16.2 C
Da Lat
Thứ Năm, 18 Tháng Tư, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Lời kẻ lạc đạo

Featured image: Wiki Commons

 

Khi tôi đặt bút… à! là đặt ngón tay. Vâng! khi tôi đặt ngón tay để đánh những dòng chữ này cũng có thể chính là lúc tôi làm cho những người được xem như anh em ở trần thế này gọi mình là kẻ lạc đạo. Nhưng tôi vẫn muốn viết, viết để mở ra một cái nhìn mới trong tâm hồn con người.

Mọi sự bắt đầu từ những dòng chữ thế này được ghi trong blog một người ngoan đạo:

“Bất cứ tình yêu nào trong nhân loại cũng không thể so sánh được với tình yêu Thiên Chúa, những tình yêu được xem là cao thượng và vĩ đại, nếu đem so với tình yêu Thiên Chúa thì chỉ là nhạt nhẽo vô vị. Vì tình yêu Thiên Chúa bền vững muôn đời, hơn nữa tình yêu Thiên Chúa luôn thắng mọi trở ngại.

Vì vậy tình yêu Thiên Chúa khác với tình yêu nhân loại, là thứ tình yêu ta có thể gửi gắm trọn vẹn đời sống chúng ta vào đó, và sẽ không bao giờ thất vọng. Ngay cả một tình yêu nhân loại mãnh liệt cũng trở nên vô hiệu khi đối diện cái chết, mọi tình cảm nhân loại đều vô hiệu trước cái chết, mọi cố gắng của ta đều vô hiệu trước cái chết của người ta yêu. Ngược lại tình yêu của họ chẳng ngăn cản cái chết đến với ta ngày giờ đã định…”

Tất cả mọi giáo lý của đạo Công Giáo chỉ nhằm thể hiện hai điều cốt lõi nhất đó chính là Kính Chúa và Yêu Người. Vậy vấn đề đặt ra là cái nào quan trọng hơn? Là Kính Chúa hay Yêu Người? Với một người Công Giáo thì câu trả lời luôn là Kính Chúa, đơn giản vì bản thân ta và mọi thứ trong trời đất này là tạo vật do Chúa dựng nên. Nếu trả lời Yêu Người thì chẳng khác nào bất kính với Chúa – vị chúa tể muôn loài.

Chúa Giê Su – con một Chúa Cha đã xuống thế làm người để cứu độ con người. Ngài đã làm gì để cứu con người? Ngài đã dạy ta phải biết yêu thương nhau – yêu thương thật sự chứ không bằng môi miệng bề ngoài. Chính vì những lời giảng dạy đó mà người phải bị đóng đinh để chịu chết, Ngài có thể tránh được cái chết nếu chối bỏ những gì đã nói, nhưng Ngài đã chịu chết. Và sau đó Ngài đã sống lại như một minh chứng cho việc Ngài đã làm. Chỉ có tình yêu mới mang lại sự sống đời đời cho con người – kẻ bị nguyền rũ là phải chết. Câu chuyện về đạo Công Giáo chỉ có thế, rất đơn giản.

Ta không thể phủ nhận tình yêu của Chúa là vô bờ bến, chết cho người mình yêu. Và cũng chính vì thế, vì những gì Ngài làm ta cũng yêu thương Ngài. Nhưng tôi lại không chịu được khi người ta so sánh tình yêu Thiên Chúa và tình yêu con người. Và trong sự so sánh đó tình yêu con người bị khinh khi một cách thảm thương. Làm sao ta còn có thể yêu người khi mà nhìn tình yêu đó “nhạt nhẽo vô vị”? Trong giới hạn của loài người thì ta biết tình yêu của Chúa là như thế nào mà nói? Có thể tình yêu của con người so với tình yêu đó rất nhỏ bé, thế nhưng tình yêu của con người đối với con người cũng vĩ đại vô bờ bến. Với một con người, không có gì quý giá hơn sự sống, nhưng với tình yêu thương, con người vẫn có thể chết vì nhau. Đừng mang 2 thứ vĩ đại ra so sánh rồi biến một thứ thành hèn mọn. Chúa Giê Su đã nói “Ai vác thập giá mà theo thầy thì là anh em thầy.” Ngài chưa bao giờ nói “ai vác thập giá theo thầy thì tình yêu đó cũng không bằng thầy.” Tôi không hiểu tại sao người ta yêu Chúa mà không hiểu điều Chúa nói.

Trong kinh Lạy Cha mà Chúa Giê Su dạy có câu “lạy Cha chúng con ở trên trời”, vậy Chúa trên trời chính là cha của chúng ta. Là cha chứ không phải là ông chủ hay vị chúa tể xa lạ nào đó đầy quyền uy, từ “Cha” thể hiện sự gần gũi và yêu thương. Vậy tôi muốn hỏi là bạn nhìn người cha đó như thế nào? Là một người cha tốt hay tồi tệ? Tôi biết hỏi như vậy là rất bất kính với Người nhưng vì Người là cha tôi nên tôi không sợ. Tất nhiên Người là một người cha tốt, vậy bạn nghĩ một người cha tốt, hy sinh người con cả của mình để dạy cho các đứa con khác của mình “phải biết yêu thương nhau” muốn điều gì? Bằng sự hy sinh của con cả, ông muốn những đứa con khác yêu thương ông hay muốn chúng yêu thương nhau?

Tôi không biết với bạn thì sao? Nhưng bản thân tôi, một người cha tốt không cần con cái yêu thương mình đâu! Người cha đó chỉ mong sao con mình nên người, học được điều hay lẽ phải, sống hòa thuận với nhau và hy sinh cho nhau. Một người cha thật sự chỉ muốn như vậy. Đó chỉ là hình ảnh về người cha tốt trong thân phận con người. Còn Thiên Chúa là ai? chẵng lẽ Ngài không vượt qua một người cha trong loài người hay sao? Ngài cần chúng ta yêu thương Ngài à? Ngài cần gì? chắc nói đến đây bạn cũng biết rồi.

Lại nói thế nào là một người con hiếu thảo? Trong kinh thánh cũng có nhiều câu chuyện nhắc tới điều này. Một người con hiếu thảo là người biết vâng lời cha mình chứ không phải chỉ biết vâng vâng dạ dạ tỏ ra hiếu thảo nhưng lại quên lời Người dạy. Hãy yêu người chính là yêu Chúa đấy. Nhưng với những gì người kia đã viết “nếu đem so với tình yêu Thiên Chúa thì chỉ là nhạt nhẽo vô vị” thì làm sao mà yêu người được đây? mà không yêu người thì có phải là yêu Chúa đâu chứ! Mà đã yêu Chúa thì phải biết tình yêu đối với người khác cũng là vĩ đại vô bờ bến.

Gửi gắm tình yêu vào Chúa và làm theo lời người dạy sẽ mang lại sự sống, và gửi tình yêu đó vào con người cũng mang lại sự sống, vì đó chính là điều mà Chúa Giê Su muốn chỉ cho ta thấy thông qua cái chết và sự sống lại của Ngài. Đoạn thứ 2 của người kia là viết bậy, không hiểu lời Chúa.

…………………….

Đoạn phân tích đã xong, giờ đến đoạn tự sự. Cách đây không lâu có một người bạn đã nói với tôi rằng “Chúa – Người – Ngài – Thượng đế không phải là Chúa trong tôn giáo, hay nói cách khác, Ngài vượt lên trên mọi tôn giáo, và tôn giáo là của con người, Ngài không tạo ra tôn giáo.” Câu nói ấy tôi không thể nào chấp nhận được, nhưng một phần trong tôi biết điều đó là đúng. Chúa cho con người những dấu hiệu, những lời dạy và qua những lời dạy đó con người hiểu theo cách của mình và sinh ra tôn giáo.

Cùng là thờ Chúa nhưng có Công Giáo, Tin Lành, chính thống Nga, chính thống Anh…cũng do sự hiểu khác nhau của con người mà ra. Vậy thì Công Giáo đúng, Tin Lành đúng hay chính thống Nga đúng? tôi Công Giáo tôi bảo tôi đúng, bạn Tin Lành bạn bảo bạn đúng, vậy ai mới thật là đúng đây? Khó mà kết luận được, nhưng trước khi giải đáp vấn đề này chúng ta đã quên một điều, đó là Chúa đã cho ta một món quà rất lớn chính là Trí Tuệ. Vậy bạn hãy tìm Ngài qua trí tuệ của chính bạn, Ngài không có ở trong những điều thuộc lòng mà người khác giảng dạy đâu. Sẽ có nếu bạn thật sự hiểu những lời dạy đó, sẽ không nếu bạn chấp nhận một cách máy móc.

Tuy nhiên cũng có lời chép rằng “phúc cho ai không thấy mà tin”, lời này không hề phủ định những gì tôi vừa nói. Vì khi tôi bảo bạn hãy tìm Ngài bằng trí tuệ của mình thì nghĩa là tôi đã tin có Ngài rồi, nhưng để tìm Ngài thì tôi phải tìm bằng trí tuệ của tôi chứ không phải bằng việc người khác chỉ cho tôi Ngài đang ở đâu. Tôi vẫn nghe những lời giảng về Ngài từ những người khác, tôi sẽ tìm Ngài trong sự chiêm nghiệm cuộc sống, trong sự biến đổi không ngừng của tự nhiên, trong mọi thứ. Và trong từng thứ ấy tôi sẽ tìm thấy một phần hình bóng của Ngài. Đó mới là Thiên Chúa thật, Thiên Chúa trong tôi, của tôi chứ không phải của người khác.

Lưu ý: Tôi không khuyến khích bất kỳ ai rời xa tôn giáo của mình, khi kết hôn tôi sẽ quay lại với tôn giáo để gia đình và con cái được trang bị những gì cần thiết trước khi tự bước đi tìm Ngài. Nhưng như câu chuyện ngụ ngôn về làm việc vào ngày Sabat thì ta phải hiểu rằng tình yêu vượt qua cả lề luật. Và bạn hãy dùng trí tuệ mình để tìm Ngài chứ đừng được dạy gì thì nghe nấy.

0h 1 phút, 25/10/2014
Mắt Đời

 

 

 

spot_img
Triết Học Đường Phố
Triết Học Đường Phố
"Thà chết cho một ý tưởng bất diệt, còn hơn sống cho một ý tưởng phù du." — Steven Biko

BÀI LIÊN QUAN

187 BÌNH LUẬN

  1. Mình chỉ biết là Mến Chúa và Yêu Người tuy hai nhưng là một – khi mình mình nhìn thấy hình ảnh của Chúa trong những người mình đối diện mỗi ngày thì cách cư xử của mình sẽ khác và trong lúc đó mình thật sự đang tỏ lòng mến với Chúa. chắc có lẽ mình không hiểu xâu xa hơn bài viết của bạn vì thực sự tiếng Việt của mình có hạn lắm. nhưng mình bắt đựợc chừng đó . Đức tin không có việc làm là đức tin chết – có lẽ vì mình ích kỷ khi làm việc thiện vì nó giúp mình có cảm giác vui vẻ – nhưng riêng mình thì khi mình làm việc thiện thì mình mang một thông điệp đến với mọi người là “hãy nhìn mình nè vì Thiên Chúa đã sai mình đến đây để gíúp bạn” . Lúc đó đức tin mình lại được nuôi sống và mình cảm thấy sự hiện diện của Thiên Chúa. cảm ơn bài viết của bạn nhé vì có bài viết của bạn thì mình có cơ hội chia sẽ =)

  2. Bài viết hay, mình không phải là người theo đạo mình có đọc qua một số điển tích trong đạo phật, nghe qua một số câu chuyện trong đạo thiên chúa xem một số bộ phim nói về tôn giáo, mình không phủ nhận bản thân nghi ngờ tôn giáo do con người tạo ra và nhào nặn nên muôn hình muôn vẻ, mấu chốt vấn đề mình muốn nói là 2 thái cực hai loại người mà mình thấy, thứ nhất người ko theo đạo nhưng cho ràng tôn giáo là thứ vô bổ sai lầm .Dám chắc những người này chưa có cơ hội hoặc bị một thành kiến nặng nề nào đó, bản thân trong mỗi tôn giáo đều khuyên con người sống tốt yêu thương lẫn nhau, đây chẳng phải là thứ chúng ta vẫn luôn dk dạy được học dk khuyên bảo từ nhũng người thân hay sao. Nhưng tốn giáo là một sự khái quát dk ghi chép và bản thân nó không bó hẹp trong khuôn khổ gia đình làng xã mà trở nên phổ cập nó gắn kết con người lại với nhau hơn. Bản thân mình không thích sự thần thánh hóa trong mỗi tôn giáo thứ mà hầu như tôn giáo nào cũng có cùng với nhũng lời mông lung khó hiệu liệu dk thốt ra từ miệng của phật hay chúa hay là từ lời những vị sư những cha sứ những người mà chúa hay phật cũng chưa từng gặp qua(mình lấy trong phim Man of earth). Không phủ nhận sự thần thánh hóa khiến cho tôn giáo dễ hấp thụ dễ truyền bá hơn, con người có xu hướng huyền ảo hóa thứ mà người ta không hoặc chưa thể giải thích được, điều đó cho thấy sự nhỏ bé và bất lực trong lòng nhân loại. Nhưng cũng chính điều này đã tạo ra loại người thứ 2, những người quá sùng bá những tín điều đến mê muội, đến mức khinh thường chính bản thân mình né tránh thực tế phải đối diện. đơn cử như mấy bạn cứ cho rằng khoa học là nhỏ nhoi là bất lực trước sự toàn năng của chúa. Ôi khoa học là thứ cho tôi cái máy tính để ngồi đây cmt chém gió đây mà mà khoa học cũng là thứ đưa những nhà truyền giáo đến với mảnh đất nhỏ bé cong cong hình chữ s nơi mà nếu ko có nó bạn sẽ sống cả đời như thế nào nếu ko biết đến chúa thật yếu đuối đến mức mê muội. Như bạn nói “để tìm Ngài thì tôi phải tìm bằng trí tuệ của tôi chứ không phải bằng việc người khác chỉ cho tôi Ngài đang ở đâu”.Con đường để mang đến những hiểu biết cho những con người nhỏ bé ngoài kia còn chông gai lắm, những ta vẫn phải đi vẫn phải làm bởi vì âu cũng là trọng trách mà người đã giao phó cho ta ẩn dấu bên trong những gì tốt đẹp mà ta học được từ người. Lẽ phải không được truyền bá là thứ lẽ phải ích kỷ và thui chột, sẽ như thế nào nếu nhà sư chỉ ngồi trong chùa ôm khư khứ những điều tốt đẹp học được cho đến chêt.

    • Mình nghĩ bạn nên tìm hiểu thêm về tôn giáo, mình thì đang thử tìm hiểu về Phật giáo đây. hầu như mọi tôn giáo đều chỉ người ta làm việc thiện nhưng điều quan trọng hơn là cần giải đáp cho câu hỏi “vì sao ta phải làm việc thiện”, nghe được một nửa audio về Phật giáo thì hiểu nôm na là mọi thứ đều có nhân quả, nhân tốt sinh quả tốt thành ra ta nên gieo nhân tốt. còn mọi đau khổ đều nằm ở một chữ “dục” nên muốn hết đau khổ thì Phật giáo chủ trương diệt “dục”. Về cái ý thứ 2 này thì tôi không đồng ý cho lắm hi hi. Có lẽ tìm hiểu sâu hơn sẽ hiểu khác đi.
      Còn về vấn đề khoa học, thật ra thì khoa học và tôn giáo không hề mâu thuẫn nhau vì khoa học có giới hạn của nó, mà giới hạn đó nằm ở chỗ chúng ta là con người, chúng ta chỉ nhận biết những điều mà cơ thể chúng ta có thể nhận biết. Còn tôn giáo từng sai lầm ở chỗ diễn giải kinh thánh theo suy nghĩ của con người. ví như chuyện mặt trời quay quanh trái đất, kinh thánh không hề bảo rằng mặt trời quay quanh trái đất mà mang một ý ẩn dụ cho một sự huyền diệu nào đó, rồi người ta diễn giải theo suy nghĩ của loài người, rồi bảo thủ theo suy nghĩ đó nên sinh ra sự đối nghịch giữa tôn giáo và khoa học.
      tuy nhiên khoa học có một giới hạn rất lớn là không bao giờ giải thích nổi những câu hỏi mang tính triết học như “ý nghĩa của việc ta sống là gì?”. những câu hỏi dạng này chỉ có thể tìm trong triết học và tôn giáo. Thành ra khoa học chỉ có thể xem như một công cụ phục vụ con người, còn sữ dụng công cụ đó thế nào thì nhờ vào 2 điều kia.
      Dù là về triết học hay tôn giáo thì điều thiết yếu nhất là chính ta phải tự tìm hiểu chứ không nên tin vào điều người khác bắt ta tin. Vì ta được sinh ra đời là để trả lời cho những câu hỏi về ý nghĩa đời mình. Đời sống chẳng còn ý nghĩa gì nếu chỉ sống theo cách người khác chỉ và tin vào điều người khác tin. Thượng Đế cho ta được sinh ra để chính ta học hỏi từ cuộc sống chứ không phải chỉ biết làm theo như một cái máy.
      Vài lời chia sẻ cùng bạn

      • Tự tìm hiểu như bạn nói con người có giới hạn. liệu bạn có nghĩ nếu con người tự tìm hiểu thì mô hình chung cũng sẽ khiến mặt trời quay quanh trái đât. điều đó có nghĩa là chúng ta vẫn phải có những người thầy những người đi trước để chỉ đường dẫn lối. Có 2 điều mình muốn làm rõ trong cmt của bạn. Thứ nhất mình nghĩ bạn không nên chỉ nghe nửa audio về Phật giáo bạn cũng là người cần tìm hiểm thêm về tôn giáo. Trả lời câu hỏi vì sao phải làm việc thiện xin bạn chỉ giáo cho tôi Thiên chúa trả lời câu hỏi này như thế nào. Về câu trả lời của phật đúng là vì nhân quả, trong cuộc sống ngoài những niềm vui ra thì điều gì làm bạn phiền não phải chăng là những ước muốn, những tham vọng, những lo lắng, những điều không may, rồi công việc nặng nhọc rồi, bệnh tật rồi con cái. Phật giáo sinh ra từ trong những phiền muộn đó thứ mà còn được gọi với 1 từ là “khổ” thử hỏi cuộc đời bạn có luôn luôn an nhàn không bao giờ phải chịu đựng khổ đau hay chính những người xung quanh bạn cũng vậy đang chật vật vơi những lo toan khốn khó. Diệt “dục” không sai nhưng đạt được nó đâu có dễ. Đối với một con người bình thường thực tế không cần diệt dục. Trong phật giáo không hề bắt buộc tất cả những người theo đạo phải hoàn toàn diệt dục. Nhấn mạnh ở đây là không phải tất cả. Mà trong kinh phật là vô số những lời khuyên con người sống tốt hiếu thảo với cha mẹ và làm điều thiện với những người gặp khó khăn. Còn với những con người đã đi tu thì nó ở một đẳng cấp hoàn toàn khác diệt dục là sự giải thoát hoàn toàn. Thực tế người bình thường không cần đạt đến cảnh giới này, phần lớn những người đi tu là những người đã chịu nhiều bất hạnh. Sẽ không bàn nhiều về nhân quả vì đó là sự chiêm nghiệm riêng của mỗi người hãy chỉ xét trong kiếp này thôi, giả dụ tôi không tham của cải của anh mà có tham cũng chỉ để trong lòng thì tôi sẽ không trèo tường vào nhà anh, sẽ không giả danh cảnh sát đến nhà anh, để rồi khi tôi ngồi tù không chỉ tồi đau khổ, con tôi bơ vờ mẹ già ai lo khổ đau từ đó mà ra. Tôi nghĩ trước khi hướng đến cái thiện hay tránh xa cái ác trước đã. Thứ 2 về cái bạn nói là giới hạn của khoa học theo tôi, có 2 điều mà tôi nghĩ nó sẽ là tôn chỉ của một con người tiến bộ, thứ nhất ý thức được sự nhỏ bé của bản thân, thứ 2 luôn nỗ lực để đạt tới giới hạn của chính mình.Khoa học phải luôn nỗ lực để phát triển sẽ không và không bao giờ chịu bó gối vì chỉ có chúa mới làm được, hãy nỗ lực nỗ lực hơn nữa dù chưa đạt tới mục tiêu thì vẫn tiệm cận nó hay đúng hơn là đạt tới giới hạn của bản thần vì chính chúng ta cũng không hề biết giói hạn của chính mình. Điều khoa học chưa làm được không có nghĩa là không bao giờ làm được ít nhất khoa học đang làm ngày một tốt hơn. Từ khi trái đất quay quanh mặt trời cho đến khi những electron quay quanh hạt nhân sự tiến bộ không ngừng chính là điều ta thấy trong khoa hoc. Thử hỏi tôn giáo đã tiến bộ hơn như thế nào từ buổi sơ khai hay chính nó bị thoái hóa và lụi tàn.Điều đó không có nghĩa là tôi coi nhẹ tôn giáo tôi tin bản chật tôn giáo và khoa học có mối liên hệ với nhau. Kết luận tôn giáo là chiếc khiên khoa học là ngọn kiếm nhân loại muốn tiến về phía trước thì đều cần cả 2.

        • khi tôi nói tự tìm hiểu nghĩa là vượt qua ranh giới của một tôn giáo, vượt qua cái mà người khác bắt tôi phải tin, khi đó bằng hiểu biết của mình, tôi sẽ tự phán xét xem nên tin vào điều gì. Như vậy không có nghĩa là tôi tự mình khám phá mọi thứ từ bước khởi đầu, điều đó chẳng ai có thể làm được 1 mình cả. Tôi vẫn tôn trọng và trân trọng những khám phá của người đi trước, chỉ là sẽ không nhìn bằng sự tin tưởng tuyệt đối nữa.
          Về Phật giáo, tôi không bảo là tôi chỉ nghe một nửa cái audio đó rồi dừng, và cũng không chỉ một cái audio căn bản đó, khi có thời gian thì tôi sẽ nghiêng cứu lâu hơn. Vấn đề không phải là bắt buột hay không bắt buột diệt dục mà là theo Phật giáo khi đi đến cùng của sự giải thoát thì phải diệt. Mặt nào đó quan niệm đó cũng gần với đạo Thiên Chúa nói chung (nhiều nhánh), quan niệm Thiên Chúa giáo nói rằng con người được tạo ra mang hình ảnh của Ngài, mang một phần bản tính của Ngài nhưng vì con người lạc lối trong tội lỗi nên sống một cuộc sống khổ đau. Vậy để đạt được hạnh phúc và không còn khổ đau nữa thì con người phải biết tránh xa tội lỗi và trở về với Thiên Tính của mình là tình yêu thương. Một bên nói cần diệt dục, diệt đi cái bản ngã của mình, một bên kêu gọi sự trở về với bản tính thật sự trong ta là tình yêu, đó cũng là bản tính Thiên Chúa. Về bề nổi thì cả 2 tôn giáo cùng đi trên con đường giống nhau, về nội dung thì hoàn toàn khác biệt, Phật giáo đi từ cái có đến cái không, Thiên Chúa đi từ cái không (có nhưng không biết) đến cái có (nhận ra và trở về với thiên tính của mình). Phật giáo làm việc thiện vì muốn gieo nhân tốt, Thiên Chúa làm việc thiện vì đó là bản tính thiên liêng có sẵn, 2 điều cùng hình thái nhưng lại khác biệt về bản chất. Tuy nhiên tiến tới cùng kỳ của 2 con đường thì cả 2 xích gần lại với nhau, khi giác ngộ thành Phật con người sẽ nhập niết bàn cũng giống như trong đại Thiên Chúa con người trở về hoàn toàn với Thiên tính của mình, mà đó cũng là bản tính của Thiên Chúa nên cũng là sự trở về với Thiên Chúa. Khi đó con người sẽ tìm được tự do và hạnh phúc tuyệt đối, mãi mãi. Cho đến lúc này diễn giải của tôi là vậy, có thể khi tìm hiểu sâu hơn sẽ khác đi.
          tôi không hề phủ nhận vai trò của khoa học, tôi chỉ nói là nó có giới hạn, nhận ra giới hạn để có cái nhìn xa hơn giới hạn đó và tìm cách vượt qua giới hạn đó. Nhưng có rất nhiều người bởi được sự giáo dục mà không gì ra được giới hạn đó, hoặc nhìn vào những lợi ích về vật chất mà nó mang lại thì xem nó như một thứ tối thượng có thể trả lời mọi thắc mắt mà họ cần, cái gì cũng mang khoa học ra nói, kể cả những điều mà khoa học còn xa mới đủ thẩm quyền để trả lời. KHi tôi vạch ra cái giới hạn của khoa học không phải là xem thường nó, làm sao xem thường được khi mà ta là một con người, thực tại của ta là thân xác này. chối bỏ khoa học có khác chi chối bỏ thân xác? Nếu con người có linh hồn thì thân xác này là một công cụ để thực hiện những ý chỉ của nó, khoa học cũng thế – là một công cụ mà thôi. Công cụ rất quan trọng nhưng sữ dụng nó như thế nào cũng quan trọng không kém, vì xét cho cùng thì công cụ chẳng bao giờ có thể vượt qua cái đứng phía sau điều khiển nó, đó là thứ mà bạn gọi bằng nhiều cái tên: tâm hồn, linh hồn, tinh thần…
          Như phân tích ở trên, con người cần khoa học để nhận biết thế giới vật chất mà nó đang sống, khoa học sẽ không bao giờ trả lời được cho những câu hỏi của tâm hồn như “ý nghĩa cuộc sống là gì? tình yêu là gì?…” . vì vậy ta cần đặt đúng vị trí của nó. Tôn giáo sẽ không bao giờ thoái hóa và lụi tàn bạn à, chỉ là người ta sẽ nhìn nhận về tôn giáo như thế nào thôi. Còn tôi muốn hỏi bạn, bạn biết được trái đất quay quanh mặt trời thì sao? bạn đi được đến sao hỏa thì sao? nó mang lại gì cho ý nghĩa trong đời sống của bạn? cho câu hỏi “mục đích cuộc nhân sinh này là gì?” ? Đó là những điều rất cơ bản nhưng nhiều người không nhận ra.

          • Mục đích để đi đến sao hỏa ư đó là để tồn tại đó là đấu tranh sinh tồn tại sao loài cá lại mọc tiến hóa để đi trên cạn và thở bằng phổi để rồi qua cả triệu năm trở thành thứ như chúng ta bây giời,bạn đang phủ nhận đi chính mình khi bạn nói linh hồn thì quan trọng, còn thể xác chỉ là cái công cụ. Nhưng chính cái thể xác đó lại hội tụ lại của cả triệu năm tiến hóa sự đấu tranh sinh tồn không ngừng nghỉ mới theo tôi nhấn mạnh là theo tôi mới chính là thứ tôi luyện nên cái mà ta gọi là linh hồn, cơn đói thúc dục ta phải làm việc, nỗi sợ hãi khiến ta xay ngôi nhà vững chãi, sao có thể chối bỏ chính bản thân mình khi bạn cảm nhận được vị ngọt nới dầu lưỡi từ chiếc kẹo mẹ mua khi đi chợ về, mùi hương của lúa mới trên cánh đồng bát ngát, và vị mặn mòi của biển cả bao la,phủ đinh bản thân là mất đi động lực để tồn tại.Theo tôi một lần nữa khoa học chính là sự sự tiến hóa khi con người đã đại tới tiệm cận giới hạn của tiến hóa sinh học thì tiến hóa về tri thức là bước tiếp theo tức là sự tiếp nối chứ không phải là sự phủ định.Loài khủng long đã tuyệt chủng dù chúng có to lớn hơn con người cả trăm nghìn lần đi nữa.Nguồn gốc của loài người vâng vẫn là cuộc tranh cãi ngàn thu giữa tôn giáo và khoa học bạn nói rằng Thiên chúa dẫn con người về bản chất liệu Thiên chúa có lý giải được nguồn gốc của cái bản chất đó hay chính khoa học đã đi trước khi chỉ ra bản chất của của sự tiến hóa đi cùng với đấu tranh sinh tồn. Chính bạn đang bị áp đặt dù ít hay nhiều và đôi chút có hữu bảo thụ vào thứ mà người ta nói với bạn. Và liệu một ngày khi cơn bão mặt trời khủng khiếp thiêu đốt trái đất này chúa sẽ xuất hiện và ban phức cho nhân loại một con thuyền buồng để lên thiên đường thanh thản hay chính con người từ những dự đoán sớm đã chuẩn bị tất cả hành trang xây dưng nên con tàu đưa nhân loại đến một hành tinh mới có vẻ xa vời viển vông nhưng bạn thấy điều nào khả thi hơn sáng lạn hơn.Ai cũng sợ chết nỗi sợ cái chết là động lực lớn nhất của cuộc sống,chết rồi sẽ không có cuộc tranh luận này nữa .Không phủ nhận có những người như bạn nói bởi vì họ đã quên đi vế thứ nhất trong hai điều quan trọng mà tôi đã nêu :”, thứ nhất ý thức được sự nhỏ bé của bản thân” Một lần nữa khoa học là lối đi tôn giáo dữ vai trò trong thời điểm hiện tại đê dìn dữ nhân lại bởi chính việc loài người chạy theo những mưu cầu của cũng cái bản thân đo nhưng theo một cách mù quáng sai trai.Tôi sẽ nỗ lực làm việc để mua được chiếc xe giống anh, nhưng nếu nỗ lực hết mình mà không được thì tôi vẫn sẽ vui vẻ với chiếc xe của mình, và vì tôi đã nỗ lực.Còn về nhận quả hay bản chất thì có lẽ cần những chiêm nghiệm cá nhân như đã nói.

          • Tôi không hề phủ định tầm quan trọng của thân xác cũng như khoa học, nhưng khi xét về vai trò thì thân xác hay khoa học chỉ có thể xem như một công cụ để con người có thể “sống”, kể cả sự sinh tồn cũng chỉ là một công cụ thôi. Nếu con người làm mọi thứ để chỉ được sinh tồn thì cuộc sống đó có phải là “sống” hay không? với tôi, sinh tồn là phương tiện chứ không phải mục đích, tất nhiên 2 thứ đó gắn kết với nhau vô cùng chặt chẽ, người ta sẽ không thể thấy mình đang “sống” nếu họ không sinh tồn, nhưng nếu chỉ có sinh tồn thì con người có khác chi những sinh vật khác hay những cái máy được lập trình sẵn, mục đích phải luôn phải là thứ dẫn dắt phương tiện. Thật ra ý chúng ta khá tương đồng nhưng khác nhau ở chỗ đặt trọng tâm vào đâu, bạn đặt vào phương tiện còn tôi đặt vào mục đích.

            nói về nguồn gốc loài người, sự diễn giải khác biệt của thuyết tiến hóa và trong tôn giáo nằm ở chỗ con người tiến hóa từ loài vượn và con người do Thiên Chúa tạo ra với hình hài con người chứ không phải con vượn. Xin chỉ ra một vấn đề đó là thuyết tiến hóa cho đến hiện tại vẫn chỉ là thuyết chứ không phải được công nhận như một chân lý, vì thế khi nói về nó không nên thể hiện như đó là một sự hiển nhiên được. còn về tôn giáo (Thiên Chúa) thì không chấp nhận thuyết tiến hóa là do sự diễn giải một câu trong kinh thánh “con người được tạo ra theo hình ảnh của Người”, chính vì thế sẽ là báng bổ nếu bảo Ngài mang hình ảnh của… Nhưng thật ra tôi cũng không trung thành với cách lý giải này lắm, vì với quan niệm của con người thì hình ảnh của loài người là đẹp nhất và cao quý nhất, còn những giống loài khác thì thấp hèn hơn và Thiên Chúa không thể mang hình ảnh của sự thấp hèn đó. Nhưng xét cho cùng thì sự thấp hèn của những loài khác chỉ là quan niệm của loài người mà thôi, giả như hình ảnh những loài vật trong mắt Thiên Chúa không mang hình ảnh của sự thấp hèn thì sao? hoặc con người đã hiểu sai về câu nói đó của NGài, cái “hình ảnh” đó không phải để chỉ hình ảnh của thân xác mà là chỉ cái thiên tính của tâm hồn, và con người lại hiểu nó qua hình ảnh của thân xác này. Nếu diễn giải theo cách ấy thì thuyết tiến hóa chẳng có gì là chống lại tôn giáo cả dù là nó đúng hay sai. Bạn thấy đấy, tôi cũng không phải là người mang nhiều định kiến như bạn nghĩ.

            còn vấn đề bạn đặt ra là nếu có tai họa thì Thiên Chúa có hiện ra để cứu loài người hay không? Tại sao Ngài lại cứu bằng cách làm theo những hành động của con người trong khi Ngài chính là Thiên Chúa? ví như bạn có một ao cá nhiễm độc và bạn muốn cứu nó thì bạn có thể cho thuốc giải độc xuống, bạn có cần đích thân đứng trước từng con cá để cứu nó và nói bằng tiếng nói của loài cá là “ta là người đây, ta là chủa các ngươi và ta đến cứu ngươi đây” không? nếu bạn cho thuốc giải độc xuống thì liệu với trí tuệ của những con cá có biết rằng có một con người đã cứu chúng không? bạn có hiểu ý tôi? nếu ta đã lý luận trên sự tồn tại của loài người và Thiên Chúa thì đừng đặt ra những vấn đề trên suy nghĩ của loài người. Nếu Thiên Chúa ra tay cứu loài người thì sao loài người biết được trong giới hạn trí tuệ của nó?

            Có nhiều người lại xem khoa học là mặt đối lập với tôn giáo nhưng tôi nghĩ điều đó cũng sai nốt, nếu Thiên Chúa có thể tạo ra thế giới này và loài người thì hẳn nhiên những nguyên lý mà khoa học phát hiện cũng do Ngài tạo ra. trí tuệ, thân xác hay khoa học chính là những công cụ/phương tiện mà Ngài đã cho loài người để dùng nó mà học hỏi và trãi nghiệm đời sống. Nhưng loài người lại rất hay biến phương tiện thành mục đích, xem phương tiện là tất cả trong khi sự trãi nghiệm, đi tìm chân lý và ý nghĩa cuộc sống mới là điều cốt lõi.

            Khi bạn thấy một người có xe thì bạn cố gắng để có được chiếc xe giống như anh ta? đây là chính là biến phương tiện thành mục đích đấy, nếu là tôi thì tôi sẽ nói thế này, vì có được xe mà anh ta có thể đến được những nơi rất xa để nhìn thế giới và cuộc sống, chính vì thế tôi phải cố gắng có xe như anh ta để có thể có những trãi nghiệm như thế cho riêng tôi.

            Trên là những lý giải nếu khi ta đặt giả thuyết là có một Thiên Chúa, lý giải này cho thấy chẳng có mâu thuẩn gì giữa khoa học và tôn giáo cả. còn nếu bạn không cho là có một Thiên Chúa thì đó là suy nghĩ của bạn. Riêng tôi thì tôi tin có Ngài.

          • Bạn cho rằng cái mục đích mà chúa trao cho bạn là nền tảng tôi cho rằng cái sinh tồn mới là nền tảng, chính sinh tồn tạo ra mục đích, có vẻ nghe nó tầm thường so với những cái cao xa tuyệt vời huyền ảo mà chúa nói, nhưng đúng hơn nó trần tục và gần gũi, cơn đói mỗi ngày nhắc nhở tôi làm việc. Tình yêu của tôi đến từ sự ôm ấp của cha mẹ từ thủa bé. Từ những trò đùa nghịch thời thơ ấu. Bạn cho ràng, sinh tồn chỉ là công cụ đối với tôi nó là khởi ngồn của mọi mục đích, để sinh tồn các cá thể kết hợp với nhau từ loài tảo đơn bào, thành những khối cầu tảo. Từ những cá thể con người đến những làng xã, cái gọi là yêu thương là hy sinh là chia sẻ cũng từ đây mà ra cả, những thứ này là bắt buộc để một quần thể có thể tồn tại, khi những người đàn ông cùng nhau săn bắn còn những người phụ nữ ở nhà cùng chăm sóc con cái, khi tôi giúp anh xây ngôi nhà của anh thì anh chúng ta cùng nhau san sẻ những gì săn bắn được, hiệu quả của sự kết hợp là không thể phủ nhận, và những thứ tình cảm mà tôi nói trên tôi cho là được sinh ra để phục vụ một mục đích duy nhất sinh tồn.Nhưng sự sinh tồn vợt lên giới hạn của một cá thể mà trở thành sự sinh tồn của cả một quần thể, một giống loài, một nguồn gốc ADN.Tôi nghĩ bạn sẽ không yêu một hòn đá đâu thứ mà bạn đã cưa đục đẽo để biến nó thành bức tượng Chúa hiền hậu kia.

            Có thể đối với bạn chúa cho bạn con đường để đi nhưng đối với rất nhiều người khác Chúa lại là đấng toàn năng có thể làm được tất cả có thể cứu vớt tất cả để rồi trong nước có thuốc giải thật đấy nhưng loài cá kia không tin chỉ biết hướng mắt lên chờ đợi được vớt lên đưa đên một cái hồ mới,vì chúng muốn sống mà. Điều đó ẩn chứa trong những lời nói mông lung huyền ảo mà tôi thắc mắc được thốt lên từ miệng chúa hay từ những người truyền đạo những người vốn dĩ không thể sánh được với ngài.Điểm yếu của con người là ở chỗ họ không tin vào bản thân khi họ không thể lý giải được điều gì họ biến nó thành mông lung huyền ảo họ sợ hãi nó, không dám đối mặt với thực tại mà chỉ biết chờ đợi.

            Tại sao Chúa không thể do con người tạo ra, tai sao không thể là con người một con người bình thường đã nói ra những lời tuyệt vời đó. Tại sao không phải là những lời nói đó là sự kết tinh của những đau khổ, hạnh phúc, những trải nghiệm qua nhiều nhiều thế hệ để rồi tịch tụ và bột phát để trở thành Kinh thánh của bạn. Và rằng Chúa cũng là một con người nhưng là một thiên tài người có duyên may có khả năng lĩnh hội những tinh túy trong dân gian kết tính thành thứ khái quát rộng lớn hơn. Cớ sao ngài phải là Một vị thần( xin lỗi vì không tìm được từ thích hợp) lại vô cùng cao siêu, với những phép màu chứ không thể là con của một người đàn bà chăn cừu bình thường. Tại sao con người lại nghi ngờ bản thân nghi ngờ khả năng của chính mình.

            Tôi sẽ đồng ý là bạn không có nhiều định kiến như tôi nghĩ.
            Con đường tìm hiểu khoa học cho tôi nhiều minh chứng về niềm tin vào bản thân và sự nỗ lực để đạt tới giới hạn. Menden người đã khai sinh ra ngành di truyền học, người bước vào tu viện để được học các môn khoa học ,thuyết di truyền mà ông dành cả đời để nghiên cứu phải mất cả chục năm sau khi ông mất mới được công nhận. Tại sao một con người dành cả cuộc đời chỉ để tìm ra cách mà, những quả đậu da nhăn lai với những trái đậu da nhăn lại tạo ra những trái đậu da trơn. Khoa học cho phép tôi đạt tới giới hạn của bản thân, bởi vốn dĩ tôi không thể biết được cái giới hạn đó, tôi dành cả đời để tìm kiếm nó xem tôi có thể đi xa đến đâu. Mục đích của tôi không gì khác cũng là để sinh tồn, không chỉ cho tôi, mà còn cho con cháu tôi, cho con cháu những người khác, cho tất cả những ai miễn là chúng ta cùng chung ngồn gốc ADN.Tôi cũng sẽ không yêu một hòn đá đâu tôi lấy nó để xây nên ngôi nhà mà.

          • Với mình thì sinh tồn là phương tiện cho mục đích chứ không phải tạo ra mục đích. Nghĩa là nhờ sinh tồn mà tôi mới có điều kiện để tìm kiếm và đạt được mục đích của mình là truy cầu hạnh phúc, tình yêu… Tôi muốn sinh tồn để “sống” chứ không phải “sống” vì sinh tồn. Nếu bạn đặt sinh tồn lên trên tất cả thì mọi thứ thuộc về tinh thần của con người sẽ biến mất, người ta lấy nhau để sinh con và nuôi chúng duy trì giống loài chứ không phải vì yêu nhau và yêu con. người thầy dạy học chỉ vì tiền, vì đứa trẻ cần tồn tại vì thế giới bên ngoài và nó trả tiền cho điều đó. Và xét theo lẽ đó, họ làm tất cả để sinh tồn chứ không hề tồn tại một tình yêu hay cái gì gọi là cao quý.

            Còn việc mỗi người chúng ta tiến hóa từ những loài khác, từ những loài tảo đơn bào thì sao? với bạn đó là sự vĩ đại? Vâng! nếu tôi chấp nhận đó là sự vĩ đại thì sau đó là gì? có lẽ với bạn thì ta phải cố gắng sinh tồn để duy trì sự vĩ đại đó? Thật ra với bản thân tôi thì tôi không thấy điều đó mang nhiều ý nghĩa cho lắm. Nếu coi trọng quá trình đó thì ta cũng chẳng là gì cả, ta trở thành thứ phục vụ cho quá trình đó một sự phục vụ trong vô cảm của cả quá trình dài đằng đẳng mà ta chỉ là một đoạn ngắn cực kỳ nhỏ bé trong đó. Quá trình đó chẳng phải vì tôi mà có, nó không vì cái gì cả, có chăng là vì sự tồn tại mà thôi. Cha mẹ có thể chết để con cái được sống, vợ chồng hay người yêu nhau có thể chết vì nhau. Vậy những cái chết đó là vì cái gì? họ hy sinh vì cái gọi là sự sinh tồn của gióng loài? bạn nghĩ thế sao? Tôi thì không nghĩ vậy, những điều ta hy sinh cho nhau vì chính người đó, vì ta yêu người đó, nếu ta quan trọng sinh tồn thì tại sao ta phải từ bỏ sinh tồn của chính mình cho người khác? có lẽ bạn sẽ nói là sự đấu tranh sinh tồn, nhưng bản thân tôi sẽ không bao giờ chấp nhận điều đó. Sự hy sinh đó phải từ cái gì trong tôi chứ không vì một cái mang vẻ vĩ đại bên ngoài. Tôi tồn tại vì chính tôi chứ không vì một cái gì đó bên ngoài dù nó là vĩ đại.

            có câu chuyện rất hay đọc trên fb, có người hỏi một anh đạo công giáo, “vì sao anh thờ lạy một bức tượng”, người ấy hỏi lại “anh là bộ đội phải không? tại sao mỗi buổi sáng anh phải chào một lá cờ vải?”, “vì lá cờ đó tượng trưng cho tinh thần dân tộc”, “thì tôi cũng vậy, tôi quỳ lạy là lạy cái tinh thần của bức tượng, cho những gì tốt đẹp, bức tượng chỉ là cái dùng để tượng trưng”.

            Điều bạn nói về Chúa đúng với những người bình thường, họ không tin vào họ, họ trông chờ Chúa cứu họ. nhưng chỉ với người bình thường thôi bạn à. Nhưng bạn quên một điều, những người trông thấy Chúa không phải là những người bình thường, họ là những người vĩ đại trong loài người, và họ không mang cái tính chất mà bạn nói, họ cũng không hy sinh vì sự tính chất tầm thường đó. Và họ cũng không chờ đợi, họ luôn làm những điều vô cùng tốt đẹp.

            Tại sao Chúa không phải do con người tạo ra? có thể vậy hoặc có thể không. Chấp nhận hay không thì phải do từng người vậy, tôi đâu có nói nhất thiết bạn phải tin là có CHúa vì chắc chắn là có Chúa. tôi chỉ nói tôi tin là có Chúa thôi, và tôi tin sự chắc chắn đó, là của riêng tôi. Tôi có thể đồng ý quan điểm của bạn vì đó là một suy luận cũng mang tính hợp lý chứ không vì tôi không tin có Chúa. Có nhiều quang điểm khác nhau khi tin có Chúa, không phải khi tin thì ta không tin vào mình mà là ngược lại. “con người mang hình ảnh của Thiên Chúa”, điều đó không những không làm ta trở nên hèn mọn mà khiến ta trở thành cao vời, cao vời để làm những điều xứng đáng với chính ta.

            Bạn đạt đến cực hạn của bạn để làm chi? cực hạn của cái gì? của thân xác bạn? để làm gì? để sinh tồn cao hơn và tốt hơn, nhưng tốt hơn để làm gì? khi trả lời những câu hỏi đó bạn sẽ thấy những điều bạn tin vào không hề có một câu trả lời ý nghĩa. có thể tôi sai, nhưng từ việc trả lời những câu hỏi đó bạn sẽ thấy mục đích con người không phải là ở sinh tồn mà là ở những điều cao quý hơn, chính nó tạo ra sự khác biệt giữa con người và những loài vật khác.

            Tôi trò chuyện với vài người về vấn đề có Thiên Chúa hay không và thấy rằng bạn là người có những suy nghĩ logic nhất trong đó. Vấn đề không nằm ở sự logic mà nằm ở niềm tin. Với tôi thì khoa học có những giới hạn để nhận biết Thiên Chúa, với bạn thì những con người nhìn thấy Thiên Chúa không phải là họ nhìn thấy mà họ tự nghĩ ra. bạn đặt niềm tin vào khoa học trong sự trả lời về Thiên Chúa còn tôi thì không, tôi tin những người nhìn thấy Chúa còn bạn thì không tin. nói chung mỗi người một quan điểm. Tuy nhiên vẫn như từng nói, kể cả khoa học cũng luôn để ngõ về việc có Thiên Chúa hay không, còn cái việc phủ định Thiên Chúa chỉ là vì bạn được giáo dục trong một đất nước lấy duy vật làm nền tảng, trong khi đó chỉ là một nửa của khoa học thôi bạn à. Khoa học chân chính không có kết luận nào về sự tồn tại của Chúa cả.

          • Có lẽ chúng ta đã đi đến giới hạn của cuộc tranh luận tôi hiểu rõ điều cố hữu trong bạn, tôi nghĩ bạn cũng vậy hiểu những thứ khó có thể thay đổi trong tôi .Chúng ta là sản phẩm của những gì đã tạo nên chúng ta. Những câu chuyện bạn đã nghe khác với những câu chuyện bạn được nghe, cuốn sách đầu tiên của tôi, cuốn sách đầu tiên của bạn. Nếu hoán đổi nếu tôi được một cha sứ kể về sự nhân từ của Chúa trước khi, đọc cuốn sách đầu tiền về Edison hay cuốn về cuộc đời của Phật, có lẽ tôi đã khác. Một lần nữa chúng ta là sản phẩm của những gì tạo ra chúng ta, tôi có thể có thêm lý lẽ và dẫn chứng để lý giải mọi về mối quan hệ giữa tình cảm và sinh tồn, nhưng chung quy lại những gì tôi muốn là đưa đến là sinh tồn một cách đúng đắn thì cũng cao quý chứ sao, còn bạn đề cao mục đích vì nó cao thượng và tuyệt vời làm sao so với những nỗ lục sinh tồn. Bạn thấy đấy kể cả khi muốn kết thúc cuộc tranh luận vì lúc này chỉ lúc này thôi cảm thấy mệt mỏi sau công việc, thì tôi vẫn cố phản bác. Có lẽ tôi quá nhỏ bé so với những người tôi thần tượng, họ với tôi cũng giống như Chúa của bạn. Đùa chứ tôi cũng cạn ý rồi. Nếu có duyên làm bạn thì một dịp nào đó tôi sẽ nói về ỹ nghĩa thứ mà tôi cảm nhận dk thứ giúp tôi tiếp tục nỗ lực. Tôi chưa đủ trình để viết bài chiêm nghiệm về cuộc sống còn nhiều thứ phải học lắm, một khi đã làm gì thì phải làm cho tốt chứ không xuề xòa được. Một dịp nào đó tôi muốn chia sẻ những cảm nhận về cs, đôi khi lý lẽ ko thuyết phục bằng trải nghiệm. Vui vì được tranh luận-dù sao chúng ta cũng có một điểm chung ko thích người hàng xóm.

          • Bạn thấy đấy, chúng ta đã hiểu nhau và quả thật tranh luận tiếp là không cần thiết. Chúng ta tôn trọng ý kiến của nhau vì bạn hay tôi đều biết mỗi chúng ta là sản phẩm của một hoàn cảnh. Chính hoàn cảnh đã khiến ta xem trọng điều gì mà ta nghĩ là quan trọng, nhưng có lẽ dù tôi hay bạn đều muốn tìm đến sự cực hạn, và mặt nào đó thì cái cực hạn đó đều cần thiết cho con người cả. nếu có thể thì bạn nên viết bài vì lý luận của bạn khá chặt chẻ. nếu có điều kiện chúng ta sẽ trao đổi quan điểm nhiều hơn 🙂

  3. Tôi thì vẫn không thay đổi quan điểm.

    Tôi từng trích dẫn trong Sáng thế ký, có câu truyện Cain và Abel. Đây là 2 anh em cho Adam và Eva sinh ra. Cain thì trồng trọt hoa màu, Abel thì chăn nuôi gia súc. Mùa thu hoạch, Cain dâng lên Chúa hoa màu mình trồng, còn Abel thì dâng lên ngài thịt mỡ ngon lành béo ngậy. Chúa thì thương Abel hơn và đã nhận phần thịt mỡ, còn gạt bỏ hoa màu và từ chối Cain. Vì thế, 1 hôm Cain rủ Abel ra ngoài đồng và giết đi. Qua câu chuyện này, có thể hiểu (i) Chúa là nhân tố gián tiếp gây ra tội lỗi nghiêm trọng, (ii) Chúa cũng mang bản tính con người (thèm thịt – nôm na là vậỵ. Ngay cả Giáo hoàng Francis cũng thừa nhận “Chúa không phải là ảo thuật gia với cây gậy thần”. Việc Chúa có phải là sản phẩm của con người không, chưa ai chứng minh được, nhưng nói lên điều đó không phải là không có lý riêng.

    Trong thần thoại Hy lạp thì các vị thần mang đầy tính người. Nàng Medusa vì tự mãn với vẻ đẹp của mình mà nghĩ rằng mình đẹp hơn nữ thần Athena. Chuyện chẳng có gì đáng nói nếu thần Poseidon hãm hiếp Medusa ngay trong đền thờ Athena, trong lúc tuyệt vọng Medusa đã cầu xin sự che chở của Athena, nhưng nữ thần lờ đi không nghe thấy. Vậy, Athena vẫn có sự ganh ghét của phụ nữ, và Poseidon thì vẫn mang dục vọng đàn ông. Đây đều là 2 tính cách của con người, mà tạo hình của họ cũng là hình người nữa.

    Theo tôi, Chúa, cũng như là Đức Phật Thích ca Mâu Ni hay là Moses, cũng đều là con người. Chỉ vì họ có nhận thức và tầm nhìn xã hội vượt thời đại, đem lại ánh sáng tiến bộ trong tư tưởng cho con người nên họ được tôn lên làm thánh thần. Còn về Chúa, tôi còn nghĩ theo 1 hướng khác, đó là nơi con người đặt niềm tin vào – một nơi vô hình nhưng vững chãi vô cùng. Vậy nên, tại sao ta không thể nghĩ theo chiều hướng là, người ta tạo ra Chúa để đặt niềm tin vào nhỉ?

    • có một điều tôi đã nói nhiều lần nhưng nhưng vẫn nhắc lại với bạn, đó là suy nghĩ của chúng ta bị giới hạn bởi những gì chúng ta được dạy. Một điều rất đơn giản để bạn hiểu vấn đề. dân Do Thái là dân tộc thông minh nhất thế giới, điều đó cũng được khoa học chứng minh về kết cấu não người và thống kê cho thấy trên 50% bác học thế giới là gốc Do Thái. Những điều bạn nói không phải họ ngu là không hiểu, nhưng họ vẫn thờ phượng Thiên Chúa, cả một dân tộc. Và đạo Thiên Chúa từ Chúa Giê Su cũng từ đó mà ra, Ala trong đạo Hồi cũng là hình ảnh Thiên Chúa của đạo Do Thái. bạn cảm thấy trí tuệ bạn tới đâu để có thể đơn giản hóa một hình ảnh như Thiên Chúa? bạn đọc hết sách Sáng Thế Ký của người Do Thái chưa? cả tôi là người Công Giáo cũng không được đọc nữa là. Và nếu tôi đoán không lầm thì cái câu chuyện bạn nêu ra là do bạn đọc được từ một bài báo nào đó mang tính đả kích công giáo chứ không phải tự bạn đọc sách Sáng Thế Ký rồi tự suy ngẫm ra. Tức có người mớm ý cho bạn rồi. Tôi có một người bạn, bạn ấy nói sẽ học tiếng Ả Rập để tìm đọc cuốn kinh đầu tiên của đạo Do Thái, vì khi qua 1 lần dịch thì nó sẽ đổi khác và mất đi cái ý của bản gốc. ngoài ra bạn ấy nói rằng những cuốn sách giá trị lớn như Kinh Thánh trong các tôn giáo thì có 5 đến 7 tầng hiểu. Chỉ ở một độ cao nhất định về tri thức và trí tuệ người ta mới có thể hiểu được những tầng sâu hơn. mọi thứ không đơn giản như bạn nghĩ đâu, nếu kinh thánh và Thiên Chúa là tầm thường như điều bạn hiểu thì đã không tồn tại trong suốt chiều dài lịch sử loài người rồi, vì chỉ cần một con người thuộc chủ nghĩa vô thần có trí tuệ đỉnh cao loài người chỉ ra sự phi lý thì cũng đủ khiến tôn giáo sụp đổ, mà những con người đỉnh cao ấy lại không hề thiếu, nhưng mấy ngàn năm nay ai làm được chuyện đó? họ không làm được vì họ không làm nổi. còn nữa, cái câu bạn trích dẫn lời của đức giáo hoàng mình cũng biết bạn đọc từ một thông tin đả kích tôn giáo ra, cái việc moi một câu ra khỏi hoàn cảnh của nó chính là cách bẻ cong chân lý mà mình từng nhắc đến. chưa nói đến việc các quốc gia phương tây lấy kinh thánh làm nơi đặt tay tuyên thệ, bạn có thấy được sự ngược đời không? những nước gọi là văn minh như thế lại ngu (theo như bạn hiểu) như vậy tin vào điều nhảm nhí do con người đặt ra trong khi một nước lạc hậu như ta lại thông minh tột cùng và không tin vào điều đó. Bạn có thấy ngộ không nào? tại sao cả một dân tộc thông minh nhất thế giới lại tin vào điều không có thật? tại sao những nước văn minh nhất thế giới lại làm một hành động vô cùng nhảm nhí? bạn có biết có rất nhiều bằng chứng mà sau này con người phát hiện đã lật đổ thuyết tiến hóa nói con người phát triển từ loài vượn không? nhưng chúng ta đâu được biết. bạn có biết con người có khả năng chữa bệnh bằng linh hồn không? cái mà về VN thì gọi là nhân điện đấy, nó là có thật đấy bạn và được giảng dạy trong một số trường đại học lớn ở phương tây, được khoa học công nhận đấy, và cả chuyện con mắt thứ 3 cũng có thật – ở VN từng có người có đấy. những chuyện đó hãy dùng khoa học giải thích đi.
      mình chỉ nói đến đó thôi, còn tin hay không là do bạn, mình chỉ khuyên bạn một điều là đừng vội kết luận điều gì vượt quá sự hiểu biết của bản thân, nếu không với cách nhìn của hiện tại thì nó sẽ ngăn bạn bước lên những bậc tiếp theo đấy. Và phải luôn nhìn lại bản thân chúng ta bị giới hạn ở đâu.

    • Ngoài những gì tác giả đã trả lời tôi xin có đôi chút nhận xét về comment của bạn.
      Bạn đọc được một mẩu chuyện ngắn trong Kinh Thánh và rất hăng hái phản bác như chân lý. Xin thưa với bạn ngay từ nhỏ chúng tôi đã được dạy rằng nếu hiểu Kinh Thánh theo kiểu “Word by word” thì Kinh Thánh đơn thuần chỉ là 1 cuốn Cổ tích (mà cũng chưa hẳn vì cuốn cổ tích này kết thúc chưa có hậu). Chúng tôi có cả bộ môn Thần học nhưng đôi khi vẫn chưa hiểu hết ý nghĩa Kinh Thánh.
      Theo ý kiến cá nhân thì cách hiểu Kinh Thánh của bạn cũng như trẻ em lớp 1 học toán 9. Chỉ nhìn thấy con số nhưng chẳng hiểu tại sao số 2 lại được viết nhỏ trên một số khác, rồi bạn cho đó là lỗi chính tả.
      Rồi bạn trích một câu nói của vị Giáo Hoàng khả kính của chúng tôi mà chẳng quan tâm đến hoàn cảnh nói, đến cái cách bạn hiểu cũng đầy thành kiến.

    • Bạn trích dẫn câu chuyện Cain và Abel trong sách Sấng Thế là rất đúng. Tuy nhiên, bạn lấy câu chuyện Cain và Abel để quy chụp Thiên Chúa có cùng bản tính con người là sai rồi. Nếu bạn muốn nói về Thiên Chúa thì bạn nên tìm hiểu sâu hơn rồi hãy nói. Nói vậy cho người khác biết bạn chỉ là một người suy nghĩ chưa tới thôi. Thân!

  4. Ở cùng một trái đất mọi người cùng nhin lên bầu trời, có người sẽ thấy mặt trời, có người sẽ thấy mặt trăng có người sẽ thấy hoàng hôn ….. mọi người đều đúng chẳng ai sai hết, cái sai của chúng ta là tự cho cái nhìn của mình là đúng chỉ vậy thôi. theo mình vấn đề tín ngưỡng và niềm tin là ở mỗi người nên đừng đem ra so sánh hay tranh cãi vì đó là điều ngốc nghếch

    • mỗi người nhìn thấy theo cách của họ nhưng bạn nên biết khả năng mỗi người là có giới hạn, bạn chẳng thể tìm thấy gì nếu bạn chỉ có một mình. như đứng trong một khu rừng nếu bạn tự chặt cây để tạo thành con đường thì bạn chặt được vài cây cổ thụ là ngủm. trong khi trong khu rừng đó có rất nhiều con đường mòn do người khác tạo ra, những con đường mòn chằn chịt đó có thể không dẫn ra khỏi khu rừng nhưng bạn có thể mượn nhờ nó để đi được một quảng khá xa, rồi có thể sau đó bạn lại chọn con đường khác. tranh luận không phải để “bạn phải nghe theo tôi” mà là để mở mang hiểu biết và tầm mắt. nếu bạn chỉ nhìn bằng mắt bạn thì bạn chỉ thấy mặt trăng như cái chén, nếu bạn dùng kính thiên văn của người khác sáng chế thì bạn sẽ hiểu rõ mặt trăng thật sự là như thế nào. Ngốc nghếch hay không là ở cách hiểu chứ không phải ở hành động.

  5. Khi nào sự thật được phát hiện và chứng minh thì sẽ không một ai cần phải tranh cãi. Dù sao tôn giáo cũng chỉ là niềm tin của loài người. Nếu loài người không có cảm xúc thì tôn giáo không bao giờ tồn tại. Vì loài người sẽ không tin dù cho điều đó có thật (hoặc phi lý). Có lẽ là vậy?

    • Một người bạn rất tốt của tôi bảo rằng cảm xúc là những biểu hiện xuất phát từ linh hồn con người, có lẽ vì thế mà con người cảm nhận được Thượng Đế chăng?

      • Mắt đời quay xuống dưới đọc hết comment của tôi rồi nếu muốn ta sẽ cùng nhau tranh luận tiếp để phần nào ra được vấn đề mang tính nhân loại ngày hôm nay nhé! Thân.

      • Cảm xúc, tình cảm, có lẽ đó chính là cội nguồn của niềm tin và tôn giáo. 🙂 Nếu thực sự trên đời này không tồn tại tôn giáo, ta có thể chắc chắn một điều là con người cần có thứ gì đó để dựa dẫm. Tôn giáo là một điều tuyệt vời hơn cả, ít nhất là đối với những người chưa biết phải đi về đâu.

        • bạn nói đúng đấy, tôn giáo là một điều tuyệt vời cho những ai chưa biết phải đi về đâu, nhưng khi tâm trí bạn vượt qua được sự dựa dẫm, hay nói cách khác là khi sự dựa dẫm không đủ để bạn thấy cuộc sống mình có ý nghĩa thì bạn lại phải tự tìm con đường riêng của bạn, bạn phải tự đi tìm xem thế nào là hạnh phúc, thế nào là sống ý nghĩa, thế nào là chân lý, thế nào là tình yêu… khi đó tôn giáo khi còn dựa dẫm sẽ trở thành một hành trang giúp bạn không bị lạc hướng. nhưng báo trước là con đường đó rất nhiều sự cô đơn vì rất ít ai hiểu bạn. sẽ có lúc bạn muốn vô tư sống như những người khác cùng trang lứa nhưng bạn không thể, không thể vì bạn không muốn đi ngược trở xuống để giống như họ. nhưng trên con đường tiến lên đó nếu bạn tìm được người đồng hành thì bạn sẽ thấy được hạnh phúc vô biên và khi bạn cùng người đó hay những người giống bạn tìm được ý nghĩa cho cuộc sống bạn thì bạn sẽ thấy cuộc đời thật xứng đáng. nhưng cũng có thể bạn sẽ cô độc suốt đời mà cả vợ/chồng của bạn cũng không hiểu bạn. 🙂

    • Mình vô thần, nên không theo phái nào cả, ngược lại thì khoái tìm hiểu mấy cái liên quan đến tôn giáo. Nhưng khi đi sâu vào thì thấy rằng mọi chuyện không như vẻ ngoài. Mình nói đơn giản thôi nhé không màu mè( vì bản thân mình khi làm/nói điều gì phải thực tế, phải trải qua rồi mới nói), có thời mình rảnh rang, mình cũng tham gia vào Gia đình Phật tử, ban đầu thì ok, nhưng sau đó dần dần mình thấy nhiều điều không như vẻ ngoài. Đừng xét về chuyện ra đời, rồi tôn giáo nào tốt hơn, điều gì đáng tôn thờ…v …v vì tất cả đều do Con người tạo ra, mà đã là con người thì lúc nào cũng sẽ có mặt tốt và không tốt. Nếu họ phụng sự một đấng toàn năng nào để mong muốn con người được sống tốt lên, yêu thương nhau thì không nói làm gì. Còn những kẻ núp bóng đạo để trục lợi thì thiết nghĩ cũng không ít! Nên điều quan trọng là ở bản thân mình mà thôi.

      • Mình cũng nghĩ như bạn.Thật ra đã gọi là tôn giáo thì xấu nhiều hơn là tốt.
        Tất cả tôn giáo trên đời đều từ một quan điểm triết học mà ra.
        Thiên Chúa giáo xây dựng từ quan điểm triết học của đức Giê Su.Phật Giáo xây dựng từ quan điểm triết học của đức Phật.Hồi Giáo xây dựng từ quan điểm triết học của thánh Ala.
        Quan điểm triết học nào của những vĩ nhân nêu trên đều hướng thiện,nếu con người chịu để nguyên nó là triết học.

        Nhưng vì nó quá vĩ đại nên con người biến triết học thành tôn giáo,nghĩa là phải sùng bái,xây dựng giáo phái,luật lệ,nhà thờ,chùa,…để thờ lạy cái triết lý đó.Và họ bắt đầu việc tìm kiếm quyền lực và trục lợi từ việc sùng bái đó.
        Mọi sự tồi tệ trên đời bắt đầu từ đây !
        Mình cũng có thời gian tham gia vào vài khóa Thiền tập này nọ,nhưng buồn một cái là nhiều khi cửa Phật hay Nhà Thờ lại là nơi đầy trần tục và mọi ham mê danh lợi của con người lộ rõ ở đây !
        Thôi đành về nhà mở nhạc nghe bài ” Này em có nhớ ” cho khỏe người,hi hi.

        • Nói thằng ra có những bạn trẻ (ngay tại xóm mình) đi tu để tránh việc lao động chân tay vất vả, thấy tu gì mà ra chùa vô chùa rồi ra như đi chơi! Còn chùa mình từng đi thì các “anh sư” rủ nhau đi tắm biển và khoe hình lên face ôm ấp nhau là bình thường! hờ hờ

          • Mình thì có đi học Thiền và học mãi không đạt yêu cầu cho tới một ngày nhận ra là họ làm vậy để giữ mình lại chứ không muốn ” dạy ” thực sự cho mình biết Thiền là gì ! Khóa đó không yêu cầu đóng tiền gì nhưng họ phàn nàn và ra vẻ vất vả về mình để mình áy náy mà đóng góp cho họ.

          • Hơ, đã dạy “Thiền” mà còn biết phàn nàn thì thiền sao được? Mình cũng thử tham gia một lớp gọi là mở Luân xa gì gì đó nhưng thấy không ổn nên thôi. Bản thân mình không tin lắm mấy cái đó nên nhìn họ với ánh mắt dò xét và cảnh giác, còn họ nhìn mình nghi ngờ nên họ không muốn mình học tiếp 🙂

          • Hi hi, bản chất con người khi làm gì cũng nghĩ đến lợi ích cho bản thân đầu tiên, nếu làm việc gì mà nghĩ rộng hơn một chút thì có lẽ sẽ thảnh thơi hơn!

          • Mình cũng không chê trách ai cả nhưng buồn cười ở chỗ lúc đi học Thiền thì cái mình ngộ ra chính là dù có tu tập hay thiền định cao siêu gì đi chăng nữa thì cũng phải ăn,uống và trả hóa đơn hàng tháng.Đó là điều giác ngộ rất quan trọng,hì hì.

          • Thiền tông đương nhiên người ta sẽ không dạy gì nhiều cho bạn đâu. Bạn chỉ đến đó ngồi thiền và phải tự mình ngộ. Nếu bạn hỏi người ta điều gì rất có thể các thầy sẽ cho bạn một gậy vào đầu, gọi là “bổng hát”, nghĩa là phải tự mình ngộ, có người từng thắc mắc, tôi không ngộ được mới đến đây học, ông lại cho tôi 1 gậy vào đầu là sao. Bồ Đề Đạt Ma, tổ sư của Thiền tông khi còn tại thế từng nói rằng Pháp mà ông truyền chỉ có thể truyền được 6 đời, nghĩa là tới Lục tổ Huệ Năng thì không còn gì có thể truyền được nữa. Bởi vì nó ôm giữ cái lý “Không”.

          • Mình bỏ dở vì vấn đề trần tục tại chùa,chứ không phải vì ko ai dạy gì đâu.Cũng lâu rồi,với lại mình cũng không theo tôn giáo nào,học là để giải tỏa stress vậy thôi,chắc là minh vô duyên hoặc chắc phải lên đỉnh núi nào đó gặp cao nhân mới đúng chỗ,hihi ! Hoặc là phải theo tôn giáo đó mới ngộ ra được chăng ?

            Nhưng nếu suy nghĩ lại thì mình cũng đã ngộ ra một điều là chùa hay nhà thờ thì cũng là nơi trần tục,nghĩa là nó cũng nằm trong cuộc sống này chứ có phải nằm ngoài đâu.

          • Mình đang tập Pháp Luân Công, sức khỏe của mình cũng cải thiện rất nhiều, nếu bạn muốn tìm hiểu mình có thể tặng sách cho bạn

          • Vâng,rất cảm ơn ý tốt của bác.Nhưng mình thuộc dạng người chỉ có thể ” thiền ” bằng cách làm việc chứ không phải bằng tập luyện.Hy vọng môn học của bạn sẽ giúp ích cho những người khác.Dù sao cũng cảm ơn bạn !

        • “Thật ra đã gọi là tôn giáo thì xấu nhiều hơn là tốt” – câu này là nói bậy nè! làm ơn tìm lại nhìn lại đi, đừng để thành kiến của bạn làm lu mờ lý trí. Xin cho bạn biết hầu hết các chương trình nhân đạo trên thế giới này đều xuất phát từ tôn giáo. và tôn giáo không phải do triết học sinh ra, dù rằng con người dùng triết học để cảm nhận Đấng Toàn Năng. Tiếc rằng việc thảo luận ở đây giữa chúng ta khá là vô nghĩa. Tôi là người theo Công Giáo, tôi hiểu đạo giáo tôi, tôi cũng được lớn lên trong chế độ XHCN và cái thuyết vô thần của nó. Trong khi bạn thì chỉ có cái sau. đây là mặt tối của việc không có tự do trong dạy và học. ở nước ngoài người ta dạy mọi thuyết về sự phát sinh của vũ trụ và con người, sau đó sẽ có những cuộc phân tích và tranh luận từng thuyết ấy, sau khi hiểu khá rõ từng thuyết thì chọn tin vào điều gì là do từng người. Trong khi ở VN chỉ dạy duy nhất thuyết tiến hóa, đó chính là giới hạn của giáo dục và tư tưởng của con người VN. bạn có hiểu điều mình nói không? hãy tìm hiểu tôn giáo không thành kiến, sau đó lựa chọn thế nào là quyền của bạn.

          • 1/ Ừm,nói cho đúng thì tôn giáo do con người sinh ra nên tốt xấu lẫn lộn,có mặt này mặt kia.Mình nói nhiều về cái xấu nên bạn thấy thế chứ thực ra cái tốt của tôn giáo thì cũng rất nhiều,do mình chưa nói về cái tốt đó thôi.
            2/ Tôn giáo rất giống triết học ở chỗ nó phản ánh cách nhìn nhận,lý giải về mọi thứ xung quanh.
            3/ Việc hiểu biết ko quan trọng là có đạo hay ko có đạo đâu,có nhiều người có đạo nhưng cũng ko hiểu đúng về tôn giáo của họ nếu họ bị lập trình bởi tôn giáo.
            4/ XHCN ko phải là tôn giáo,nó là chính trị thôi.Thuyết vô thần cũng là chính trị luôn vì nó sinh ra là để hạn chế ảnh hưởng của tôn giáo để phục vụ cho ảnh hưởng của chính trị,nghĩa là thay vì sùng bái tôn giáo thì hãy sùng bái lãnh tụ.

            5/ Mình hiểu điều bạn nói.

      • Thích cách nghĩ của bạn về Tôn Giáo.
        Tôi cho rằng không có ai có ý thức mà lại không có Tôn Giáo. Ví như bạn tự nhận mình Vô Thần, nhưng Vô Thần cũng là 1 Tôn Giáo, mở ngoặc xíu, Phật Giáo nguyên thuỷ cũng là 1 Tôn Giáo vô thần. Tôi hay suy nghĩ rất linh tinh về mấy thứ kiểu như nguồn gốc sự sống, lịch sử vũ trụ, ý thức đến từ đâu, vân vân và vân vân

      • “vì tất cả đều do Con người tạo ra” mình thì không nghĩ như bạn hi hi, có lẽ bạn nên tìm hiểu sâu hơn trước khi phán định một câu như thế. có thể bạn thấy một số người trong đạo (bất kỳ đạo nào) vẫn con người quá nhưng điều đó chưa đủ để kết luận rằng tất cả những gì của tôn giáo đều do con người tạo ra. Nếu bạn gần gũi với Phật Giáo thì nên tìm hiểu sâu vào Phật pháp, nhưng mình nghĩ tìm về nguồn cội của Phật Giáo thì tốt hơn vì những gì của hiện tại thường rất rời xa cái gốc ban đầu.

        • Mình đang nói trên bình diện những gì đang xảy ra, cái hiện nay mình thấy, mình nghe, mình chứng thực là do cơn người tạo ra, chứ không nói tôn giáo do con người tạo ra! bạn cắt ra một vế cuối của cả đoạn, không rõ ý thể này thì hỏng hết cả những gì mình muốn nói!

    • Mỗi người mỗi khác nên chuyện tin và theo Chúa luôn có sự khác nhau, có người trọng điều này và làm theo, có người lại trọng điều khác. bạn hãy tìm cho tôi 2 người hoàn toàn giống nhau trong cách suy nghĩ đi, sẽ không bao giờ có. còn vấn đề “Suy cho cùng, tôn giáo là sản phẩm của con người” tuy câu nói giống của tôi nhưng cách hiểu của tôi và bạn lại không hề giống nhau. Với bạn thì Thiên Chúa là do con người tạo ra còn tôi thì tin vào điều ngược lại, còn chuyện đúng sai thì mỗi người một cách nhìn thôi.

  6. Chủ đề bạn nêu cũng hay đây.
    Đa phần những người theo tôn giáo tin Chúa là một hình thức vật chất,thật ra Chúa chỉ là một khái niệm.
    Khoa học không mâu thuẫn với tôn giáo,đó chỉ là hai cái nhìn về cùng một vấn đề,tức là khái niệm Chúa.

      • Bạn không cùng quan điểm về vấn đề gì vậy,về Chúa hay về khoa học và tôn giáo,bạn có thể nói rõ được ko ?
        Nói đến vấn đề như tôn giáo thì ko có kết luận gì cả,tất cả chỉ là quan điểm thôi.

        • bạn có rất nhiều lầm lẫn, người theo tôn giáo không phải tin Chúa là một hình thức vật chất, đừng nhầm khi thấy người Công Giáo thờ Chúa Giê Su thì bảo là như thế. “Chúa là một khái niệm” câu này là ai nói? bạn tự nghĩ thế hay bạn nghe ai nói?
          có nhiều người rất hay nhầm lẫn khi đồng nhất quan niệm về vô thần trong triết học với khoa học. xin thưa đó là 2 cái hoàn toàn khác nhau. Khoa học không có bất cứ quyền gì để đưa ra nhận định về Chúa cả. nếu có thì chỉ là “chưa xác định được có tồn tại Chúa hay không”, mà chưa xác định thì có thể có, có thể không. bạn bị nền giáo dục ám ảnh quá nặng rồi.

          • Trước hết bạn phải nhìn nhận quan điểm của mình là quan điểm của một người ngoại đạo có nghiên cứu về đạo của bạn đã,sau đó bạn hãy thử xem xét nhé.1/ Mình nói người Công Giáo có vẻ tin Chúa là vật chất là do thế này,họ phân chia Chúa ra 3 ngôi : Cha,con và thành thần.
            Theo mình thì nếu Chúa là phi vật chất thì sẽ không như thế được,tức là có quan hệ cha,con hoặc có thể phân chia ra thành nhiều loại,tức là có vẻ như là vật chất vì nó chia ra được.Dù rằng đó là 3 trong 1 đi chăng nữa thì mình thấy khá là vô lý.Đương nhiên đó là ở level trần tục,nghĩa là Công Giáo cũng phải làm cho Chúa có vẻ vật chất đi thì mới gần gũi với số đông được,dẫu sao cũng là lý thuyết.
            2/ Mình cho rằng Chúa là một tồn tại có thật,nhưng con người chỉ chạm tới cái có thật này thông qua các khái niệm chứ con người không với tới trực tiếp nổi được.
            3/ Khoa học ko phải là nhận định về Chúa mà là một góc nhìn khác về Chúa.Ví dụ như sự sinh ra của vũ trụ chẳng hạn,bằng cách tìm bằng chứng ngược về quá khứ,điểm xa nhất mà khoa học chạm tới được chính là vụ nổ Big Bang khai sinh ra vũ trụ,tức là điểm mà gần như không có cái gì cả,họ không sao trả lời được nó là gì nên họ đặt tên cho nó là điểm kỳ dị.Cũng như tôn giáo thì gọi Chúa là Chúa vậy,họ cũng không trả lời được mà họ nói nếu lý giải được thì không còn gọi là đức tin.Nghĩa là thực ra khoa học hay tôn giáo thì cũng là cùng một thứ nếu xét đến tận cùng,cả khoa học và tôn giáo đều ko lý giải được Chúa vì điều đó quá tầm của con người.

          • Rồi! đa phần lý giải về Thiên Chúa của bạn trên vai trò người ngoại đạo thì mình đồng ý được. giờ thì bạn hãy so sánh cmt này với các cmt trước của bạn sẽ thấy sự khác biệt rất lớn dù rằng những cmt trước đa phần là nói về tôn giáo. Nhưng như ta cũng thấy đó, khi ta có một cái nhìn nghiêm túc thì cái nhìn đó sẽ mang tính khách quan hơn rất nhiều. Mình nghĩ cái lợi của sự khách quan này sẽ giúp chúng ta rất nhiều trong việc nhận biết điều gì đó sau này, có thể một ngày nào đó bạn sẽ nghe một tiếng gọi từ sâu thẳm chẳng hạn, hay là đột nhiên bạn có được sự giác ngộ nào đó như cách gọi trong nhà Phật, cũng có thể không có gì cả. điều mình muốn chỉ là một cái nhìn mở và công bằng, còn có tin và tìm thấy Thiên Chúa hay không thì do cuộc sống của mỗi người vậy, niềm tin không ai bắt ai được.
            Rất cảm ơn bạn vì đã nhìn lại một cách nghiêm túc.

          • Không phải đâu,mình vẫn nghiêm túc mà,nhưng vì mấy cmt trước quá ngắn gọn nên có vẻ sơ sài và hời hợt cho một vấn đề phức tạp như tôn giáo.Thật ra là rất khó mà giải thích cho dù có gặp mặt ban,chứ huống chi là trên web.Thôi để mình ráng cắt nghĩa vậy !
            Bạn có vẻ bất bình vì mình cho Chúa là khái niệm,đó chỉ là suy nghĩ cá nhân của mình khi nghiên cứu tôn giáo chứ không phải ai nói cả,nhưng theo mình thì đó là phương pháp duy nhất mà con người đã dùng để tiếp cận với bí ẩn ngoài tầm với đó.
            Thật ra Chúa là gì thì điều đó cũng được giải thích rõ trong kinh Thánh cũng như kinh Phật rồi.
            Mình ấn tượng nhất về kinh Thánh là những dòng đầu tiên của nó : ” Tất cả khởi đầu từ trống rỗng,không có hình dạng,bóng tối bao trùm mọi vực thẳm,và thần khí Chúa bay là là trên mặt nước “–> bạn so sánh với điểm kỳ dị của BigBang của khoa học thì nó cũng gần giống như vậy,điểm mà vật chất,không gian và thời gian không tồn tại.Thực ra phải gọi là điểm vì ko biết gọi làm sao chứ làm gì có một điểm như vậy.Sự thật kinh khủng mà khoa học đã chấp nhận là không hề tồn tại một điểm như vậy.Kinh Phật thì nói rằng Phật là ” hư vô ” và ” vô thủy vô chung “,nghĩa là không có khởi đầu và kết thúc.Cũng là cùng một câu trả lời thôi.
            Nhưng không ai chịu đựng nổi điều bí ẩn như vậy.Họ đành vật chất hóa và nhân tính hóa Chúa cho dễ hiểu,chứ Chúa thì làm gì có giới tính hay hình dạng hay phân chia ra được.Con người buộc phải sáng tạo Chúa bằng hình ảnh của con người kiểu như một ông già râu bạc phơ chẳng hạn,để cho nó dễ hiểu và dễ chấp nhận với số đông hơn thôi !

            Nghĩa là thực chất bạn đang tìm kiếm Chúa bằng công cụ định danh của con người,chứ đầu óc nào định nghĩa nổi hư vô là cái gì ?
            Công giáo gọi là Chúa,Phật Giáo gọi là Phật,Hồi giáo gọi là Đấng Toàn Năng,khoa học gọi là điểm kỳ dị,bình dân hơn thì gọi Thượng Đế hay Ngọc Hoàng.Lúc này Chúa đã biến thành khái niệm,nhưng không có cách nào khác cả.Phật cũng đã cảnh báo là ” được ý thì phải quên lời “,nghĩa là đến một lúc phải quên sạch lời Phật hay kinh Thánh đi thì mới giác ngộ được.
            Chính gì vậy giác ngộ nó rất khó khăn.Con người không dùng công cụ của người thì dùng gì đây,nên rất là khó cho con người.
            Mình cũng muốn nói về vấn đề vô thần.Không phải không có đạo hay không tin Chúa tức là vô thần đâu.Theo mình thì không có ai trên đời này vô thần cả,vì bất cứ ai cũng một lần trong đời nhớ về người thân đã khuất,hoặc nhìn trời đêm thắc mắc tại sao có trăng,sao,cây cỏ.Bản chất con người là không vô thần.
            Khoa học hay tôn giáo chỉ là những nhánh của một gốc cây.Chúa không phải là niềm tin mà là một sự thật quá bí ẩn đến mức chỉ có thể dùng niềm tin để cảm nhận chứ không dùng cái gì khác được dù có khoa học hay có tôn giáo thì đều bó tay.
            Mình cũng không còn mất công đi tìm Chúa nữa,vì Phật nói ” Phật tại tâm ” là đúng,hay Giê Su nói ” thiên đường ở trong bạn ” thì cũng là cùng quan điểm.Xét về mặt khoa học thì là thế này: Cả bạn và mình đang nhìn màn hình vi tính và đọc chữ được vì chúng ta có một cái gọi là mắt,nhưng mắt ở đâu ra ? nếu không có cái điểm kỳ dị chưa từng tồn tại đó thì bạn có mắt để thấy ánh sáng được ko ? Quá vô lý nhưng nó lại có lý đấy,hi hi.

          • Nói là đi tìm Chúa nhưng thật ra cái mình đi tìm là chân lý, đi tìm một ý nghĩa cho đời sống của chính mình để có được an vui và hạnh phúc, đó là một sự thôi thúc từ chính bản thân ta chứ không phải là một lý do nào đó phù phiếm bên ngoài hay nhằm chứng minh điều gì cả. Biết có một thượng đế để ta biết hướng lên trên mà đi chứ không phải qui tất cả cho Ngài và sống vì Ngài, không phải vậy! ta đi con người của chính ta, của riêng ta mà thôi.

          • Vâng,tất cả những chân lý đó thì đức GieSu va đức Phật đều đã day hết rồi.Nhưng con người thì mãi sân si,nên khó với tới thôi,hi hi.
            Theo mình biết thì tình yêu Thiên Chúa chính là tình yêu hợp nhất giữa chính mình và mọi thứ xung quanh.Kinh Thánh Tân Ước nếu
            tóm lại tư tưởng thì nằm trong việc ” Yêu mình như yêu người khác ” hay gọi là ” Kính Chúa Yêu Người ” thì cũng là cùng 1 khái niệm đó.
            Đạo Phật cũng dạy y hệt như vậy nhưng hướng về nỗi đau nhiều hơn,nghĩa là sẽ thấy Phật ngay khi đau nỗi đau của chúng sinh cũng y hệt mình bị đau.
            Nhưng thật sự thì lại khó khăn vô cùng vì con người ai cũng yêu mình hơn yêu người vì sự ích kỷ của mình,nên họ không thấy Chúa hay
            thấy Phật trong bản thân họ.
            Vài lời của một kẻ ngoại đạo,hi hi !

          • Ko biết bạn ở đâu,nếu ở Sài Gòn thì đối diện bưu điện Sài Gòn chỗ nhà thờ Đức Bà đó,có một nhà sách bán đủ loại sách Kinh Thánh,cứ vào đó mà mua !

          • Bạn cứ đọc đi có mất mát gì đâu,với lại nó cũng là tinh hoa nhân loại mà,mặc dù cái phần Cựu Ước,trước khi đức GieSu ra đời thì nó cũng nhiều chuyện đẫm máu.
            Theo mình biết thì Do Thái Giáo (ko phải Thiên Chúa giáo đâu) có một bộ kinh cổ xưa viết bằng ngôn ngữ cổ mà chỉ có giới lãnh đạo tôn giáo mới được đọc.Nó chứa gần hết những tinh túy của sức mạnh dân tộc Do Thái,tiếc là ta ko đủ trình độ để đọc,kiểu như Cửu Âm chân kinh có lọt vào tay ta thì ta cũng luyện ko thành mà nó sẽ trở thành Cửu Âm Bạch Cốt Trảo vậy đó,he he.

          • Mình mới đọc lại kinh Thánh,đây,cái đoạn mà mình đã hilight bút dạ quang hồi trước đây,toàn bộ chân lý của đức Giê Su nó ở chỗ này,mình trích dẫn lại cho bạn xem :

            ” Khi Giuđa ra khỏi phòng tiệc ly, Đức Giêsu nói : “Giờ đây,con người được tôn vinh, và Thiên Chúa cũng được tôn vinh nơi người.Nếu Thiên Chúa được tôn vinh nơi người, thì Thiên Chúa cũng sẽ tôn vinh người nơi chính mình, và Thiên Chúa sắp tôn vinh người.

            Hỡi anh em là những người con bé nhỏ của Thầy,Thầy còn ở với anh em một ít lâu nữa thôi. Thầy ban cho anh em một điều răn mới là anh em hãy yêu thương nhau ; anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em.Mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy ở điểm này : là anh em có lòng yêu thương nhau.”

          • Mình theo dõi comment của bạn từ đầu và cữ ngỡ rằng bạn là người có niềm tin mạnh mẽ nơi Chúa Jesus… Cho đến khi đọc được câu cuối:

            “…để ta biết hướng lên trên mà đi chứ không phải qui tất cả cho Ngài và sống vì Ngài, không phải vậy! ta đi con người của chính ta, của riêng ta mà thôi.”

            … thì mình biết mình hiểu sai về bạn rồi ;).

            Thân ái.

  7. bạn
    nói mình có vấn nạn về đức tin? cái này có thể đúng và có thể sai, đúng khi bảo
    rằng mình một phần nào đó mình không còn tin vào vai trò thần thánh của giáo
    hội Công Giáo nữa (hay bất cứ giáo hội nào), tức như mình nói trong bài ở phần
    cuối, Thiên Chúa không tạo ra tôn giáo và tôn giáo là do con người tạo ra để
    tôn thờ Thiên Chúa. Nhưng sai nếu bạn nói đến đức tin đó là có tồn tại một
    Thiên Chúa hay không. nhưng xin bạn đừng đồng hóa đức tin vào Thiên Chúa và
    những lề luật của giáo hội với Thiên Chúa toàn năng. Tôi tin vào một Thiên Chúa
    vượt qua cả tôn giáo. vậy chúng ta bàn từng luận điểm mà bạn nếu ra, tuy
    nhiên tôi chỉ nói những gì tôi nghĩ, còn những vấn đề thuộc về thần học thì tôi
    không biết, mong bạn thông cảm.

    thứ nhất, tôi không hề nói Công Giáo hạ thấp tình yêu giữa con
    người với con người, nhưng rất thường xuyên giáo hội đã nâng tình yêu đối với
    Thiên Chúa lên quá cao, tất nhiên trong lời Chúa Giê Su cũng có nói “Ngươi
    phải yêu mến Chúa là Thiên Chúa của người hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn
    và hết sức lực ngươi”, nhưng khi một điều được nâng lên qua cao thì
    điều kia trở nên nhỏ nhoi và hèn mọn. Cái đoạn trích tôi mang ra
    bàn luận nó như trở thành cách nghĩ của rất rất nhiều người sùng đạo, họ yêu
    thương Chúa chứ không phải yêu thương con người.
    Điều tôi muốn nói lên là ta phải yêu thương con người thật sự kia. Ta yêu
    thương Thiên Chúa nhưng cũng yêu thương con người, chứ không phải vì yêu Chúa
    mới yêu người, cái tình yêu người vì yêu Chúa là tình yêu giả tạo.
    Giáo hội quá đề cao cái gọi là “làm đẹp lòng Ngài”. Tôi suy nghĩ rất
    đơn giản, ở bước đầu ta có thể làm những điều tốt đẹp vì đẹp lòng Ngài, nhưng
    cũng như một đứa trẻ cần sự trưởng thành, đến một lúc nào đó nó sẽ thấy rằng
    làm những điều đó là những điều bản thân nó muốn làm chứ không phải vì một
    người khác dù người đó là Cha ta. Như việc chịu khổ nạn của Chúa Giê Su, Ngài
    chịu khổ hình và chịu chết không phải chỉ vì vâng lời Chúa Cha, m à đó cũng là
    điều Ngài muốn, chính Ngài yêu thương con người nên chịu chết và đó cũng là
    điều mà Chúa Cha muốn. Nếu Ngài làm điều đó chỉ vì vâng lời thì cái chết đó lại
    mang một ý nghĩa khác rồi. đó chính là điều tôi muốn nói. Còn bạn nói “Con
    người được tạo ra để quy hướng về trong bản tính siêu nhiên của chính Thiên
    Chúa. Tình yêu Thiên Chúa quan trọng nhất và trước nhất phải được thể hiện nơi
    các mối tương quan nhân vị của chính con người”, vâng có
    lẽ bạn nói đúng, nhưng quy tất cả những điều đó cho Thiên Chúa thì những việc
    ta làm còn có ý nghĩa gì nữa đây?

    còn về kinh thánh? xin thÆ °a với bạn rằng khoản thời gian từ
    khi lớp 1 đến lớp 9 thì tôi đi nhà thờ 8 lần mỗi tuần (tất nhiên bị bắt đi) và
    cho đến khi ra trường sau khi học ở TP tôi vẫn đi lễ ngày chủ nhật đều đặn. đạo
    Công Giáo luôn là niềm tự hào của tôi, cho đến lúc này vẫn chưa hề thay đổi.
    Cái thay đổi là cái nhìn về vai trò của giáo hội.

    vấn đề thứ 2: đức tin từ đâu mà ra? là tự nhiên mà có hay hình
    thành từ sự dạy bảo và thói quen? đức tin của bạn từ đâu mà ra? nếu bạn không
    sinh ra là người Công Giáo mà là Phật Giáo thì bạn có một đức tin vào Thiên
    Chúa sao? hay đức tin mà bạn đề cao đó là do ngưá � i khác
    mang đến cho bạn, bảo bạn hãy tin và bạn tin? đức tin đó có thuộc về bạn hay không?
    cái điều tôi muốn là một đức tin tự thân, tức đức tin từ sự nhận ra chân lý của
    chúng ta, còn những đức tin do được dạy bảo thì không phải là đức tin thật. có
    hằng hà sa sống người có đức tin nhưng cũng không hiểu tại sao họ lại phải tin,
    điều đó giống như những đứa trẻ chưa lớn, dạy sao thì nghe vậy thôi. điều tôi
    muốn là một đức tin có từ chính ta, chủ quan cũng được, nhưng
    chính tôi đi tìm Ngài, chính tôi đi tìm chân lý. chỉ có như vậy tôi mới trưởng
    thành.

    vấn đề thứ 3: tôi không nói tôi Ä ‘i tìm Thiên Chúa bằng con mắt
    của khoa học, tôi tin có linh hồn nên tôi mong là linh hồn tôi chỉ cho tôi
    những dấu chỉ của Thiên Chúa. còn nói về cầu nguyện, rất nhiều rất nhiều người
    Công Giáo đọc kinh như những cái máy hát, phát đi phát lại một cách thuộc lòng
    lời kinh. Nhưng các bài kinh là gì? đó là những lời cầu nguyện, nhưng hãy nhìn
    cách họ đọc kinh, đọc mà không suy nghĩ, lời cầu nguyện không phải để học thuộc
    lòng, lời cầu nguyện là lời tâm sự cùng Thiên Chúa. (Với tôi,
    một chuỗi mân côi cũng không bằng vài phút tâm sự cùng Mẹ như một người mẹ thật
    sự. không cần lớp lan, không cần phải gồm ý này hay ý kia cho đủ, chỉ cần trái
    tim và sự gần gũi) đó là chưa kể đến những lề luật của Công Giáo, “Sự gì
    Thiên Chúa đã kết hợp, loài người không đư ợc phân ly”, một phép hôn phối
    chính là thể hiện”Thiên Chúa đã kết hợp” ? nếu đó là một quyết định
    lầm lẫn, nông nổi hay bị lừa gạt thì cũng là “Thiên Chúa kết hợp” và
    khi con người ta tìm được tình yêu thật sự sau đó thì cái tình yêu đó không
    phải là do Thiên Chúa kết hợp? và vì thế suốt đời mang tội ngoại tình? thành ra
    tôi mới nói tình yêu vượt qua cả lề luật, lề luật là do con người đặt ra, Chúa
    Giê Su đến là để phá bỏ lề luật và cũng để kiện toàn nó, kiện toàn theo ý hướng
    của Thiên Chúa chứ không phải theo cách của con người.

    Vậy với tôi, trong giai đoạn nào đó, tôn giáo là nấ t thang để
    con người bước lên để tìm thấy Chúa, nhưng đến một lúc nào đó tôn giáo cũng trở
    thành rào cản con người tiến lên. Những điều Đức Phật nói không mang ý chí
    Thiên Chúa? Hay của Muhammad cũng không phải? hay những lời tiên tri trong đạo
    Do Thái cũng không? (Kinh cựu ước là gì? là những trích đoạn trong
    kinh của đạo Do Thái. Đâu là Thiên Chúa thật? một ngài nào đó tôi sẽ tìm Ngài
    trong tất cả các tôn giáo. Vì Thiên Chúa là Thiên Chúa của cả vũ trụ này chứ
    không riêng của Công Giáo mà thôi).

    Tôi sẽ trình bày với bạn những điều mà bạn
    comment thông qua những đoạn tôi có thể gạch chân sơ qua cho bạn.

    Khi một cái được đẩy
    lên cao đồng thời cái kia sẽ trở nên nhỏ nhoi và hèn mọn. Bạn là một người Công
    Giáo. Thật mừng vì điều đó, vì như vậy tôi không cần phải câu giữ những lý lẽ cần
    thiết cho một người ngoại giáo để họ có thể có con mắt trực quan về Công Giáo.
    Thế bạn nghĩ sao về sự đề cao của gia đình Thánh Gia. Bạn nghĩ sao cái nôi của
    con người là Adam và Eva. Bạn có biết ý nghĩa việc con người là loài thụ tạo
    cao quý nhất trong mọi loài thụ tạo không? Vì sao con người lại được gọi là con
    cái Thiên Chúa không? Mà đã là con thì sẽ trở về với tình trạng của một người
    con đúng nghĩa, có nghĩa là sẽ trở về với tình trạng siêu nhiên của chính Thiên
    Chúa( hy vọng bạn hiểu điều này). Thế thì, chúng ta không thể không yêu Thiên
    Chúa như một người cha đầy tình yêu thương con cái mình. Nhưng cái tình yêu vào
    người cha đó phải được thể hiện như thế nào? Thưa là phải yêu người thân cận
    như chính mình vậy. Có thể bạn sẽ minh nhiên nói rằng, có những con người họ cảm
    nghiệm được họ yêu Thiên Chúa hơn. Tuy nhiên, cái hơn của những người yêu Chúa
    trước nhất cũng là những người đã chết đi cho chính mình, cho cái mình đang là
    để được sống một mối tương quan trọn vẹn trong đức ái( hy vọng bạn không khó hiểu).
    Và khi họ ý thức được điều đó thì họ cũng đã có một mối tương quan với con người
    hết sức sâu đậm. Và điều này không hề làm giảm đi cái phẩm chất của tình yêu
    con người với nhau trong Ki tô Giáo. Các Thánh là những người đã có cái kinh
    nghiệm này hết sức sâu sắc. Bạn nói yêu người vì yêu Chúa là tình yêu giả tạo.
    Bạn đi quá xa rồi. Người ta vì cảm nếm được tình yêu Thiên Chúa trong cuộc đời
    này, họ nếm được cái tình của một người Cha yêu thương và họ muốn thể hiện tình
    yêu đó cách trọn vẹn. Và điều mà họ phải thể hiện đầu tiên chính là việc họ phải
    yêu con người, yêu cuộc sống. Vì con người chính là hình ảnh, là con cái Thiên
    Chúa. Nếu họ muốn yêu Chúa thì họ không thể không yêu mến con người. Và tình
    yêu đích thực thì “chết” cho người mình yêu bạn ạ. Họ chết cho người mình yêu
    thì cũng như là chính họ chết cho Thiên Chúa, mà Thiên Chúa là bản chất của
    Ngài là tình yêu thôi bạn nhé( Bạn đọc Tin Mừng Gioan và các thư Gioan nhé).
    Còn cái phạm trù về Đức Giêsu, Ngài chết chỉ vì yêu thì lại là một phạm trù cần
    phải được kiến giải nhiều hơn nữa nên tôi sẽ không bàn một cách qua loa như vậy.
    Nếu bạn thật sự muốn tìm kiếm Chân Lý thì bạn nên đọc thật nhiều về vấn đề này.
    Sau đó chúng ta có thể thảo luận thêm.

    Bạn nói khi quy hướng về
    Thiên Chúa thì những việc ta làm đều không còn ý nghĩa gì nữa là sao? Những người
    vô thần họ có thể nói thế vì họ không biết Thiên Chúa, còn bạn? Sao lại không
    tìm thấy ý nghĩa. Trái lại bạn ơi! Khi ta sống được với tâm tình như thế , ta sẽ
    thấy cuộc đời tràn đầy ý nghĩa. Ta tin tưởng vào con người, vào cuộc sống. Ta
    có một cuộc đời để sống và yêu thương. Ta sẽ có một tình yêu tràn đầy nơi con
    người và nơi Thiên Chúa. Và ta tin rằng, sự sống này là khởi điểm để ta có thể
    quay trở về trong bản tính của chính Thiên Chúa là Đấng hiện có, đã có và đang
    có. Khi quy hướng về Thiên Chúa, ta sẽ nhận thấy cuộc hành trình đời ta, hay đời
    những con người xung quanh ta thì ta đâu còn cô đơn. Ta đâu phải lẽ loi để bước
    đi một con đường mà rất nhiều người bảo là không có cái đích đến. Bạn có một cuộc
    đời thành đạt, có một cuộc sống thăng hoa với những đầy đủ của tiện ích, của sự
    sung túc. Rồi sao nữa? Chết. Vâng. Rồi cuối cùng cũng chết. Nhưng khi ta ý thức
    được cuộc đời của ta sẽ quy hướng về Thiên Chúa thì bầu trời hy vọng mở ra cho ta
    và cho mọi người. Bạn không còn tìm thấy cái sự vô nghĩa nào nữa, dù chỉ đó là
    những vô nghĩa thoáng qua của cuộc sống mà thôi. Cái cảm thức tự do, hạnh phúc và
    đầy ý nghĩa một cách đích thực của Ki tô
    giáo là chính ở đây đó bạn.

    Bạn bảo bạn đi nhà thờ
    là bạn biết Kinh Thánh? Tôi lại không nghĩ như vậy. Tôi cũng đi nhà thờ gần 30
    năm. Tôi cũng học giáo lý, dạy giáo lý, học cầu nguyện, học nhân bản, học Kinh
    Thánh. Nhưng nếu hỏi tôi Kinh Thánh là gì? Chỉ là một con số 0 tròn trĩnh thôi.
    Ta biết Kinh Thánh là lời yêu thương của Thiên Chúa nói với con người. Nhưng để
    khám phá nó thế nào thì như thánh Gioan đã nói rồi: Có biện giải thế nào thì cả
    thế giới này cũng không đủ chỗ chứa sách nói về Chân Lý của Thiên Chúa đâu.

    Vấn đề cầu nguyện. Nếu
    bạn làm được như vậy thì tôi mừng cho bạn. và tôi cũng chúc mừng bạn vì bạn đã
    hơn rất nhiều người trong lãnh vực cầu nguyện rồi. Và nếu tôi không ngoa thì bạn
    có thể hơn một số bậc tu trì vì bạn đã đạt đến một tầng cao mới trong đời sống cầu
    nguyện rồi. Đúng. Bạn nhìn những người bình dân họ đọc kinh hay lần chuỗi mân
    côi như một cái máy. Nhưng thưa bạn, Giáo Hội Thiên Chúa được xây dựng trên một
    nền tảng đạo đức bình dân như vậy. Với người ít được đào sâu vào đời sống tâm
    linh thì cái cảm thức kinh nguyện của họ như thế cũng đủ để nuôi sống đức tin
    và đời sống thiêng liêng của chính họ vào Thiên Chúa rồi. Tuy nhiên, cảnh vực
    mà bạn đang nhắc tới là mối tâm tình sâu thẳm mà không qua lời kinh thì cũng chỉ
    rất ít người mà thôi. Và quả thực, những người đó chính là các thánh của Giáo Hội
    Công Giáo. Tuy nhiên, xin bạn nhớ cho, bên cạnh việc chìm sâu trong suy niệm
    tâm tình( tôi có thể nói như vậy chứ?) thì các thánh cũng có những giờ kinh cộng
    đoàn mang tính cách “đọc vẹt” như bạn nghĩ đấy. Và đó cũng là sứ điệp mà Mẹ
    Maria đã hiện ra ở Fatima loan báo cho cả thế giới được biết là vì vậy.

    Đức tin do được dạy bảo
    không phải là đức tin thật. Vậy thì truyền thống các tông đồ truyền lại cho thế
    giới mà Giáo Hội cưu mang hơn 2000 năm nay là đức tin giả tạo. Một đức tin giả
    tạo mà bị đánh phá bởi bao thế lực, bị li giáo, lạc giáo, bị chèn ép… vậy mà vẫn
    đứng vững sao? Kinh nghiệm cuộc đời chẳng cho bạn cái giả tạo nào rồi cũng bị lật
    mặt và đánh đổ sao? Đức tin đó vẫn sống động hơn bao giờ hết vậy đức tin đó là
    giả tạo sao? Đúng. Có nhiều người không biết tại sao mình tin. Vì cơ bản, họ
    cũng không có thái độ tìm kiếm cách chân thực. Họ cứ cưỡi ngựa xem hoa cho qua
    ngày đoạn tháng thì lấy gì mà tin. Đức tin tìm kiếm sự hiểu biết thưa bạn. Bạn
    muốn tìm kiếm chân lý phải qua hai chiều kích đó là cá nhân và cộng đoàn. Một
    mình bạn e rằng chỉ có Chúa mới làm được thôi. Mà tôi thì không là gì để nói rằng
    với bạn rằng Thiên Chúa muốn và ngài sẽ làm gì cả. Vì đối với Thiên Chúa không
    gì là không thể.

    Hôn nhân Công Giáo “tuyệt
    đối” không cho phép li dị. Tại sao? Bạn bảo tôi, bạn tìm được người này rồi yêu
    họ rồi kết hôn với họ. Rồi một ngày tối tăm nào đó bạn cảm thấy họ không phải
    là một nữa của mình, bạn chia tay họ, li dị họ đi tìm tình yêu mới. Vậy là cái
    hôn nhân của bạn như là một trò đời rồi còn gì. Trong khi hôn nhân là quà tặng
    của chính Thiên Chúa. Là hình ảnh thể hiện mối tình Thiên Chúa với con người.
    Là điều cao quý, thánh thiêng. Thiên Chúa, cuộc đời đã cho bạn một thời gian, một
    cơ hội để giữa mấy tỉ người trên trái đất bạn chỉ tìm ra được một người nói lời
    yêu thương bạn. Dắt tay nhau đi đến nhà thờ và tuyên hứa sẽ chung thủy với
    nhau. Bạn có tự do để không nói yêu họ cơ mà. Bạn có tự do để chọn lựa quả tim
    khác cơ mà. Bạn có thời gian để tìm hiểu bạn đời mình cơ mà. Bạn bảo không hợp
    rồi chia tay thì sao trước đó bạn cứ khăng khăng đòi kết hôn với họ. Đó là do
    chính bạn chứ có do Thiên Chúa, do Giáo Hội đâu? Tình yêu vượt qua Lề Luật.
    Đúng. Nhưng trong cái vấn nạn của bạn đặt ra thì Lề Luật ở đây là gì? Hay là
    chính bạn lạm dụng cái mà bạn gọi là “tình yêu” để phá vỡ mối tương quan cao
    quý của đời sống hôn nhân và gia đình? Xin bạn tự trả lời cho câu này.

    Không phải trong giai
    đoạn nào đó mà là trong mọi thời gian và không gian của lịch sử thì Công Giáo
    có vai trò là nấc thang đưa con người vào sự hiểu biết về chính Thiên Chúa.

    Đúng. Thiên Chúa là chủ
    của vũ trụ này. Người là duy nhất. Vậy các tôn giáo khác có Thiên Chúa không?
    Xin thưa là có thưa bạn. Vậy bạn sẽ hỏi tôi. Nếu thế thì đâu cần thiết phải
    theo đạo Công Giáo làm chi? Cái cách thức con người tìm kiếm Thiên Chúa và hiểu
    biết về Ngài cũng giới hạn như chính con người vậy. Mọi tôn giáo đều tìm kiếm
    chân lý, đều tìm kiếm Chân, Thiện, Mỹ tức là đều tìm kiếm Thiên Chúa. Tuy nhiên
    với cái giới hạn của con người thì việc tìm kiếm Thiên Chúa chỉ xét theo một
    cái nhìn phiếm diện như những ông thầy bói mà sờ mỗi bộ phận một con voi rồi
    phán con voi là thế này, là thế kia vậy. Tuy nhiên, Thiên Chúa giáo nổi lên nhờ
    một bề dày của sự chuẩn bị của chính Thiên Chúa. Khởi đi từ Do Thái giáo, được
    xây dựng trên nền tảng một Thiên Chúa và rồi được kiện toàn trong ngôi vị Người
    Con trong sự thánh hóa và tràn đầy của Thánh Thần. Do đó, bạn đã được một ân huệ
    lớn lao là được ở trong một đại gia đình Hội Thánh mà cái nhìn về Thiên Chúa được
    hiểu theo một nghĩa nào đó là khá toàn vẹn nhất rồi. Nếu bạn bảo. Bạn không
    thích Công Giáo, bạn thích tôn giáo khác. Cũng được thôi, nếu điều đó làm bạn
    thấy bạn có thể đào sâu kinh nghiệm của chính bạn với Thiên Chúa. Và điều đó
    làm bạn lớn lên trong cái đức tin toàn vẹn về Đấng mà đã yêu thương bạn trước
    khi bạn được tạo thành trong vũ trụ này. Tuy nhiên, với tôi và với rất rất nhiều
    người nữa đã, đang và sẽ mang dòng máu Kitô hữu thì để đánh đổi Thiên Chúa giáo
    sang một tôn giáo nào đó thì chắc là không bao giờ chịu chấp nhận điều đó đâu bạn
    ạ.

    Trong tinh thần chia sẽ!

    Chúc bạn mọi điều tốt đẹp
    nhất trong Thiên Chúa chúng ta!

    • “con người được tạo ra theo hình ảnh của Thiên Chúa” hay con người mang trong mình những bản tính của Thiên Chúa (có thể tôi diễn đạt không rõ nhưng đại khái là vậy) thì tôi hiểu, và khi ta trở về với những thiên tính đó cũng là lúc ta hợp nhất với Ngài trong tình yêu. Đoạn này tôi đồng ý với bạn, vì không đồng ý cũng không được, nhìn cách sống của các vị thánh tôi có thể hiểu được phần nào điều bạn nói. Nhưng cái vấn đề tôi nói là sự hợp nhất thật và giả, tức là các vị thánh tìm về được bản tính của Thiên Chúa trong chính bản thân nên đặt tình yêu vào Thiên Chúa cũng đồng nhất với tình yêu đối với con người.
      nhưng lại có rất nhiều người chỉ đơn thuần là đặt tình yêu vào Thiên Chúa và đó là một tình yêu mang nhiều ích kỷ, tôi đang phên phán cái tình yêu này. Không biết bạn đọc cuốn tiểu thuyết Quo’s Vadis chưa? trong truyện có một vị linh mục yêu Thiên Chúa vô cùng nhưng trong ông lại có một sự khắt nghiệt đối với con người, chỉ đến phút cuối cùng lúc bị hỏa thiêu khi nghe được lời của Thánh Phao Lô thì ông mới hiểu ra. cái trích đoạn trong bài thể hiện điều tôi nói. nhưng khi tôi mang điều ấy ra hỏi những người sùng đạo và một vị học ở chủng viện thì những lời giải thích tôi nhận được không khiến tôi thỏa mãn. Trong khi cái trích đoạn như thế tràn lan trên mạng, hàng trăm hàng ngàn người bấm thích nhưng không một ai vào để chỉnh biên hay ít nhất nâng cao cái tình yêu con người lên.
      Có lẽ bởi vì hình ảnh của Chúa quá cao vời nên chỉ có lời khen, hình ảnh đó đôi khi lấn át cả chân lý. Mà hình ảnh đó, cách nhìn tình yêu đó chỉ là của con người, chưa phải là thiên tính của Thiên Chúa trong ta. Vì thế mới có bài viết này. Thật ra tôi biết khi tôi mang vấn đề này ra hỏi những người đó thì sẽ không bao giờ có câu trả lời trung thực nhất vì ở vị trí của họ khó mà đưa ra một nhận định khách quan khi so sánh tình yêu Thiên Chúa với tình yêu con người. bạn có hiểu điều tôi đang nói? khi nói về Thiên Chúa thì đó trở nên như một cấm kỵ khó vượt qua, mà như thế thì sao có thể gần gũi với người như một người Cha nhân từ?

      về Kinh Thánh thì tôi chỉ trả lời khi bạn hỏi có biết hay không thôi, và tất nhiên tôi biết là tôi chỉ hiểu Kinh Thánh ở mức độ của mình.

      Về cầu nguyện, đó chỉ là những gì tôi hiểu chứ ở mức thực hành được thì chưa. còn vấn đề “Giáo Hội Thiên Chúa được xây dựng trên một nền tảng đạo đức bình dân” thì tôi cũng biết nên tôi mới nói tôn giáo chính là nất thang bước lên trong một giai đoạn nào đó của con người, vì trong một cuộc sống bình thường thì nhà thờ chỉ cho ta sự “bình dân” và cứ kéo dài mãi, mà điều quan trọng là tôi không muốn chỉ dừng lại trong sự “bình dân” đó, trong khi muốn bước lên cao hơn nữa thì rất cần nhiều điều. lẽ ra phải luôn trải rộng những nất thang cho việc tiến lên cao hơn trong một đời sống bình thường. điều này cũng khiến cho một số người như tôi muốn đi tìm Thiên Chúa ở nhiều nơi nữa. Đó chính là giới hạn của tôn giáo, không biết bạn hiểu điều tôi nói không?

      ồ về vấn đề hôn nhân tôi hiểu những điều bạn nói và tôi cũng không có ý đặt ra cái vấn đề đó để người khác dựa vào đó để bào chữa hay ngụy biện cho sự vô trách nhiệm hay lỗi lầm của họ. Tôi không ấu trĩ đến như vậy, vấn đề tôi đặt ra là lề luật đôi khi giết chết con người. nhưng tôi cũng hiểu không thể không có lề luật và trên cơ bản thì giáo hội không thể chấp nhận được bất cứ sự ngoại lệ nào. Nhưng xét về thiên ý thì đôi khi lề luật đó trở nên vô nghĩa. như những ngụ ngôn của Chúa Giê Su. đơn giản vì con người cũng chỉ là con người mà thôi, luôn có lỗi lầm và không phải lúc nào ta cũng có sự lựa chọn trong cuộc sống này. Một người phụ nữ bị lừa dối đến trước bàn thờ chúa và kết hôn với một người chồng xấu, lỗi đâu phải ở cô ấy vậy sao phải bắt cô ấy chịu đau khổ cả đời? bạn nên hiểu tôi đang đặt vấn đề chứ không phải là một người ngoại đạo nên nó không hề mang sự phiếm diện. Nhưng đặt là đặt vậy thôi chứ tôi cũng hiểu nếu luật hôn nhân bị phá vỡ thì đó là một thảm họa vô cùng lớn đối với loài người.

      Còn vấn đề về hình bóng Thiên Chúa trong các tôn giáo khác thì ở sự hiểu của tôi hay bạn đều công nhận điều này, nhưng ở mức “bình dân” thì hầu như không ai hiểu cả. Thành ra luôn tồn tại những thành kiến nhất định, tất nhiên giáo hội cũng luôn tìm cách thúc đẩy cái nhìn hòa hảo giữa những tôn giáo với nhau.

      Có lẽ bạn hiểu lầm tôi khi bạn nghĩ rằng tôi sẽ đánh đổi từ Thiên Chúa giáo sang một tôn giáo nào đó. Không không phải vậy, tôi chỉ đi tìm hình bóng Ngài trong những tôn giáo khác thôi. tôi không theo những tôn giáo đó, nếu có thì tôi sẽ theo những chân lý mà tôi tìm được trong đó. đó là 2 vấn đề khác nhau.

      tất nhiên như đã nói, tôi chỉ đang đi lạc thôi, khi nào có gia đình tôi sẽ quay trở lại vì con cái cần có một nền tảng để bước lên.

      Khi viết bài này tôi cũng hơi phân vân, vì tác hại của nó cũng lớn nếu những ai thiếu đức tin đọc phải. nhưng trong mắt bạn có lẽ tôi thiếu đức tin. tôi có quen một cô gái trong đạo, nhưng vì cô ấy giữ đạo theo cách đơn thuần nhất nên không thể nào trò chuyện được (cô ấy không hiểu tôi nói gì) và vừa kết thúc. đôi khi những gì là truyền thống lại dễ trở thành sự cản trở con người tiến lên bạn à.

    • Theo mình thì… “Sống tốt là phải Sống sao cho khỏi xót xa ân hận vì những năm tháng sống hoài sống phí, vì những ích kỷ ti tiện và quá khứ đớn hèn của mình. Để đến khi nhắm mắt xuôi tay, ta có thể tự hào mà nói rằng: Cả đời ta đã cống hiến cho đời mọi thứ ta có, bằng cách của chính ta, và ta yêu cuộc đời này biết nhường nào, dù nó không hoàn hảo. ” – Làm mọi thứ ta nghĩ là đúng, là chính ta và phải suy xét mọi thứ cẩn thận. Chấp nhận những sự thật mà ta đã gặp phải trên đời cho dù nó khó tin. Luôn có một niềm tin nào đó và bám lấy nó đến cùng. Mặc kệ ai nói gì. Chỉ cần ta biết cuộc sống của mình không vô dụng là được. Thế mới là sống tốt. 🙂

      • ha ha! ừ viết ngắn. mình nói kinh nghiệm mình nhé.
        @: trước tiên muốn sống đúng thì phải hiểu:
        hiểu mình: đọc những bài phân tích tâm lý về tuổi của mình rồi xem có mô tả giống mình hay không, rồi biết ưu điểm và khuyết điểm của mình.
        hiểu tốt xấu: cố gắng đọc những quyển sách giá trị, những cuốn học làm người hay đắt nhân tâm gì đó cho tinh thần luôn lên cao, biết sống thế nào có ý nghĩa, tìm hiểu chút ít về tôn giáo nếu muốn đi xa hơn (nên tìm về cuốn kinh đầu tiên mới có giá trị)
        hiểu hiện thực cuộc sống: đọc những bài phản ánh về xã hội hay giáo dục của các giáo sư tiến sĩ hay các trang tương tự như THĐP này, như bài nói về 9x vừa đăng rất bổ ích. tìm hiểu xh để có cái nhìn bao quát, thứ nhất là để tránh cái xấu, thứ 2 là ta không nhìn đời một cách ngây thơ.
        @: phải có một bộ lọc thông tin tốt, vừatìm hiểu tin tức tuổi mình để không lạc khỏi đồng lứa, vừa tìm những tin tức có giá trị để nâng cao bản thân
        @: sống theo những gì là tốt để không lạc lối và sống theo những gì bạn hiểu vì cuối cùng thì mình sống cho mình
        chỉ đơn giản vậy thôi, và khi bạn có nhiều kiến thức hơn thì bạn sẽ biết tự định nghĩa về cuộc sống cho bạn.

        • Viết hoa đầu dòng, “Đắc Nhân Tâm” viết hoa nhé! Viết sai chính tả, gặp nhà bình luận văn học mà nhìn vào thế này thì: “Trời ơi! Hỏng cả một thế hệ.” – Đùa thế thôi. Sự thực mà nói thì nếu ta tìm cách nào đó để định nghĩa “sống tốt” một cách chính xác nhất thì hoàn toàn không có. Nhưng để “sống tốt” theo cách của mình thì cũng phải mất cả một chặng đường dài mới hiểu hết. Bạn nghĩ được thế này chứng tỏ là đã đi rất xa, rất xa khỏi suy nghĩ rập khuôn rồi… Dù sao cũng mong kết bạn cùng hai bạn (nếu có thể), tớ muốn biết rõ hơn về cách suy nghĩ của hai người, kể cho tớ hành trình của bạn (từ một người như thế nào đến trở thành như thế này) nhé. Tớ rất hạnh phúc nếu bạn đồng ý. 🙂 Ps: Nhân tiện… bạn là trai hay gái thế? =.=

          • Ồ mình thường bị mấy cái lỗi viết hoa và chính tả hi hi, mình thuộc thế hệ 8x đời đầu, mà 8x cũng hỏng đa số rồi bạn à. cái “sống tốt” trong ngày nay hơi bị khó à, sớm trưởng thành thì có thể chóng chọi được và mình nghĩ bạn có khả năng đó, chỉ cần không buôn lõng là được. còn về giới tính? thường bàn chuyện xh, tranh luận về tôn giáo thì đa số là nam thôi vì phụ nữ ít quan tâm về những vấn đề đó, và phụ nữ có niềm tin vào tôn giáo mãnh liệt hơn nam giới. một bên sống bằng lý trí, một bên bằng tình cảm. vì vậy mình là nam hi hi

  8. Các bạn theo một tôn giáo nào đó thuộc về Thiên Chúa giáo cho tôi hỏi về một điều tôi tò mò bấy lâu: Cảm giác khi nghĩ về Thiên Chúa như thế nào? Các bạn có thể mô tả lại được không-bằng chính kinh nghiệm các bạn? Các bạn nghĩ gì khi khoa học chỉ ra một vài điều vô lý trong giáo lý của tôn giáo bạn theo (cho rằng khoa học sai, thấy khủng hoảng, hay là các bạn đã tìm ra cách nào đó để dung hòa)?

    • À mình là con chiên đi lạc nên những gì mình nói chỉ mang tính cá nhân chứ không đại diện người Công Giáo nhé hi hi. để giải thích điều này cho một người không trong đạo là tương đối khó khăn. Thường thì ở một sống người thì đó là một niềm tin do truyền thống mang lại (đọc bài và các cmt tranh luận của mình, bạn sẽ hiểu sơ sơ). nhưng đến một lúc nào đó bạn sẽ tự cảm nhận được những điều bạn được dạy (kinh thánh) như là những chân lý thật sự tồn tại. dùng khoa học để chứng minh có Thiên Chúa hay không là điều không thể (bạn có thể tham khảo tranh luận của mình với Phạm Thanh khi nói về Thượng Đế trong bài Con đường của sự suy tư). ta cảm nhận có Thiên Chúa khi có những điều vượt qua cả lý trí con người, nó cũng không đơn thuần là cảm xúc hay thuộc về đạo đức. Ví như tình yêu, yêu thương con người chứ không phải tình yêu đôi lứa nhé, trong tình yêu đó trong ta có cảm giác rằng trong cuộc sống này phải tồn tại một đấng toàn năng, tức là ta tin vào một ý nghĩa nào đó đằng sau cuộc nhân sinh của ta, nó khác biệt với sự mong mỏi về sự bất tử của những người sợ chết và tham lam muốn sống nhé. Con người không thể sinh ra rồi lụi tàn một cách vô nghĩa, phải có một điều siêu việt hơn trần gian này, và đó là Thiên Chúa. hic! thật khó để giải thích nhỉ? càng khó hơn khi mình được sinh ra trong một đất nước theo duy vật chủ nghĩa. bạn thấy đấy, khoa học rất phát triển nhưng số người tin rằng có Thiên Chúa lại rất đông kể cả các nhà khoa học, có nhiều người cứ nghĩ hễ là khoa học thì trái ngược với tôn giáo. đây là quan niệm sai lầm, bạn có thể thống kê số lượng nhà khoa học hay nhà triết học tin và không tin là có Thượng Đế – Thiên Chúa thì bạn sẽ biết thôi. Tin và không tin nó không nằm ở mù quáng hay không mù quáng. đôi khi đó là sự cảm nhận thôi. Huống hồ trong loài người cũng có không ít người đã nhìn thấy bóng dáng thượng đế.
      nói đơn giản thì mình tin có Thiên Chúa, đó là sự siêu việt và bao phủ trong mọi thứ, mà biểu tượng lớn nhất chính là tình yêu. Riêng bạn, bạn nghĩ có một Thượng Đế (Thiên Chúa) hay không?

      • Mình không nghĩ là có một Thượng Đế nào. Có thể đó là tên gọi cho một cảm xúc siêu việt không thể diễn tả thành lời về tình yêu, về sự bí ẩn của đời sống, của vũ trụ v.v… Mình biết là có một cảm xúc như vậy, nhưng mình chưa cảm được, và mình tin dù có tôn giáo hay không, một lần trong đời đạt được cảm xúc đó thì mới không uổng phí mà sống. Một người không theo tôn giáo nào như mình ắt sẽ phải gọi bằng cái tên khác.

        Nhưng Thượng Đế còn là hiện thân của nhiều điều khác nữa, không phải chỉ của cảm xúc đó. Có thể trong mắt những giáo dân, đó là vị toàn năng đã tạo ra vạn vật, trừng phạt kẻ tội lỗi, ban phước cho người đạo đức v.v…Bao giờ trong một tôn giáo cũng có thành phần tinh hoa và thành phần bình dân. Để có thể hạn chế cái xấu trong thành phần bình dân, không có cách nào tốt hơn là đặt ra luật lệ, vẽ nên những điều huyền hoặc để họ tin mà sống một đời đạo đức (Mình không nghĩ ra được biện pháp nào hay hơn thế, mong là trong tương lai loài người sáng tạo ra cách hay hơn). Thành phần tinh hoa mới là những người nắm giữ những tinh túy của tôn giáo đó, và có lẽ trong mắt họ, tôn giáo của họ hiện ra theo một hình thái khác hẳn với những quy định khắt khe của giáo hội….

        Thành phần bình dân mà lên nắm quyền quản lý giáo hội thì đấy là lúc tôn giáo đó trở nên sa đọa.

        Đó là những ý nghĩ của mình về tôn giáo. Thật sự là mình không phân biệt rõ lắm những từ ngữ như tôn giáo, giáo hội, giáo lý, giáo dân, tín đồ nên mong các bạn thông cảm khi đọc comment này.

        • Không biết bạn đọc những tranh luận của mình và bạn Phạm Thanh trong bài kia chưa, cái tranh luận đó cũng không đưa ra được điều gì nhưng nó giúp ta hiểu rằng có thể có và có thể không có một Thượng Đế. tuy nhiên sẽ tốt hơn nếu bạn tìm hiểu về các tôn giáo của con người trước khi đưa ra một kết luận vội vã. tìm hiểu nhưng không bắt phải tin, còn sau khi đã tìm hiểu thì tin hay không là do chính bạn.
          Nhưng xét quan điểm thì mình thích quan điểm của bạn trong các quan điểm của nhiều người trong bài này, dù gì thì vẫn còn giữ một sự dè chừng chứ không vội vã. dù bạn tin hay không, thì bạn nên đi tìm sự siêu việt, nếu không thì bạn sinh ra từ hư vô và khi chết đi sẽ trở về hư vô, mà điều này quả thật rất đau đớn đấy. Tất nhiên tôi tin có Thiên Chúa không phải vì lý do này, với tôi thì không thể không có một đấng toàn năng sau tất cả những gì đang diễn ra, sự sống, cái chết, thiện ác, tình yêu, trí tuệ…

    • bạn à! về Thiên Chúa thì khoa học chẳng chứng minh được cái gì cả, còn như bài mình và cmt, Thiên Chúa thật sự vượt qua tôn giáo rồi, tôn giáo là sự giải thích hay nhìn nhận của con người về Thiên Chúa thôi nên không thể tránh được những sai lầm, nên đừng đồng nhất giữa tôn giáo và Thiên Chúa bạn nhé

  9. Nếu bạn là người có đạo thì sau
    khi đọc bài viết của bạn xong tôi sẽ thẳng thắn nói với bạn rằng bạn đang có vấn
    nạn về đức tin của chính mình. Có những luận điểm bạn đưa ra đúng là rất hợp
    lý, nhưng xin thưa là tính hợp lý đó đến từ tư tưởng chủ quan của chính bạn. Có
    rất nhiều luận điểm tôi muốn trình bày ở đây. Nhưng xin được chỉ trình bày3 luận
    điểm thôi.

    Thứ nhất, Công Giáo chưa bao giờ
    hạ thấp tình yêu nhân vị giữa con người với con người. Nếu bạn là người Công
    Giáo bạn nên đọc lại sách Kinh Thánh một cách cẩn thận( tuy nhiên xin bạn đừng
    hiểu theo nghĩa đen của văn phạm. Vì chỉ hiểu theo nghĩa đó thì thà bạn mua quyển
    thần thoại Hy Lạp mà đọc thì vẫn hay hơn). Tình yêu nhân vị trong Công Giáo
    mang đặc tính siêu việt. Nó được chúc phúc bởi Thiên Chúa và quy hướng về tình
    yêu trọn hảo trong Ngài. Yêu Chúa mà không yêu con người thì sao bảo yêu Chúa
    được? Mến Chúa mà không có tình thương cho tha nhân thì sao có thể mạnh mẽ xác
    tín như vậy? Bạn biết vì sao con người được thần thánh hóa trong Công Giáo
    không? Vì cơ bản con người mang hình ảnh của chính Thiên Chúa. Con người được tạo
    ra để quy hướng về trong bản tính siêu nhiên của chính Thiên Chúa. Tình yêu
    Thiên Chúa quan trọng nhất và trước nhất phải được thể hiện nơi các mối tương
    quan nhân vị của chính con người, hay nói một cách đơn giản là phải yêu thương
    nhau trước đã. Đó mới là sứ điệp của Công Giáo.

    Thứ hai, đúng là con người đâu có
    thể cảm nhận một cách rõ ràng và có lý chứng một cách xác thực như toán học về
    tình yêu với Thiên Chúa được. Tuy nhiên, nếu có một đức tin thật sự trong sáng
    và đúng nghĩa của nó thì bạn có thể cảm nhận mà không cần phải chứng minh như
    là 1+1 thì phải bằng 2 vậy. Cái đó đâu được đưa ra để nói cho những ai không có
    cái khát khao tìm kiếm chân lý. Điều quan trọng là chiều kích cá vị của bạn với
    cuộc sống, của bạn với các mối tương quan của chính bạn mà thôi. Và tôi thiết
    nghĩ, nếu bạn muốn thì bạn có thể tìm hiểu sâu hơn chứ không dừng ở chiều kích
    suy tư từ cái nhìn chủ quan của chính mình.

    Thứ ba, bạn bảo hãy chỉ tìm kiếm
    Thiên Chúa thông qua lý chứng thôi. Điều đó đúng nhưng chưa đủ. Khởi đầu của
    tìm kiếm Thiên Chúa là cầu nguyện. Vâng, là cầu nguyện thưa bạn. Bạn hãy cứ cầu
    nguyện như một Newton, như một Pascal, như một Albert
    Einstein,… trước khi bạn đi ra để tìm kiếm Ngài theo các luận
    cứ của lý trí. Bạn chỉ tìm kiếm Thiên Chúa bằng các luận chứng thì đôi cánh của
    bạn sẽ chỉ có một cái cánh. Chỉ với một cái cánh sao bạn có thể bay lên để kiếm
    tìm chân lý được. Tôi xin bạn, hãy cầu nguyện trước đã. Dù đức tin của bạn
    không đủ mạnh nhưng bạn hãy thử đi. Khi bạn ý thức bạn cầu nguyện thì bạn đã đi
    được 50% của cầu nguyện rồi. Và điều đó thì cần thiết cho chính bạn để tìm kiếm
    Ngài. “Đức tin và khoa học là đôi cánh nâng bạn lên cái ngưỡng để thấy được vẻ
    đẹp của chân lý.”

    Mến chúc bạn sức khỏe và bình an!

    • bạn nói mình có vấn nạn về đức tin? cái này có thể đúng và có thể sai, đúng khi bảo rằng mình một phần nào đó mình không còn tin vào vai trò thần thánh của giáo hội Công Giáo nữa (hay bất cứ giáo hội nào), tức như mình nói trong bài ở phần cuối, Thiên Chúa không tạo ra tôn giáo và tôn giáo là do con người tạo ra để tôn thờ Thiên Chúa. Nhưng sai nếu bạn nói đến đức tin đó là có tồn tại một Thiên Chúa hay không. nhưng xin bạn đừng đồng hóa đức tin vào Thiên Chúa và những lề luật của giáo hội với Thiên Chúa toàn năng. Tôi tin vào một Thiên Chúa vượt qua cả tôn giáo. vậy chúng ta bàn từng luận điểm mà bạn nếu ra, tuy nhiên tôi chỉ nói những gì tôi nghĩ, còn những vấn đề thuộc về thần học thì tôi không biết, mong bạn thông cảm.

      thứ nhất, tôi không hề nói Công Giáo hạ thấp tình yêu giữa con người với con người, nhưng rất thường xuyên giáo hội đã nâng tình yêu đối với Thiên Chúa lên quá cao, tất nhiên trong lời Chúa Giê Su cũng có nói “Ngươi phải yêu mến Chúa là Thiên Chúa của người hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức lực ngươi”, nhưng khi một điều được nâng lên qua cao thì điều kia trở nên nhỏ nhoi và hèn mọn. Cái đoạn trích tôi mang ra bàn luận nó như trở thành cách nghĩ của rất rất nhiều người sùng đạo, họ yêu thương Chúa chứ không phải yêu thương con người. Điều tôi muốn nói lên là ta phải yêu thương con người thật sự kia. Ta yêu thương Thiên Chúa nhưng cũng yêu thương con người, chứ không phải vì yêu Chúa mới yêu người, cái tình yêu người vì yêu Chúa là tình yêu giả tạo. Giáo hội quá đề cao cái gọi là “làm đẹp lòng Ngài”. Tôi suy nghĩ rất đơn giản, ở bước đầu ta có thể làm những điều tốt đẹp vì đẹp lòng Ngài, nhưng cũng như một đứa trẻ cần sự trưởng thành, đến một lúc nào đó nó sẽ thấy rằng làm những điều đó là những điều bản thân nó muốn làm chứ không phải vì một người khác dù người đó là Cha ta. Như việc chịu khổ nạn của Chúa Giê Su, Ngài chịu khổ hình và chịu chết không phải chỉ vì vâng lời Chúa Cha, mà đó cũng là điều Ngài muốn, chính Ngài yêu thương con người nên chịu chết và đó cũng là điều mà Chúa Cha muốn. Nếu Ngài làm điều đó chỉ vì vâng lời thì cái chết đó lại mang một ý nghĩa khác rồi. đó chính là điều tôi muốn nói. Còn bạn nói “Con người được tạo ra để quy hướng về trong bản tính siêu nhiên của chính Thiên Chúa. Tình yêu Thiên Chúa quan trọng nhất và trước nhất phải được thể hiện nơi các mối tương quan nhân vị của chính con người”, vâng có lẽ bạn nói đúng, nhưng quy tất cả những điều đó cho Thiên Chúa thì những việc ta làm còn có ý nghĩa gì nữa đây?

      còn về kinh thánh? xin thưa với bạn rằng khoản thời gian từ khi lớp 1 đến lớp 9 thì tôi đi nhà thờ 8 lần mỗi tuần (tất nhiên bị bắt đi) và cho đến khi ra trường sau khi học ở TP tôi vẫn đi lễ ngày chủ nhật đều đặn. đạo Công Giáo luôn là niềm tự hào của tôi, cho đến lúc này vẫn chưa hề thay đổi. Cái thay đổi là cái nhìn về vai trò của giáo hội.

      vấn đề thứ 2: đức tin từ đâu mà ra? là tự nhiên mà có hay hình thành từ sự dạy bảo và thói quen? đức tin của bạn từ đâu mà ra? nếu bạn không sinh ra là người Công Giáo mà là Phật Giáo thì bạn có một đức tin vào Thiên Chúa sao? hay đức tin mà bạn đề cao đó là do người khác mang đến cho bạn, bảo bạn hãy tin và bạn tin? đức tin đó có thuộc về bạn hay không? cái điều tôi muốn là một đức tin tự thân, tức đức tin từ sự nhận ra chân lý của chúng ta, còn những đức tin do được dạy bảo thì không phải là đức tin thật. có hằng hà sa sống người có đức tin nhưng cũng không hiểu tại sao họ lại phải tin, điều đó giống như những đứa trẻ chưa lớn, dạy sao thì nghe vậy thôi. điều tôi muốn là một đức tin có từ chính ta, chủ quan cũng được, nhưng chính tôi đi tìm Ngài, chính tôi đi tìm chân lý. chỉ có như vậy tôi mới trưởng thành.

      vấn đề thứ 3: tôi không nói tôi đi tìm Thiên Chúa bằng con mắt của khoa học, tôi tin có linh hồn nên tôi mong là linh hồn tôi chỉ cho tôi những dấu chỉ của Thiên Chúa. còn nói về cầu nguyện, rất nhiều rất nhiều người Công Giáo đọc kinh như những cái máy hát, phát đi phát lại một cách thuộc lòng lời kinh. Nhưng các bài kinh là gì? đó là những lời cầu nguyện, nhưng hãy nhìn cách họ đọc kinh, đọc mà không suy nghĩ, lời cầu nguyện không phải để học thuộc lòng, lời cầu nguyện là lời tâm sự cùng Thiên Chúa. Với tôi, một chuỗi mân côi cũng không bằng vài phút tâm sự cùng Mẹ như một người mẹ thật sự. không cần lớp lan, không cần phải gồm ý này hay ý kia cho đủ, chỉ cần trái tim và sự gần gũi. đó là chưa kể đến những lề luật của Công Giáo, “Sự gì Thiên Chúa đã kết hợp, loài người không được phân ly”, một phép hôn phối chính là thể hiện”Thiên Chúa đã kết hợp” ? nếu đó là một quyết định lầm lẫn, nông nổi hay bị lừa gạt thì cũng là “Thiên Chúa kết hợp” và khi con người ta tìm được tình yêu thật sự sau đó thì cái tình yêu đó không phải là do Thiên Chúa kết hợp? và vì thế suốt đời mang tội ngoại tình? thành ra tôi mới nói tình yêu vượt qua cả lề luật, lề luật là do con người đặt ra, Chúa Giê Su đến là để phá bỏ lề luật và cũng để kiện toàn nó, kiện toàn theo ý hướng của Thiên Chúa chứ không phải theo cách của con người.

      Vậy với tôi, trong giai đoạn nào đó, tôn giáo là nất thang để con người bước lên để tìm thấy Chúa, nhưng đến một lúc nào đó tôn giáo cũng trở thành rào cản con người tiến lên. Những điều Đức Phật nói không mang ý chí Thiên Chúa? Hay của Muhammad cũng không phải? hay những lời tiên tri trong đạo Do Thái cũng không? Kinh cựu ước là gì? là những trích đoạn trong kinh của đạo Do Thái. Đâu là Thiên Chúa thật? một ngài nào đó tôi sẽ tìm Ngài trong tất cả các tôn giáo. Vì Thiên Chúa là Thiên Chúa của cả vũ trụ này chứ không riêng của Công Giáo mà thôi.

      • Khi bạn đã sẵn sàng thì người mà bạn cần tìm sẽ xuất hiện. Có thể bạn chưa ý thức đầy đủ câu nói của mình “một ngài nào đó tôi sẽ tìm Ngài trong tất cả các tôn giáo” bởi vì câu nói đó đã thể hiện khát khao sự tìm kiếm mãnh liệt của linh hồn bạn qua rất nhiều kiếp sống. Hãy gõ cửa, cánh cửa sẽ mở. Cánh cửa đó hiện đang mở rộng tới mức mà bạn đã không nhận thấy là nó đang mở, và Người mà bạn đang tìm kiếm bấy lâu nay đang mỉm cười chờ đợi bạn. Hi vọng là bạn không đánh mất cơ hội của mình. Rất vui vì biết bạn.

          • Một người tìm kiếm đích thực phải là một người cực kì kiên định và chấp nhận gạt sang một bên những định kiến của bản thân, nếu bạn tin rằng mình là một người như thế thì không cần bạn phải đi tìm mình, tự mình sẽ tìm gặp bạn. Bạn thấy sao?

          • trả lời bạn rồi nhưng dính kiểm duyệt, hiện thời mình chưa đủ sức mạnh để có thể khẳng định vượt qua được những định kiến của con người. khi sự việc tới ta sẽ biết nên làm gì. nhưng mình tin chúng ta sẽ gặp nhau ngày nào đó

          • Cảm ơn bạn đã cho số nhưng rất tiếc mình sẽ không lien lạc khi không biết đó là ai. Cuộc sống này cần rất nhiều niềm tin bạn à, không phải vì đôi ba câu mà ta có thể tin tưởng 1 người. mong bạn thông cảm, mình muốn tự đi tìm hơn.

          • Đúng là thời buổi này con người không còn ai có thể tin người lạ nữa. Buồn cười là có khi mình ngại gặp bạn còn nhiều hơn là bạn ngại gặp mình. Trước khi cho số điện thoại mình đã rất đắn đo. Mình cũng chưa hình dung ra phải nói về chủ đề gì nếu gặp bạn trực tiếp, bởi vì mình không phải tuýp người thích nói chuyện dông dài, mình chỉ có ý định tặng bạn một món quà mà có thể nó có thể trả lời những câu hỏi mà bạn tìm kiếm bấy lâu nay (đương nhiên là miễn phí rồi). Mình không phải là độc giả thường trực của triethocduongpho, mình chỉ tình cờ đọc các bài viết của bạn, những bài viết của bạn cho thấy bạn đã từng không ít lần chuyển sinh tại Trung Quốc, nó có cái gì đó rất thân thuộc với bạn, các câu chuyện tiên hiệp, các câu chuyện dạy làm người, thế nào là Nhân, thế nào là Nghĩa, thế nào là Trung,… của TQ đã khiến bạn bị mê hoặc nhưng chính bạn cũng không hiểu tại sao, đồng thời bạn cũng đang đi tìm cho mình một Đấng toàn năng siêu việt trên tất cả, và hơn hết linh hồn của bạn đang muốn trở về ngôi nhà thật sự của mình sau bao nhiêu kiếp sống lưu lạc nơi trần thế. Chưa bao giờ thôi thúc đó mãnh liệt như bây giờ, và cũng chưa bao giờ bạn có được một cơ hội tốt đến như vậy. Mình không phải là một người xấu và mình gặp bạn chẳng có ý đồ nào khác. Mình chỉ đơn giản là quý mến bạn qua những bài viết vì bạn có rất nhiều điểm tương đồng với mình. Nhưng mọi chuyện cũng là tùy duyên. Mình không thể ép bạn làm điều mà bạn không muốn, như thế cũng chính là làm điều xấu. Khi nào bạn tìm mãi mà không ra “điều” mà bạn cần tìm thì hãy thử liên lạc với mình.

          • Đúng vậy, nếu không phải vì duyên thì mình cũng không gặp bạn tình cờ trên mạng. Lúc nào có dịp ghé qua quận 2 thì hãy gọi điện cho mình, món quà mình định tặng bạn chỉ là một cuốn sách, nhưng bạn sẽ không thể tìm thấy nó tại bất kỳ nhà sách nào. Và nó đương nhiên cũng không phải là một cuốn sách bình thường. Nó là điều mà mình tìm kiếm suốt bao nhiêu kiếp sống qua. Thượng Đế luôn quan tâm đến mỗi linh hồn, và Ngài đến với con người thông qua rất nhiều hình dạng và phương thức. Hi vọng trực giác của bạn sẽ chỉ ra con đường cho bạn. Mình tạm dừng tại đây vậy.

          • nếu tôi đoán không lầm thì chắc quyển sách mà bạn muốn đưa cho tôi chính là quyển Pháp Luân Công, và bạn là người đang tập Pháp Luân Công. rất cảm ơn ý tốt của bạn, nhưng có vẻ bạn Duy Lập nói đúng rồi, những gì bạn nói hơi “nặng mùi quảng cáo tiếp thị” và bạn thật sự cũng không hiểu tôi đang tìm kiếm điều gì. Tôi cũng có biết việc PLC bị chính quyền TQ đàn áp. Nhưng PLC không phải là cái tôi đang tìm lúc này. qua cái bài của bạn Kiều Phong mà bạn cmt trong bài nói về TQ của tôi thì tôi thấy cái nhìn của bạn cũng còn quá nhiều hạn chế (nếu không cũng không mang cái bài phiếm diện đó vào cmt), riêng vì sao tôi bảo là phiếm diện thì tôi cmt cho cmt đó sau. Dù sao cũng rất cảm ơn bạn vì đã có ý tốt, và nếu tôi suy đoán là sai thì thành thật xin lỗi bạn vậy.

          • Mình thừa nhận là mình đã rườm rà không cần thiết, nếu có thể chat với bạn trực tiếp ngay lúc đó thì không phải phiền bạn như vậy. Đây cũng là bài học cho mình. Riêng comment mà mình dẫn từ FB của Kiều Phong bên cạnh yếu tố phiến diện và mang ý kiến chủ quan của người viết, thì ý định của mình khi đưa vào là vì nó tóm tắt sơ lược mối quan hệ Trung-Việt khá tổng quát mà nhiều người qua đó có thể biết được. Bạn cũng không cần cmt lại bài viết đó, mình nghĩ tốt nhất xóa cmt đó đi là phù hợp hơn (nếu bạn có quyền hạn đó trong vai trò là tác giả của bài viết).

          • Đơn giản thôi bạn
            1/ Đây không phải trang web kết bạn
            2/ Bạn muốn kết bạn nhưng nặng mùi quảng cáo tiếp thị
            3/ Mình không cần biết MatDoi đang tìm cái gì,nhưng nó nằm bên trong bạn ấy chứ không nằm ở bên ngoài hay từ điều gì đó hay từ ai đó đâu.
            Vài lời góp ý.Chúc vui !

          • Cám ơn Duy Lập đã thẳng thắn chỉ ra, mục đích của mình đương nhiên không phải là kết bạn, mình đang buồn cười ko biết có phải bạn đang nghĩ mình có lẽ nào là gã đồng tính chuyện gã gẫm mấy anh chàng đa sầu đa cảm không. Nhưng mình đồng ý là khi cách diễn đạt của mình quả thật rườm rà quá khiến người khác hiểu lầm. Mình sai nên mình xin nhận lỗi và không có gì phải phàn nàn hết. Đơn giản là mình thấy bạn Mắt Đời chia sẻ tâm trạng cầu Đạo thật gian nan, mình chỉ đơn giản là muốn tặng Mắt Đời 1 cuốn sách mà biết đâu có thể giúp gì cho bạn ấy. Nhưng mình cũng ko biết phải liên lạc bằng cách nào nên làm bạn ấy “tò mò” một chút, nhưng như mình đã nói, con người thường mang theo định kiến mà tự họ không biết, các bạn còn chưa gặp mình và cũng ko biết mình nên các bạn có quyền nghi ngờ là điều không tránh khỏi. Thôi thì cứ xem mình như một người lữ khách qua đường vậy. Chúc các bạn vui!

          • Mình góp ý thôi ! Không phải mình có ý nghi ngờ gì đâu,cũng có thể mình mang định kiến vì hiện nay một số bạn theo đạo Tin Lành hay một số môn phái đạo Phật cũng hay làm như vậy,tức là cũng tặng sách và chia sẻ sự khai sáng hay cầu Đạo này nọ khá nhiều.Nhưng mục đích sau cùng của họ cũng là truyền bá tôn giáo chứ không có gì khác !
            Mình thì tin là không ai có thể khai sáng cho nhau cả,nếu bạn thấy Mat Đoi đang ” cầu Đạo ” gian nan và muốn giúp thì tức là bạn đang hại chứ không giúp được gì cả,tức là bạn đang muốn cướp mất sự gian nan,một phần quan trọng của việc ” cầu Đạo “.

            Nếu bạn không thuộc nhóm người trên thì sorry nhé,nhưng đâu cần gặp mặt,bạn có thể đăng lên đây vài trang sách thì có tốt hơn không ?
            Sorry bạn lần nữa,chúc vui !

          • Những người mà bạn nói đến mình cũng gặp đầy ở công viên, nhưng mình vốn không phải là những người như vậy. Mình đồng ý với bạn là cầu Đạo vốn là điều gian nan, nhưng đã cầu Đạo rồi thì sẽ có lúc nào đó đắc Đạo hoặc tìm thấy Đạo, vấn đề là chúng ta có nhận thức ra được đây có phải là Đạo mà chúng ta đang tìm kiếm hay không? Hay cứ phải gian nan cầu Đạo mãi như thế? Việc mình tặng bạn ấy 1 cuốn sách chưa nói lên được điều gì, bởi vì nó có thể không phải là thứ mà bạn ấy tìm, như thế cũng chẳng sao, mình chỉ đơn giản trao cho bạn MD một cơ hội, nếu nó đúng là thứ bạn ấy tìm thì tốt, nếu không phải thì cũng tốt, chẳng phải người ta phải biết cái sai trước thì mới tìm ra được cái đúng?

            Mình không thể đăng vài trang sách lên đây để mọi người cùng đánh giá bời vì như thế khác nào thầy bói xem voi, chỉ sờ một bộ phận của con voi thì không thể đánh giá đúng nó là gì. Vài lời muốn chia sẻ cùng các bạn.

          • Sorry vì đã hiểu lầm bạn.Thực ra bạn tập Pháp Luân Công thì cũng là người đáng quý trong cái xã hội bề bộn này,tốt hơn nhiều so với những bạn ngồi luyện game suốt ngày.
            Nhưng mà việc tìm kiếm Đạo hay tìm kiếm gì đó thì cũng tùy vào từng người và từng thời điểm họ cần,nếu cần thì mới đi tìm,chưa cần thì tìm cái khác,hihi.

      • Hi Mắt Đời,
        Đầu tiên xin chúc mừng bạn đã đặt 1 chân trên con đường dẫn đến chân lý đích thực. Quả thật bạn là 1 con người có niềm tin mạnh mẽ. Xin chia sẽ với bạn về những băn khoăn thường gặp trên con đường tìm kiếm hạnh phúc đích thực.
        Bạn ạ trên con đường ấy chẳng có điều gì là sai cả chỉ khác nhau ở trình độ nhận thức thôi sai đúng là lý lẽ của con người ko phải của Chúa. Khi bạn phát triển trình độ nhận thức cao hơn thì những điều xưa cũ sẽ không còn hợp lý nữa nó sẽ phải được đổi mới. Những lúc ấy thật khó khăn khi phải vứt bỏ cái cũ nhưng quá trình ấy là cần thiết và nó khiến ta trở nên hoàn thiện hơn tiếp cận gần hơn với chân lý. Cho nên lời khuyên là đừng bám víu, tuyệt đối hóa vào bất kỳ cái gì kinh sách, luật lệ.. tất cả mọi thứ khi thấy nó không còn hợp lý nữa. Đừng dựa vào lời lẽ bất cứ ai kể cả chúa Jesu hay Phật hay bất kỳ ai bởi vì bản thân 1 lời nói thì khó có thể bao quát hết được chân lý mà người nói muốn truyền tải bởi vì ta không phải là các ngài ấy ta chưa đạt đến tầm mức của họ nên hãy lấy thân mình ra để trải niệm để sống trong đó không phải là sự hiểu biết hời hợt dựa trên câu chữ.
        Đó là về thái độ còn con đường thì sao. Tôi xin chia sẽ chút ít những nhận thức của mình. Sau khi đọc nhiều sách bao gồm: kinh thánh (TCG), các triết lý của Phật giáo, triết lý của bà la môn (Áo nghĩa thư), … . Tôi hoàn toàn bị choáng ngợp vì thấy cái nào cũng hơp lý cũng đúng cả nhưng về hình thức thì có khác nhau. Câu hỏi đặt ra là cái nào đúng hay cái nào cũng đúng (nên sẽ có điểm chung) và điềm chung của nó là gì. Rồi một ngày nhận thức mới cũng đã đến với tôi trong lúc tham dự thánh lễ tại 1 nhà thờ. Cuối giờ lễ hôm ấy nhà thờ đọc kinh “hòa bình” và cái giây phút ấy tôi chẳng thể nào quyên được đập vào trong đầu tôi là câu: “chính lúc quên mình là lúc tìm lại được bản thân” vâng nó là mảnh ghép còn thiếu cho câu trả lời của tôi. Lúc ấy tôi nhận thức được rằng con đường để đạt đến Thiên Chúa (God, chân ngã, phật tính,,, ) chính là con đường xóa bỏ cái cá nhân của con người để hòa làm 1 với thượng đế, thiên chúa, … . Nhưng con đường của các tôn giáo ấy có khác nhau: Con đường của chúa Jesus là con đường tình yêu thông qua tình yêu để cải hóa con người cũ xóa đi cái cá nhân của con người. Con đường của Phật là con đường nhận biết dùng sự nhận biết để chứng được cái vô ngã (có nghĩa là lúc bấy giờ biết được rằng ko có cái ngã nào cả). Con đường của bà la môn thông qua các hình thức Yoga luyện tập cho người ta có khả năng loại bỏ được cái ngã của cá nhân để hòa mình vào trong thượng đế. Vậy cái ngã cá nhân ở đây là gì: nó bao gồm tất cả mọt thứ hình thành nên con người: tâm trí, cảm xúc, cảm giác…
        Từ nhận thức ấy tôi đã bắt đầu đi tìm Chúa bằng con đường của riêng tôi góp nhặt chỗ này 1 ít chỗ kia 1 ít. Với 1 sự xác tín duy nhất rằng sẽ có ngày tôi tìm được.
        Bạn ạ nếu bạn có lòng tìm kiếm thì đừng chần chừ nữa. Hãy ra đi với 1 niềm tin tưởng tuyệt đối và sẽ có ngày bạn sẽ tìm được. Cuộc đời thật ngắn ngủi và chúng ta thì đang chết từng ngày hãy trân trọng phút giấy mình đang có sống trọn vẹn với nhận thức của RIÊNG mình.

        Thân,
        N

        • Rất cảm ơn những chia sẻ của bạn, nó rất bổ ích đối với mình. có lẽ đã đến lúc mình tìm hiểu những tôn giáo khác để có cái nhìn bao quá hơn. còn trong các bài kinh của đạo Công Giáo thì mình cũng thích nhất là Kinh Hòa Bình vì bài hát (bài kinh) đó có thể thể hiện được giáo lý Công Giáo một cách đơn giản và trọn vẹn nhất. và quả thật chúng ta có quá it thời gian để đi tìm Thiên Chúa trong đời song của một con người.

      • Tôi hoàn toàn ủng hộ quan điểm của bạn. Cả bài viết lẫn bình luận của bạn đều làm tôi nhớ tới một quyển sách “Cuộc đời của Pi” (Life of Pi), trong đó nhân vật Pi đã theo rất nhiều tôn giáo khác nhau. Có lẽ nhân vật Pi cũng khá giống bạn, cũng đang đi tìm một “”(rất tiếc tôi không thể gọi tên được, vì không biết phải gọi như thế nào cả). Và nhân vật Pi đã tìm thấy điều đó sau mấy trăm ngày trôi giữa biển khơi. Điều mà cậu ta tìm được chỉ kể lại dưới dạng hai câu chuyện: Một câu chuyện về cuộc sống trên biển của cậu cùng những con vật, con hổ, con ngựa, con khỉ đột… Một câu chuyện còn lại thì man rợ hơn là về con người giành nhau sự sống trên con thuyền cứu hộ. Nhưng sau cùng, trong suy nghĩ của cậu thì cả hai câu chuyện này đều cùng bắt đầu ở một điểm, cùng là vụ đắm tàu. Chẳng phải tất cả đều bắt đầu từ sự thống khổ là giống nhau đấy sao?

        Tôi không phải là người theo đạo, nhưng cũng có tới chùa, cũng nghe kinh phật, cũng đến nhà thờ, cũng tìm hiểu qua đạo Hồi… và điều tôi thấy là tất cả đều hướng con người tới một điểm chung là chân-thiện-mỹ.

        Về niềm tin hay đức tin, tôi có ít từ ngữ để diễn đạt ý nghĩ của mình nên chỉ muốn mang một vài câu chuyện ra để kể thôi.
        Chuyện thứ nhất là về một vị thầy chùa và một vị hương khách. Vị hương khách đang cầu phật, còn vị thầy chùa đang ngồi tụng kinh. Có một thanh niên vẻ mặt lấm lét nhìn tới nhìn lui bước vào, hắn không có ý định đến để cầu phật. Hắn đi vào trong, tới chỗ góc căn phòng, nơi nhà chùa để tủ chứa các đồ đạc, vật dụng. Hắn nắm lấy tay cửa, như định mở ra thì vị hương khách quát “Anh kia, làm gì đấy”. Thế là hắn lẳng lặng bỏ đi. Vị hương khách mới quay sang chỗ thầy chùa và hỏi “Hắn vào đây ăn trộm đồ, sao thầy không ngăn lại thế?”. Thầy chùa từ tốn nói: “Điều gì khiến con tin rằng người đó vào đây để ăn trộm đồ?”

        Câu chuyện thứ hai: Nếu ngày trước, ngày của thế kỷ 17, khi Galileo đang trong phiên xét xử cùa giáo hoàng. Ở đây chúng ta chỉ giả sử rằng ông ta chấp nhận mình đã nói những lời lẽ ngu ngốc, đã đưa ra những điều không có cơ sở, đã tin tưởng vào điều hoàn toàn không có thật vì chưa ai chứng minh được điều đó. Ông ta làm thế thật để tránh khỏi việc mình trở thành một kẻ dị giáo, để khỏi phải bị quản thúc tại gia, để khỏi bị giáo hoàng kiểm soát các hành động của mình. Vậy câu hỏi là, nếu ông ta đã làm thế thì bây giờ trái đất có còn quay quanh mặt trời nữa hay không? Nhưng điều ông ta đã làm là chấp nhận tất cả những hình phạt trên vì ông ta không thể phản bội lại đức tin của chính mình được.

        Cảm ơn bạn đã chia sẻ bài viết và suy nghĩ.

        • mình thì chỉ coi phim Cuộc Đời Của Pi ở rạp thôi, nhưng phim đó quả thật cho mình một cái nhìn rộng mở hơn. Còn để có những suy nghĩ như trong bài này thì chỉ sau khi trò chuyện với một người bạn vô cùng trí tuệ (như có nhắc đến trong bài). để có một đức tin mạnh mẽ thì đức tin đó phải là của chính ta và chỉ thấy được chân lý khi mắt ta trong suốt.
          cảm ơn chia sẻ của bạn.

    • Bạn nói Mắt Đời đang có vấn nạn về đức tin vì cách nhìn chủ quan,nhưng mình thấy bạn lý luận cũng chủ quan y hệt.
      Cứ giả sử như Mắt Đời không phải là người Công Giáo mà lại theo đạo Phật thì sao,cũng là có vấn nạn về đức tin à ?

      Không phải con người mang hình ảnh của Chúa đâu mà là Chúa mang hình ảnh của con người.Chúa vô cùng cao quý vì Chúa là sản phẩm đẹp nhất mà con người đã từng tạo ra !

Trả lời Duy Lập Hủy trả lời

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

FOLLOW US

62,550Thành viênThích
3,699Người theo dõiTheo dõi
3,540Người theo dõiĐăng Ký
spot_img

BÌNH LUẬN MỚI

XEM NHIỀU

BÀI MỚI