27.1 C
Da Lat
Thứ Năm, 18 Tháng Tư, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Giáo dục cũng là một sự đầu tư

Featured Image: Artist Banksy

 

Giáo dục, nhìn chung, cũng là một sự đầu tư.

Bao nhiêu người học cao vì thật sự muốn mở rộng tầm nhìn, mở mang kiến thức? Hay đa phần đơn thuần chỉ là muốn nâng cao cơ hội kiếm thêm thu nhập sau khi tốt nghiệp?

“Rất nhiều bậc phụ huynh sẽ làm bất cứ điều gì cho con cái của họ – ngoại trừ việc cho chúng được là chính mình.” — Bansky

Người người, nhà nhà thúc đẩy con cái học nhiều, học cao. Bản thân nhiều người cũng chỉ vì theo ba, theo mẹ, theo bạn, theo bè mà học nhiều, học cao. Ai ai cũng cắm cúi học, có người thành công, có người học rớt, rớt hoài vẫn ráng đắm đuối học lại. Rồi nếu lỡ có ai vô tình hỏi: “Ủa, học để chi vậy?” Thì hầu như cả xã hội hồn nhiên trả lời đúng có nội dung chính như này: “Cho bằng với người ta!”

Trời đất ơi, ai đời học chỉ để sáng mặt hai chữ “sĩ diện”? “Học”, thật ra , cũng đơn giản như việc “ăn uống”. Ăn cho hết đói, uống cho hết khát chứ đâu có ai tranh ăn, tranh uống cho bằng người nọ người kia để rồi có lúc chết ngất vì bể bụng? Học cũng y vậy thôi! Nhu cầu bản thân tới đâu thì học tới đó, chạy theo người khác là hoang phí thời gian và tiền bạc của chính mình!

Nếu bản thân nhìn nhận thực tế rằng giáo dục chính là một sự đầu tư thì tuyệt đối rất nên làm một bài toán kinh tế để nâng cao lợi nhuận cuối cùng một cách hiệu quả nhất. Dĩ nhiên, “học” là một sự đầu tư tốt, chẳng ai lại dại dột đội chữ “dốt” để ra đường làm ăn nhưng căn bản nên xét chừng đầu tư đến đâu là đủ!

Sự thông minh được chia thành 7 loại :

  • Thông minh ngôn ngữ
  • Thông minh logic
  • Thông minh không gian
  • Thông minh âm nhạc
  • Thông minh thể chất
  • Thông minh xã hội
  • Thông minh nội tâm

Thế nên, con người từ đó phân chia thành nhiều loại, có những người giỏi học không giỏi làm, có những người giỏi làm không giỏi học, cũng có những người giỏi cả học và làm. Mỗi người là một kết cấu khác biệt nên hãy giữ mình đặc biệt, chứ đừng chạy theo số đông. Khả năng mình tới đâu, bản thân giỏi cái gì, dở cái gì, cần gì và muốn gì, hãy trả lời đầy đủ những câu hỏi này trước khi quyết định có nên đi theo người khác hay không.

Nếu biết chắc bản thân không đủ giỏi trong việc xoay sở cùng mớ lý thuyết ở trường đại học, biết chắc mình có đậu cũng không thể nào cầm được tấm bằng ưu tú nhất và biết chắc rằng nếu không là ưu tú nhất thì có bằng cấp cũng sẽ rồi lang thang ngày tháng thất nghiệp thì tại sao lại vẫn đầu tư lỗ vốn?

Bận rộn trăn trở cùng những điều không là thế mạnh của mình thì tại sao không dùng thời gian đó đấu tranh cho những thứ mình biết mình có khả năng làm được giỏi hơn, tốt hơn những người khác? Đầu tư miệt mài cho những thứ chắc chắn khó lòng kiếm được lợi ích cho mình thì tại sao không xoay chuyển đầu tư để nâng cao kết quả gặt hái thành công?

“Nếu bạn đang phải sống một cuộc sống buồn chán, khổ sở vì bạn đã nghe lời mẹ bạn, bố bạn, thầy cô của bạn, hay một người nào đó trên TV thì bạn ĐÁNG BỊ NHƯ VẬY LẮM!” – Frank Zappa

Đừng mù quáng tranh đua vô nghĩa với người khác mà tự biến mình thành những cỗ máy xây dựng ước mơ cho ông này, bà nọ để rồi cho rằng ước mơ của mình là thứ xa vời, không thể với tới!

Hoang phí cuộc đời lắm.

 

KBee Deng

spot_img
Triết Học Đường Phố
Triết Học Đường Phố
"Thà chết cho một ý tưởng bất diệt, còn hơn sống cho một ý tưởng phù du." — Steven Biko

BÀI LIÊN QUAN

2 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

FOLLOW US

62,550Thành viênThích
3,699Người theo dõiTheo dõi
3,540Người theo dõiĐăng Ký
spot_img

BÌNH LUẬN MỚI

XEM NHIỀU

BÀI MỚI