20.6 C
Da Lat
Thứ Năm, 18 Tháng Tư, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Giải Pháp? Dễ như ăn cháo!

Featured Image: Loi Nguyen Duc

 

Vấn đề mà tôi viết trong bài này có thể gây nhiều tranh cãi, có thể có người bảo là vượt quá sự hiểu biết của tôi nhưng thôi thì cứ viết, viết để phá bỏ một tượng đài đã cũ và xây lên một tượng đài to lớn hơn.

Nếu có người hỏi bạn: “Là một người Việt Nam thì điều gì khiến bạn tự hào về dân tộc mình?” Không khó để chúng ta biết được câu trả lời đó: “Dân tộc tôi là một dân tộc kiên cường và bất khuất, dành được độc lập sau ngàn năm bắc thuộc, 3 lần thắng quân Nguyên, biết bao lần thắng quân xăm lược phương bắc, chiến thắng quân Pháp ở Điện Biên Phủ gây chấn động thế giới, chiến thắng cường quốc số 1 thế giới là Mỹ…” Nhưng tôi thật sự rất muốn hỏi là những điều đó rất đáng để tự hào hay sao?

Ta sống trong căn nhà của mình, một hôm có tên cướp xông vào nhà cướp bóc, sau bao phen chiến đấu vất vả, nhà cửa tan hoang, máu me đầm đìa cuối cùng thì tên cướp cũng bỏ đi. Sau đó còn lại với thân thể đầy vết thương, anh em người thì chết, kẻ thì tàn tật, chúng ta lại nhảy cẩn lên vui sướng tự hào và ăn mừng, rằng chúng ta rất tài ba, rằng tên cướp kia dù to lớn hơn ta nhưng ta vẫn đuổi đi được.

Nhưng hãy nhìn lại đi, niềm tự hào đó phải chăng là niềm tự hào của một kẻ yếu nhược và thất bại? Ta đuổi được cướp đi đấy nhưng ta có làm gì được hắn không? Ta có đến tận hang ổ của hắn để đánh bại? Nhìn lại đi! Ta so với hắn chẳng là cái đinh gì cả. Tại sao người đi cướp không phải là ta? Tại sao ta không mạnh như tên cướp ấy để chỉ có ta cướp của người khác chứ chẳng ai dám cướp của ta?

Chúng ta có những chiến thắng vẻ vang nức lòng quân dân trước Trung Quốc, Pháp và Mỹ, nhưng chiến thắng đó là chiến thắng của kẻ bị đánh, so với họ ta là cái gì? Không là gì cả. Ta đánh thắng Mỹ, nhưng hãy tự hỏi nếu ta và Mỹ ở vào thế đối đầu một mất một còn thì sao? Với sức mạnh quân sự của Mỹ thì trong vòng 1 ngày tất cả các thành phố ở Việt Nam sẽ thành bình địa, trong vòng 1 tuần 99% dân số nước ta sẽ bị tiêu diệt. Ôi chúng ta là ai khi đứng trong thế giới này? Niềm tự hào mà chúng ta đang ôm ấp có cứu được chúng ta khi đó không?

Chúng ta quá quen với những tự hào bình thường. Có quốc gia nào đang tồn tại mà không có những chiến thắng chống ngoại xâm? Nếu không có thì quốc gia đó bị biến mất rồi. Để có một cái nhìn chính xác thì ta phải đặt nó trong sự bao quát và rộng lớn. Hy Lạp từng là trung tâm văn hóa thời cổ đại, Ý từng là một đế quốc bao phủ toàn Châu Âu và một phần Châu Phi. Pháp có Napoleon Bonaparte, Mông Cổ có Thành Cát Tư Hãn, Anh từng là nước có thuộc địa 1/4 thế giới.

Đức, Mỹ, Trung Quốc, Nhật… đều có cái mà họ đáng tự hào và được công nhận trên toàn thế giới, mọi dân tộc, mọi quốc gia khi nhắc đến họ đều thể hiện sự khâm phục. Còn chúng ta trong mắt của họ là gì? Hãy hỏi những người từng đi ra ngoài sẽ rõ. Ở trong ngôi nhà mình, chúng ta tự tôn vinh mình, tự xem mình vĩ đại. Nhưng sự thật có phải là vậy không? Nếu không phải thì đó gọi là tự sướng.

Tôi nói ra không phải để kích bát, nói ra để chúng ta biết chúng ta là ai. Muốn biết mình là ai thì phải biết đứng ở xa và nhìn bao quát. Nếu thế giới là một xã hội thì chúng là là thành phần dưới đáy xã hội đấy, học vấn lớp 9 ra trường, đi xe Trung Quốc, ở nhà lá, làm công nhân và bán tài sản để sống, trong nhà thì anh em ruột thịt nhậu nhẹt tranh dành đất đai đánh đập nhau, con cái thì đua đòi và hư đốn, đã vậy tư tưởng thì bảo thủ ngăn cấm con cái học hỏi lên cao… Nhìn đi! Có giống không nào?

Vậy muốn thoát ra cái địa vị đó thì làm thế nào? Giải pháp? Trời! nó dễ như ăn cháo! Trước tiên bỏ tiền ra cho con đi học những trường tốt (học hỏi mô hình giáo dục nước ngoài đi, xây nhiều trường học lên, tăng lương giáo viên, thắt chặt chất lượng ngành, thuê các vị giáo sư tiến sĩ nước ngoài về nước giảng dạy), rồi thì cha mẹ phải biết tiết kiệm và làm gương (đừng tham nhũng nữa), khi con cái học thành tài thì hãy trọng dụng nó nghe lời nó nói (đừng khiến cho người dân phải sợ hãi khi nói những điều đúng và tốt, phải biết bảo vệ những nhân tài có thể dẫn đất nước đi lên chứ đừng để các thế lực đen trù dập họ).

Hãy cho con cái xem những tờ báo hay chương trình tivi bổ ích chứ không phải các chương trình để chúng tự sướng hay đồi trụy (trả lại vai trò đích thực của truyền thông: chỉ nói sự thật), mua những cuốn sách bổ ích về cho con cái đọc (hạn chế kiểm duyệt đi), tạo điều kiện cho con cái đi đây đi đó cho biết với người ta (hay ít ra phải cho dân chúng có cái nhìn trung thực về bên ngoài), và điều cuối cùng rất quan trọng – khi con cái đã đủ trưởng thành thì hãy tin tưởng và dũng cảm trao lại gia đình cho nó quản lý.

Bạn thấy đó! giải pháp vô cùng đơn giản cho một con người, một gia đình hay kể cả một quốc gia nhưng vấn đề là người đó, gia đình đó, quốc gia đó có chịu làm hay không? kết quả thế nào thì hãy nhìn lại chính mình, đừng đổ lỗi cho điều gì cả, có rất nhiều người trước kia giống ta, nhưng giờ họ đều hơn ta cả rồi thì không có cách nào để giải thích cái dở của ta cả.

Có người bạn nói sao cứ nêu những cái xấu mà không phải là giải pháp khắc phục cho cái xấu đó. Nhưng bạn không hiểu rằng con người ta sẽ chẳng bao giờ làm cái điều được cho là tốt trước khi họ tự nhìn ra chính họ. Khi nhìn ra mình mới biết mình phải làm gì. Bây giờ chúng ta cùng xác định xem trong xh ngày này thì có được bao nhiêu người biết chúng ta là ai nào! Theo bạn thì có bao nhiêu % trong tổng dân số của VN nhỉ?

 

Mắt Đời
13:40 29/10/2014

spot_img
Triết Học Đường Phố
Triết Học Đường Phố
"Thà chết cho một ý tưởng bất diệt, còn hơn sống cho một ý tưởng phù du." — Steven Biko

BÀI LIÊN QUAN

169 BÌNH LUẬN

  1. Bạn có vẻ có xu hướng thích lấy ví dụ gây tranh cãi. Ý bạn viết trong bài không sai.

    Giống như bạn gặp 1 người mà trên mặt có vài điểm không đẹp như có mụn, răng hô, mắt lé, mũi
    nhòm mồm…. thì bạn cứ thích chăm chú nhìn những điểm đó vậy. Nội dung bên trong con người đó, có thể bạn biết, nhưng bạn đang vô tình hay cố ý lờ nó đi.

    Giờ thì hãy bàn nội trong cái ví dụ của bạn thôi đã nhé.
    Việc đánh cướp: Cứ cho là bạn lấy ví dụ hợp lý đi, nhưng hãy để tôi hỏi bạn vài điều. Ví dụ bạn đang đi trên đường thì gặp 1 tảng đá to, mà chỉ có cách dời nó đi thì bạn mới đi tiếp đc (ví dụ bạn ngồi ô tô luôn), mà việc đang rất gấp. Bạn quyết định dời đá đi, nhưng khổ nỗi việc dời đá thì không bao giờ là dễ. Đến khi bạn xê nó ra
    được bên mà đi thì cũng muộn mất rồi. Việc gấp rút tuy vẫn giải quyết được nhưng không trọn vẹn, chỉ ở mức tối thiểu chấp nhận được. Bạn định cay đắng vì những điều mà môi trường tạo ra cho mình sao?

    Ta làm gì được tên cướp? Ờ thì, TA ĐUỔI ĐƯỢC HẮN – CHỨ CÒN SAO NỮA? Bạn muốn ta làm thêm cái
    gì? Phải làm thêm điều gì, để có được sự tự hào như bạn muốn?

    Ít nhất, tôi cho rằng ta vẫn có quyền tự hào khi có thể ngăn chặn ý đồ của bọn cướp. Những thương vong kia, dù đau đớn, nhưng suy cho cùng vẫn là cần thiết để ngăn chặn ý đồ. Vấn đề là, tự hào đến đâu?

    Bây giờ là cái mà tôi chưa hiểu. Chưa nói đến việc bạn lấy ví dụ sai bét. Mà lấy ví dụ sai thì sao? Nó làm cho người đọc hiểu rằng, bạn hiểu không đúng vấn đề. Những gì lý luận mà bạn viết (không tính ví dụ) có thể đúng, nhưng đi với ví dụ sai, thành ra có vẻ như lại là luận điệu của người khác, bạn chỉ đọc, có-vẻ-nắm-bắt-được,
    rồi ghi lại, mà chưa thấy dấu ấn gì của riêng mình cả.

    Bạn so sánh việc ông cha ta đánh đuổi quân xâm lăng với việc nhà gặp cướp, tôi không hiểu. Sao bạn không so với việc cái xe đạp húc đổ cái ô tô ấy? Bạn hãy nghĩ về tương quan lực lượng đôi bên thời đó. Làm được 1 điều kỳ vĩ như vậy, chẳng đáng tự hào lắm sao? Tôi không hiểu sao bạn lại coi đó là “niềm tự hào của 1 kẻ yếu
    nhược và thất bại?”. Theo bạn, chúng ta không nên tự hào, nên coi đó là NỖI NHỤC – KHI MÀ CHÚNG TA ĐÃ ĐỂ CHO NGƯỜI DÂN MÌNH ĐỔ MÁU? Như thế mới là kẻ mạnh? Bạn đang nghĩ gì vậy?

    Vấn đề là, tự hào rồi. Xong rồi TA SẼ LÀM GÌ?

    Tư tưởng của bạn, tôi thấy hơi sợ. Bạn định đến thẳng hang ổ kẻ cướp để trả thù, và coi đó là hành động của kẻ mạnh? Bạn muốn cầm 1 cây chông vót nhọn đi đâm xe bọc thép (mình đang nghĩ cái quái gì thế nhỉ?). Bạn
    muốn anh hùng theo kiểu 1 thằng bé con quật ngã được cả gã khổng lồ? Như thế mới đáng tự hào? Còn thì, 1 nước nhỏ chống chọi lại bao cuộc bôn ba, lại chỉ nên CÚI ĐẦU NHỤC NHÃ VÌ KHÔNG THỂ LÀM GÌ HƠN ư? Bạn làm tôi nhớ đến chuyện David và Goliath đấy. 1 chuyện kinh điển, và hình như là chuyện kể thì phải! Ai cũng NGHE kế chứ chắc gì đã có người chứng kiến!

    Sao bạn lại nghĩ đến chuyện đối đầu tay bo nhỉ? Và….

    Chúng ta MẠNH lên làm gì? Như thế nào mới là MẠNH?

    Ví dụ như 1 con người nhé. Theo bạn, MẠNH là có cơ bắp, oánh đâu ăn đó? Là khi nó cầm ghế đập mình thì mình phải tương nó sái quai hàm? Theo tôi đó không là mạnh. Đó là võ biền. MẠNH – có thể chẳng cần
    dùng sức, mà cần trí tuệ. Gia Cát Lượng chẳng cầm kiếm cũng quét sạch trăm vạn giặc, thế mới là mạnh. Và chúng ta cũng nên kết thúc lý lẽ MẠNH ở đây thôi.

    Bạn dẫn ra Anh Pháp Mỹ đã từng khuấy động cả thế giới – và nghĩ rằng đó là điều đáng để tự hào? Đang để tự hào khi mà bạn cầm gươm cầm kiếm, chém giết, chà đạp, cưỡng bức những con người xa lạ để giành lấy mối lợi, để chứng minh rằng mình “văn minh” hơn? Quả thực, thứ “tự hào” ấy tôi không hiểu nổi.

    Sao bạn không tự hào rằng, đất nước ta sau khi bầm dập bao lần, vẫn đứng vững và bắt tay hòa bình với những-kẻ-từng-là-kẻ-thù của mình? Sao bạn chỉ nhìn vào những vết ghẻ lở để đánh giá phẩm chất con người?

    Tôi xin hỏi lại lần nữa. Bạn cho rằng, đáng tự hào là khi họ đánh ta, và ta phản đòn, bặt bung mồm họ ra, khiến họ bò lê bò lết? Sao cái Tự Hào của bạn nó cao cả, thiêng liêng, đẹp đẽ và trân quý như thế? Tôi thì không dám mơ có ngày được tự hào kiểu đó.

    Kết

    Tôi chỉ sẽ giữ mãi niềm tự hào của ông cha với lòng kiên cường và yêu nước, đã bảo toàn được bờ cõi (đoạn này bạn mà đọc thì chắc là nghĩ tôi sến hay giả tạo quá). Nhưng, NHƯNG – NHƯNG! Tôi sẽ xấu hổ vì những điều mà bây giờ chúng ta đang làm. Tôi sẽ vẫn xấu hổ bởi những tư tưởng ngủ quên trên chiến thắng, sự tự hào hão huyền của những con người bây giờ. NHỮNG CON NGƯỜI BÂY GIỜ – XIN BẠN NHỚ GIÙM TÔI! Những
    con người bây giờ – hãy xấu hổ vì họ, và vì bản thân ta. NHƯNG! Cha ông ta, đã làm những kỳ tích đáng tự hào! Và ta luôn luôn phải TRÂN TRỌNG thành quả đó, và làm sao cho xứng với nó!

    • hi hi, mình thường thích lấy những ví dụ để cụ thể hóa và đơn giản hóa điều muốn nói, đó là cách giúp người khác dễ tiếp cận và dễ hiểu những gì mình muốn nói. Nếu bạn thử tách những ví dụ đó ra khỏi bài viết của mình thì bạn sẽ thấy nó chẳng còn giá trị gì cả, không giá trị không phải vì ý bài không đúng mà vì người ta đọc qua rồi quên mà không buột họ phải hiểu vấn đề.

      Cái ví dụ về tảng đá của bạn là đổ thừa hoàn cảnh đấy nhé, hoàn cảnh là có nhưng nó lớn cỡ nào thì còn phải xem lại cách nhìn của mỗi người. ví như tảng đá nặng 1 tấn chặn đường, một người siêng năng có thể vác búa đập nó trong 1 ngày, trong khi kẻ lười biếng thì cứ đứng đó bảo là “ôi tảng đá này lớn quá, chúng ta làm sao qua đây! ôi thật lớn mà!” và mỗi ngày anh ta chỉ đập một ít, đến 10 ngày sau mới qua được. Cùng một tảng đá nhưng nhìn nó lớn hay nhỏ là do từng người bạn à. Với cùng một xuất phát điểm gần giống nhau lại cho ra kết quả khác nhau thì giỏi hay dở rất dễ nhìn ra. Nhưng làm sao phát triển nếu không nhìn ra mối tương quang đó? tất nhiên luôn có lý do cho mọi kết quả nhưng lý do đó phải được khắc phục chứ không phải biện hộ. bạn có công nhận là nhiều người gặp đá còn lớn hơn ta nhưng lại dọn nhanh hơn ta không?

      Vâng! ta đuổi được cướp đi nhưng bạn không thấy chúng ta vẫn ở vị trí của người bị cướp à? sao chúng ta không ở vị trí của kẻ cướp hay của kẻ mà dù cướp gặp cũng không dám cướp? À có thể bạn lại mang tảng đá ra để biện hộ, rằng hoàn cảnh đất nước chúng ta thế này thế kia nên chúng ta mới là kẻ yếu và bị cướp. Tôi chấp nhận cái hoàn cảnh đó, nhưng chỉ một phần thôi, một phần khác là chúng ta còn dở quá. Bạn biết sao tôi lấy ví dụ đó không? vì người ta tôn vinh việc đuổi được tên cướp một cách quá lố, xem nó bằng trời. Tôi chỉ muốn dùng một ca nước lạnh giúp họ tỉnh thôi. Với cái ví dụ đó, dù bạn hay ai nói hay cỡ nào cũng không thể phủ nhận một thực tế chúng ta là kẻ yếu, mọi điều mà bạn có thể làm là biện hộ cho cái lý do vì sao chúng ta yếu thôi. Đúng không? Tôi nghĩ việc nhìn ra chúng ta là kẻ yếu và làm cách nào để trở thành kẻ mạnh thì quan trọng hơn cái việc đuổi được kẻ mạnh đi đấy.

      Ví dụ không sai nhé, bạn và tôi chính là 2 thành viên trong cái gia đình bị cướp đấy, bạn vẫn đặt bạn vào cái nhìn của người bị cướp – kẻ yếu hơn tên cướp và tìm cách biên hộ cho cái yếu đó, rồi tự hào trên cương vị kẻ yếu đuổi được kẻ mạnh. mình thì tự hỏi sao chúng ta lại cứ bị cướp hi hi. sai ở chỗ nào? Ví dụ không sai, có chăng là mình cố tình đơn giản hóa niềm tự hào đó. Tất nhiên đứng ở vị trí kẻ yếu thì chống lại được kẻ mạnh rất đáng là tự hào, nhưng niềm tự hào đó sẽ chẳng là gì cả nếu ta cứ ở mãi trên cương vị kẻ yếu, trong khi có rất nhiều kẻ khác yếu hơn ta, nghèo hơn ta, dốt hơn ta nhưng họ đã trở thành kẻ mạnh rồi, chúng ta có thực sự cố gắng chưa? hay nếu lần sau bị kẻ mạnh đánh thì chúng ta tiếp tục bỏ xương máu ra nữa và lại tự hào như thế nữa?

      Phần sau thì bạn suy diễn lung tung rồi, mình chỉ đặt vấn đề trên cùng một phương diện thôi, mình không bảo nên tự hào vì đi đánh kẻ khác. nhưng nếu xét vai trò kẻ đánh và bị đánh thì vị trí kẻ đánh là đáng tự hào hơn, vì ở vị trí đó đã nói lên được nhiều điều. cái đáng tự hào không phải ở chỗ đánh người khác mà ở chỗ tạo nên cái vị trí mạnh đó. bạn có hiểu không?

      Thế bạn nghĩ kẻ mạnh là nhờ vào võ biền hay sao? chỉ cần thân thể mạnh là sẽ trở thành kẻ mạnh? có thể đấy, nhưng để thân thể mạnh thì không phải tự nhiên mà có, nó đòi hỏi người đó phải ý thức cao để biết tập thể dục thường xuyên, biết làm việc chăm chỉ để ăn uống đủ chất, biết tránh xa những tật xấu làm cho cơ thể suy nhược. Sức mạnh chẳng ai có thể tự có cả, tất cả đều nhờ trí tuệ đấy. thật ra thì có rất nhiều loại trí tuệ, Gia Cát lượng giỏi thật đấy nhưng ông ta chỉ giới hạn về quân sự thôi, ông ta không thể giúp Lưu Bị có được một người con nối dõi đủ để gánh vác giang sơn sau khi được tạo dựng. Cái trí tuệ đó cũng đáng khen nhưng chưa đủ bạn à. Chúng ta dùng yếu thắng mạnh rất giỏi nhưng từ nước yếu biến thành nước mạnh thì dở quá.

      Tôi không bảo bạn giữ niềm tự hào là giả tạo đâu, vì tôi cũng từng rất tự hào mà. Tuy nhiên nói là để chúng ta không thỏa mãn với niềm tự hào đó vì có nhiều điều tự hào còn lớn lao hơn nữa. đó chính là chúng ta phải vượt qua cả cha ông chúng ta, làm được những điều mà cha ông suốt mấy ngàn năm vẫn không làm được. Đó là đưa VN trở thành một cường quốc, đưa VN vào địa vị mà không ai dám chạm đến. Khi đó không cần phải ở vị trí kẻ bị đánh để rồi lại tự hào vì không tiêu thất trên bản đồ thế giới. Nói chung phân tích để có cái nhìn xác đáng hơn thôi.

      • Bạn nói bạn
        lấy ví dụ để minh họa cho điều muốn nói. Ừ đúng. Cái đó ai chẳng biết. Lợi ích
        của ví dụ thì khỏi bàn, nhưng quan trọng là hệ quả của việc sử dụng ví dụ, nguy
        hiểm lắm bạn ơi. Sử dụng ví dụ là cách nhanh nhất để khắc họa tư tưởng của mình
        vào đầu người đọc. Tròn méo xấu đẹp ra làm sao đều từ đây mà ra. Lấy ví dụ
        đúng, OK. Lấy ví dụ sai, trước mắt là bạn đang tự bóp méo cái lý mình viết ra rồi.
        Sau đó, bạn còn hướng người đọc hình dung tư tưởng của bạn theo tính chất tích
        cực hay tiêu cực của ví dụ mà bạn đưa ra (cụ thể VD của bạn trong bài, quan điểm
        của tôi, nó tiêu cực, dĩ nhiên là không đúng nữa).

        Về ví dụ đá
        tảng. Bạn đọc thế nào mà lại ra rằng tôi đang đổ tại hoàn cảnh thế? Cái ví dụ của
        tôi tối nghĩa thế sao? Đại ý là, bạn nên tự hào khi bạn vượt qua được trở ngại
        mà tự nhiên gây ra cho bạn. Như thế thôi chẳng nhiều nhặn gì đâu. Còn nếu nói về
        đập đá, tôi e bạn đã sai lại càng thêm sai. Nếu tôi nói “đá” chỉ là
        hình tượng về thử thách thì sao nhỉ? Ví dụ khác: bệnh dịch hạch của thế kỷ trước.
        Coi nó là tảng đá đi. Bạn có ngay lập tức kiếm ra “cây búa nào” để
        “đập tan nó trong 1 ngày” không? Chắc “có”. Bạn ơi, đành rằng
        cái gì dễ vượt qua thì tốt. Nhưng có những việc cần cả quá trình, cần cả mồ
        hôi, cần sự hi sinh. Hi sinh là phần tất yếu để đạt được thứ gì đó. Nếu chuyện
        gì có thể vác búa đập 1 nhát là ăn thì, mọi chuyện đâu có rối ren thế này?

        Bạn nói về
        chuyện cướp. Bạn đang chỉ trích cố nhân? Bạn đặt vấn đề rất hay. Sao chúng ta
        không ở vị thế của kẻ cướp hay của kẻ mà
        dù cướp muốn gặp cũng không dám cướp? Vị thế của kẻ cướp, tôi đồ rằng, những kẻ
        đi cướp là những kẻ, trước mắt là CẢM THẤY TÚNG THIẾU. Thiếu gì? Thiếu thị trường
        tiêu thụ, thiếu của cải (càng giàu càng tham mà!), thiếu những thứ thỏa mãn dục
        vọng của kẻ tham lam! Chúng ta không đi cướp, vì chúng ta biết đủ. chưa nói đến
        việc có những tên vua tên quan đê tiện lũng đoạn dân chúng (cái này thuộc đạo đức
        của người nắm quyền nhé), thì căn bản, là chúng ta biết đủ. Người dân xưa kia
        dù làm nông, chân lấm tay bùn vẫn ca hát, vẫn có những giá trị nghệ thuật. Họ CẢM
        THẤY ĐỦ, để không phải đi cướp của ai. NHÌN CHUNG, KẺ CƯỚP LÀ KẺ TÚNG THIẾU!

        Bạn nói định
        dùng 1 gáo nước lạnh đẻ làm người ta thức tỉnh. Ý thì không sai, nhưng cũng chẳng
        đúng. Phải dùng đúng thuốc mới trị đúng bệnh. Bạn tưởng người bây giờ chỉ u mê
        chút thế thôi sao? Bệnh nặng hơn nhiều, bạn ạ. Chữa nó, không dễ như ăn cháo
        đâu. “Non sông dễ đổi, bản tính khó dời”. Bạn đã bao giờ thử thay đổi
        quan niệm của ai đó chưa? Thật khó phải không? 1 người còn khó, huống chi là mấy
        chục triệu người? Mà đâu phải là thứ gì đó ngoài da, thứ gì dễ gột rửa, đâu phải
        thứ bụi mà quét cái là bay. Mà là những cái cây độc hại cắm rễ rồi. Nhưng suy
        cho cùng thì cái rễ độc ấy cũng chưa đến mức khiến ta phải từ bỏ những thành quả
        mà thế hệ trước đã đạt được.

        Cái bài viết
        của tôi, tôi đã định đề là “Tự hào và xấu hổ- hãy tách nó ra. Đừng trộn lẫn
        nó”. Như thế đủ rồi chứ? Tự hào – ta vẫn tự hào. Xấu hổ – cái đó là cái
        nên làm thường xuyên. Chứ không phải vì chúng ta xấu hổ mà quên luôn cả những
        gì cha ông ta làm. Không thể phủi hết như thế được. Nếu bạn bị ghẻ lở, và bạn đang
        có trí tuệ bình thường chứ không ngáo ngơ, bạn định tự hào hay xấu hổ vì nó? Nếu
        là tôi, tôi sẽ tự hào vì mình vẫn còn biết suy nghĩ, mà đã biết suy nghĩ thì sẽ
        xấu hổ vì không biết đường trị cái bệnh ghẻ lở đó. Tự hào, và xấu hổ!

        Người ta tôn
        vinh nó bằng trời, công nhận hơi quá. Nhưng bạn đâu thể túm nó xuống và vứt thẳng
        nó xuống vực được? Kéo xuống mặt đất thôi chứ?

        Rõ ràng rằng
        – mà tôi chả biết nói cái này bao lần rồi
        – là ý bạn viết thì ĐÚNG, nhưng vấn đề là bạn VÍ DỤ sai. Và bạn cứ cho rằng tôi
        cho rằng bạn sai.

        Có vẻ bạn vẫn
        chưa hiểu tôi muốn nói gì? Tại sao bạn nghĩ tôi đang thắc mắc “vì sao
        chúng ta bị cướp”? Cái tôi đang thắc mắc là: “Điều gì mới khiến bạn cảm
        thấy tự hào?”, và “không rõ khi bạn quét hết bụi trong 1 căn phòng, bạn
        còn định quét thêm bao nhiêu giày dép nữa?”. Tôi biện hộ? Như thế nào? Tôi
        đã nói, Tự hào – và Xấu hổ. Sao bạn không hiểu nhỉ? Tôi TỰ HÀO vì những gì cha
        ông ta đã làm để giữ yên bờ cõi, và XẤU HỔ vì thế hệ ngày nay chưa xứng với những
        gì họ làm. Tôi phải nói đoạn này đến bao giờ đây?

        Cái đoạn mà
        bạn khẳng định ví dụ của bạn không sai, thì tôi cũng phải khẳng định rằng, bạn
        là 1 người chỉ thích nhìn vào điểm xấu trên thân thể người khác mà xoáy vào, chứ
        không nhìn được toàn diện. Bạn quá cực đoan. Theo bạn, đã NHÌN THẤY CÁI XẤU, là
        XẤU. Và bạn KHÔNG CẦN, có lẽ là KHÔNG THỂ nhìn ra thêm điểm ĐẸP của nó nữa. Thật….

        Bạn nói tôi
        suy diễn lung tung á? Với những luận điệu của bạn như “sao chúng ta không
        là kẻ cướp…” mà bạn còn nói tôi lung tung? Rõ ràng, với câu nói đó, bạn
        đang quan niệm rằng: chỉ có đi đánh bại kẻ khác mới mạnh, mới khiến bản thân tự
        hào. Niềm tự hào của bạn, quá kiêu hãnh, quá anh hùng, quá hoàn mỹ, ờ quá dũng
        mãnh nữa. Mà người ta đâu cần đến mức đó để mà sống yên ổn.

        Và tôi cũng
        không hiểu bạn viết đoạn cuối trong cái cmt của bạn để làm gì nữa? Tôi đọc mấy
        lần mà chỉ lý giải được 1 hướng duy nhất là: Bạn đang khẳng định lại ý kiến của
        tôi. Mà đang tranh luận, bạn khẳng định lại ý kiến của tôi làm gì nữa? Tôi đã
        nói rồi TỰ HÀO – VÀ XẤU HỔ!

      • Bạn nói bạn lấy ví dụ để minh họa cho điều muốn nói. Ừ đúng. Cái đó ai chẳng biết. Lợi ích
        của ví dụ thì khỏi bàn, nhưng quan trọng là hệ quả của việc sử dụng ví dụ, nguy hiểm lắm bạn ơi. Sử dụng ví dụ là cách nhanh nhất để khắc họa tư tưởng của mình vào đầu người đọc. Tròn méo xấu đẹp ra làm sao đều từ đây mà ra. Lấy ví dụ đúng, OK. Lấy ví dụ sai, trước mắt là bạn đang tự bóp méo cái lý mình viết ra rồi.
        Sau đó, bạn còn hướng người đọc hình dung tư tưởng của bạn theo tính chất tích
        cực hay tiêu cực của ví dụ mà bạn đưa ra (cụ thể VD của bạn trong bài, quan điểm
        của tôi, nó tiêu cực, dĩ nhiên là không đúng nữa).

        Về ví dụ đá tảng. Bạn đọc thế nào mà lại ra rằng tôi đang đổ tại hoàn cảnh thế? Cái ví dụ của tôi tối nghĩa thế sao? Đại ý là, bạn nên tự hào khi bạn vượt qua được trở ngại mà tự nhiên gây ra cho bạn. Như thế thôi chẳng nhiều nhặn gì đâu. Còn nếu nói về đập đá, tôi e bạn đã sai lại càng thêm sai. Nếu tôi nói “đá” chỉ là hình tượng về thử thách thì sao nhỉ? Ví dụ khác: bệnh dịch hạch của thế kỷ trước.
        Coi nó là tảng đá đi. Bạn có ngay lập tức kiếm ra “cây búa nào” để “đập tan nó trong 1 ngày” không? Chắc “có”. Bạn ơi, đành rằng cái gì dễ vượt qua thì tốt. Nhưng có những việc cần cả quá trình, cần cả mồ hôi, cần sự hi sinh. Hi sinh là phần tất yếu để đạt được thứ gì đó. Nếu chuyện gì có thể vác búa đập 1 nhát là ăn thì, mọi chuyện đâu có rối ren thế này?

        Bạn nói về chuyện cướp. Bạn đang chỉ trích cố nhân? Bạn đặt vấn đề rất hay. Sao chúng ta
        không ở vị thế của kẻ cướp hay của kẻ mà dù cướp muốn gặp cũng không dám cướp? Vị thế của kẻ cướp, tôi đồ rằng, những kẻ đi cướp là những kẻ, trước mắt là CẢM THẤY TÚNG THIẾU. Thiếu gì? Thiếu thị trường tiêu thụ, thiếu của cải (càng giàu càng tham mà!), thiếu những thứ thỏa mãn dục vọng của kẻ tham lam! Chúng ta không đi cướp, vì chúng ta biết đủ. chưa nói đến việc có những tên vua tên quan đê tiện lũng đoạn dân chúng (cái này thuộc đạo đức của người nắm quyền nhé), thì căn bản, là chúng ta biết đủ. Người dân xưa kia dù làm nông, chân lấm tay bùn vẫn ca hát, vẫn có những giá trị nghệ thuật. Họ CẢM
        THẤY ĐỦ, để không phải đi cướp của ai. NHÌN CHUNG, KẺ CƯỚP LÀ KẺ TÚNG THIẾU!

        Bạn nói định dùng 1 gáo nước lạnh đẻ làm người ta thức tỉnh. Ý thì không sai, nhưng cũng chẳng đúng. Phải dùng đúng thuốc mới trị đúng bệnh. Bạn tưởng người bây giờ chỉ u mê
        chút thế thôi sao? Bệnh nặng hơn nhiều, bạn ạ. Chữa nó, không dễ như ăn cháo đâu. “Non sông dễ đổi, bản tính khó dời”. Bạn đã bao giờ thử thay đổi quan niệm của ai đó chưa? Thật khó phải không? 1 người còn khó, huống chi là mấy chục triệu người? Mà đâu phải là thứ gì đó ngoài da, thứ gì dễ gột rửa, đâu phải thứ bụi mà quét cái là bay. Mà là những cái cây độc hại cắm rễ rồi. Nhưng suy cho cùng thì cái rễ độc ấy cũng chưa đến mức khiến ta phải từ bỏ những thành quả mà thế hệ trước đã đạt được.

        Cái bài viết của tôi, tôi đã định đề là “Tự hào và xấu hổ- hãy tách nó ra. Đừng trộn lẫn nó”. Như thế đủ rồi chứ? Tự hào – ta vẫn tự hào. Xấu hổ – cái đó là cái nên làm thường xuyên. Chứ không phải vì chúng ta xấu hổ mà quên luôn cả những gì cha ông ta làm. Không thể phủi hết như thế được. Nếu bạn bị ghẻ lở, và bạn đang có trí tuệ bình thường chứ không ngáo ngơ, bạn định tự hào hay xấu hổ vì nó? Nếu là tôi, tôi sẽ tự hào vì mình vẫn còn biết suy nghĩ, mà đã biết suy nghĩ thì sẽ xấu hổ vì không tìm đường trị cái bệnh ghẻ lở đó. Tự hào, và xấu hổ!

        Người ta tôn vinh nó bằng trời, công nhận hơi quá. Nhưng bạn đâu thể túm nó xuống và vứt thẳng nó xuống vực được? Kéo xuống mặt đất thôi chứ?

        Rõ ràng rằng – mà tôi chả biết nói cái này bao lần rồi – là ý bạn viết thì ĐÚNG, nhưng vấn đề là bạn VÍ DỤ sai. Và bạn cứ cho rằng – tôi cho rằng bạn sai.

        Có vẻ bạn vẫn chưa hiểu tôi muốn nói gì? Tại sao bạn nghĩ tôi đang thắc mắc “vì sao chúng ta bị cướp”? Cái tôi đang thắc mắc là: “Điều gì mới khiến bạn cảm thấy tự hào?”, và “không rõ khi bạn quét hết bụi trong 1 căn phòng, bạn còn định quét thêm bao nhiêu giày dép nữa?”. Tôi biện hộ? Như thế nào? Tôi đã nói, Tự hào – và Xấu hổ. Sao bạn không hiểu nhỉ? Tôi TỰ HÀO vì những gì cha ông ta đã làm để giữ yên bờ cõi, và XẤU HỔ vì thế hệ ngày nay chưa xứng với những gì họ làm. Tôi phải nói đoạn này đến bao giờ đây?

        Cái đoạn mà bạn khẳng định ví dụ của bạn không sai, thì tôi cũng phải khẳng định rằng, bạn
        là 1 người chỉ thích nhìn vào điểm xấu trên thân thể người khác mà xoáy vào, chứ không nhìn được toàn diện. Bạn quá cực đoan. Theo bạn, đã NHÌN THẤY CÁI XẤU, là XẤU. Và bạn KHÔNG CẦN, có lẽ là KHÔNG THỂ nhìn ra thêm điểm ĐẸP của nó nữa. Thật….

        Bạn nói tôi suy diễn lung tung á? Với những luận điệu của bạn như “sao chúng ta không
        là kẻ cướp…” mà bạn còn nói tôi lung tung? Rõ ràng, với câu nói đó, bạn đang quan niệm rằng: chỉ có đi đánh bại kẻ khác mới mạnh, mới khiến bản thân tự hào. Niềm tự hào của bạn, quá kiêu hãnh, quá anh hùng, quá hoàn mỹ, ờ quá dũng mãnh nữa. Mà người ta đâu cần đến mức đó để mà sống yên ổn.

        Và tôi cũng không hiểu bạn viết đoạn cuối trong cái cmt của bạn để làm gì nữa? Tôi đọc mấy
        lần mà chỉ lý giải được 1 hướng duy nhất là: Bạn đang khẳng định lại ý kiến của tôi. Mà đang tranh luận, bạn khẳng định lại ý kiến của tôi làm gì nữa? Tôi đã nói rồi TỰ HÀO – VÀ XẤU HỔ!

        • hi hi, tranh luận với bạn thật thú vị. Vậy thì chúng ta tiếp tục nào.

          cái ví dụ về tảng đá, bạn tự hào vì đã vượt qua được trở ngại là đúng, nhưng niềm tự hào đó còn phụ thuộc rất nhiều thứ bạn à, như tôi đã nói, để vượt qua tảng đá thì không phải ai cũng như nhau. có người sẽ vượt qua trong vòng 1 ngày, có người vượt qua trong 10 ngày. và cái vấn đề đập đá chỉ là ẩn dụ cho phương pháp mà việc vượt qua đó thời gia dài hay ngắn phụ thuộc vào tính cách con người nữa. kể cả bạn ví dụ dịch hạch hay bất cứ điều gì trên đời. căn bệnh dịch hạnh bùng phát ở 2 quốc gia khác nhau nhưng nó bị ngăn chận sớm hay muộn trong từng quốc gia là khác nhau đấy. đừng cào bằng mọi thứ bạn à. Huống hồ có những phương cách để vượt qua tảng đá một cách an toàn hơn mà không tốn nhiều xương máu. Không phải cứ bỏ ra nhiều xương máu thì đáng để ca ngợi.

          Nếu bạn thấy mình quét bụi trong phòng và quét cả giày dép thì sẵn tiện mình quét hết luôn cho trọn. khi chúng ta là kẻ yếu, chúng ta bị kẻ mạnh đánh, khi chống được kẻ mạnh bạn thấy tự hào. tự hào tại thời điểm đó là đúng nhưng nếu xét sâu xa thì cái tự hào đó cũng chưa chắc là đúng. biết tại sao không? bởi vì sự hy sinh đó nguyên nhân nằm ở chính cha ông chúng ta. Họ đã không cố gắng vươn lên khi có điều kiện để trở thành kẻ mạnh. Một ví dụ đơn giản để bạn hiểu. một đứa trẻ khi còn nhỏ nó không lo học hành, lớn lên nó không có bằng cấp và hiểu biết để có một công việc tốt rồi lấy vợ sinh con nheo nhóc. mỗi ngày nó phải cật lực kiếm tiền về nuôi vợ con, những hôm kiếm được gấp đôi số tiền thường ngày nó rất là tự hào, nó nghĩ đã cố gắng hết sức và nó đáng khen ngợi với số tiền đó. nhưng nó đã quên một điều, cái cuộc sống đói khổ trong hiện tại sinh ra là vì chính nó đã ham chơi khi phải học. có hiểu không đây? tại sao ta bị đánh? tại vì ta yếu, tại sao ta yếu? tại vì ta không cố gắng, đó là nhân và quả, bạn gieo nhân xấu nên bạn gặp quả xấu, để vượt qua quả xấu đó bạn phải hy sinh nhiều thứ sau khi vượt qua thì bạn tự hào à? đáng tự hào không? bạn chỉ xét về thời điểm còn tôi xét cả quá trình.

          tôi lấy một ví dụ khác dễ hiểu hơn, VN chúng ta hòa bình đã lâu nhưng chúng ta không cố gắng vươn lên thành một cường quốc, lỗi tại ai? tại chính chúng ta. Rồi một ngày kia tình hình thế giới biến động, chúng ta bị kẻ mạnh đánh, chúng ta lại bỏ ra thật nhiều xương máu nữa để dành tự do, vậy điều đó là đáng tự hào sao? nếu chúng ta khôn ngoan hơn, cố gắng hơn để thành cường quốc thì chúng ta có bị đánh không? vượt qua cái hố do mình đào là đáng tự hào? có hiểu mình đang nói gì không?

          cái cmt trên mình nói rất rõ ràng mà bạn vẫn không hiểu, cái tự hào không phải là hành động cướp mà là ở vị thế kẻ cướp, vị thế kẻ mạnh. để trở thành kẻ mạnh cần rất nhiều yếu tố và những yếu tố đó rất đáng để tự hào, cứ mang các cường quốc ra phân tích sẽ thấy thôi. khi bạn nói về việc kẻ cướp “cảm thấy túng thiếu” bạn biết mình nghĩ về điều gì không? là cái ngụ ngôn con cáo và chùm nho “nho vẫn còn xanh quá”. thế giới này là thế giới của mạnh được yếu thua, khi ta là kẻ yếu thì ta phải bị sự chi phối của kẻ mạnh. nếu chúng ta mạnh thì bạn nghĩ chúng ta không tìm cách chi phối những kẻ yếu khác à? bạn nghĩ khi bạn là kẻ mạnh thì bạn sẽ thanh cao như bạn đang nói sao? cướp có nhiều cách, văn minh thì dùng sự ảnh hưởng về kinh tế chính trị tác động sự thỏa hiệp, kém văn minh thì xua quân đánh giết và chiếm đóng. Chúng ta không cướp không phải vì chúng ta biết đủ mà vì chúng ta không đủ sức. Nhìn lại đi, Chân Lạp và Chiêm Thành không phải mất nước sao?

          tôi chỉ muốn dùng thuốc nhẹ thôi nhưng bạn không muốn thì dùng thuốc mạnh hơn rồi đó. Bạn! tự hào và xấu hổ không thể tách rời ra được, bởi vì chính những việc đáng xấu hổ đã tạo nên cái nguy cơ cần phải có sự hy sinh, và hy sinh vì những điều chính chúng ta tạo nên thì hoàn toàn không đáng để tự hào.

          à tôi không nghĩ bạn nói tôi sai mà tôi không đồng ý là bạn cho rằng ví dụ của tôi sai. cái xấu cái đẹp rất khó mà nhìn bạn à. bàn luận để cho rõ vấn đề thôi. Tất nhiên khi đất nước lâm nguy thì chúng ta chung sức đấu tranh phải đáng tự hào rồi, nhưng nếu bàn luận sâu xa hơn thì cái tự hào đó có thể giảm xuống rất nhiều, tùy vào việc ta nhìn nó ở góc độ nào.

          Còn cái đoạn cuối là tôi khẳng định ý kiến của bạn là khẳng định ý kiến của bạn, tranh luận không phải là phủ nhận tất cả những gì người khác nói mà là trong lời đó ta thấy đúng và sai như thế nào trong suy nghĩ của ta. và nói lại, tự hào và xấu hổ không tách ra được đâu, đôi khi chúng sinh sôi trong nhau đấy, tự hào quá lố sẽ sinh ra nhiều điều đáng xấu hổ, còn xấu hổ sinh ra tự hào thì nói ở trên rồi. 🙂

          • Bạn thật hay
            ho – hay tôi cảm thấy điều gì đó đại loại thế.

            1/ Căn bản
            thì bạn có mấy vấn đề: 1 là đánh đồng khái niệm, 2 là quy chụp lại, 3 là không
            nhìn vào thực tế, và 4 là tổng hợp mấy cái trên: câu chữ của bạn rất hay, nhưng
            có những điều ngụy biện phủ nhận. Người nào không để ý kỹ thì sẽ dễ bị dẫn dắt
            bởi những câu chữ này của bạn.

            Bạn cứ nói rằng
            “còn những cách khác để vượt qua khó khăn…” Bạn có hay tự đưa thêm
            dữ kiện vào 1 bài toán đố để giải nó không? Tôi đã nói :”chỉ có cách dời
            nó đi mới có thể đi tiếp được”, và bạn đi ô tô, bạn định vượt qua nó như
            thế nào, nếu 1/ không đẩy nó đi, và 2/ đập nó (nếu nó không to như trái núi)?
            Tôi lấy ví dụ hòn đá với mong muốn nói với bạn rằng, việc cha ông ta chiến đấu
            chống lại giặc ngoại xâm cũng vậy thôi. Là do 1 bộ phận vì sự hèn nhát và ngu
            muội đẩy cả dân tộc vào thế lầm than – nó giống như tảng đá vậy. Còn những người
            dám đứng lên đòi quyền độc lập tự do, giống như người đi đường vậy. Họ có cách
            nào đi tiếp ngoài đập tan hay phá bỏ hòn đá kia không? Nếu bạn nói bạn trèo qua
            và bỏ lại cái xe, tôi phục bạn vì bạn đã hi sinh kha khá đấy. Tuy nhiên, chiến
            tranh thì hi sinh bằng mạng người và lãnh thổ, nó không dễ dứt bỏ như cái xe!

            Tôi đã nói rồi
            mà: Tự hào và Xấu hổ -hãy tách nó ra. Đừng trộn lẫn nó!!!!

            À nói nốt về
            việc “vượt qua mà không tốn nhiều xương máu”. Trên lý thuyết, đúng là
            vậy. Thực tế thì khác lý thuyết. Đành rằng có những quốc gia dựa trên sự mềm dẻo
            linh hoạt về chính trị mà tránh được chiến tranh, nhưng đó là Quốc-gia-nào-đó-ở-hoàn-cảnh-nào-đó,
            không phải Việt-Nam-ở-hoàn-cảnh-Việt-Nam. Như Thái Lan xưa nhờ hiến mảnh đất
            đang tranh chấp với Campuchia – mà nghe đâu còn bị xẻo thêm nữa cơ- nên mới
            tránh được chiến tranh. Thế là hi sinh rồi. Bạn có thể nói 1 mảnh đất không là
            gì, thế nếu tôi nói mảnh đất đó là nơi-yên-nghỉ-của-cha-ông-tổ-tiên-của-những-con-người-có-truyền-thống-thờ-phụng-tổ-tiên
            thì bạn nghĩ sao? Đã bảo, việc chính trị, chiến tranh nó khác xa lý thuyết bạn
            à. Nước ta còn con đường nào khác ngoài chiến đấu? Còn con đường nào thành công
            hơn?

            2/ Bạn quả
            thật là rất hay ho. Có vẻ bạn THÍCH nhìn tổng thể nên quên mất cái chi tiết mất
            rồi. Bạn chỉ vì muốn sạch mà vứt luôn cả thứ cần thiết là giày dép. Bạn nghĩ có
            thể mua lại giày mới? Đúng, nhưng có những thứ vất đi rồi đừng mong tìm lại. Bạn
            vì chút sạch sẽ mà vứt luôn thứ mà bạn vẫn phải dùng hàng ngày ra đường. Tuy
            nhiên bạn có đảm bảo căn nhà sẽ sạch mãi không? Giày dép tuy mang bụi vào nhà,
            nhưng nó lại giúp ta bớt đau chân khi đi lại. Người ta thì cố gắng “Phao
            bác dẫn ngọc”- ném hòn ngói thu hòn ngọc, còn bạn thì đang vứt hòn ngọc
            thô đi mà thu về tí sạch sẽ đấy!

            Bạn lại gộp
            thêm chuyện sai sót của thế hệ này với công lao của thế hệ khác. Tôi hỏi bạn:
            có phải người-gián-tiếp-làm-đất-nước-bị-chiến-tranh, và người-có-công-chấm-dứt-nó,
            và người-bôi-xấu-công-lao-đó là một người không? Dĩ nhiên không. Là 3 thế hệ
            khác hẳn nhau. Và nếu xét công và tội, cũng phải rạch ròi ra. Bạn nói “không
            cố gắng vươn lên để trở thành kẻ mạnh”? Những người có công, họ hoặc đã chết
            hoặc đã bị quên lãng. Hoặc thế hệ mới đã lên và dìm họ xuống.

            Bạn có biết Đại Tướng Võ Nguyên Giáp từng bị
            chỉ đạo làm ủy ban sinh đẻ có kế hoạch? Có biết thư ngỏ của 61 vị đảng viên lão
            thành? Có biết về nhân văn giai phẩm? Có biết Lê Đạt là ai? Nếu bạn không biết,
            mời bạn tìm hiểu kỹ trước khi phủi toẹt hết cả như thế. Đó chỉ là những cái tên
            phổ biến thôi, và còn nhiều những cái tên khác. Luôn luôn có người muốn đóng
            góp cho đất nước, và vẫn có những kẻ muốn kìm hãm đất nước. Bạn lôi 3 chữ
            “ông cha ta” ra phỉ báng như thế có quá lắm không?

            Tôi khẳng định
            không biết lần này là lần thứ mấy rồi, cái gì nên tự hào thì nên tự hào, cái gì
            đáng lên án thì phải lên án. “Ông cha ta” với bạn là ai? Là Chủ tịch
            Hồ Chí Minh, là Đại tướng Võ Nguyên Giáp, là Giáo sư Trần Văn Giàu, là Trần Đại
            Nghĩa, Trần Đức Thảo, là những người hi sinh cứu nước? Hay là Nguyễn Phú Trọng,
            Phan Văn Khải, Nguyễn Tấn Dũng, và lãnh đạo ngang tuổi cha chú bạn? LÀ AI?

            Bạn ngụy biện
            ở chỗ đấy đấy!

            3/ Đoạn trên
            bạn nói “do ông cha chúng ta không vươn lên thành kẻ mạnh” đoạn dưới
            bạn viết “do chính chúng ta”, vậy chung quy là do ai hở bạn? Bạn viết
            có vẻ phân tích, nhưng bạn đang gộp hết cả xấu đẹp thành 1 đống bầy hầy, giống
            như việc bạn quét nhà ra dép vậy. Khoan hãy lôi chuyện kẻ yếu kẻ mạnh vào đây.
            Tôi thấy bạn giải quyết vấn đề “ông cha ta” còn chưa xong, nói chuyện
            to lớn hơn sợ khái niệm nó cứ bị nhập nhằng rối ren và sai bét hết cả.

            4/ Chả cần bạn
            dùng thuốc nhẹ hay thuốc mạnh, tự tôi cũng biết mình cần cái gì? “Thuốc”
            của bạn không phải dành cho bệnh của người VN bây giờ. Người ta không cần gáo
            nước lạnh để thức tỉnh, người ta cần giáo dục đúng đắn bạn ạ. Gáo nước của bạn
            chỉ đủ tưới bên trên, nhưng giáo dục đúng đắn thì nó ngấm đến tận gốc rễ.

            5/ Cho đến
            khi bạn từ bỏ cách nhìn theo kiểu “ông cha ta” là gộp tất cả những
            nhân vật vĩ đại với những kẻ tiểu nhân, thì chúng ta vẫn còn rất nhiều mâu thuẫn.
            Bạn nhìn sự việc theo chiều quá cực đoan. Người tự nhận có tí “đạo”
            thì nhìn từ trên trời xuống, thấy cái gì cũng tủn mủn, vụn vặt, kẻ hão huyền thì nhìn từ dưới lên, cái gì cũng lớn
            lao, kỳ vĩ. Còn tôi thì nhìn từ mặt đất. Mặt đất gồ ghề gập ghềnh, có nơi hung
            hiểm nhưng cũng lắm cảnh đẹp đẽ. Góc nhìn của tôi đấy!

            Kết: Tất
            nhiên tôi cũng hiểu tranh luận không phải để làm rõ hơn thua. Tuy nhiên thì, đặc
            tính của tranh luận là bảo vệ quan điểm của bản thân. Qaun điểm của tôi và bạn
            về cái ví dụ là trái ngược nhau, bạn đã cố chứng minh tôi nhầm lẫn, rồi cuối
            cùng lại kết luận đồng ý với ý kiến của tôi, thế là mâu thuẫn!

          • Bạn thật hay ho – hay tôi cảm thấy điều gì đó đại loại thế.

            1/ Căn bản thì bạn có mấy vấn đề: 1 là đánh đồng khái niệm, 2 là quy chụp lại, 3 là không nhìn vào thực tế, và 4 là tổng hợp mấy cái trên: câu chữ của bạn rất hay, nhưng có những điều ngụy biện phủ nhận. Người nào không để ý kỹ thì sẽ dễ bị dẫn dắt bởi những câu chữ này của bạn.

            Bạn cứ nói rằng “còn những cách khác để vượt qua khó khăn…” Bạn có hay tự đưa thêm dữ kiện vào 1 bài toán đố để giải nó không? Tôi đã nói :”chỉ có cách dời
            nó đi mới có thể đi tiếp được”, và bạn đi ô tô, bạn định vượt qua nó như thế nào, nếu 1/ không đẩy nó đi, và 2/ đập nó (nếu nó không to như trái núi)? Tôi lấy ví dụ hòn đá với mong muốn nói với bạn rằng, việc cha ông ta chiến đấu chống lại giặc ngoại xâm cũng vậy thôi. Là do 1 bộ phận vì sự hèn nhát và ngu muội đẩy cả dân tộc vào thế lầm than – nó giống như tảng đá vậy. Còn những người dám đứng lên đòi quyền độc lập tự do, giống như người đi đường vậy. Họ có cách nào đi tiếp ngoài đập tan hay phá bỏ hòn đá kia không? Nếu bạn nói bạn trèo qua và bỏ lại cái xe, tôi phục bạn vì bạn đã hi sinh kha khá đấy. Tuy nhiên, chiến tranh thì hi sinh bằng mạng người và lãnh thổ, nó không dễ dứt bỏ như cái xe!

            Tôi đã nói rồi mà: Tự hào và Xấu hổ -hãy tách nó ra. Đừng trộn lẫn nó!!!!

            À nói nốt về việc “vượt qua mà không tốn nhiều xương máu”. Trên lý thuyết, đúng là vậy. Thực tế thì khác lý thuyết. Đành rằng có những quốc gia dựa trên sự mềm dẻo linh hoạt về chính trị mà tránh được chiến tranh, nhưng đó là Quốc-gia-nào-đó-ở-hoàn-cảnh-nào-đó, không phải Việt-Nam-ở-hoàn-cảnh-Việt-Nam. Như Thái Lan xưa nhờ hiến mảnh đất đang tranh chấp với Campuchia – mà nghe đâu còn bị xẻo thêm nữa cơ- nên mới tránh được chiến tranh. Thế là hi sinh rồi. Bạn có thể nói 1 mảnh đất không là gì, thế nếu tôi nói mảnh đất đó là nơi-yên-nghỉ-của-cha-ông-tổ-tiên-của-những-con-người-có-truyền-thống-thờ-phụng-tổ-tiên thì bạn nghĩ sao? Đã bảo, việc chính trị, chiến tranh nó khác xa lý thuyết bạn à. Nước ta còn con đường nào khác ngoài chiến đấu? Còn con đường nào thành công hơn?

            2/ Bạn quả thật là rất hay ho. Có vẻ bạn THÍCH nhìn tổng thể nên quên mất cái chi tiết mất rồi. Bạn chỉ vì muốn sạch mà vứt luôn cả thứ cần thiết là giày dép. Bạn nghĩ có thể mua lại giày mới? Đúng, nhưng có những thứ vất đi rồi đừng mong tìm lại. Bạn vì chút sạch sẽ mà vứt luôn thứ mà bạn vẫn phải dùng hàng ngày ra đường. Tuy nhiên bạn có đảm bảo căn nhà sẽ sạch mãi không? Giày dép tuy mang bụi vào nhà, nhưng nó lại giúp ta bớt đau chân khi đi lại. Người ta thì cố gắng “Phao bác dẫn ngọc”- ném hòn ngói thu hòn ngọc, còn bạn thì đang vứt hòn ngọc thô đi mà thu về tí sạch sẽ đấy!

            Bạn lại gộp thêm chuyện sai sót của thế hệ này với công lao của thế hệ khác. Tôi hỏi bạn: có phải người-gián-tiếp-làm-đất-nước-bị-chiến-tranh, và người-có-công-chấm-dứt-nó, và người-bôi-xấu-công-lao-đó là một người không? Dĩ nhiên không. Là 3 thế hệ khác hẳn nhau. Và nếu xét công và tội, cũng phải rạch ròi ra. Bạn nói “không cố gắng vươn lên để trở thành kẻ mạnh”? Những người có công, họ hoặc đã chết hoặc đã bị quên lãng. Hoặc thế hệ mới đã lên và dìm họ xuống.

            Bạn có biết Đại Tướng Võ Nguyên Giáp từng bị chỉ đạo làm ủy ban sinh đẻ có kế hoạch? Có biết thư ngỏ của 61 vị đảng viên lão thành? Có biết về nhân văn giai phẩm? Có biết Lê Đạt là ai? Nếu bạn không biết, mời bạn tìm hiểu kỹ trước khi phủi toẹt hết cả như thế. Đó chỉ là những cái tên phổ biến thôi, và còn nhiều những cái tên khác. Luôn luôn có người muốn đóng góp cho đất nước, và vẫn có những kẻ muốn kìm hãm đất nước. Bạn lôi 3 chữ “ông cha ta” ra phỉ báng như thế có quá lắm không?

            Tôi khẳng định không biết lần này là lần thứ mấy rồi, cái gì nên tự hào thì nên tự hào, cái gì đáng lên án thì phải lên án. “Ông cha ta” với bạn là ai? Là Chủ tịch Hồ Chí Minh, là Đại tướng Võ Nguyên Giáp, là Giáo sư Trần Văn Giàu, là Trần Đại Nghĩa, Trần Đức Thảo, là những người hi sinh cứu nước? Hay là Nguyễn Phú Trọng, Phan Văn Khải, Nguyễn Tấn Dũng, và lãnh đạo ngang tuổi cha chú bạn? LÀ AI?

            Bạn ngụy biện chỗ đấy đấy!

            3/ Đoạn trên bạn nói “do ông cha chúng ta không vươn lên thành kẻ mạnh” đoạn dưới bạn viết “do chính chúng ta”, vậy chung quy là do ai hở bạn? Bạn viết có vẻ phân tích, nhưng bạn đang gộp hết cả xấu đẹp thành 1 đống bầy hầy, giống như việc bạn quét nhà ra dép vậy. Khoan hãy lôi chuyện kẻ yếu kẻ mạnh vào đây. Tôi thấy bạn giải quyết vấn đề “ông cha ta” còn chưa xong, nói chuyện to lớn hơn sợ khái niệm nó cứ bị nhập nhằng rối ren và sai bét hết cả.

            4/ Chả cần bạn dùng thuốc nhẹ hay thuốc mạnh, tự tôi cũng biết mình cần cái gì? “Thuốc” của bạn không phải dành cho bệnh của người VN bây giờ. Người ta không cần gáo nước lạnh để thức tỉnh, người ta cần giáo dục đúng đắn bạn ạ. Gáo nước của bạn chỉ đủ tưới bên trên, nhưng giáo dục đúng đắn thì nó ngấm đến tận gốc rễ.

            5/ Cho đến khi bạn từ bỏ cách nhìn theo kiểu “ông cha ta” là gộp tất cả những
            nhân vật vĩ đại với những kẻ tiểu nhân, cũng như đánh đồng các khái niệm đúng sai với nhau hết, thì chúng ta vẫn còn rất nhiều mâu thuẫn. Bạn nhìn sự việc theo chiều quá cực đoan. Người tự nhận có tí “đạo” thì nhìn từ trên trời xuống, thấy cái gì cũng tủn mủn, vụn vặt, kẻ hão huyền thì nhìn từ dưới lên, cái gì cũng lớn
            lao, kỳ vĩ. Còn tôi thì nhìn từ mặt đất. Mặt đất gồ ghề gập ghềnh, có nơi hung
            hiểm nhưng cũng lắm cảnh đẹp đẽ. Góc nhìn của tôi đấy!

            Kết: Tất nhiên tôi cũng hiểu tranh luận không phải để làm rõ hơn thua. Tuy nhiên thì, đặc tính của tranh luận là bảo vệ quan điểm của bản thân. Quan điểm của tôi và bạn về cái ví dụ là trái ngược nhau, bạn đã cố chứng minh tôi nhầm lẫn, rồi cuối cùng lại kết luận đồng ý với ý kiến của tôi, thế là mâu thuẫn!

          • Bạn cũng thật hay ho :), tiếp tục nhé.

            1/ đoạn đầu của bạn theo mình là quy chụp nên không bàn, còn về cái ví dụ bạn không thấy bạn vô lý à? đưa ra một ví dụ hàm ý mô tả sự việc hay mang tính ngụ ngôn nhưng lại không cho người khác bàn rộng ra thì thì còn ý nghĩa gì nữa? “chỉ có cách dời nó đi mới có thể đi tiếp được” ơ hay! đưa ra ví dụ kiểu áp đặt thì đố ai mà tranh luận cho được. Bạn à trong một hoàn cảnh người ta có trăm ngàn cách để hành động và lựa chọn, có thể có những trường hợp không còn sự lựa chọn nào khác nhưng nó chỉ là những sự việc mang tính thời điểm thôi, nếu xét trên một quảng thời gian thì không chắc. bộ chỉ có thể dời hòn đá thì xe mới qua được? sao không lấy gỗ đá đấp cho nó thành cái vòng cung mà xe qua được? bạn có thấy bạn bị giới hạn ở tính áp đặt và bảo thủ không? “Tôi đã nói rồi mà: Tự hào và Xấu hổ -hãy tách nó ra. Đừng trộn lẫn nó!!!!” – đây là một bằng chứng nữa nè. trong phân tích có 2 phương pháp là quy nạp và diễn giải đấy bạn, mỗi cái nó có những cái hay riêng.

            “Quốc-gia-nào-đó-ở-hoàn-cảnh-nào-đó” đây là một câu mang tính ngụy biện vô cùng nghiêm trọng. vì câu này phủ nhận mọi sự so sánh, chối bỏ trách nhiệm cho mọi thất bại, mọi cái sai và cái dở. một tên giết người đại giang đại ác cũng có thể mang câu này ra biện hộ cho những tội ác của hắn. mình đã nói rồi, trong một hoàn cảnh luôn có nhiều sự chọn lựa, với từng sự chọn lựa mà người ta phân ra cái nào ngu muội và cái nào sáng suốt. bạn nói chuyện Thái Lan? vậy tôi hỏi một việc, giả như hy sinh một phần lãnh thổ rồi sau đó lớn mạnh bảo vệ được những phần còn lại và hy sinh xương máu để rồi sau đó kiệt quệ rồi mất nhiều lãnh thổ hơn hoặc có thể mất nước thì cái nào ích lợi nhiều hơn? khi phê phán một vấn đề thì phải nhìn toàn diện, biết đặt ra nhiều giả thuyết để suy xét thì mới nhìn rõ được (câu này cũng dùng cho mình luôn).

            2/ bạn à nhiều khi chỉ vì những đôi dép ấy mà người ta làm tổn hại đến cả căn nhà đấy, vì những đôi dép mà sợ quét nhà và bụi bậm phủ đầy nhà và rác rến từa lưa, nhà dơ thì mối mọt bắt đầu dục khoét và căn nhà sẽ sụp đổ, bài viết của tôi là muốn đặt đúng vị trí của từng thứ đồ vật thôi. khi tôi chạm vào nhưng đôi dép thì bạn giảy nãy lên, nó giống như câu nói “ném chuột sợ vỡ bình” vậy. bạn tiếc đôi dép mà không thấy tiếc những cái khác như bàn ghế sách vở sao? người giáng tiếp tạo nên sự suy nhược cho đất nước và từ đó tạo ra điều kiện cho chiến tranh xâm lược với người có công với đất nước có thể là cùng một người đấy bạn. thường thì ngoại ban xâm lược vào những thời điểm mà nước ta vô cùng suy yếu, cái suy yếu đó cũng không thoát khỏi những người chống giặc lúc ấy đâu. dám hy sinh vì nước vì dân thì đáng được tôn vinh và khen ngợi nhưng sự lựa chọn trên con đường của người đó chưa chắc đã đáng để tôn vinh. Tôi biết những người bạn nêu ra, nhưng bạn nghĩ tại sao họ có công nhưng không được trọng dụng trong khi chính những gì họ chọn và vun đấp nên đã gạt bỏ họ? công và tội xen nhau trong đó, muốn phân tách rạch ròi là rất khó.

            còn vấn đề về “ông cha ta”, thế ra chỉ những người có công dựng nước và giữ nước mới là “ông cha ta”, còn những người phá hoại nó, làm nó suy yếu thì không phải? tại sao bạn chỉ nhìn thấy cái tốt đẹp trong khi những cái xấu thì không thấy? sau khi có công giữ nước thì chính những người đó có làm cho đất nước phát triển được không? hay lại rơi vào cái tâm lý an phận và thừa hưởng cái thành quả từ những chiến thắng đó? thế ra trong mắt bạn thì “ông cha ta” chỉ có công mà không có tội à? nếu tổng hợp tất cả thì công nhiều hay tội nhiều? Tất nhiên một đất nước một dân tộc không thể thiếu vắng sự tự hào nhưng vấn đề là tự hào nó ở mức nào. Những vấn đề tôi nói bạn có nhìn thấy không? bạn chia tự hào và xấu hổ nhưng bạn đã nhìn sâu vào sự xấu hổ chưa? tự hào và xấu hổ đan xen chằn chịt vào nhau đấy bạn à.

            3/ “ông cha ta” và cả chúng ta lúc này nữa đều không thật sự cố gắng vươn lên, bạn làm ơn tách biệt sự vươn lên với cái việc chống ngoại xâm đi, có công chống ngoại xâm không phải là vươn lên, đó là bản năng sinh tồn, còn vươn lên thuộc về cách đối diện với cuộc sống như thế nào, đó là 2 cấp độ chênh lệch rất xa. khi bị đánh thì chúng ta tự vệ để khỏi chết, khi đói thì ta tìm miếng ăn, đây chỉ là cấp độ thấp. nhưng biết làm sao để không ai dám đánh ta, làm sao để của cải dư thừa và không sợ đói nữa thì lại là cấp độ cao. với tôi thì cái dám tự vệ không đáng tự hào bằng cái làm cho người ta không dám đánh mình, đơn giản thế thôi. bao giờ không thoát được giới hạn của cái thấp để đi lên cái cao thì không thể phát triển được. cái gì gọi là quý giá luôn có 2 mặt của nó, xét tức thời thì xương máu đáng giá hơn cái khó khăn phải cần cù học là tập rất nhiều, nhưng nếu xét quá trình thì việc an phận tự mãn để rồi sau đó hy sinh xương máu thì thua xa cái việc cần cù học hỏi tiến lên để không hy sinh gì cả sau này.

            4/ thuốc nào và bốc thế nào thì do sự hiểu biết của mỗi người vậy, thuốc của tôi có thể nặng đấy, nước của tôi có thể lạnh đấy nhưng tác dụng ra sao so với thuốc của bạn thì chưa biết được. nhưng nếu thuốc nhẹ quá e rằng nó chỉ mơn trớn những gì đang tồn tại thôi chứ không ngấm vào được.

            5/ ha ha! bạn có thấy buồn cười không khi mấy vị tổ tiên tốt mới là “ông cha ta” của bạn? tôi nhìn cha ông trên tất cả bạn à, tốt là “ông cha” mà xấu cũng là “ông cha” và cái tốt tôi khen còn cách xấu tôi phê phán, phê phán thì mới biết mà sửa. Tuy nhiên hiện tại có nhiều người khen quá rồi nên tôi chỉ thích phê phán thôi. còn việc đánh đồng các khái niệm thì đó chỉ là suy nghĩ của bạn thôi. một điều bạn tự hào ở mức 9 điểm trong mắt tôi thì chỉ 6 điểm, còn 9 điểm là cái khác kia. chỉ thế thôi

            thật ra thì không mâu thuẫn, đơn giản vì tôi chỉ đồng ý trên một số quan điểm nào đó thôi vì vốn cuộc sống vô cùng đa dạng, quan điểm của bạn ở một số hoàn cảnh nào đó là đúng nhưng trong một số hoàn cảnh khác lại sai, cái tôi muốn là một điều bao hàm tất cả. công nhận bạn đúng khi đặt bạn vào sự biến hóa vô cùng thôi, đúng thời điểm chứ không đúng mãi mãi.

          • Khoan, cho hỏi tôi quy chụp bạn gì nhỉ?

            Lẽ nào ti đang đổ oan cho bạn cái gì chăng?

            1/ Việc tôi đưa ra câu chuyện mang tính ngụ ngôn hay tính giờ ơi đất hỡi gì không quan trọng đâu bạn ạ, mà quan trọng là các dữ kiện của nó phù hợp với thực tế. thực tế có 1 con đường để đi, thì khi bạn lấy ví dụ minh họa, bạn không thể vẽ 2 hay n đường khác được.

            Bạn nói “1 hoàn cảnh có trăm ngàn đường lựa chọn”. Duy ý chí quá rồi đấy. À bạn
            có bảo lấy gỗ đá mà lấp thành vòng cung. Thế thời chiến tranh thì vòng cung là
            gì nào? Lợi dụng mâu thuẫn các nước để tránh chiến tranh (như Thái lan) á? Kế
            đó là kế giúp chúng ta giành CMT8 rồi bạn ạ, nhưng nó không đủ giúp chúng ta tránh khỏi chiến tranh. Khi Việt Nam lâm vào chiến tranh, à tôi xin lỗi, có 2 đường cơ: 1/ chiến đấu, và 2/ cúi đầu cho nó đánh đập, cũng như trong câu truyện của tôi có 2 đường: 1/ hi sinh gì đó (sức lực, thời gian, xe) mà vượt qua, và
            2/ quay mông đi về, không vượt nữa.

            Bạn đưa ra giải pháp thật “dễ như ăn cháo”. Cái này bạn có vẻ đúng “sự việc
            chỉ mang tính thời điểm”, nhưng bạn lại sai bét khi không ý thức được “thời điểm” (theo chữ của bạn) kéo dài bao lâu? Và con người có thể nhìn thấy nó không? Người ta phải chọn lấy cách mà mình có thể nhìn thấy kết quả, chứ không chọn cách mà MÌNH NGHĨ là có kết quả đâu. Khác nhau đấy.

            “Hãy nhìn sự vật như nó đang là.” Hãy đặt mình vào vị trí hoàn cảnh mà nói.

            Bạn nhìn 1 sự kiện mà không nhìn bằng con mắt của thời đại đó, căn bản như vậy đã là sai.

            2/ Thưa bạn, cái từ “Quốc-gia-nào-đó-ở-hoàn-cảnh-nào-đó” của tôi, không hề ngụy biện cho thất bại nào ở đây cả.

            Như tôi đã nói: nếu bạn nhìn sự vật mà không nhìn bằng con mắt của thời đại đó, thì căn bản bạn đã sai. Mỗi quốc gia có hoàn cảnh riêng, co lợi thế và bất lợi riêng, nên không thể áp dụng 1 chính sách chung được, thưa bạn. Ví như: nước Mỹ và Congo , cả 2 cùng tranh nhau quyền đăng cai WC, có được không? Dĩ nhiên không. Điều kiện 2 nước khác nhau: giàu nghèo khác nhau, an ninh khác nhau, và nhiều thứ nữa.

            So sánh thì cứ so sánh đi, nhưng so sánh là phải cùng loại, cùng hoàn cảnh, ở điều kiện xuất phát tương đương nhau. Như là người ta thi chạy ấy, 8 người đều phải chạy 100m cả, không ai được bớt đi phân nào.

            Bạn lại ngụy biện tiếp khi cho rằng có thể hi sinh 1 chút ít lãnh thổ mà lớn mạnh được. Có quốc gia nào muốn chia cho nước khác 1 cm vuông đất không hả bạn? Hãy suy nghĩ bằng cái đầu của chính trị gia, đừng suy nghĩ như kẻ cao đạo. Có điều gì để đảm bảo, sau khi mất đất, đất nước đó sẽ hùng mạnh và phát triển hơn, mà không phải là bị lấn tới nhiều hơn? ! kẻ đã ăn 1 thì lại thèm 3-4 cơ, nhất là trong chiến tranh bạn ạ, có kẻ xâm lăng nào nhượng bộ với con mồi không? Mà phải nói Thái lan là trường hợp đặc biệt, bên trái là Anh bên phải là Pháp, chứ VN bị Pháp nó chiếm rồi, lúc đó có thế lực nào đối trọng ko chứ?

            Còn về việc hi sinh xương máu. họ hi sinh vì họ biết đó là con đường suy nhất để giành được tự do, và quả thực nếu hi sinh vì điều đó thì cũng đáng. Nếu bạn cố chứng tỏ mình là 1 chính trị gia tài ba, hãy phân tích giùm tôi hoàn cảnh VN lúc đó và đưa ra giải pháp! Nhớ là tách ra thế hệ nào có công và thế hệ nào có tội, công tội gì ghi rõ ra nhé.

            3/ Tôi cũng chưa hiểu bạn để đôi dép kiểu gì mà nó lại bẩn với rêu nghe kinh khủng thế.

            Tôi chưa hiểu câu này :” người giáng tiếp tạo nên sự suy nhược cho đất nước và từ đó tạo ra điều kiện cho chiến tranh xâm lược với người có công với đất nước có thể là cùng một người đấy bạn. ” Câu dài đấy, nhưng ý bạn là sao cơ? Người có công và có tội là cùng 1 người á??? Công gì và tội gì?

            Tôi thật không hiểu nổi tư tưởng của bạn khi mà bạn cứ khăng khăng cho rằng có nhiều cách để tránh chiến tranh khi mà nó đã dày xéo mình rồi. thực sự luôn. Vậy, đường lối cụ thể nào mới đáng để bạn tôn vinh đây? Làm ơn trong cmt tới hãy nêu rõ. Còn tôi, với cái nhìn từ hoàn cảnh khách quan của thời đại đó, chẳng còn cách
            nào là đập lại nó cả, mặc dù mình yếu hơn.

            “Tôi biết những người bạn nêu ra, nhưng bạn nghĩ tại sao họ có công nhưng không được trọng dụng trong khi chính những gì họ chọn và vun đấp nên đã gạt bỏ họ”. Thì ra bạn chưa biết câu “Điểu tận cung tàng”. Cái này có từ truyện
            Câu Tiễn và Phạm Lãi, Văn Chủng đấy. Đại ý là: chim chóc đã hết, cung tốt vứt bỏ vào kho không dùng đến, thỏ săn hết thì sói cũng bị giết làm thịt. Người có quyền không thể để kẻ dưới mình tài giỏi hơn được, nên phải trừ đi. AI? Chôn gì? Bạn hãy nêu rõ ra. Tôi ngờ rằng 1 là bạn đang nhập nhằng, 2 là thực sự bạn đang
            không biết đấy. Công của ai, tội của ai? Bạn hãy suy nghĩ thật kỹ. Tôi ngờ bạn
            đang lầm lẫn vậy.

            4/ Về vấn đề “ông cha ta” thực sự không ngờ bạn lại thích gộp ý nó vào đến thế.
            Tôi bảo rồi mà, phải tách nó ra, mỗi phần phải có cách giải quyết riêng. Lấy thêm ví dụ cho dễ hiểu. Ví dụ bạn có 1 bao gạo và 1 bao cát, trộn lẫn vào nhau. Theo tư tưởng của bạn, tôi đoán bạn sẽ dùng hỗn hợp đó :1 là trộn vữa xây nhà, 2 là cho vào nồi nấu lên. Căn bản tư tưởng của bạn nó như thế đấy. Công- tội căn bản là của 2 thế hệ khác nhau, sao bạn cứ thích đặt chung vào 1 từ? Nói như thế là nhập nhằng, vô căn cứ. Từ giờ, chúng ta hãy nói đích danh ra nhé, đỡ nhầm lẫn khái niệm.

            Ai có công giữ nước? Ai thừa hưởng nó mà không phát triển nó đi lên? Ai an phận? tôi ngờ rằng câu trả lời của bạn là 1 người. Vậy thì bạn Sai. Sai to đùng.

            Bạn có đọc cmt đầu của tôi về tự hào và xấu hổ chưa, mà bảo tôi không xấu hổ? Căn bản các cmt này của tôi, chỉ nhằm mục đích chứng minh cái ví dụ của bạn là lệch lạc, chứ chả biện hộ cho lỗi làm nào cả. Tự bạn vin cho tôi như thế, rồi bảo tôi không xấu hổ gì? Bạn lại nhập nhằng rồi.

            5/ Quả thực có vẻ bạn viết lý luận thì hay, nhưng ví dụ thì xin phép, dở tệ hại. Ví dụ của bạn này: 1 người, chiến đấu vì bản năng sinh tồn, và vươn lên thuộc về cách đối diện với cuộc sống. Đến đây chưa sai. Nhưng sai ở chỗ: các lớp người Việt Nam thì không phải là 1 cá thể. Người này chết đi, người mới sinh ra. Người đời trước tạo ra, người đời sau đạp đổ. Đó là căn bản của hiện thực. chứ không phải là 1 người đâu bạn. KHÔNG PHẢI 1 NGƯỜI, MÀ LÀ 2 THẾ HỆ. 1 khi bạn chưa làm rõ được vấn đề này, mà cứ trộn vào (mà chả hiểu tôi noi bao lần là đừng có trộn vào nữa rồi mà, mỗi lần tôi nói vậy mà bạn cứ cố tình trộn lẫn vào là bạn đang vả vô cớ vào mặt tôi 1 phát đấy) thì chúng ta còn mẫu thuẫn, quan điểm còn trái ngược.

            2 đoạn cuối của cmt bạn thì có lẽ tôi cũng không nên trả lời nữa, đại ý nó cũng giống phần trên thôi. Là tách nó ra. TÁCH NÓ RA – thông điệp đơn giản mà. Chẳng hạn Ông bạn là hung thần ác sát mà Bố bạn lại là đại thiện nhân, bạn nghĩ tôi nên đánh giá thế nào về ông và bố bạn đây? Nhớ cho tôi câu trả lời nhé.

            Lời cuối: Trong cmt tới của bạn, mong bạn hãy trả lời hết các câu hỏi tôi đã nêu ra ở phần đầu nhé. Như vậy tôi có thể nắm được quan điểm tư duy của bạn xem có gì mới mẻ không. Còn nếu không có gì mới thì nó cứ như 2 đường không song song mà cũng chả chạm nhau vậy.

          • dính kiểm duyệt

            Hic, tranh luận đến đây thì mình hơi mệt rùi nhưng cố gắng trả lời nốt cmt này của bạn, sẽ cố nói cho rõ ràng hơn, còn bạn hiểu thế nào là do bạn vậy.

            1/tôi đưa ra ví dụ về căn nhà bị cướp không biết bạn có hiểu hàm ý của câu chuyện đó hay không? nếu bạn hiểu là được và đó là ý đồ của tôi, còn bạn thấy nó sai là quan điểm của bạn, riêng tôi thấy nó hoàn toàn phù hợp với thực tế tôi muốn nói, mọi chi tiết. Lần này là lần cuối cùng tôi hỏi bạn là cái ví dụ đó sai ở chỗ nào? VN là gia đình bị cướp, tên cướp là ngoại xâm, VN yếu hơn ngoại xâm nên cướp mới dám vào nhà để cướp, sau khi đầu rơi máu chảy thì cả gia đình xúm nhau ăn mừng mà không nhìn lại tại sao mình bị cướp. Hãy chỉ ra cái sai cho rõ ràng nhé.

            với mình, trước một hoàn cảnh ta luôn có rất nhiều sự lựa chọn, nếu bạn tự giới hạn mình thì khi gặp những hoàn cảnh khó khăn bạn sẽ lựa chọn điều mà bạn dễ dàng thấy nhất, mà những lựa chọn như thế thường không khôn ngoan.

            cũng không chỉ Thái Lan đã làm khác mà còn có Nhật Bản, khi Mỹ và phương Tây bao vây đòi Nhật mở cửa thì Nhật chọn sự thỏa hiệp và vì thế mới sinh ra nước Nhật như hiện nay. Bạn nên tìm hiểu cái này, có thể hoàn cảnh đất nước là khác nhau nhưng cái việc bị xâm lăng thì rất nhiều nước giống nhau, mỗi nước sẽ chọn theo cách của họ và kết quả sẽ sinh ra theo sự chọn lựa đó, là tốt hay xấu chúng ta có thể nhìn thấy và phân tích ra, và hãy thử diễn biến lại lịch sử của ta nhưng chọn một điều khác rồi suy luận ra, khi đó ta sẽ thấy được nhiều điều rất bổ ích, mà lịch sử rất thường khi lập lại. Nếu bạn chỉ chọn một điều duy nhất thì bạn sẽ không bao giờ bước ra được cái vòng lẫn quẩn đó.

            2/ bạn biết cái gì đang ngăn trở để hiểu những điều mình nói không? là bạn quá bảo thủ. khi tôi nói có thể lựa chọn cách khác là phải gắn liền với hoàn cảnh của nó lúc ấy, và có thể cái hoàn cảnh khác A đó cho ra cái tồi tệ hơn, rồi sẽ thử B C D…, sẽ có một lúc tôi có thể đưa ra một giải pháp vẹn toàn H chẳng hạn, và H sẽ cho ra kếu quả tốt hơn cái giải pháp duy nhất mà bạn có. Trong khi tôi cố gắng tìm kiếm sự lựa chọn tốt hơn thì bạn cố gạt đi để chỉ dùng một lựa chọn duy nhất của bạn. Đó là sự khác nhau giữa chúng ta. Đó là lý do tôi hiểu bạn muốn nói gì nhưng bạn không hiểu tôi muốn nói gì. Nhiều tranh luận trước cũng thế.

            2/ về cái “quốc gia nào hoàn cảnh đó” thì tôi có một ví dụ cho bạn. hiện tại chúng ta hòa bình cũng 40 năm, nhiều quốc gia khác cũng có một xuất phát điểm như ta nhưng giờ đa số vượt qua ta rồi, có thể bạn lại dùng cái câu này để biện hộ cho việc họ vượt qua ta, những khi nhìn vào hiện tại chúng ta thấy rằng chúng ta không tiến lên được vì chúng ta không chịu thay đổi, chúng ta có sự lựa chọn tốt hơn nhưng chúng ta đã không chọn, vậy sự yếu nhược này có phải do chúng ta tạo nên? và đến một ngày nào đó thế giới bất ổn, chúng ta bị đánh, chúng ta lại tiếp tục chọn cái điều mà bạn cho là duy nhất chính là hy sinh xương máu để dành độc lập, sau đó chúng ta lại tự hào vì điều đó. mấy trăn năm sau sẽ có thằng như mình hỏi là tại sao không tìm cách trở thành một cường quốc để không bị đánh mà cứ tự hào ở vị trí kẻ yếu, và sẽ có một người như bạn nhảy ra tôn vinh sự hy sinh đó, trong khi lẽ ra nếu chúng ta chọn lựa khác đi thì đã không cần phải hy sinh như vậy. đây là cách tôi lấy hiện tại để nói về quá khứ đấy. mấy trăm năm sau người như bạn sẽ bảo cái thằng như tôi là sao không đặt vào vị trí của quá khứ (tức là hiện tại của tôi và bạn). Luôn có sự lựa chọn tốt hơn bạn à, chỉ là bạn không chịu chấp nhận nó mà thôi.

            bạn có biết về cờ tướng và cờ vua không? nhiều lúc ta phải hy sinh con xe để giữ cả bạn, còn cố giữ con xe thì thua cả bàn. Điều tôi nói là luôn có nhiều sự lựa chọn, tùy vào hoàn cảnh mà chọn giữ xe hay bỏ xe chứ không phải cứ khăn khăn giữ lấy con xe quý giá đó. nếu đối thủ tham lam thèm ăn con pháo nữa thì tôi sẽ dẫn dắt hắn ăn con pháo để hắn thua cả bàn. khi đã suy tính thiệt hơn về lợi ích thì ta chọn cái nào mang lại lợi ích lớn nhất có thể, rất có thể lựa chọn đó là sai lầm nhưng ta không được cố chấp khư khư giữ lấy nó để rồi mất nhiều hơn trong tương lai, luôn để ngõ cho mọi khả năng thì dễ có đường ra hơn bạn à.

            3/ về người có công nhưng cũng có tội thì nhiều lắm. lấy một ví dụ, bạn biết Lý Tự Thành thời nhà Minh bên TQ không? khi ấy triều Minh thối nát, ông ấy dẫn dắt nông dân vùng lên khởi nghĩa, mục đích là dẹp bỏ áp bức và hủ bại, nhưng cũng chính vì thế mà triều đình suy yếu khiến cho quân Thanh một dân tộc ngoại ban khi đó tiến vào dành chính quyền. Vậy Lý Tự Thành có công hay có tội? nếu nhìn lại lịch sử VN thì quân TQ thường xâm lược ngay lúc nội bộ nước ta đang tranh đấu ác liệt, vì vậy cái việc bị xâm lược thì những người chống gặc thời bất giờ cũng không thoát được liên can, thời Nguyễn Huệ cũng thế, nếu không có khởi nghĩa của Tây Sơn thì cũng không có 20 vạn quân thanh cùng 28 vạn quân xiêm chạy sang nước ta, chúng ta chiến thắng nhưng để chiến thắng chúng ta đã hy sinh bao nhiêu xương máu đây? đó là một góc nhìn khác về lịch sử, trong khi đó nhìn vào thì ta cứ tự hào là chúng ta anh dũng và mưu trí mà không thấy rằng những gì diễn ra đều có phần của ta trong đó. Thành ra mới nói công và tội xem lẫn vào nhau, chỉ nhìn 1 chiều thì trước hay sau bánh xe lịch sử sẽ lặp lại. Chỉ có thay đổi tư duy mới thoát ra nổi. đó là điều tôi đang muốn làm.

            còn cái quan niệm chim chết bẻ ná là một quan niệm vô cùng ấu trĩ mà chúng ta học được từ văn hóa TQ, tôi nghĩ bạn nên đọc lại bài của tôi viết về TQ, cái đó gọi là khôn lõi, vì cái lợi trước mắt mà sẵn sàng bỏ đi cái lợi lâu dài. Và bạn nói đến điều đó như một sự hiển nhiên cho thấy chúng ta bị văn hóa TQ đầu độc một cách trầm trọng. đó chính là lý do chúng ta phải học hỏi rất nhiều từ văn minh phương Tây.

            4/ phần này điều tôi muốn nói rất giống cái ý khi bình luận trong bài thứ 2 của Duy Lập thì phải, “không ai giàu 3 họ không ai khó 3 đời” câu này chỉ có ở những nước dân trí thấp, ở những nước văn minh thì rất nhiều dòng họ giàu suốt mấy trăm năm, mấy mươi đời. tôi muốn hỏi bạn con cái hư là do lỗi của ai? của xã hội? có của cha mẹ không? không thể nước nhà suy yếu là đổ hết lên đầu con cháu được, con cháu trưởng thành từ sự dạy bảo của thế hệ trước. Thành ra cái việc nước nhà suy yếu cũng có phần của những người có công giữ nước đấy bạn ạ. sau khi chiến thắng thì họ đã làm gì? có trở lại cái thói an phận không? có tự hào bằng trời sau khi chiến thắng kẻ thù hùng mạnh không? tôi e là có đấy bạn ạ, tính cách dân tộc vẫn luôn được biểu hiện từng phút từng giây. trong khi hãy nhìn những gia đình quý tộc châu Âu (chắc có người lại bảo tôi chuộng phương Tây), sau khi họ giàu có, họ thành công thì cái việc quan trọng nhất chính là đào tạo một thế hệ mới vượt xa thế hệ họ, thành ra cái giàu sang đó cứ nối tiếp không ngừng, những tập đoàn xuyên quốc gia ở hiện tại cũng thế, những nước phát triển cũng thế, thế hệ trước thúc đẩy thế hệ sau tiến lên, nếu kể công thì công của thế hệ trước lớn hơn thế hệ sau dù thế hệ sau phát triển hơn. với cái nhìn đó khi đất nước càng ngày càng tụt hậu thì tội ai lớn hơn? mỗi một thế hệ liên quan đến nhau một cách chặt chẽ chứ không tách rời ra được đâu bạn. thế hệ trước giữ nước cho thế hệ sau hưởng nhưng cũng làm cho thế hệ sau hưởng luôn cái nền giáo dục của họ đấy.

            5/ tôi nghĩ phần này thì cho qua hen, vì nói đến đây mà bạn còn chưa hiểu vấn đề thì tôi không cảm thấy cần nói nữa.

            Ước gì cái comment này trở thành bài đăng nhỉ? nhờ tranh luận mà tự mình cũng rõ ràng ra nhiều điều.

          • Lời đầu hắn với bạn, tôi RẤT MONG bạn trả lời thật kỹ những câu hỏi của tôi. Hãy coi tôi như 1 kẻ khao khát tìm kiếm câu trả lời, và bạn có nó!

            Vào vấn đề!

            Bạn hiểu đến đâu là 1 chuyện, còn bạn lấy ví dụ sát đến đâu lại là chuyện khác. Vấn đề ở đây không phải là do quan điểm hay hiểu biết mỗi người khác nhau, mà là vấn đề sai-đúng. Mà đã sai-đúng thì phải thật rạch ròi, không thể bằng cảm tính mà gạt bỏ tất cả đi được, ok?

            1/ Cái ví dụ của bạn, tôi hỏi nhé: VN bị xâm lăng ở THỜI KỲ nào? Thế hệ tham gia cách mạng ở THỜI KỲ nào? Và thế hệ đang tham nhũng, quan liêu và kéo đất nước đi xuống là THỜI KỲ nào?
            Nếu bạn còn tôn trọng tôi, như tôi đang tôn trọng bạn, tôi mong bạn trả lời thật kỹ càng về những câu hỏi này.
            Tôi chẳng hiểu cái ví dụ của bạn ăn khớp như thế nào mà mấy thế hệ con người, tính ra phải cả trăm năm, với bao biến cố mà bạn gộp tuốt vào thành 1 người – trong 1 sự kiện như thế. Gộp như bạn thì thà bạn lấy cái ví dụ ông và bố bạn, tôi thấy còn chuẩn hơn. Và bạn cứ thử nhìn khách quan xem, chuẩn cực. Chuyện gia đình bị cướp khác hoàn toàn nhé.

            2/ Bạn biết điều buồn cười mới nhất bạn đem đến là gì không? Lấy một ví dụ quy chụp, sai lầm rồi viết là “nhìn vào hoàn cảnh của nó lúc ấy”. Chỗ đó đấy. Nói 1 đằng làm 1 nẻo. Tôi đã nói mà. Quan điểm bạn viết thì đúng, nhưng ví dụ thì sai bét.

            Với bạn thì có nhiều phương án để giải quyết vấn đề, vậy thì tôi đã hỏi bạn, đứng ở góc độ lịch sử, bạn có thể dưa ra phương án nào không? Tôi đọc cmt của bạn và không thấy bạn trả lời. Làm ơn trả lời tôi đi, có lẽ tôi sẽ học được đôi điều từ bạn!
            Bạn đang đưa ra vài ví dụ với ý ám thị :”nước khác nó cũng làm thế được thì nước mình cũng thế được”. Duy ý chí, hoặc nói trắng ra là ngụy biện. Mỗi ổ khóa có 1 chìa khác nhau, mỗi bài toán có cách giải khác nhau. Không thể chỉ dùng 1 công thức mà áp cho các vấn đề được. Cái câu nói:”Dĩ bất biến ứng vạn biến” là để chỉ nguyên lý, chứ không phải là chỉ cụ thể cách làm. Bạn bảo thử phương án A rồi BCDE… tôi thấy người ta đã thử rồi đấy chứ? Phong trào Cần vương, Đông du… có rồi, chứ đâu phải là chưa thử? Nhưng nó có thành công không? Nếu thành công thì chả đến lượt Bác Hồ xuất hiện (Cháu xin lỗi Bác vì nói về Bác hơi sỗ sàng như thế). Bạn tưởng người xưa ngu lắm, chỉ biết có đánh đấm thôi à? Có ngu cũng không đến mức thích cầm cuốc thuổng mà chém nhau với súng ống chứ? Bạn đang tư duy theo kiểu của người ĐỌC lịch sử, chứ không phải
            là của người BIẾT lịch sử. Bạn nhìn sự việc quá khứ THEO CON MẮT THỜI HIỆN TẠI, chứ không nhìn sự vật khách quan như hoàn cảnh của nó. Và tôi khẳng định luôn với bạn: con đường mà đất nước đi theo thời kỳ kháng chiến là con đường đúng đắn nhất từng được chọn. Và thế hệ kháng chiến thì chả liên quan gì tới thế hệ lũng đoạn đất nước cả. Tôi đã hỏi bạn rồi mà, những ai có công, những ai có tội, bạn cho là bạn đúng, vậy bạn có kể hết ra được không? Kể ra đi, tôi sẽ cho bạn biết bạn sai chỗ nào!

            Bạn nói tôi luẩn quẩn, nhưng tôi còn thấy bạn cố chấp theo đuổi cái ví dụ sai lầm đó của bạn nữa kia! Vì sao những câu hỏi tôi nêu cho bạn, tôi không nhận được câu trả lời? Liệu có phải bạn sợ rằng, câu trả lời sẽ phản bác lại hệ thống luận cứ của bạn không?

            Bạn nói bạn đang cố gắng tìm hướng đi tốt hơn? OK tôi CHƯA BAO GIỜ NGĂN CẢN BẠN LÀM VIỆC ĐÓ, xin nhớ cho. Nhưng vấn đề là khởi đầu của bạn. Bạn thi chạy 100 mét, thì bạn phải chạy về phía trước chứ không thể chạy sang ngang hay thụt lùi được. Đấy là nguyên lý. Bạn đi sai hướng may ra vẫn còn đến đích được. Nhưng bạn chọn sai cách, nhất là vấn đề chính trị, cái sai lầm đó sẽ hủy diệt bạn, nếu bạn ở vị trí nguyên thủ quốc gia, lựa chọn sai lầm có thể HỦY DIỆT CẢ QUỐC GIA MÀ BẠN LÃNH ĐẠO. Cố lên nhé, tôi HI VỌNG bạn sẽ đề ra được phương án tốt nhất cho hoàn cảnh lúc ấy. Hi vọng lúc đó sẽ không có Nhật, Thái gì cả, đi thẳng vào Việt Nam luôn. Đau đáu chờ câu trả lời của bạn.

            2/ (tiếp) Bạn không hiểu cụm từ “Quốc gia đó hoàn cảnh đó” (chứ không phải Quốc-gia-ĐÓ-hoàn-cảnh-đó). Cụm từ của tôi ý nghĩa là: từng thời kỳ, qua chính sách lãnh đạo, vị trí lãnh thổ, tình hình chính trị trong và ngoài nước, mà mỗi quốc gia lựa chọn được cho mình 1 lối đi riêng. 1 người khá giả có thể lựa cho mình bữa thì ăn cua, bữa ăn cá, gà lợn bò. Nhưng kẻ nông bần chỉ có thóc và gạo thôi (thế là còn may lắm rồi).

            Lại phải khẳng định lần nữa: người làm nên lịch sử là 1 kiểu người, còn những người tự hào hão huyền và ảo tưởng vì nó thì lại là 1 loại người khác! xin bạn nhớ cho, cứ bảo tôi bảo thủ mãi! Tôi đang nói về 2 thế hệ con người: những người vang danh thời cách mạng và những người hão huyền về chiến thắng! Và lựa chọn tôi đang nói là lựa chọn để giải phóng dân tộc, bạn ạ! Bạn cứ bị vướng vào chỗ này này. Tạm đặt ý kiến của bạn ở đó đi và ghé mắt vào đây nhìn đi! Tôi nhìn thấy 1 con đường chông gai duy nhất, và để xem bạn có thể tìm ra bao nhiêu đường khác?

            Tôi biết cờ tướng và cũng biết sơ sơ cờ vua. Đúng là đoi lúc phải hi sinh con nọ để thắng cả cuộc. Giống như tôi nói : Phao bác dẫn ngọc! Nhưng 1 lần nữa tôi lại phải khẳng định là bạn lấy ví dụ sai. Con xe của bạn ví với cái gì thế? Trong tình thế đất nước bị đày đọa lầm than đâu là con xe để bạn có những lựa chọn tốt hơn những gì đã diễn ra?

            3/ Công nhận bạn rất hay ho. Tôi đang hỏi bạn về người VN có ai vừa công vừa tội, thì bạn kể sang chuyện TQ. Tôi hỏi câu đó là để xem bao biết được bao nhiêu sự thật về các nhà lãnh đạo, té ra bạn lại google. Nào, cứ cho là tôi đặt câu hỏi chưa kỹ. Vậy thì, xin bạn kể lại đi, VIỆT NAM CÓ NHỮNG AI VỪA CÔNG VỪA TỘI? Xen lẫn vào nhau? Bạn đang phạm hết sai lầm này đến sai lầm khác đấy.

            Tôi thấy bạn vẫn đau đáu về câu hỏi :”Tại sao chúng ta lại để hi sinh nhiều xương máu đến thế sau mỗi lần kháng chiến?” Câu hỏi của bạn thật ngây ngô, khác hẳn những quan điểm mà bạn viết trong các bài viết đã đăng của bạn. Nếu tiếc thương xương máu, tôi chỉ tiếc thương những người đã chết năm Mậu Thân 68 thôi. Đó mới là lãng phí sinh mạng vô ích. Còn nếu đổ máu rơi đầu để giành tự do, để đòi lại quyền chính đáng, tôi không bao giờ cho đó là lãng phí.

            Bạn cho rằng quan niệm “chim chết bẻ ná” là ấu trĩ, và nó là tư tưởng học được từ Trung Quốc? Trời ơi! Trời ơi! Tôi tưởng bạn am hiểu văn hóa Trung Hoa thế nào, bạn nói như thế thì chết dở. Thưa bạn, “điểu tận cung tàng” là tâm lý
            chung của kẻ nắm quyền, bạn ạ. Đại đa số những người nắm quyền lực ngày xưa (và 1 số ngày nay nữa), luôn muốn buộc chặt quyền lực vào cánh tay mình. Họ 1 khi đã có rồi là muốn có thêm, tuyệt nhiên không bao giờ có chuyện nhường nhịn hay để mất cái gì cả. Họ sợ! Họ sợ những bầy tôi tài ba của mình! Những nhà cầm quyền chỉ giỏi 1 điều: dám đứng đầu lãnh đạo kẻ khác theo mình! Còn những lĩnh vực mưu lược, văn hóa, học thuật, kinh tế v.v… có khi họ mù tịt, hoặc không bằng các học giả dưới quyền. Họ sợ những học giả đó, với trí tuệ uyên bác, sẽ làm phản, sẽ lật đổ mình. vì vậy họ trừ khử trước đi. Bạn đừng nghĩ, 1 số vị quân vương anh minh biết trọng dụng người tài, rồi coi đó là chuyện hường. Những vị anh minh như thế là của hiếm đấy bạn ạ. Chung quy lại, họ sợ kẻ giỏi hơn mình. Đó là tâm lý chung của kẻ nắm quyền. Những người đó, quyền lực là quan trọng nhất, chứ không phải là phát triển đất nước. Tôi hỏi bạn: Đối với một kẻ nắm quyền lực, kẻ đó có thể sống bao nhiêu năm? Với tuổi đ i
            ngắn ngủi chỉ 6 7 chục năm, giết 1 kẻ có nguy cơ lật đổ mình vẫn là có lợi nhất!
            Cái “lâu dài” của bạn là lợi ích quốc gia, đó không phải cái đích của kẻ thích quyền lực.
            Bạn lại nhầm.

            Bạn bảo con cháu trưởng thành từ sự dạy bảo của thế hệ trước? Không sai. Nhưng vấn đề là ai dạy bảo? Thời Kỳ Bác Hồ chỉ thực sự rực rỡ ở giai đoạn 45-54, còn lại thì bị yếm thế trước Lê Duẩn và Lê Đức Thọ (thật mạo muội khi lôi tên mấy vị này ra đây). Chính 2 ông Lê đấy là người “dạy dỗ” những “con cháu lãnh đạo” đấy bạn ạ! Chứ bạn nghĩ ai dạy dỗ?

            Cả khoảng thời gian dài như vậy, lớp người sinh ra và chết đi, những kẻ xấu người tốt, bạn quy hết và 1 câu, đại ý là con cháu hư đốn là do các cụ. Thật giống cái câu “con hư tại mẹ cháu hư tại bà”, “con dại cái mang” vậy. Chỉ biết quy
            chụp. Dạy dỗ, bạn có chắc là dạy dỗ được con cháu mình dứt bỏ được dục vọng không? Giáo dục tốt đến đâu cũng không khiến con người tốt lên được bạn ạ, trừ khi bản thân họ muốn như thế. Họ muốn hướng thiện, họ là kẻ thiện. Họ muốn cái ác, họ là cái ác. Bạn lại đổ lỗi cho giáo dục “đào tạo” nên những kẻ
            lũng đoạn, từ đó suy ra luôn rằng con cháu hư là do ông bà đếch biết dạy. Sai lầm! Chả thiếu những câu chuyện, kiểu như bố mẹ bê tha, rượu chè suốt mà con cái học hành vẫn giỏi giang, vẫn thành đạt. Điều đó là do đâu, do bố mẹ đào tạo nên ư? Là do họ MUỐN thế bạn ạ. Họ MUỐN có cuộc sống như họ muốn.

            5/ Tôi không hiểu vấn đề, hay là bạn? Không biết mấy lần rồi, bạn thích chơi mỗi 1 trò. Có vẻ bạn thích trò này lắm! Bởi vì nó ít tốn công, cũng chả phải nghĩ ngợi nhiều. Dẹp, dẹp hết!

            Bạn có 1 đống đũa lớn với nhiệm vụ: chọn và phân cặp những đôi đũa đẹp để đem bán. Trong đống đó có nhiều chiếc cong, chẻ, mốc meo. Và việc bạn SẼ làm là đi tới và nói :”Thưa sếp, tôi xin hãnh diện thông báo với sếp rằng đống đũa sếp giao cho tôi đã hỏng sạch rồi. Không thể chọn ra cái nào tốt cả, vì cái nào tốt nằm trong đống đó cũng lây mất cái xấu rồi, nên tôi đã vứt bỏ sạch sẽ!”. Nếu bạn là người kiên định với chủ kiến của mình, 100% bạn sẽ làm vậy. Nếu bạn là người nghĩ 1 đằng nói 1 nẻo, biết đâu bạn sẽ miễn cưỡng ngồi lại và chọn ra vài cái thực đẹp thì sao?

            Bạn đã không thích trả lời, tôi cũng chả dám ép. Tôi cũng chả dám mong bạn phải thế nọ phải thế kia, vì bạn là bạn. Câu trả lời thì tôi và bạn đều rõ, vấn đề là dối lòng thì khó chịu, mà không biết phân biệt thì nhiều khi vất đi cả những điều quý
            giá. Tuy nhiên đối mặt với cái sai của bản thân thì đau đớn.

            Tôi cũng mong mấy cái cmt của tôi được đăng thành bài, nhưng chắc không được. Người ta nhận xét là “không đúng quy định, không hay” mà không có thêm dòng nào nữa. Có vẻ hơi cảm tính nhỉ? Tôi cũng nên nghi ngờ chút chứ, đâu phải cứ nên căm đầu tin vào điều đó? Còn bạn, với các bài đăng được ủng hộ nhiệt liệt, tôi nghĩ mong muốn của bạn hoàn toàn có thể được đáp ứng. Phục vụ người đọc mà hả? Nhiều người đồng ý là ok thôi!

    • Ồ… Lâu lâu mới thấy bạn Thanh có comment dài dài.
      Chúc cuối tuần làm được nhiều việc lý thú.
      p/s: Giải pháp? Dễ như ăn cháo.
      Bạn tác giả đã quá ngây thơ rồi, giải pháp ngắn hạn thì nhiều lắm, nhưng dài hạn là phải nhắc đến thay đổi về chính trị và văn hóa, mà theo bạn để đổi thay chúng nó thì cần những ai và bao nhiêu người, rồi mất bao lâu đây. =))
      Chưa kể những cái thành phần khác: giáo dục, kinh tế… Có đúng không bạn Thanh?

        • thật ra lúc đầu đã muốn hỏi bạn sao không dùng bài này làm bài phản biện, nhưng quả thật những bài của tôi rất khó phản biện vì toàn chuyện mà “ai cũng biết cả” nên không gian để phản biện rất ít, nếu có thì chỉ là những ý nhỏ chứ không phải nội dung toàn bài. 🙂

          • Chắc bạn không đọc kỹ bài tôi viết rồi.

            Tôi đã nói: Đại thể bài viết của bạn không SAI. Tôi đồng ý với những cái bạn viết.

            Chỉ có điều, cái góp phần quan trọng nhất trong lập luận của bạn, CÁI VÍ DỤ, nó không đúng!

            Để tôi nói lại. Ví dụ trong lập luận, nó đóng vai trò giúp cho người đọc đánh giá trình độ hiểu vấn đề của người viết. Dù bạn viết có hay đến đâu, nhưng VÍ DỤ mà sai, mà không hợp lý, thì bạn không hiểu điều bạn viết. Điều đó dẫn đến NGHI NGỜ rằng bài của bạn đang chịu ảnh hưởng, hay nói trắng ra là bạn đi copy ở đâu đó rồi xào lại.

            Bạn cho rằng bài CỦA BẠN khó phản biện? Tôi không đồng ý! Tôi xin sửa lại: BÀI BẠN ĐĂNG, BÀI BẠN POST RẤT KHÓ PHẢN BIỆN! Đơn giản nó đúng vấn đề. Nhưng còn lại, có phải bạn suy nghĩ như thế không, tôi nghi ngờ. Qua cách bạn lấy ví dụ, tôi nghi ngờ điều đó.

            Bạn có vẻ đang dùng ngụy biện ở đây? Tôi xin chỉ ra như này:

            Bạn nói “những bài của tôi rất khó phản biện vì toàn chuyện mà “ai cũng biết cả””. Là ngụy biện. Thứ nhất: Tôi nghi ngờ cụm từ “bài của tôi”. Bạn có thể gõ những dòng đó, nhưng ước gì tôi tin đó là những điều bạn thực sự tâm niệm, suy nghĩ về nó, chứ không chịu ảnh hưởng của hệ tư tưởng nào cả. Thứ 2: chuyện mà ai cũng biết cả! Ừ đúng là người ta biết những vấn đề mà bạn đặt ra, đồng ý với nó, nhưng tôi đoán nhiều người đọc bài của bạn lại không chú ý đến cái ví dụ, mà đang đồng ý với QUAN ĐIỂM mà bạn NÊU RA thôi. Nếu họ không chú ý vào điểm sai, thì họ lấy gì mà phản biện? Vấn đề ở đây là, AI? và NHÌN RA CÁI GÌ?

      • hi hi, lại thêm một người cmt ngây ngô khi nhìn người khác ngây thơ. Điều bạn nói ai mà không biết chứ. Biết là một chuyện nhưng nói được không lại là chuyện khác. Huống hồ cái tiêu đề vốn đã mang hàm ý rồi, nó dễ như ăn cháo đấy như để thực hiện các giải pháp đó người ta cần thay đổi những điều cốt lõi. Vấn đề là người ta có muốn thay đổi hay không đây. Xét thực tế thì điều đó quá xa vời. Tôi viết để tự mỗi người suy luận thôi, dễ đấy, nhìn thấy ngay đấy nhưng làm thì khó, vì sao khó thì cứ suy luận tiếp đi hen. 🙂

  2. Bạn có vẻ có
    xu hướng thích lấy ví dụ gây tranh cãi. Ý bạn viết trong bài không sai.

    Giống như bạn
    gặp 1 người mà trên mặt có vài điểm không đẹp như có mụn, răng hô, mắt lé, mũi
    nhòm mồm…. thì bạn cứ thích chăm chú nhìn những điểm đó vậy. Nội dung bên
    trong con người đó, có thể bạn biết,
    nhưng bạn đang vô tình hay cố ý lờ nó đi.

    Giờ thì hãy
    bàn nội trong cái ví dụ của bạn thôi đã nhé.

    Việc đánh cướp:
    Cứ cho là bạn lấy ví dụ hợp lý đi, nhưng hãy để tôi hỏi bạn vài điều. Ví dụ bạn
    đang đi trên đường thì gặp 1 tảng đá to, mà chỉ có cách dời nó đi thì bạn mới
    đi tiếp đc (ví dụ bạn ngồi ô tô luôn), mà việc đang rất gấp. Bạn quyết định dời
    đá đi, nhưng khổ nỗi việc dời đá thì không bao giờ là dễ. Đến khi bạn xê nó ra
    được bên mà đi thì cũng muộn mất rồi. Việc gấp rút tuy vẫn giải quyết được
    nhưng không trọn vẹn, chỉ ở mức tối thiểu chấp nhận được. Bạn định cay đắng vì
    những điều mà môi trường tạo ra cho mình sao?

    Ta làm gì được
    tên cướp? Ờ thì, TA ĐUỔI ĐƯỢC HẮN – CHỨ CÒN SAO NỮA? Bạn muốn ta làm thêm cái
    gì? Phải làm thêm điều gì, để có được sự tự hào như bạn muốn?

    Ít nhất, tôi
    cho rằng ta vẫn có quyền tự hào khi có thể ngăn chặn ý đồ của bọn cướp. Những
    thương vong kia, dù đau đớn, nhưng suy cho cùng vẫn là cần thiết để ngăn chặn ý
    đồ. Vấn đề là, tự hào đến đâu?

    Bây giờ là
    cái mà tôi chưa hiểu. Chưa nói đến việc bạn lấy ví dụ sai bét. Mà lấy ví dụ sai
    thì sao? Nó làm cho người đọc hiểu rằng, bạn hiểu không đúng vấn đề. Những gì
    lý luận mà bạn viết (không tính ví dụ) có thể đúng, nhưng đi với ví dụ sai,
    thành ra có vẻ như lại là luận điệu của người khác, bạn chỉ đọc, có-vẻ-nắm-bắt-được,
    rồi ghi lại, mà chưa thấy dấu ấn gì của riêng mình cả.

    Bạn so sánh
    việc ông cha ta đánh đuổi quân xâm lăng với việc nhà gặp cướp, tôi không hiểu.
    Sao bạn không so với việc cái xe đạp húc đổ cái ô tô ấy? Bạn hãy nghĩ về tương
    quan lực lượng đôi bên thời đó. Làm được 1 điều kỳ vĩ như vậy, chẳng đáng tự
    hào lắm sao? Tôi không hiểu sao bạn lại coi đó là “niềm tự hào của 1 kẻ yếu
    nhược và thất bại?”. Theo bạn, chúng ta không nên tự hào, nên coi đó là NỖI
    NHỤC – KHI MÀ CHÚNG TA ĐÃ ĐỂ CHO NGƯỜI DÂN MÌNH ĐỔ MÁU? Như thế mới là kẻ mạnh?
    Bạn đang nghĩ gì vậy?

    Vấn đề là, tự
    hào rồi. Xong rồi TA SẼ LÀM GÌ?

    Tư tưởng của
    bạn, tôi thấy hơi sợ. Bạn định đến thẳng hang ổ kẻ cướp để trả thù, và coi đó
    là hành động của kẻ mạnh? Bạn muốn cầm 1 cây chông vót nhọn đi đâm xe bọc thép
    (mình đang nghĩ cái quái gì thế nhỉ?). Bạn
    muốn anh hùng theo kiểu 1 thằng bé con quật ngã được cả gã khổng lồ? Như thế mới
    đáng tự hào? Còn thì, 1 nước nhỏ chống chọi lại bao cuộc bôn ba, lại chỉ nên
    CÚI ĐẦU NHỤC NHÃ VÌ KHÔNG THỂ LÀM GÌ HƠN ư? Bạn làm tôi nhớ đến chuyện David và
    Goliath đấy. 1 chuyện kinh điển, và hình như là chuyện kể thì phải! Ai cũng
    NGHE kế chứ chắc gì đã có người chứng kiến!

    Sao bạn lại
    nghĩ đến chuyện đối đầu tay bo nhỉ? Và….

    Chúng ta MẠNH
    lên làm gì? Như thế nào mới là MẠNH?

    Ví dụ như 1 con người nhé. Theo bạn, MẠNH là
    có cơ bắp, oánh đâu ăn đó? Là khi nó cầm ghế đập mình thì mình phải tương nó
    sái quai hàm? Theo tôi đó không là mạnh. Đó là võ biền. MẠNH – có thể chẳng cần
    dùng sức, mà cần trí tuệ. Gia Cát Lượng chẳng cầm kiếm cũng quét sạch trăm vạn
    giặc, thế mới là mạnh. Và chúng ta cũng nên kết thúc lý lẽ MẠNH ở đây thôi.

    Bạn dẫn ra
    Anh Pháp Mỹ đã từng cát cứ cả thế giới – và nghĩ rằng đó là điều đáng để tự
    hào? Đang để tự hào khi mà bạn cầm gươm cầm kiếm, chém giết, chà đạp, cưỡng bức
    những con người xa lạ để giành lấy mối lợi, để chứng minh rằng mình “văn
    minh” hơn? Quả thực, thứ “tự hào” ấy tôi không hiểu nổi.

    Sao bạn
    không tự hào rằng, đất nước ta sau khi bầm dập bao lần, vẫn đứng vững và bắt
    tay hòa bình với những-kẻ-từng-là-kẻ-thù của mình? Sao bạn chỉ nhìn vào những vết
    ghẻ lở để đánh giá phẩm chất con người?

    Tôi xin hỏi
    lại lần nữa. Bạn cho rằng, đáng tự hào là khi họ đánh ta, và ta phản đòn, bặt
    bung mồm họ ra, khiến họ bò lê bò lết? Sao cái Tự Hào của bạn nó cao cả, thiêng
    liêng, đẹp đẽ và trân quý như thế? Tôi thì không dám mơ có ngày được tự hào kiểu
    đó.

    Kết

    Tôi chỉ sẽ
    giữ mãi niềm tự hào của ông cha với lòng kiên cường và yêu nước, đã bảo toàn được
    bờ cõi (đoạn này bạn mà đọc thì chắc là nghĩ tôi sến hay giả tạo quá). Nhưng,
    NHƯNG – NHƯNG! Tôi sẽ xấu hổ vì những điều mà bây giờ chúng ta đang làm. Tôi sẽ
    vẫn xấu hổ bởi những tư tưởng ngủ quên trên chiến thắng, sự tự hào hão huyền của
    những con người bây giờ. NHỮNG CON NGƯỜI BÂY GIỜ – XIN BẠN NHỚ GIÙM TÔI! Những
    con người bây giờ – hãy xấu hổ vì họ, và vì bản thân ta. NHƯNG! Cha ông ta, đã
    làm những kỳ tích đáng tự hào! Và ta luôn luôn phải TRÂN TRỌNG thành quả đó, và
    làm sao cho xứng với nó!

  3. mình nghĩ bài viết khá hay, các comment ở dưới cũng sắc xảo nữa, nếu có thể mình xin được đóng góp ý kiến , việt nam chúng ta gặp một số vấn đề thuộc về cơ cấu :
    – tư duy cục bộ, tư duy nhiệm kỳ của lãnh đạo, căn bệnh tham nhũng trầm kha, sự thiếu đoàn kết trong cấp lãnh đạo cao nhất
    – đầu tư công kém hiệu quả, khoa học kỹ thuật lạc hậu, văn hóa xã hội chủ nghĩa hình thức trong nền kinh tế tư bản’
    – giáo dục kiểu dập khuân, chạy theo thành tích
    – đời sống nhân dân nhìn chung còn thua kém kinh tế, chênh lệch giàu nghèo cao.
    – tệ nạn xã hội tăng mạnh, và còn vô số nữa có viết cả trang giấy cũng ko hết.
    ….
    và rồi các bạn đưa ra giải pháp để thay đổi, điều đó là không khả thi :
    – xã hội là một hệ thống phức tạp vô cùng, cái này tương tác với cái kia, với kinh nghiệm sống 20-25 tuổi các bạn không thể nhận thức hết được sự phức tạp của nó, thực ra các bạn cố gắng đơn giản nó đi ( đó là sai lầm nguy hiểm nhất)
    – các bạn không có thẩm quyền để thực hiện, nếu muốn thì hãy phấn đấu làm thủ tướng, bộ trưởng đi :))
    – xã hội vận hành theo một số quy luật nhất định, có thịnh thì có suy, có tăm tối… nó không hoàn toàn máy móc để ta muốn làm gì thì làm, kinh nghiệm ở các nước khác chỉ để tham khảo thôi, không có con đường nào chung cả, hãy hỏi IMF ( quỹ tiền tệ quốc tế) khi họ cố gắng đưa ra sự cải cách kinh tế ở các nước đang phát triển và dẫn tới thất bại thảm hại, những giáo sư, chuyên viên của họ thông minh hay các bạn thông minh hơn.

    đừng suốt ngày ca thán những khó khăn của thời đại, chỉ trích những điểm
    yếu của dân tộc, đả kích lẫn nhau; làm việc gì đó tốt dù nhỏ bé còn hơn
    nói về những điều to tát mà biết mình ko thể làm nổi ( trừ khi bạn nào
    có mơ ước như Obama thì mình ko tính nhé )

    điều tốt nhất chúng ta có thể làm là theo đuổi lợi ích chính đáng của mỗi người và dành nguồn lực để giúp đỡ người khác, nếu xuất sắc hơn thì đóng góp ý tưởng, tham gia những hoạt động, dự án xã hội.

    • nửa đầu cmt của bạn ok, về phần những phê phán của nửa sau thì đúng là dành cho 20-25t mà mình thì không phải ở cái tuổi ấy hi hi. còn cái việc phấn đấu làm thủ tướng ở VN chỉ là chuyện trong mơ, điều bạn nói là dùng ở Mỹ chứ không dùng ở VN. Trước tiên tôi đạo Thiên Chúa này, tôi sống ở miền nam nên bà con không thể không liên quan đến chính quyền SG cũ này, phần lý lịch là bị gạt rồi. Sau đó là tôi không có người đỡ đầu này, nếu có người đỡ đầu rất mạnh đi nữa thì vì cái cơ chế đang tồn tại mà nếu tôi đi từng bậc làm thủ tướng thì tôi cũng không còn là tôi lúc này nữa mà bị biến đổi đến tận gốc rễ rồi. còn cái việc kêu gọi từng người cố gắng thì đó chỉ là chuyện vui cười thôi vì nếu làm được vậy thì còn cần gì đến những mô hình xã hội làm chi.
      Mấy cái hạn chế ở nữa trên thì tôi có thể phân tích ra gốc rễ của chúng đấy nhưng như thế thì đi quá xa rồi, cái việc làm chim đầu đàn thì tôi không làm đâu, vì tôi còn nhiều kế hoạch cho cuộc sống lắm 🙂

  4. Trước hết cám ơn bạn có những bài viết rất hay về xã hội và dân tộc Việt Nam.Nhưng ở bài viết này, tôi thấy chưa đồng ý ở một số chỗ.
    Trước hết, dân tộc Việt Nam tự hào theo nguyên văn của bạn :”Dân tộc tôi là một dân tộc kiên cường và bất khuất, dành được độc lập sau ngàn năm bắc thuộc, 3 lần thắng quân Nguyên, biết bao lần thắng quân xăm lược phương bắc, chiến thắng quân Pháp ở Điện Biên Phủ gây chấn động thế giới, chiến thắng cường quốc số 1 thế giới là Mỹ” . Việc dân tộc kiên cường và bất khuất, dành được độc lập khi đánh đuổi quân xâm lăng và bọn thực dân độ hộ bạn lại so sánh với việc ” có tên cướp xông vào nhà cướp bóc, sau bao phen chiến đấu vất vả, nhà cửa tan hoang, máu me đầm đìa cuối cùng thì tên cướp cũng bỏ đi”. Tôi nghĩ khác nhau rất nhiều, chí ít nếu như giống nhau thì gia đình bạn sống sót cũng không còn gì. Ngôi nhà không còn chỗ cho bạn mà là của thằng cướp. Bạn nghĩ sao nếu chúng ta không kiên cường, bất khuất hy sinh ” máu chảy đầm đìa” để đánh đuổi quân xâm lăng và thực dân đô hộ, họ sẽ tới càn quét của cải, tài nguyên đất nước mình rồi bỏ đi như thằng cướp bạn nghĩ sao. Tôi nghĩ chắc không bao giờ xảy ra…

    Sau nữa, những giải pháp bạn gọi là “dễ như ăn cháo” đó tôi nghĩ trăm năm nữa vẫn không thực hiện được. Thực tế, tôi sinh ra ở vùng quê nơi miền Trung đầy cát và gió. Nơi ấy tôi cũng đã chứng kiến rất nhiều, và tôi nghĩ cũng còn nhiều nơi khác ở Việt Nam như vậy. Những con người nông dân một sương hai nắng, tất bật tháng ngày đồng áng chỉ để đủ miếng ăn, sinh hoạt qua ngày đã rất vất vả. Việc nuôi con và cho con đến trường khó khăn hơn rất nhiều với những gia đình đông con. Rồi, có những đứa con phải tạm bỏ việc học đi làm việc sớm lo cho gia đình, em út. Có thể khi đó trình độ kiến thức sẽ không tốt với những đứa trẻ hay thanh niên trẻ tuổi mà chắc đó cũng sẽ đem lại những hệ lụy không tốt sau này như bạn nghĩ. Và tất nhiên khi trình độ, kiến thức không tốt sẽ nảy sinh ra những thứ tồi tệ hơn nữa. Đó là một ví dụ đơn giản, nhưng cũng cho thấy rằng giải pháp không hề dễ như bạn nghĩ. Và nhiều vấn đề như cho con cái đi du lịch, mua sách hay về cho con cái đọc… tôi nghĩ khó khăn hơn nhiều lần. Đó là những ý kiến của tôi. Mong tác giả đón nhận.

    • Trong những bài mình viết thì mọi người cứ tự do tranh luận và mình sẽ hồi âm hầu hết.
      Cái việc so sánh thì mình nghĩ không sai lệch đâu, chúng ta đọc lịch sử chỉ thấy chiến thắng chứ chẳng bao giờ liệt kê chúng ta đã mất bao nhiêu quân, thành trì bị tàn phá như thế nào… Đó cũng là một cái dở của lịch sử VN, chỉ biết tốt khoe xấu che khiến biết bao người bị lóa mắt và mù quáng, trong khi hiện thực rất thê thảm. Còn cái việc về tên ăn cướp, bạn hãy thử đứng trên vai trò của tên cướp hay nhóm cướp, bọn cướp chỉ đi ăn cướp khi cái lợi nhiều hơn cái hại, nó như một món đầu tư. Khi chúng ta máu me đầm đìa thì bọn cướp cũng tay cụt chân gãy, bọn chúng vẫn có thể tiếp tục đổ quân đến cướp nhưng chúng ta đánh theo kểu chiến tranh nhân dân nên bọn chúng biết ích lợi không đáng để nhận rủi ro. Bạn biết chiến tranh nhân dân là gì không? là người già, phụ nữ, con nít đều phải ra trận giết địch, muốn đánh tiếp thì bọ cướp phải giết sạch gia đình đó, mà như vậy thì không gia đình nào ở cạnh đó chấp nhận cả. chính vì thấy không có lợi nên bọn cướp không quay lại thôi. Giả như thế giới này không còn có luật pháp quốc tế thì sẽ như thế nào? Ngày xưa Đức quốc xã đã muốn diệt dân Do Thái đến tận gốc đấy, vậy nếu ngày nào đó khi chỉ còn sức mạnh ngự trị thì bọn cướp có bỏ đi khg? Không đâu, nó sẽ tràn quân xuống phương nam và giết chúng ta không còn một móng. Nói chung bọ cướp không quay lại bở 2 điều chính: 1 là lợi ích ít hơn thiệt hại, 2 là chúng không làm thẳng tay được vì những ràng buột của pháp luật.
      những giải pháp của tôi đưa ra rất dễ bạn à, chỉ cần giải quyết được một vấn đề duy nhất mà ta không giải quyết nổi thôi. cũng như cmt cho Khuyết Danh ở dưới, nếu trị được tham nhũng thì hiệu quả đầu tư sẽ gấp 4,5 lần như hiện nay và không bao lâu thì miền trung sẽ đi lên. chúng ta hãy lấy nước Mỹ để ví dụ, khi người Mỹ đi đến đâu thì đường xá sẽ đi đến đó, khi giao thông tốt thì lao động và hàng hóa sẽ lưu thông tốt, chính vì thế sa mạc của Mỹ ngày càng thu hẹp lại đến nỗi ngày nay họ phải bảo vệ nó. Nếu nước ta có những chính sách tốt thì có muôn ngàn cách để vực dậy miền trung. tất nhiên đây chỉ là quan điểm của tôi.
      về vấn đề giải pháp cho giáo dục, trước tiên phải thay đổi cái quan niệm về giáo dục trước đã, cụ thể là phương pháp dạy và giáo trình. Ngoài ra có một nghịch lý về phân phối giáo viên đó là mức lương, tôi nghe mấy bậc tiền bối bảo ở miền nam trước 1975 thì những ai dạy ở vùng sâu vùng xa thì lương càng cao vì nó cân xứng với những khó khăn họ phải đối mặt, chính vì thế sẽ không thiếu giáo viên giỏi và có trách nhiệm lên các vùng cao. Tôi nói là “cho con học trường tốt” nghĩa là biết cái tốt mà làm theo, khi đó dù trẻ em ở miền trung có khó khăn cũng sẽ tốt hơn hiện nay rất nhiều. Cái dễ mình nói ở đây là cái khi mà ta làm theo thì ta biết sẽ rất hiệu quả, nhìn cái thấy liền, ví như làm theo mấy cái giải pháp đó thì cần 30 năm để phát triển, nhưng nếu không làm theo cứ đi lòng vòng trên ngọn cây thì đừng nói 100 năm mà là sẽ không bao giờ tới nơi.

        • Đúng rồi bạn,ngày xưa biết chữ là mở mang dân trí còn thời đại bây giờ đâu còn đơn giản thế,thế giới đi tới đâu rồi còn mình cứ lẹt đẹt mãi.
          À cái tỷ lệ đầu sách/người nếu tính cho sát thì còn buồn hơn nhiều đó.Nước ngoài khi tính tỷ lệ này người ta ko tính SGK học sinh vào,còn VN mình thì gộp vào luôn,hóa ra trẻ con mang sách đi học hàng ngày là đọc giùm phần người lớn,vì công thức tính là chia số sách/số người mà.

  5. Giải pháp của tác giả thì đúng như những gì được ghi trong sách, lý tưởng luôn. Nó giống như cái đề án “Xe chính chủ” của bác Thăng. Hay đấy, hợp lý đấy nhưng nó không hề thực tế ở VN ở thời điểm này bởi vì làm gì đã có cơ sở dữ liệu điện tử cho xe mà thực hiện.

    Thực tế nó khác lắm. Ví dụ quy hoạch đô thị đi (cho đỡ đụng chạm). Làm sao cho nó ra ngô ra khoai? Chỉ có đập đi làm lại từ đầu. Sửa sửa chữa chữa đến vạn năm nữa nát vẫn hoàn nát. Vấn đề là không đủ lực cũng chẳng đủ tâm.

    Giải pháp cá nhân: đầu tiên là tiền đâu? Giáo dục chất lượng cao thì nó đắt. Dân thì thu nhập thấp. Mâu thuẫn giải quyết thế nào? Ngắn hạn thì nhà nước hỗ trợ, dài hạn thì nâng cao GDP. Làm sao nâng cao? Lại là chính sách của nhà nước. Lát nữa sẽ nhắc đến nhà nước sau.

    Giải pháp xã hội: truyền thông trung thực? Nó giống câu chuyện đùa hơn là giải pháp. Truyền thông trung thực tuyệt chủng từ trước khi nó được sinh ra rồi. VN mới có phong trào du nhập báo lá cải từ nước ngoài thôi, chả phải tự nghĩ ra. Hãy là người tiêu dùng thông thái.

    Giải pháp nhà nước: Đã, đang và sẽ tiếp tục có. Nhìn lại những năm qua Việt Nam khác nhiều lắm. Chúng ta cần nhiều hơn nữa những người như bộ trưởng Thăng, như bác Nguyễn Bá Thanh. Ít nhất đừng mất niềm tin. Tiêu cực, tham nhũng sao lại tồn tại? Vì còn những người nói có với nó.

    P/s: Theo mình nghĩ “khích bác” chứ không phải “khích bát” 😀

    • hi hi, đúng là giải pháp rất lý tưởng, tuy rằng để đạt đến hiệu quả trong thực tế thì nó phải qua nhiều giai đoạn khá khó khăn, nhưng bạn phải công nhận những giải pháp đó mang tính nền tảng. Biết nó là lý tưởng, là nền tảng nhưng chúng ta có dùng nó không đó mới là vấn đề. Nếu dùng nó làm kim chỉ nam thì phát triển là không khó. Còn cái vụ “Xe chính chủ” mình rất muốn biết nó hợp lý ở chỗ nào? khi tôi dùng xe mượn thì phải xuất trình giấy như lại “ủy quyền”? cái luật giống thế này thì nước nào đang áp dụng?
      Chính xác là không đủ tâm, còn lực thì rất khó nói vì lực là lực còn chất lượng là chất lượng.
      Về vấn đề tiền, ta thật sự thiếu tiền? để mình thử phân tích một chút về nó. Với một công trình ở nước ta thì hiệu quả thực tế so với chi phí là bao nhiêu? mình giả sử là 50% đi, Với chất lượng 90% thì công trình đó tồn tại trong 40 năm, nhưng vì chỉ có 50% nên có thể nó tồn tại 10-15 năm thì bắt đầu hư hao, thời gian càng dài hư hao càng kinh khủng, chi phí bỏ ra sửa chữa để nó tồn tại có thể lên gấp mấy lần chi phí xây dựng ban đầu. vậy trong 40 năm đó thì hiệu quả thật sự là bao nhiêu %? vậy ta thử làm bài toán ngược. Nếu tham nhũng hạn chế đến mức thấp nhất có thể, thì số vốn ta thực sự có gấp 9-10 lần những gì ta đang đầu tư lúc này. Vậy chúng ta có thiếu tiền không? và tốc độ chúng ta tiến lên gấp bao nhiêu lần như hiện nay?
      Về truyền thông: tôi biết thời đại ngày nay nhiều người bán lương tâm để lấy tiền nên dù cho truyền thông tự do thì con số đó vẫn đông. Nhưng sẽ còn có một số người còn giữ được lương tâm, nhưng người đó sẽ vạch ra sự giả dối của những kẻ hám tiền. Chỉ cần có người vạch ra thì sẽ có người thấy, mà thành phần trí thức sẽ thấy đầu tiên đâu là sự thật. khi đó những thành phần truyền thông nào nói dối sẽ bị tẩy chai và công kích. tự khắc môi trường có sự điều hòa, người ta chỉ nói dối một cách tinh vi hơn (nhưng điều này thì không thể tránh khỏi).
      Đúng là những năm qua VN khác nhiều lắm, nhưng mình nghĩ là chưa đủ. Với tốc độ thế này thì thế giới ngày càng bỏ ta xa hơn. Phải thay đổi, chỉ có cách đó thôi.
      Ừ “khích bác” 🙂

      • Những cái khác mình hoàn toàn đồng ý. Mình chỉ muốn giải thích thêm về cái “Xe chính chủ”. Đây là vấn đề đang kéo tụt VN xuống: Biến tướng.
        Xe chính chủ ở các nước phát triển họ dùng để quản lý giao thông rất tiện. Không cần biết ai lái xe, xe vi phạm thì chủ xe bị phạt => chủ xe rất có trách nhiệm trong việc cho ai lái xe của mình. Thêm nữa khi tai nạn xảy ra, chỉ vài thao tác là xác định được xe của ai và ai đang lái – trừ trường hơp xe ăn cắp.
        Về VN, vì không có cơ sở hạ tầng cũng như CSDL từ trước đâm ra mới chắp vá bằng các giải pháp tạm bợ => như mình đã nói ở trên: Nát

    • Xin góp vài ý kiến
      1/ Giải pháp cá nhân : Thân ai nấy lo,hồn ai nấy giữ
      2/ Giải pháp xã hội : Tiêu dùng thông thái tức là lựa chọn giữa tệ và tệ hơn !
      3/ Giải pháp nhà nước : Đã, đang và sẽ tiếp tục có như đo vòng ngực cấp bằng lái xe,quan tài không được phép lắp kính để khỏi nhìn mặt,chỉ bán thịt heo trong vòng 8 giờ sau khi làm thịt,bà mẹ VN anh hùng đi thi Đại Học sẽ được cộng thêm 2 điểm.

  6. Bạn đưa ra giải pháp mà mình không thấy “dễ như ăn cháo” chút nào. Kể ra vài thứ nhé (chắc bạn khích người đọc comment mấy thứ mà ai cũng biết như sau):
    – bỏ tiền ra cho con đi học trường tốt. Dân mình nghèo, số giàu ít lắm.
    – xây nhiều trường lên. Gặp đúng 3 trở ngại: nghèo, dân số đông đúc, không đủ giáo viên (giỏi).
    – học hỏi mô hình giáo dục nước ngoài. Mô hình của nước người ta là mô hình của nước giàu. Chắc chắn là có cái nên học, nhưng các vị quan chức của ta chỉ đủ trình để nghĩ đến “sắm bảng thông minh, mua máy tính bảng, thay sách giáo khoa v.v…”, là những thứ rất dễ kiếm ăn. Còn những thứ như xây dựng tinh thần khai phóng, sắp xếp bài bản chương trình,…, thì…. cứ nhìn cái đề án đổi mới giáo dục thì biết: lẩu thập cẩm. Không chịu nghe lời người khác , chẳng hạn như Nhóm Cánh Buồm, một nhóm THỰC SỰ làm ra được sản phẩm dùng được cho toàn dân-sản phẩm đó hay dở thì chưa cần biết-có ngon thì tạo ra cái hay hơn xem!.
    – tăng lương giáo viên. Rồi, xin mời tinh giảm bộ máy nhà nước, cho về vườn những người vô dụng, các tập đoàn kinh tế nhà nước xin xì tiền ra trả lại đi (tiền đâu trả-thua lỗ hết rồi), giảm lương ngành công an chẳng hạn.
    – cha mẹ phải biết tiết kiệm và làm gương. Cái này chắc phải mở lớp dạy làm cha mẹ cho người lớn. Mà có sức mở rồi không biết liệu có ai chịu đi học không, nhất là đối với người dân trình độ thấp, trung bình. Nước người ta lo đến sức khỏe tâm thần rồi, có bác sĩ trị liệu tâm lý, ngành tâm lý học thì phát triển sôi nổi, nước mình cái ăn còn lo chưa xong.
    – Phần lời khuyên dành cho cha mẹ của bạn. Xin nói ngay là chỉ có số ít chịu để tâm làm. Nghèo thì lo kiếm sống, trình độ không đủ để hướng dẫn con, ngoài việc trao cho con cái tinh thần tự lực tự cường. Giàu thì lo kiếm nhiều tiền hơn, làm gì màng tới con cái. Ngay cả các bậc cha mẹ mang tiếng là giáo viên nhưng cũng chẳng am hiểu các phương pháp tiên tiến để giáo dục con cái.

    Vì vậy, đối với vấn đề giáo dục, ai làm được gì trong tầm tay thì cứ làm, vừa ra trường thì lo tìm hiểu cách giáo dục con cái để vài năm sau có con cũng giảm bớt lớ ngớ mà trả lời ngông: cha mẹ tui dạy sao thì tui dạy con lại y như vậy.

    Về những vấn đề khác, Đảng và Chính phủ có chịu làm hay không thôi, chứ dân nhắc nhiều rồi. Ví dụ, vừa rồi ngài Tổng bí thư có khuyên “đánh con chuột đừng làm vỡ bình….” trên truyền hình làm tôi buồn hết sức. Nghe toàn bộ lời của ngài ấy thì tôi hiểu thế này: “đánh khe khẽ thôi, đánh ít thôi, chuột bự chảng thì né đi, giữ ổn định để lòng dân khỏi hoang mang cái đã”. Tôi hi vọng ngài ấy khuyên sao cho tôi hiểu thành: “có biện pháp bảo vệ kĩ cái bình trước đã, giờ thì đánh bọn chuột thẳng tay, nhúng nước chúng nó, hỏa thiêu chúng nó”. Nhưng nếu như không thể giết chuột mà không làm hư cái bình thì điều đó chỉ cho thấy rằng “chuột rất ghê gớm và Đảng, Chính phủ thì bất lực đến nỗi phải ôm bình mà sống chung với chuột”. Đến một lúc nào đó dân không phân biệt được Đảng, Chính phủ với chuột thì….

    • Bác nghe chuyện đánh chuột đừng làm vỡ bình mà buồn thì bác biết sự thật thì còn buồn hơn nhiều.
      Sự thật của câu nói đó là mấy con chuột lâu lâu cãi nhau vì con này ăn nhiều hơn con kia mà ko biết chia lại một phần,hoặc con nào ăn vụng ko biết chùi mép thì bị đánh vì ăn vụng mà ngu.
      Mình nhớ lại vụ đồng chí X phải khóc lóc,xin lỗi,kiểm điểm hồi năm nào,rồi vẫn giữ nguyên chức vụ tới bây giờ.

        • Cái tên X là vì đó là thông tin chính thức đã đặt ra chứ ko phải mình tự suy đoán gì đâu.

          Trong phát biểu bế mạc hội nghị 6 Ban Chấp hành TW ĐCS VN tại Hà Nội, TBT Nguyễn Phú Trọng cho biết: “”Bộ Chính trị đã thống nhất 100% đề nghị Ban Chấp hành Trung ương cho được nhận một hình thức kỷ luật và xem xét kỷ luật đối với một đồng chí Uỷ viên Bộ Chính trị,tạm gọi là đồng chí X.
          Tuy nhiên,ban Chấp hành Trung ương đã thảo luận rất kỹ, cân nhắc toàn diện các mặt ở thời điểm hiện nay và đi đến quyết định không thi hành kỷ luật đối với tập thể Bộ Chính trị và với một đồng chí trong Bộ Chính trị.Như vậy ko có nghĩa là bộ CT ko có lỗi và ko phải cá nhân đồng chí X ko có lỗi “

          • Ko phải cơ hội xử lý gì đâu,thật ra cũng chỉ là một đồng chí X bị dọa đánh vì tội tham ăn ở Vinashin mà ko chia bớt lại thôi.
            Tuy nhiên,cái đáng nói ở đây là cho dù một tờ kiểm điểm,cũng là chuyện rất hình thức,cũng ko cho phép làm,thì việc cải cách mãi mãi chỉ nằm trong mơ thôi.
            Chức cao có làm sai cũng ko bị sao là đúng,không phải vì cái chức nó cao mà vì có quá nhiều đàn em ăn theo hưởng sái.
            Cho nên mới có cảnh hài hước như trên : Các anh đã xin được viết kiểm điểm mà các em nhất quyết ko cho viết,vì ảnh hưởng tới nồi cơm của tất cả,dù rằng viết thì cũng chẳng giải quyết được gì !
            Cứ lần này đến lần khác,tự phê binh,xin được làm kiểm điểm nhưng đại hội ko thông qua,sau đó bế mạc thành công tốt đẹp,rồi liên hoan.

    • hi hi, bạn hiểu ý mình đó, nói ra để mọi người và mấy ông lớn (nếu có đọc) thì suy nghĩ thôi. Chứ tình hình cứ thế này (như bạn nói) thì không biết bao giờ VN mới tiến lên nổi. mình chỉ là người dân thường thôi nên thấy sao thì nói vậy.

      • Mấy ông lớn biết hết đó, có nhiều blog viết về đề tài “nhạy cảm” mà, may là trên THĐP này ý kiến khá nhiều chiều, hoặc trung tính, nên chưa bị hóc xương :))

        Người nghĩ nhiều thì bi quan, người vô tư thì lạc quan.

        40 năm, nước mình được như hiện nay thì chậm hay nhanh? Cảm nhận chủ quan của mình thì chậm, chậm mà còn mắc phải nhiều thói hư nữa. Các “dư luận viên”, và một số khác, thì cho vậy là ngon rồi, đòi hỏi gì nữa.

        • Thay đổi lớn nhất chính là các dư luận viên bây giờ ko dám so sánh nước mình với bọn tư bản giãy chết nữa mà so sánh với Triều Tiên để thấy mình ngon : cũng có cơm ăn áo mặc và Intẹcnét xài hàng ngày,xã hội nghèo một cách ổn định,còn đòi gì nữa,nước mình mới gần tệ nhất thế giới chứ chưa có tệ nhất đâu mà lo xa.

        • có nhiều người bảo là “chúng ta phải công nhận thành quả đạt được” thì mình cũng ok, nhưng mình cũng hỏi thêm là với công sức và tiền bạc bỏ ra thì thành quả đó như thế nào, với cùng một khoản thời gian và cùng một xuất phát điểm thì ta đi bao xa và người khác đi bao xa. Thì hầu như it ai trả lời được. Nó cũng giống như điều bạn nói vậy. Tự mình nhìn mình thì thấy ghê gớm lắm, nhưng so với người ta thì sao? Cứ so với từng quốc gia đi sẽ rõ.

    • Đó cũng là điều mình muốn nói, bài này viết là do một bạn cứ bảo sao không nêu giải pháp mà cứ nói về tiêu cực. giờ thì nêu ra đó, dễ như ăn cháo nhưng người ta có làm hay không đây? còn nếu bạn đó muốn chi tiết hơn? trong 20 năm nay biết bao vị có tài của VN đã nói rồi, nói mãi mà có được gì đâu.

        • Theo mình thì cũng có thể giải quyết,nhưng rất là lâu.
          Đó là khi các bậc lão thành cách mạng đã chết hết rồi,mấy ông mà ngày xưa đánh nhau giỏi rồi ngồi lên ghế cao chứ ko phải do có đầu óc quản lý điều hành kinh tế !
          Và phải tiệt đi luôn cả con cháu mấy ổng cũng ko học hành ra gì mà lại ngồi ghế cao do bố đã ngồi nghế cao.
          Nhưng mà khó lắm !

  7. Thật là lạ vì sao ban quản trị của THDP lại cho đăng 1 bài viết có chất lượng như thế này lên nhỉ ? Rất xin lỗi tác giả nếu câu nói vừa rồi của mình xúc phạm bạn , nhưng mình rất thích các bài viết của THDP , nhưng bài viết này thì …

    Mình vốn không thường cm trong các bài viết , nhưng trong bài viết này mình có vài điều muốn được chia sẻ cùng tác giả. Tạm thời bỏ qua ” vấn đề ” , chỉ nói về ” giải pháp ” bạn đưa ra . Mình thấy tất cả những giải pháp đó chẳng dễ chút nào cả. Mình chỉ phân tích 1 ý trong rất nhiều ý bạn đã nói thôi.

    1. Theo lời bạn : “Trước tiên bỏ tiền ra cho con đi học những trường tốt (học hỏi mô hình giáo dục nước ngoài đi, xây nhiều trường học lên, tăng lương giáo viên, thắt chặt chất lượng ngành, thuê các vị giáo sư tiến sĩ nước ngoài về nước giảng dạy)”

    Mình chỉ đang thắc mắc là : Trường tốt ở đây là như thế nào ? Theo mình hiểu thì ý bạn là những trường có cơ sở vật chất tốt và có giáo trình , định hướng giáo dục 1 cách hiện đại hướng tới giáo dục con người toàn diện về tư duy , kiến thức và thể chất , đạo đức , vượt trội so với các trường phổ thông công lập khác , mà mình sẽ nói thẳng ra ở đây chỉ có thể là những trường quốc tế. Theo mình được biết , rất ít các gia đình có kinh tế đủ để cho con đi học ở các trường quốc tế . Còn kể cả là các chương trình giảng dạy quốc tế trong các trường phổ thông hàng đầu ( như mình học cấp 3 Phan Đình Phùng – Hà Nội ) thì mình biết rằng các chương trình đó đều không đạt tiêu chuẩn . Còn nếu bạn đang định nói đến các trường phổ thông hàng đâu , chứ không phải các trường quốc tế . Thì cảm nhận của mình là , các trường phổ thông này đều mang định hướng của bộ Giáo Dục và ảnh hưởng bởi nếp giáo dục của cả nước nói chung , vì vậy việc hy vọng các trường này có thể đảm bảo đầu ra tạo nên 1 thế hệ học sinh phát triển toàn diện tư duy , kiến thức và sức khỏe gần như là không thể.

    Vậy tức là phải có rất nhiều tiền mới cho con học trường tốt được phải không ? Nhưng kiếm tiền thì có bao giờ là dễ ? Kể cả dễ đi chăng nữa thì bạn có chắc khi con bạn được giáo dục tốt , khi ra ngoài xã hội giao du với các bạn bè không tốt cho lắm, nó vẫn sẽ có thể bảo vệ được quan điểm , lối sống lành mạnh của mình khi ( thực tế ) phần lớn xã hội đều không có được 1 lối sống văn mình , tiến bộ và lành mạnh ?

    Ồ ! Vậy là coi như bạn có nhiều tiền, thì bây giờ bạn sẽ lại phải đối mặt với vấn đề là xã hội chung quanh bạn có rất nhiều người không văn minh có thể gây ảnh hưởng đến con bạn đúng không ? Phải làm thế nào nhỉ ? Hay là không cho con mình chơi với ai ? Không được ! Thế hay là chọn ra 1 nhóm tinh hoa giống như con mình và chỉ cho nó chơi với nhóm tinh hoa đó ? Ý kiến này có vẻ hay này ! Nhưng cũng không được , vì nếu nó chỉ chơi với nhóm tinh hoa thì sau này nó lớn lên , khi tiếp xúc với nhóm đối tượng lọc lõi , rất có thể con bạn sẽ bị chúng lừa bịp , thậm chí là lợi dụng vì con bạn vốn không hề hiểu biết gì về các nhóm đối tượng này . Làm thế nào bây giờ ? Chỉ có cách biến xã hội tốt lên 1 cách đồng đều và toàn diện ! Chà , đoạn này khó rồi đây , vĩ mô …

    Giải pháp của việc đưa xã hội phát triển đồng đều ( hay như việc các bạn có nói ở dưới thì dùng từ là ” nâng cao dân trí ” ) thì phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố vĩ mô như : Khoảng cách giàu nghèo , văn hóa xã hội , phong tục tập quán ..v…v..

    Và nếu bạn có tìm hiểu thì mọi vấn đề của các quốc gia ( đặc biệt là văn hóa ) đều có cội nguồn từ 3 yếu tố : Thể chế chính trị – vị trí địa lý – và cuối cùng là tôn giáo .

    Để tác động được vào 3 yếu tố cốt lõi này thì theo mình ngu kiến thì là siêu khó , chẳng giống ăn cháo tí nào.

    • bạn thấy bài mình dở? không sao, mỗi người một quan điểm mà. nhưng đọc xong bạn cmt thì bản thân bài viết cũng có chút hiệu quả của nó.
      cái vấn đề giải pháp mà mình nêu ra nó gắn liền với cái ý đoạn trên, tức nhìn VN như một thành phần hay 1 gia đình sống trong xh là thế giới. còn cái giải pháp như mình nói là giải pháp chung cho cá nhân, gia đình hay cả đất nước. cứ đi theo những giải pháp đó thì chắc chắn sẽ tiến lên. nhưng vấn đề là ta có chịu đi theo hay không.
      Cái gọi là “trường tốt” là cách nói chung, vậy thế nào là trường tốt? là trường có giáo trình, phương pháp giảng dạy tiên tiến và hiệu quả, sau đó đến giáo viên, sau mới đến cơ sở vật chất. tức cái tốt theo mình nằm ở nội dung hơn là hình thức. cái thiếu về cơ sở vật chất ta có thể tính sau nhưng đều cốt lõi là thay đổi tư duy về giáo dục.
      bài này chỉ mang tính khơi gợi thôi bạn, tất nhiên mình biết mấy cái giải pháp của mình chỉ có được khi 3 yếu tố mà bạn nói có sự thay đổi.
      siêu khó nhưng phải làm thôi vì không có cách nào khác cả, những cái chúng ta đang làm chỉ là phần ngọn, tỉa nhánh này thì nhánh khác mọc ra và cứ chạy vòng quanh chỗ cũ mãi.

      • Bạn ơi , 1 vấn đề có quá nhiều giải pháp , và vấn đề là giải pháp của bạn không phải là 1 giải pháp hay , vì giống như nhiều bạn nói ở dưới , nó chính xác chỉ là những ” mắt xích quá nhỏ ” . Hay chính xác là những phần nổi , cái giải pháp bạn đang nói tới nó được tạo nên từ 1 nền tảng gốc , cái nền tảng gốc này mới là cái quan trọng chứ không phải những giải pháp bề nổi kia.

        Mình không muốn nói thẳng vì điều này nhạy cảm , nhưng tất cả những giải pháp bạn nói tới chỉ có thể thực hiện được bằng 1 nền tảng chính trị tốt . Làm như thế nào ? Mình xin nói luôn : Hãy nhìn vào mô hình của Singapore và bạn hãy tìm hiểu thêm về Lý Quang Diệu ( Cách đây mấy chục năm trở về trước vốn Singapore là 1 đất nước được điều hành duy nhất bởi 1 đảng , bây giờ đã có 2 đảng chính , nhưng từ khi lập quốc tới nay vốn vẫn là 1 đảng cầm quyền , nền thể chế là dân chủ nhưng vẫn có những nét khá là độc tài – nhưng là độc tài ôn hòa ) . Nền tảng văn hóa ban đầu của họ rất giống ta : bị ảnh hưởng sâu sắc bởi Khổng giáo và văn hóa Trung Hoa , ra đời trong tình cảnh bị các nước láng giềng thù địch , hoàn toàn không có khả năng về tiềm lực tài chính . Sau mấy chúc năm , thành quả thì khỏi phải nói , ai cũng đã biết . Và quan trọng nhất con đường của Singarpore đã khai phá ra chính là con đường phát triển dành cho các nước có nền tảng gốc tương tự như họ . Việt Nam và Trung Quốc sẽ không bao giờ đi theo được con đường dân chủ của Phương Tây , vì chắc chắn sẽ sụp đổ ( Do tính phức tạp của văn hóa và nền chính trị cộng sản ) , nhưng với con đường của Singapore là rất khả quan , và chính Lý Quang Diệu cũng đã thẳng thắn nói về Đặng Tiểu Bình – người khai sinh ra 1 thời kỳ mới của Trung Quốc , trong những năm tháng đầu tiên cải cách ấy đã sang Singapore để học hỏi mọi thứ rất nhiều, đặc biệt là chính trị , kinh tế và giáo dục. ( Tham khảo dự án cải cách Tô Châu nổi tiếng của Trung Quốc )

        Cơ bản , vẫn phải là nền tảng chính trị , đây là gốc rễ cho việc thi hành mọi giải pháp khác.

        • Vậy bạn nghĩ mình có hiểu điều mà bạn đang nói không? Hiểu là một chuyện, nhưng được quyền nói hay không lại là chuyện khác. Muốn mình nói? Được thôi! nhưng chờ đến khi nào những điều ta nói không không còn là vấn đề “nhạy cảm” đã. Bạn hiểu rất nhiều và rất đúng nhưng vẫn chưa sâu cho lắm. Dù gì thì mình chỉ làm những điều mình có thể làm thôi. Và mình buồn vì điều đó

          • Đọc đến đây thì xin cho mình được cười 1 cái :)) Mình có theo dõi tất cả các cm của bạn với các khách ghé cm , và đặc biệt từ bài viết của bạn , thì mình xin được chia sẻ thẳng thắn là khả năng tư duy , đặc biệt là kiến thức thực tế của bạn chỉ ngang 1 cậu sinh viên năm 1.

            Và vì comment của bạn chẳng thể đưa nổi 1 luận điểm để bảo vệ quan điểm hay xây dựng gì thêm nên mình cũng chẳng muốn tốn thêm thời gian thảo luận với bạn làm gì :))

          • Kiểu tranh luận công kích người khác xin lỗi mình ko ngửi nổi, tự đặt mình ở vị thế cao hơn người khác chỉ thể hiện giá trị đang của bạn ở đâu. Quan điểm trên mạng thì thượng vàng hạ cám lẫn lộn nhưng khi “vàng” bắt đầu mỉa mai so sánh “cám” thì nên coi lại “vàng” đó là loại gì…

          • Bác có vẻ nhầm lẫn gì đó rồi,ko ai mỉa mai bác hết !
            Ở đây toàn dân đen thôi chứ cao hay thấp gì ?
            Dân bức xúc cuộc sống thì lên tiếng nói thôi,chứ đầu tàu còn ko đổi hướng được thì toa tàu làm được sao ?
            Mà cả bác và tác giả đều ko dám nói thẳng những điều nhạy cảm thì sao có thể gọi là trao đổi tư duy mạch lạc với luận điểm thẳng thắn với nhau gì được,khổ thế đấy.
            Riêng với mô hình Singapore mà bác cho là phù hợp thì thật ra cũng ko phù hợp,vì chính nước ta cũng đã đích thân mời Lý Quang Diệu qua cố vấn rồi chứ ko phải chưa mời.Nhưng ko thể làm được vì nếu làm thì thay đổi hoàn toàn về chính trị,bởi vì :

            1/ Singapore vẫn là nước đa đảng chứ ko phải 1 đảng.Do Đảng PAP của Lý Quang Diệu luôn giành chiến thắng nên bác thấy có vẻ là độc đảng chứ ko phải đâu,Singapore có hạ viện giữ vai trò đối lập với thượng viện,các đảng đối lập sẽ nằm ở hạ viện và hạ viện có quyền bãi nhiệm toàn bộ chính phủ bằng bỏ phiếu bất tín nhiệm.
            2/ Singapore có hệ thống bầu cử khá hay,đó là dân sẽ bầu ra Đảng nào lãnh đạo đất nước,sau đó Đảng đó sẽ tự xây dựng bộ máy chính phủ sao cho phù hợp.Khác hẳn với Mỹ là bầu cử cho những cá nhân thuộc nhiều Đảng khác nhau ra tranh cử và có sẵn bộ máy cho ai thành tổng thống thì sẽ điều khiển bộ máy và bổ nhiệm người vào những vị trí đã quy định sẵn.
            3/ Singapore ko khai phá con đường mới nào cả mà áp dụng theo chế độ nhà nước dân chủ nghị viện theo mô hình chính trị của Vương quốc Anh,hay còn gọi là hệ thống Westminster.

            Các nước khác ko muốn học theo dân chủ phương Tây mà lại học Sin trong khi Sin thì học mô hình dân chủ của Anh,vậy sao đây ?

            VN và TQ cũng đã và đang cố gắng học hỏi về kinh tế,giáo dục,và nhiều mặt khác của Sin nhưng như bác nói,cái gốc rễ vẫn là mô hình chính trị,mà cái này thì bó tay !

            Ngay Lý Quang Diệu cũng nói mô hình Westminster chỉ phù hợp với Sin chứ ko phù hợp với các nước khác vì Sin rất ít dân.Cho nên ko có công thức nào cho VN khi học theo chính trị của Sin đâu,đó là nói trường hợp muốn học,còn thực tế thì ko ai muốn học cái gì cả hoặc học cho vui vậy chứ áp dụng thì ko dám làm.

          • Bạn nói đúng,thật ra Sin nói về độc tài thì cũng rất cao,như việc họ sẵn sàng di dời dân đi chỗ khác để xây dựng bất chấp dân có phản ánh gì.Nhưng quan trọng là độc tài vì đất nước hay vì bản thân.Ở Sin thì ko có chỗ vì bản thân khi ngồi trong chính phủ vì hệ thống giám sát của nó cực kỳ gắt gao.Một chức vụ nhỏ thôi cũng bị đóng băng tài sản và được nhận mức lương khá cao,còn lại thì ko có gì hết.Ở VN thì ngược lại,lương thấp bổng cao hiệu suất thấp.

          • Bạn đọc lại mạch comment sẽ rõ mình nói ai và nói về cái gì…

            Mình ko hoàn toàn ủng hộ hay phản bác quan điểm của tác giả bài viết cũng như những phản biện của khách. Cái mình bực bội là thể loại comment thay vì lập luận đưa ý kiến đóng góp thì lại quay ra công kích, phê phán tư cách cá nhân người đối thoại, đây là 1 lỗi ngụy biện và cũng thể hiện tư cách của người đưa ra lối nhận xét như vậy.

            Nếu Đinh Ngọc Vinh cảm thấy tác giả hoàn toàn chưa đủ tầm để tranh luận tiếp thì bạn có thể ngưng đối thoại, vì nếu đúng là như vậy thì có nói tiếp cũng ko dẫn đến đâu cả, nhưng bằng việc vứt lại những câu mỉa mai hạ thấp người khác trước khi bỏ đi thì xin lỗi…bạn ấy cũng nên tự soi lại mình.

          • Mình cũng biết và đã nói ở trên,do vấn đề nhạy cảm chứ vấn đề gì đâu.Hai bên cùng úp mở nên ra thế.
            Mình ko nghĩ là tất cả chúng ta đang phản biện gì cả,dân đen hết chứ có ai khá hơn.
            Ok chuyện cá nhân giữa bạn và tác giả là việc riêng ko liên quan gì tới nội dung chúng ta đang nói ở đây !

          • Bạn nên xem kỹ lại trao đổi của mình và Đinh Ngọc Vinh, sau đó CV mới vào cmt. Còn mình và CV không có vấn đề gì cả. Thành ra khi bạn cmt cho CV thì mình hơi ngạc nhiên vì không biết cái cmt kia là cho Đinh Ngọc Vinh hay cho CV. Còn việc úp mở thì không trách được mình, cả nước VN thì vốn đều úp mở cả vì có quá nhiều bài học kinh nghiệm cho cho những ai nói thật và nói thẳng rồi. 🙂

          • À,ra vậy,lộn tùng phèo,nói chung thì cũng là do vấn đề có nội dung nhạy cảm.
            Mình cũng SV thôi,đang học bên khoa Báo Chí nên mấy chủ đề này mình hay nhảy vào chứ nhiều lúc nói hoài rồi cũng thế ! Chính trị mà,đời thay đổi khi ta thay đổi,nhưng ta ko thay đổi.

          • bạn cứ cười nếu bạn muốn hi hi, vì mình cũng thấy nhiều người cười như bạn rồi. những người như thế chỉ giỏi cười thôi, trên thực tế thì họ chả đóng góp được gì cả. nơi nào cái tôi quá lớn thì nơi đó thiếu vắng sự cảm thông và thấu hiểu, tràn đầy sự ngông nghênh và nếu thốt ra lời nào có vẻ hay ho một chút thì để họ tự đưa họ lên chứ chả phải giúp gì ai. hic! mình không nói bạn nhé! đừng hiểu lầm à. 🙂

          • À quên! nếu nói hay vậy thì viết 1 bài về cải cách chính trị ở VN cho THĐP đi hen. Còn nếu viết không được thì tự soi gương đi, bạn sẽ thấy bạn là ai, nhưng khi đó nhớ đừng có tự sướng là được 🙂
            Mình chờ bài viết của bạn “không là sinh viên năm nhất” đó nghen.

        • Như vậy, để thoát khỏi tình trạng hiện nay, có hai bài toán gốc được đặt ra:
          1) Làm thế nào để chỉ với một Đảng, vẫn có nền tảng chính trị khá/tốt?
          2) Làm thế nào để xóa bỏ chế độ một Đảng?
          Mình thì chọn bài số 1 mà không chọn bài số 2. Mặc dù hai bài đều khó như nhau, nhưng có lẽ bài số 2 sẽ đem đến những hệ quả khủng khiếp hơn.
          Mà để giải bài số 1, theo mình thì trước tiên phải đấu tranh cho cái quyền tự do ngôn luận cái đã. Theo bạn thì sao?

          • Bạn thấy bài số 2 sẽ đem đến những hệ quả khủng khiếp mà ko thấy hệ quả khủng khiếp của bài số 1.
            Hệ quả khủng khiếp của bài số 1 có thể chính là sát nhập vào TQ luôn đấy bạn.Sát nhập ko danh chính ngôn thuận,nghĩa là bị luộc chín từ từ lúc nào ko hay,ai cũng biết chúng ta đã lệ thuộc kinh tế vào TQ đến mức nào.
            Quốc Hội vừa mới họp nữa đây này :
            http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/doanh-nghiep/kinh-te-le-thuoc-trung-quoc-khien-dai-bieu-buc-xuc-3101012.html

            Nói thật ra dù bài nào thì vẫn là dạng toán vừa khủng khiếp vừa ko ai dám giải,càng ko dám lựa chọn,chỉ biết buông xuôi theo dòng nước.

          • Bởi vậy mình mới đề nghị đấu tranh cho tự do ngôn luận, coi như là bước dễ đi nhất để giải bài số 1. Thật ra phải tranh luận xem thế nào là “tự do ngôn luận”. Bất cứ một thứ tự do nào cũng đều nằm trong những hạn chế. Vậy chúng ta nên tìm hiểu ở Việt Nam hạn chế là gì, ở nước ngoài hạn chế là gì, cách thức áp các hạn chế đó ở nước mình có rõ ràng hợp lý không, làm sao để chuyển sang hợp lý v.v…

            Bạn học Báo chí nên bạn viết giúp một bài về chủ đề tự do ngôn luận, tự do báo chí đi. Mình và rất nhiều người cần lắm những kiến thức như thế.

          • Tự do báo chí và tự do ngôn luận khác nhau đó bạn.
            Với quốc tế thì tự do ngôn luận được thừa nhận là một trong những quyền căn bản con người.Nghĩa là mỗi người có thể giữ quan điểm của mình mà không bị can thiệp bằng cách này hay cách khác.
            Với Việt Nam thì tự do ngôn luận chỉ đơn giản là phát biểu mà ko bị kiểm duyệt hay trù dập vì đã phát biểu.
            Tự do báo chí liên quan đến quyền tự do tìm kiếm,chia sẻ và biểu đạt thông tin,cũng là quyền của con người.
            Nói chung mấy chủ đề này đều liên quan đến vấn đề nhạy cảm là Nhân Quyền,mặc dù nó là điều đáng bàn nhất,chúng ta đều là con người mà.
            Nhưng thực tế thì rất khó để viết,tại sao thì bạn biết rồi ! Miến Điện và VN trước kia xếp chót bảng về tự do báo chí nhưng tháng 8 năm ngoái họ đã vọt lên cao vì đã bỏ chế độ kiểm duyệt trước khi in ấn.
            À,mình học chuyên ngành quan hệ ASIAN,nên cũng ko chuyên về mảng thời sự lắm !

          • Vấn đề tự do ngôn luận ở VN thì mình nghĩ thế này.
            -Chính phủ có kiểm duyệt nhưng thực tế là ko có khả năng kiểm duyệt hoàn toàn.Họ chỉ có thể làm một phần,thực tế VN vẫn có tự do nhất định,dù ít,và sự tự do này đi theo sự phát triển tất yếu của Internet,phim ảnh,sách báo,…và dân thì luôn năng động hơn bộ máy trì trệ của chính phủ.
            -Dư luận cũng hiểu là có những mảng tối trong thông tin tại VN,ngay phóng viên cũng ko dám viết,đó là thực tế.
            -Tự do ngôn luận quan trọng nhưng một mảng khác cần hơn nữa là minh bạch thông tin.Sự minh bạch sẽ thúc đẩy xã hội phát triển.
            Ví dụ đơn giản như thông tin quy hoạch chẳng hạn,đáng lẽ phải công bố rộng rãi,nhưng ko làm,vì lợi ích nhóm.Một số người có thông tin sẽ mua đất theo con đường sẽ mở để thu lợi.Hay như việc mua quan bán chức ở Mỹ thực ra nó vẫn tồn tại bằng cách vận động tiền để tranh cử.Nghĩa là ko thể xóa bỏ tiêu cực mà hãy chuyển nó sang hình thức công khai,minh bạch,rõ ràng hơn để nó trở thành tích cực.
            Vài lời chia sẻ là thế,mình ko thể viết thành 1 bài đâu,he he.

          • Ý 2 có thể khiến bạn ăn cơm phần mặc áo số đó. Ý 1 thì có thể nhưng rất khó trong 1 nhà nước không minh bạch. VIệc sửa đổi là của tất cả cá nhân trong 1 thể chế nhưng ai mà không ích kỉ chứ.

  8. Mình rất ủng hộ những con người như bạn. Mình cũng như bạn, bạn cũng giống những bạn comment ở dưới. Chúng ta đều nhận ra điều này cả.

    Mình nghĩ chúng ta không nên bàn luận về tính global – local của nó. Vì có bàn cũng không giải quyết được vấn đề gì cả. Nó sẽ tắc.

    Chúng ta nên hướng tới những người chưa nhận ra được điều này. Còn nhiều lắm các bạn ạ. Bài viết này là 1 trong những cách như vậy. Sẽ có nhiều bài viết như thế này nữa. Mình mong, ủng hộ. Chỉ thay đổi về lượng mới thay đổi về chất. (Việc lượng mình thấy chưa đủ là do cách nhìn nhận của mình thôi)

    • rất cảm ơn bạn vì sự ủng hộ. mấy bài như của mình trên mạng cũng nhiều lắm, người đọc cũng nhiều nhưng cái nhiều đó mang so với dân số nước ta thì cũng chỉ như hạt cát thôi. Mình mong mấy bài phản tỉnh được đăng ở những tờ báo chính thống kia, chỉ có như vậy thì may ra mới thay đổi được. nhưng ước mong đó có vẻ rất xa vời.

  9. Tất cả các ý… trừ các giải pháp mà bạn đưa ra. Mỗi một giải pháp mà bạn nêu lên chỉ là một mắt xích nhỏ trong cả một hệ thống. Chỉ một sự thay đổi nhỏ của một mắt xích thì cả hệ thống thay đổi theo… Còn thay đổi 180 độ như bạn nói thì… thật không thể tưởng tượng được chuyện gì sẽ xảy ra.

    Chỉ có một giải pháp rất đơn giản nhưng cần thời gian đó là trình độ dân trí, sau đó thì tất cả sẽ tự giải quyết vấn đề của nó

    • hi hi, bạn nói những giải pháp của mình là mắt xích nhỏ sao? nó không nhỏ đâu bạn, nó rất lớn đấy, vì để làm được nó người ta phải vượt qua những điều rất to lớn. Nhưng câu sau thì đúng đấy, cả hệ thống sẽ thay đổi. tất nhiên không thể sau một ngày mà làm hết, nhưng điều tôi muốn hỏi là: giải pháp đó có đúng là giúp dân tộc đi lên không? và người ta có muốn làm hay không? và nếu không đúng, không muốn thì lý do là gì?
      Trình độ dân trí? bạn đang đơn giản hóa một việc vô cùng to lớn đấy. Dân trí tự đến à? thế ra theo bạn thì với thời gian dân trí tự đến? bạn không thấy đạo đức xã hội đang đi xuống sao? 20 năm trước, 10 năm trước thế nào? Đừng nói là học hành nhiều hơn thì có dân trí nhé.
      Chúng ta nói “phải có dân trí” nhưng làm thế nào để có dân trí thì chúng ta làm ngơ. Những giải pháp của mình chính là nâng cao dân trí đó, nhưng khi bạn nhìn vào thì nó lại biến thành vấn đề của “hệ thống” mất rồi.

    • vậy mình hỏi bạn một vấn đề nhé. điều gì để đảm bảo “Làm chặt, làm nghiêm,tốt từ khâu gia đình” ? bạn sẽ nói “vậy mỗi gia đình phải tự ý thức”, nhưng nếu mỗi gia đình tự ý thức thì ta cần gì áp dụng pháp trị nữa!
      Thế nên câu hỏi bạn cần đặt ra là: nước ta có pháp đấy nhưng tại sao lại chưa có pháp trị?
      nếu bạn trả lời được câu hỏi ở trên thì vấn đề tiếp theo sẽ là: làm sao khắc phục được nó. Và khi bạn đi đến đây bạn sẽ thấy bế tắt như mình.

Trả lời Gấu gấu gấu Hủy trả lời

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

FOLLOW US

62,550Thành viênThích
3,699Người theo dõiTheo dõi
3,540Người theo dõiĐăng Ký
spot_img

BÌNH LUẬN MỚI

XEM NHIỀU

BÀI MỚI