiện đại được đưa vào giáo dục) để học sinh được tiếp cận được nhiều thông tin, đa dạng vốn hiểu biết của bản thân. Sẽ có tranh cãi là: Muốn đọc sách thì ra ngoài mua đọc, đây là giáo dục, sách dạy văn không phải sách truyện, sách khoa học, sách hạt giống tâm hồn… Ý tôi là chúng ta đang dạy trẻ viết văn sao. Viết là một kỹ năng để diễn đạt ngôn ngữ, nhưng trước khi viết phải hiểu ngôn ngữ.

Điều học sinh cần ở giáo dục là phương pháp đọc hiểu tốt. Đọc hiểu tốt thì khi tiếp cận kiến thức các em có thể biết sách này nói gì, ý của tác giả muốn truyền đạt là gì, sách khoa học viết thế này nên đọc sao mới hiểu được, đưa ra đánh giá với nguồn tin đọc được … nhiều tác phẩm thật sự khó đọc khi không có sự hướng dẫn đọc và học sinh không có cái nhìn đúng về các thông tin hỗn độn trên mạng xã hội.

Điều này tạo kỹ năng cho học sinh đọc hiểu tốt hơn khi mà thông tin kiến thức ngày càng nhiều mà tác phẩm văn học thì bị giới hạn trong sách giáo khoa. Điều này hướng tới việc giáo dục ban đầu mà tôi muốn chia sẽ hãy đi và tìm kiến thức cho bản thân.

Hơn khi nào hết, tôi muốn nói: Hãy trao cho các em kỹ năng tìm kiến thức, hiểu kiến thức chứ đừng nói phải học cái này đi. Lợi ích của việc này thì học sinh sẽ được tiếp nhận kiến thức thời cuộc hơn, nhà trường sẽ trở thành kênh liên kết thông tin hiện thời với học sinh. Chúng ta thường giáo duc đạo đức bằng các câu chuyện thì sẽ chia sẻ được với học sinh nhiều câu chuyện hơn theo cách này. Và mặt nào đó là nền văn học Việt Nam sẽ được khai thác tốt hơn.

Cách thức thực hiện

Tôi không có nhiều chuyên môn để nói sâu vào chi tiết. Đơn giản là chúng ta sẽ tổng hợp lại cách đọc hiểu văn bản, tác phẩm. Kỹ năng này sẽ được luyện nhiều trong 12 năm học và tăng theo cấp độ, kết hợp cả viết. Chúng ta sẽ có những bài cơ bản trong sách giáo khoa, cách đọc tác phẩm, đưa ra ý nghĩa từng phần, mấu chốt nội dung chính là gì.

Hình thức kiểm tra: Đọc tác phẩm, viết ra thông điệp của từng đoạn văn, hay là tóm tắt cái ý chính em hiểu ở mỗi đoạn văn. Cuối bài sẽ có một bài viết ngắn gọn và xúc tích theo để tài (không dài dòng) và đương nhiên làm kiểm tra sẽ có thời gian nhất định để làm bài. Đánh giá được năng lực tiếp cận kiến thức của học sinh.

Một số thứ ban đầu sẽ có như một kho đề chung để trường chọn đề kiểm tra, sau đó ổn hơn thì nhà trường có thể tự trích thông tin trên sách báo, tác phẩm có tên tuổi để làm đề. Kiến thức sẽ nhiều và linh động hơn. Sẽ tốn giấy hơn khi in đề vì bây giờ đề không chỉ nằm trong mẫu giấy A4 cắt 3 ngắn gọn, mà sẽ là 2,3 trang để đọc (có thể nhiều hơn.) Ban đầu nên áp dụng với vài nơi, để nếu có sai sót thì dễ chỉnh sửa. Viết văn chuyên sâu thì nên để đại học làm.

Tôi nghĩ học sinh Việt Nam rất thông minh, điều này không làm khó các em. Nếu chương trình được giàn trải tốt các em sẽ có thời gian để làm việc khác. Và nên nói với các em tại sao văn lại được thi bắt buộc. Chắc các em chưa biết đâu trong khi chúng luôn phải thi văn.

spot_img
Triết Học Đường Phố
Triết Học Đường Phố
"Thà chết cho một ý tưởng bất diệt, còn hơn sống cho một ý tưởng phù du." — Steven Biko

BÀI LIÊN QUAN

6 BÌNH LUẬN

  1. Đầu tiên đây là “để việc học văn được thực tiễn hơn” thì đúng hơn 🙂
    Tiếp đó, theo cá nhân mình, việc học cần lấy học sinh làm trung tâm, sau khi các học sinh biết đọc, biết viết, nhà trường và giáo viên sẽ dành thời gian tạo nên niềm ham thích đọc sách, niềm yêu thích môn văn của các em. Sau thời gian này thì các em được tự chọn có học môn văn hay không.
    Còn về cách kiểm tra, mình nghĩ thay vì yêu cầu các em nói ra ý chính, tổng quát của bài đọc để đánh giá “năng lực tiếp cần kiến thức” thì nên yêu cầu các em nói về cảm nhận của chính các em về bài đọc. Và chúng ta hãy tôn trọng ý kiến ấy.
    Thân!

  2. nếu chúng ta muốn thay đổi một hệ thống thì thực sự rất khó khăn vì quán tính của nó rất lớn, sức ỳ vô cùng ; chỉ trong tình trạng mọi thứ đã ” thối nát” đến mức cùng cực và rồi xuất hiện 1 nhân vật tài năng , dám cất tiếng nói ( mình ví dụ bầu kiên và VFF )
    chứ nếu không thì hệ thống đó vẫn hoạt động kiểu như zombie
    biện pháp thiết thực lúc này là thân ai người ấy lo, lo được cho mình rồi thì chia sẻ kinh nghiệm cho người khác qua phương tiện fb, blog hay triethocduongpho…vv
    trông mong gì các “tinh hoa” ở trên cao :((

  3. Mình cũng nghĩ rất giống bạn

    Hồi cấp mình nha trường có ra đề là có nội dung như kiểu các nguyên nhân vì sao học sinh học yếu kém. cơ bản là vậy

    Cô giáo dạy văn lớp mình ôn cho cả lớp toàn là : Do cám dỗ của xã hội, các em lười học, gia đình k có điều kiện đi học, tùy năng lực mỗi người. Tất nhiên bọn lớp mình chép lia lịa còn cô giáo cứ đọc cả bài dài lan man. Con bạn mình nó đem bài về nhà nó học thuộc lòng :v.
    Các em phải mở bài kiểu này kết bài ntn mới điểm cao . bla bla

    Mình viết dc tầm 2 3 trang cũng oải vậy thôi Đến ngày thi mình cũng viết sơ sơ như cô nói . Nghĩ hoài không ra nên mình nghĩ thêm các nguyên nhân do giáo viên và nền giáo dục yếu kém nặng về kiến thức. Giáo viên k tạo dc hứng thú cho học sinh khi dạy . Các kiến thức quá áp đặt, không tạo dk cho các suy nghĩ mới phát triển . Hễ ai làm không đúng như trong sách là sai (sách Văn). Sau vụ đó thầy cô giáo cả trường ghét mình và dĩ nhiên mình đạt điểm rất cao(1d) Thầy cô nào cũng nhìn mình như kiểu mình đòi xin 2 quả thận của họ vậy

    -Môn toán ( Môn hồi trc mình rất thích)

    Căn bản là hồi đó mình cũng giỏi toán lắm . toàn 9 vs 10 thôi( hồi cấp 1 ) . Bài kiểm tra lần đó mình dc 9 nhưng cô giáo bắt mình làm lại và một số bạn khác làm lại và cô bắt bọn mình làm sai và chỉ dc có 6. Lí do của cô là sợ bị nghi là chép bài :v vc

    GDQP: ( cấp 3 ) Mang tiếng là GDQP mà toàn bắt chép là chép. Ổng bắt bọn mình chép y nguyên như trong sách. :sosad: Thực hành thì bò biếc đủ kiểu. Thằng bạn mình nó bò kiểu rất dị nhưng rất nhanh về nhanh hơn cả thời gian quy định nhưng ông giáo ông bảo bò sai quy cách . Ổng kêu tay phải thế này chân phải thế này mới đúng . Nó cãi bò thế nào chả được miễn sao nhanh là được với khi chiến đấu ai mà đúng quy cách cho được . Thế là lên phòng uống nước chè luôn.

    Đáy là những kỉ niệm đắng cmn lòng của mình . Ai cũng kêu đổi mới . Lần mới nhát đây thay sách mà tốn 36000 tỉ đồng . Tưởng thế nào sách mới cũng chả khác j sách cũ . Bớt dc 1 tờ mà kiến thức vẫn vậy . Mình không hiểu số tiền 36000 tỉ đồn đó họ làm gì . Hay là họ láy cớ để ăn tiền thôi .

    Thiết nghĩ với nền GD quá bảo thủ và có phần quá cứng. quá trọng lí thuyết hàn lâm như vậy chắc chỉ hợp với họ thôi . Những người viết sách. Những lãnh đạo nhà nước thiếu trách nhiệm, đoàn đổ thừa cho thiên tai bệnh dịnh

    Lỗi của vắc xin thì xử vắc xin BTYT

    Thiếu giường bệnh thì phải hỏi Nhà nước- BTY
    “Bộ Xây dựng chả làm gì!” Đinh La Thăng
    Cơ quan điều tra Việt Nam giỏi nhất thế giới”-Nguyễn Thanh Chấn ở Bắc Giang, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc
    http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/170786/nhung-phat-ngon–lich-su–cua-nganh-y.html
    Các bạn vô xem còn nhiều lắm
    Còn cả thói quen KHÔNG TỪ CHỨC
    Với những con người lãnh đạo như vậy liệu VN có đi lên được.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

FOLLOW US

62,550Thành viênThích
3,699Người theo dõiTheo dõi
3,540Người theo dõiĐăng Ký
spot_img

BÌNH LUẬN MỚI

XEM NHIỀU

BÀI MỚI