20.6 C
Da Lat
Thứ Năm, 18 Tháng Tư, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Xã hội Việt Nam không nhất thiết phải bình đẳng

Featured Image: Wikipedia Commons

 

Có bao giờ bạn tự hỏi bản thân rằng mình phải làm gì để có mặt trên trái đất này và chiến đấu như thế nào mới có được vị trí như ngày hôm nay không? Bản thân mỗi người, đều phải trải qua nhiều cuộc đấu tranh từ trước khi xuất hiện. Khi đã được sinh ra có sự phát triển về thể chất và ý thức chúng ta lại bắt đầu với vô vàn thử thách khác nhau để có thể tồn tài và một chỗ đứng trong xã hội (như những việc cạnh tranh trong thi cử, công việc, cuộc sống,…). Và chính những điều đó đã cho ta thấy muốn tồn tại và phát triển xã hội này chúng ta phải cạnh tranh rất nhiều và đấy là một bản năng bẩm sinh trong mỗi con người chúng ta mà không thể nào thay đổi được. Bạn có thể thay đổi một người thuận chân phải có thể đá banh bằng chân trái của họ được nhưng bạn không thể nào thay đổi được bản năng bẩm sinh đó của họ.

Câu hỏi đâu tiên được đặt ra rằng sự cạnh tranh và bình đẳng thì nó có tác động nhưng thế nào đối với sự phát triển của xã hội. Các bạn biết đó cạnh tranh là một hành động tranh đua, chống lại các cá nhân hay các nhóm, các loài vì mục đích tồn tại, sống còn giành lại lợi nhuận, địa vị, kiêu hãnh. Còn bình đẳng thì nó là điều gì đó mang nhiều khái niệm khác nhau ở từng lĩnh vực nhưng điều tôi muốn nói ở đây là cái hiểu chung của các bạn về bình đẳng.

Ngay từ xã hội nguyên thủy con người đã phải cạnh tranh rất nhiều để tồn tại và sinh tồn, chính những sự cạnh tranh ấy của con người đã thúc đẩy xã hội vận động rất nhiều để tiến tới các hình thái xã hội tốt đẹp hơn. Cho đến ngày nay sự cạnh tranh chủ thể trong nền kinh tế thị trường đã mang lại nhiều lợi ích cho người tiêu dùng và nhà sản xuất. Ví dụ điển hình cho ta thấy giữa coca-cola và pepsi hai thương hiệu này đã không ngừng cạnh tranh với nhau và chính sự cạnh tranh ấy luôn đem lại cho người tiêu dụng về giá thành sản phẩm, chất lượng nước uống,…

Nếu chúng ta không cạnh tranh cũng đồng nghĩa với việc chúng ta sẽ làm trì trệ sự phát triển của xã hội. Các bạn biết đấy người Liên Xô họ đã thất bại trong việc tạo ra bình đẳng bằng cách dàn điều lợi nhuận và khi đó thì chẳng ai ham muốn làm việc chăm chỉ nữa và mô hình ấy nhanh chóng thất bại, kể cả xã hội Việt Nam chúng ta cũng thế chúng ta cũng cố gắng bằng việc dàn đều lợi nhuận này.

Từ những dẫn chứng trên chúng ta có thể thấy cạnh tranh đóng vai trọng rất quan trọng đối với sự phát triển của xã hội, thay vì tạo ra bình đẳng thì ta hãy tập trung tạo sự cạnh tranh, cạnh tranh một cách công bằng. Cạnh tranh đó đã trở thành một quy luật tự nhiên mà không thể nào thay đổi bằng cách tạo ra sự bình đẳng.

Các bạn biết đó người ta luôn cho rằng đàn ông và đàn bà đều bình đẳng nhưng thực tế thì sao? Đến đây tôi sẽ dẫn một lời nói của Lý Quang Diệu đã bảo rằng:

“Ban đầu tôi cũng tin rằng mọi đàn ông đàn bà đều bình đẳng… Giờ tôi biết rằng điều đó không có khả năng xảy ra bởi vì hàng triệu năm trong quá trình tiến hóa, con người đã tảng mát khắp nơi trên bề mặt trái đất này, bị cách ly với nhau, phát triển độc lập, có sự pha trộn khác nhau về chủng tộc, dân tộc, khí hậu, thổ nhưỡng… Đây là những điều tôi đã đọc được và khiểm nghiệm so với quan sát của mình. Chúng ta đọc rất nhiều. Thực tế rằng mọi thứ được in ra và được ba, bốn tác giả không có nghĩa là mọi thức ấy đúng sự thật. Có thể tất cả đều sai. Nhưng qua kinh nghiệm của bản thân… tôi kết luận: đúng, có sự khác biệt.”

Vậy điều tôi muốn nói ở đây sự cạnh tranh đó đã trở thành bản năng, nếu biết không thể thay đổi được thì đừng cố gắng, nếu chúng ta cố gắng tạo ra sự bình đẳng mà biết điều đó không thể thì chúng ta đang tự mình làm cho xã hội suy thoái. Thay vì tạo ra bình đẳng thì hãy tạo ra sự cạnh tranh công bằng. Tôi cũng mong rằng đất nước mình sẽ phát triển ở tầm cao mới, người Việt Nam chúng ta sẽ tập trung vào giáo dục thê hệ trẻ, lựa chọn và trọng dụng những con người tài giỏi mà không quan tâm đến xuất thân của họ tạo cho họ một môi trường công bằng để họ cạnh tranh góp phần phát triển đất nước.

 

Đỗ Sơn Trà

spot_img
Triết Học Đường Phố
Triết Học Đường Phố
"Thà chết cho một ý tưởng bất diệt, còn hơn sống cho một ý tưởng phù du." — Steven Biko

BÀI LIÊN QUAN

27 BÌNH LUẬN

  1. Cực kỳ cần có một môi trường thật BÌNH ĐẲNG hay còn gọi là CÔNG BẰNG.Để mọi người được tự do cạnh tranh,sau cuộc cạnh tranh đó có dẫn tới không BÌNH ĐẲNG hoặc CÔNG BẰNG thì cũng không có ai kêu ca gì đâu.Vì mọi giá trị đã được đặt vào đúng vị trí rồi.

  2. Bình đẳng gồm nhiều mặc khác nhau, về giai cấp, về pháp luật, về kinh tế, về gia đình, về xã hội….. Tác giả không nói lên được bình đẳng ở đây là bình đẳng như thế nào, vừa có chút kinh tế vừa có chút xã hội, không thể có sự pha tạp như vậy vì nếu có bình đẳng trong xã hội thì khác với bình đẳng trong kinh tế, nam nữ bình đẳng không đồng nghĩa là 2 người làm 1 công việc nhưng với năng suất khác nhau….Mong tác giả rút kinh nghiệm từ bài viết này.

  3. Người viết không hiểu rõ ý nghĩa của từ “bình đẳng” trên công luận xã hội, thành ra nói hơi bị…linh tinh. Thời cách mạng Pháp, những người cấp tiến đề trên lá cờ của họ khẩu hiệu “tự do, bình đẳng, bác ái”, lấy đó là mục tiêu của cuộc cách mạng. Sau này các nước chậm tiến, à quên, các nước “đang phát triển” như Việt Nam học theo cũng đề ra yêu cầu “bình đẳng”. Thật ra chữ “bình đẳng” không có khái niệm chung chung, mù mờ như vậy đâu. Chữ “bình đẳng” nói cho đầy đủ phải là “bình đẳng trước pháp luật”, và chỉ thế thôi. Người Hi-lạp có một câu cách ngôn như thế này: “Xã hội tốt đẹp nhất là xã hội ở đó không có lòng tốt, chỉ có pháp luật, cứ luật mà làm”. Tác giả nên hiểu cho đúng ý nghĩa “bình đẳng” rồi chúng ta thảo luận tiếp. Cảm ơn.

  4. Bình đẳng trong từ điển của mình không mang cùng nghĩa với từ bình đẳng dùng trong bài viết.
    Mình muốn nói một chút về từ bình đẳng của mình, bình đẳng là sự ngang bằng về cơ hội và quyền lợi. Nam nữ bình đẳng không có nghĩa là nữ sẽ được làm việc trong nhà máy, xây dựng và nam phải rửa chén, giặt là, chăm con mà là cả hai người đều sẽ có cơ hội để làm những việc đó, đó là sự ngang hàng về cơ hội. Còn bất bình đẳng là khi một trường học có thông báo thế này: “Chúng tôi không tuyển nữ, chỉ tuyển nam”, hoặc chỉ tuyển người khỏe mạnh chẳng hạn. Bình đẳng là khi bạn có thể tham gia mọi trường học nếu đủ tiền trả học phí.

    Quay trở lại bài viết, mình nghĩ vấn đề muốn nói đến ở đây là sự bảo hộ, bao cấp của nhà nước đối với các công ty, tập đoàn hay tổ chức. Điều này dẫn đến sự ỷ lại, quan liêu và khiến nó mất đi tính cạnh tranh theo kiểu nền kinh tế tự do. Cạnh tranh là tốt, nó giúp phát triển nhiều thứ một cách tốt nhất, làm cho con người ta cố gắng hết mình. Tuy nhiên, việc cạnh tranh cũng cần đảm bảo cho sự ổn định. Tránh việc một tập đoàn, tổ chức quá lớn mạnh, nuốt sạch những con cá nhỏ khác và thậm chí đứng sau giật dây chính phủ. Ở VN ta thì giờ vẫn còn cơ chế bảo hộ này cho nên nền kinh tế mới ỳ ạch như thế.

    Có lẽ nên đổi tiêu đề thành Việt Nam nên nới lỏng cho sự cạnh tranh tự do 😀

  5. Mới đọc tiêu đề đã muốn ném đá, đọc hết bài vẫn muốn ném đá. Nhưng trước khi ném tôi tự hỏi mình bình đẳng là gì, vì tôi không biết rõ ràng về nó, thật sự mà nói thì có rất nhiều khái niệm ta tưởng ta biết rõ nhưng ta chẳng biết gì cả khi suy nghĩ về nó. Thế là lên google tra ý nghĩa của “bình đẳng”, những gì tra được cho thấy rằng không hề có một xh bình đẳng tuyệt đối – người với người ngang nhau về cơ hội cũng như quyền lợi. bất bình đẳng phụ thuộc vào rất nhiều thứ như địa vị, ảnh hưởng chính trị, thể chất, thể chất… Tùy theo những yếu tố và vai trò cá nhân trong xh mà mỗi người được phân trách nhiệm và quyền lợi phù hợp. Ví như sự khác biệt nam nữ mà những việc như bảo vệ tổ quốc là của nam giới, sản xuất ở hậu phương là của nữ giới. Hay vai trò của một ông tiến sĩ và một công nhân là hoàn toàn khác nhau, một bộ trưởng thì khác với dân thường chứ không thể đánh đồng như nhau được, tuy nhiên vấn đề ở chỗ phân quyền và trách nhiệm như thế nào mới là phù hợp nhất và có thể chấp nhận từ 2 phía. Mâu thuẩn sẽ nẩy sinh khi quyền lợi của một bên quá nhiều so với bên còn lại, có mâu thuẩn thì sẽ có đấu tranh để tạo ra một sự cân bằng nào đó trong nhất thời. Xh dân trí càng cao thì sự cân bằng đó càng bền vững và ngược lại.
    Trở lại bài viết, lấy vấn đề về cạnh tranh công bằng và tầm quan trọng của nó trong xh để nói về bình đẳng là không phù hợp. Tuy nhiên nhiều người vẫn cứ lầm lẫn giữa công bằng và bình đẳng, đồng thời khi có sự bất công thì họ lại đòi hỏi quyền bình đẳng, có lẽ bình đẳng mà họ đòi hỏi là sự cải thiện khi bất bình đẳng là quá lớn và không hợp lý. Nhưng đáng tiếc ở chỗ sự hiểu rõ về những vấn đề mà mỗi người đang đòi hỏi. chỉ khi hiểu chính xác điều chúng ta cần thì chúng ta mới biết là thế nào để cải thiện nó.

    • Bình đẳng và công bằng khác nhau.Có khi vì công bằng mà sinh ra bất bình đẳng.
      Ví dụ như vì công bằng nên chia đều mỗi người một ly sữa bằng nhau chẳng hạn
      – ông bố : mình to cao sao lại được chia ít sữa vậy
      – bà mẹ : mình đi mua sữa về,đáng lẽ phải được chia nhiều hơn
      – đứa con : mình còn bé nên cần uống nhiều sữa,sao ít quá vậy

      • mình thì không nghĩ công bằng theo cách như bạn ví dụ, mình chỉnh sửa một chút, tiền mua sữa là 1000, ông bố góp 700, bà mẹ góp 300, đứa con 0, vậy chia công bằng là bố 70% sữa, mẹ 30% sữa, con 0% sữa.
        Còn công bằng mà sinh ra bất bình đẳng cũng đúng, một vở kịch giá vé 3tr, người giàu xem được người nghèo không. nhưng nếu 1 thứ giá trị A mà dùng đặt quyền đặt lợi đẩy lên 10A để chỉ người có địa vị mới hưởng thụ thì như vậy là bất công và tạo sự bất bình đẳng nghiêm trọng.

          • Bạn thấy đấy, tuy là công bằng nhưng không được bình đẳng. Thành ra để xh này tốt đẹp hơn thì chúng ta cần đấu tranh cho sự bình đẳng, không được 33% sữa thì ít ra cũng phải là 20% cho đứa bé chứ, nếu không có sữa thì nó sẽ đói, sẽ la khóc, sẽ ốm o gầy mòn và bệnh hoạn. Khi đó gia đình càng loạn hơn nữa, mà khi loạn thì cha hay mẹ không có thời gian làm việc kiếm tiền, thế là chẳng ai có sữa cả. Chính vì vậy, dù thực tế xh luôn tồn tại bất bình đẳng nhưng tôi luôn ủng hộ đấu tranh cho bình đẳng, bởi bình đẳng thể hiện lòng nhân đạo và tình yêu thương. Tuy nhiên phải là bình đẳng đó dựa vào sự tôn trọng và chia sẻ chứ không phải chối bỏ trách nhiệm.

      • thật ra thì mình nói nghiêm túc đấy hi hi, bất bình đẳng là tất yếu phải có nhưng chúng ta phải luôn tranh đấu cho bình đẳng chứ không phải cổ vũ cho bất bình đẳng, còn chỉ ra thế nào mới là bình đẳng thật sự thì lại là chuyện khác. Tuy nhiên nói ném đá nhưng có ném gì đâu nào. nhờ bài viết mới hiểu được về vấn đề bình đẳng (do tự tìm hiểu) ấy chứ.

  6. Ý tưởng đáng suy ngẫm nhất đó là bạn không thể cạnh tranh với chính phủ. Chẳng hạn như không ai có thể in ấn và phát hành tiền tệ cạnh tranh với đồng tiền lạm phát của nhà nước. Không ai có thể lập ra một hệ thống luật pháp cạnh tranh với hệ thống luật pháp của nhà nước. Nhà nước là gì? Là một nhóm người có được *độc quyền* sử dụng vũ lực trong một lãnh thổ.

    (Từ FB admin Nguyễn Hoàng Huy) “Những dịch vụ cung cấp an ninh không nên bị loại khỏi sự cạnh tranh trong một thị trường tự do. Nếu nó bị loại khỏi, toàn bộ xã hội sẽ gánh chịu một sự mất mát.”

    — Gustave de Molinari, The Private Production of Security

  7. Bình đẳng, tôi nghĩ không bao giờ có. Bản thân Bình Đẳng đã là thứ không tồn tại trong thế giới này rồi. Mọi khái niệm đều do con người sáng tạo ra thôi.
    Chủ yếu nhất, vẫn là con người , liệu có cảm thấy thỏa mãn với những thứ mình có hay không? có biết ĐỦ không? Tiền tài, danh vọng, v.v…. con người bị 1 nỗi ám ảnh là luôn muốn nhiều hơn, nhiều hơn nữa. Khi nào còn người còn tham lam thì còn không có bình đẳng. Khi nào con người biết đủ thì chẳng cần bình đẳng để sống vui. Nhìn Thụy Sỹ xem, người dân còn chẳng muốn đi bỏ phiếu để thay đổi bất cứ điều gì. Họ có đủ rồi, họ chỉ cần thế thôi. Họ hạnh phúc.Hay như Bhutan. Nghèo rớt mồng tơi, Nhưng hạnh phúc, vì họ biết đủ, biết hạnh phúc. Đời sống của họ chẳng cần thiết tha đến vật chất, mặc dù cũng tiếp thu cái mới, nhưng chủ yếu vẫn hướng về thiên nhiên.. Có sao dùng vậy, 1 lòng hướng về phật giáo. Tưởng như đó là cuộc sống của các nhà hiền triết vậy.

  8. Khi có tự do – một cách hợp lý thì bình đẳng – theo nghĩa công bằng sẽ tự thân xuất hiện. Một khi cạnh tranh sẽ có thắng – thua, đó là nếu có giữa hai hạng người khác nhau. Có một điều mà ta quên rằng, lý do mà Việt Nam thiếu đi sự bình đẵng là do dân trí, nếu cạnh tranh thì nhờ vào dân trí hiện tại thì không có công bằng. Thay đổi nhận thức, đưa đến tự do, đi trên con đường ý nghĩa, đó mới đúng là thứ mà ta cần nghĩ tới.

  9. cạnh tranh hoàn hảo và cạnh tranh không hoàn hảo ! Vd :1 đứa c.gái đã có ng yêu thì là cạnh tranh 1 vs 1 với người yêu của ẻm . Còn ngược lại 1 đứa c.gái không có bạn trai thì mình cần phải cạnh tranh 1 vs 1 ngàn người .Vậy kết luận cạnh tranh là thứ yếu phải xảy ra nhưng phải biết lựa chọn cạnh tranh hoàn hảo thì mọi việc bạn muốn sẽ thành công …

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

FOLLOW US

62,550Thành viênThích
3,699Người theo dõiTheo dõi
3,540Người theo dõiĐăng Ký
spot_img

BÌNH LUẬN MỚI

XEM NHIỀU

BÀI MỚI