16.2 C
Da Lat
Thứ Năm, 18 Tháng Tư, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Array

Con đường của sự suy tư

Featured image: Unmotivating

 

16 năm trước chính là lúc tôi thấy mình chật vật nhất, yêu cô lớp trưởng mà không dám bày tỏ. Nó giống như trước đó ta chỉ toàn ngủ mê trong cái thế giới của mình thì chợt tỉnh giấc, ta thấy thế giới của ta không còn mang nhiều ý nghĩa nữa, những gì ta muốn là cái thế giới của con người xa lạ kia, cái thế giới mà ta chưa từng tìm hiểu và tiếp xúc. Những cảm giác lạ lẫm khiến ta run sợ và háo hức, ta thấy không còn điều khiển được suy nghĩ và cảm xúc của mình nữa. Tình yêu xâm chiếm tâm hồn ta nên khi không được đáp lại thì bỗng thấy như bị ngắt kết nối, bị chia lìa với những gì ta vẫn tưởng là của ta. Thì ra ta và thế giới là hai phần riêng biệt.

Cũng từ lúc ấy tôi bỗng biết suy tư, tôi nghĩ về chính tôi, tôi nghĩ về thế giới, về những gì đang diễn ra quanh mình. Tôi là ai trong cuộc đời này? Tại sao cái thế giới kia không chịu sự chi phối của tôi? Làm sao để tôi đạt được điều tôi muốn? Và quan trọng hơn hết là làm cách nào để thấy mình hòa làm một với thế giới như trước chứ không phải là sự chia cách và cô đơn.

Tôi đã đi tìm những câu trả lời cho những câu hỏi ấy. Nhưng tiếc thay, ở cha mẹ, thầy cô, những người quen biết lại không có những điều mà tôi tìm, hay có lẽ những lời giải đáp của họ không đủ để tôi thỏa mãn. Tôi muốn tìm những câu trả lời gần gũi hơn, sâu sắc hơn và chính xác hơn. Và chúng ở trong những quyển sách.

Cho đến lúc này tôi cũng hiểu được một số điều quan trọng. Đó là:

– Thế giới thực thì không đẹp như truyện cổ tích
– Tính cách và tầm nhìn mỗi người được hình thành từ hoàn cảnh sống của họ
– Chân lý vẫn có thể bẻ cong bằng cách chỉ nhìn vào một mặt trong nhiều mặt của sự việc
– Con người nếu không có những lý tưởng siêu việt vượt lên trên những đòi hỏi của sinh tồn thì chưa phải là con người chân chính
– Tinh thần thì nhận ra những gì là tốt đẹp nhưng thân xác cứ trơ ỳ và yếu đuối
– Con người tới với thế gian để học hỏi và vươn lên đến gần thượng đế dù điều đó là bất khả
– Chỉ có tình yêu vô bờ bến mới giúp ta cảm thấy không bị chia cắt và phân ly với thế giới.
– …
Nhưng hiểu là hiểu còn để làm, để sống theo những gì mình hiểu lại không dễ tí nào, vì ta vẫn là con người, ta bị sự chi phối của sự tham lam ích kỷ, của bản năng, của quy luật sinh tồn, của xã hội ta sống. Chính vì thế sự cố gắng vượt qua là điều hết sức quan trọng.

Có nhiều cách giúp ta tiến lên sự hiểu biết, là học hỏi từ nền giáo dục (nếu nó có mang các bài học về cuộc sống), là đọc sách, là viết ra những gì mình nghĩ, là lao vào cuộc sống để cảm nghiệm về nó.

Vì sao chúng ta phải đọc sách?

Có nhiều lý do để đọc sách, nhưng lý do lớn nhất là để có thêm tri thức và hiểu cuộc sống. Để trưởng thành từ một đứa trẻ, mỗi người chúng ta cần phải học hỏi từ cuộc sống, mà điều đó cần rất nhiều thứ, là thời gian, là hoàn cảnh sống với gia đình và xã hội. Nhưng ta cũng thấy, có những người sống rất lâu mà tâm trí chẳng tiến được bao nhiêu, tất cả chỉ là sự ngu muội và cổ hủ. Chính không gian sống giới hạn con người phát triển tư duy, trong khi đó sách là nơi truyền tải kinh nghiệm sống của tác giả trong một cuộc sống khác, bằng sự phân tích hay thông qua một câu chuyện, tác giả phơi bày những gì tinh túy nhất của đời mình. Với vài ngày đọc sách ta có thể có được một phần những cảm nghiệm đó.

Bạn chỉ có một cuộc đời, nhưng nếu đọc sách bạn có nhiều cuộc đời. Với tuổi thọ của bạn, nếu không đọc sách thì thông thường bạn chỉ nắm được một lượng kiến thức tương đối của thời đại bạn. Nhưng nếu bạn chăm đọc sách, bạn giống như sống qua hàng bao thế kỷ trong sự phát triển của nhân loại. Mỗi cuốn sách là một đời người thu gọn, đọc càng nhiều nghĩa là bạn đã sống càng nhiều, kinh nghiệm càng phong phú và từ đó bạn thấy được nhiều quy luật của cuộc sống, ý nghĩa tình yêu, điều gì mới được gọi là quý giá. Một cuốn sách giá trị có thể rút ngắn một chặn đường dài có khi là 5-10 năm để hiểu được chân lý. Tiếc là người ta tham sống lâu để hưởng thụ chứ không phải cho mình thêm nhiều quãng đời nhỏ để tâm trí phát triển.

Vì sao phải viết ra những gì ta nghĩ?

Thường thì những hiểu biết của bạn chỉ tồn tại dưới dạng ý niệm, để định hình chúng thì cần viết ra một cách rõ ràng, từ những gì viết ra ta mới có thể quan sát – chỉnh sửa – xây dựng cho tốt hơn. Huống hồ lúc bạn viết ra cũng chính là lúc bạn tập trung vào nó, ôn lại những kinh nghiệm sống từng trải qua. Khi cảm thấy những tư tưởng của mình khá chặt chẽ thì bước tiếp theo là chia sẻ cùng những người khác để hoàn thiện nó, sức của nhiều người thì luôn hơn một người. Đó cũng chính là lý do tôi viết bài và thường bình luận rất dài, có hằng hà sa số ý niệm trước đó chưa rõ ràng bỗng trở nên thông suốt khi tôi viết chúng.

Tôi rất thường khi dạo quanh các trang cá nhân, muốn tìm những bài viết giá trị để đọc nhưng thấy ít quá. Viết bài, tôi luôn mong được những bình luận nói lên suy nghĩ của người đọc để tham khảo nhưng cũng quá ít. Tôi tự hỏi là người ta đã nghĩ gì sau khi đọc một bài viết. Lười nói lên quan điểm của mình? Hay sợ viết ra mà nó chưa hay thì sẽ bị chê cười? Hay cảm thấy những gì đang đọc không đáng giá để bình luận?

Có rất nhiều người đọc bài chỉ để mà đọc, đọc nhưng không xem trọng nó nên chọn cách đơn giản nhất là bấm “thích” nếu thấy hợp lý. Tất nhiên với những bài mà bản thân thấy chưa hay thì không cần bình luận, nhưng nếu bạn thấy đúng hoặc sai thì hãy dừng lại một tí để nói cho mọi người biết mình đang nghĩ gì, biết đâu sẽ có những bình luận khác giúp bạn nhận ra những gì mình còn thiếu.

Vì sao phải trải nghiệm cuộc sống?

Tầm quan trọng của việc trải nghiệm thì chắc không nói mọi người cũng hiểu. Trải nghiệm giúp ta nhìn rõ hiện thực cuộc sống và hiểu nó sâu sắc hơn. Không khó để thấy có 2 loại quan niệm trái ngược về vấn đề này, một phía là đề cao những trải nghiệm thực tế, phía khác thì cho rằng chỉ cần chăm đọc cũng có thể biết chuyện thiên hạ. Thật ra thì cái nào đúng cái nào sai? Nhiều người chắc nhận ra rằng cả 2 đều quan trọng như nhau và thúc đẩy lẫn nhau.

Nếu chỉ có trải nghiệm trong khi bản thân không có một sự hiểu biết nhất định thì để tìm ra chân lý cần một thời gian rất dài. Nếu chỉ cảm nhận cuộc sống chỉ qua những gì ta đọc thì những cảm nhận đó trở nên méo mó và có rất ít sự sâu sắc. Vì sao định luật hấp dẫn vẫn chưa được tìm ra dù táo – nho – xoài – sầu riêng – măng cụt… đã rơi hàng ngàn năm trước Newton? Hàng triệu triệu người thấy chúng rơi nhưng vì thiếu một lượng kiến thức nào đó mà nó rơi cứ rơi họ nhìn cứ nhìn. Nếu Newton chỉ ngồi trong phòng ôm mớ kiến thức mà không ra bên ngoài thì có là thần ông mới tìm ra định luật ấy.

Học và hành cần phải đi đôi. Tình yêu không phải thế sao? Hãy nhìn những người yêu đơn phương, nhìn những người tuổi tác nhiều mà chưa thật sự qua cuộc tình nào. Đa số suy nghĩ của họ về tình yêu đều bị méo mó, hoặc nó rực rỡ vô cùng hoặc nó tàn tạ đến không chịu nỗi.

Đọc cho ta những kinh nghiệm sơ khởi, cho ta biết đâu là trọng tâm của cuộc nhân sinh. Trải nghiệm giúp chứng thực những gì ta nghĩ và giúp ta hiểu sâu hơn. Nhưng tâm trí thì luôn đi trước thân xác và có tính chủ động, nên học hỏi kiến thức qua việc đọc cần sự ưu tiên. Ví dụ như để đi đến mặt trăng, bằng suy nghĩ ta có thể tính toán ra chính xác thời gian đi bao lâu, bằng trí tưởng tượng chúng ta sẽ hình dung ra cảm xúc mình sẽ ra sao trên con đường đi đến đó.

Những điều trí óc đang làm diễn ra tích tắc so với thời gian phải đi từ trái đất lên mặt trăng để cảm nhận thực tế. Thành ra với những người đã đạt đỉnh cao của trí tuệ thì hầu hết thời gian của họ là suy tư, là đọc những kinh nghiệm của nhân loại. Vì những điều họ nghĩ vượt qua giới hạn của sự chứng minh thực tế. Vì vậy khi nghe một điều gì đó khác xa với những gì ta biết, ta nghĩ thì đừng vội mà chê cười, nên tìm hiểu điều đó do ai nói, nếu là một kẻ điên thì cho qua, còn của một vị tên tuổi tầm cỡ thế giới thì cần phải xem lại một cách cẩn thận.

Về nền giáo dục? Cái này thì tôi xin cho qua vì những gì tôi học được từ nó trong quá khứ chỉ là một mớ kiến thức vô cảm dành cho thân xác, còn về tinh thần, về cuộc sống thì ít ỏi vô cùng.

Bài khá dài nên xin cảm ơn những ai đã cố gắng dành thời gian để đọc hết.

Mắt Đời

22:50 15/10/2014

spot_img
Triết Học Đường Phố
Triết Học Đường Phố
"Thà chết cho một ý tưởng bất diệt, còn hơn sống cho một ý tưởng phù du." — Steven Biko

BÀI LIÊN QUAN

170 BÌNH LUẬN

    • một bài viết hay về cái tôi của con người, tuy nhiên mình muốn bàn rộng ra hơn một chút, thường thì khi người ta nhắc đến cái tôi lại là những mặt xấu hơn là mặt tốt. mỗi người có một cái tôi của mình, kiến thực càng nhiều càng cao thì cái tôi xấu càng thu hẹp và cái tôi tốt càng rộng ra. cái câu của Einstein trong bài là nói về cái tôi xấu. cái tỉ lệ nghịch là cái tôi xấu. chứ thật ra càng nhiều kiến thức thì ta càng sống với cái tôi nhiều hơn và không bị tan vào đám đông. Nhưng cái khó là khi ta tranh luận cùng một người thì cái tôi tốt hay cái tôi xấu đang dẫn dắt ta, chính vì thế luôn luôn cần một sự phản tỉnh khi nói và hành động.

  1. nếu mình nói tất cả những gì bạn tìm ra được đều là sai thì bạn nghĩ sao? bạn đã đọc sách của KRISHNAMIRUTI chưa?nếu chưa thì mình khuyên bạn nên đọc.Bạn đọc rồi bạn sẽ thấy tất cả những gì sách nói những bậc thầy nói đều chẳng là gì cả-nó không thay đổi cuộc đời đâu cái mà bạn nói là thay đổi là do bạn đang làm theo những gì họ khuyên nghĩa là bạn đang tự biến mình trở thành một người nào đó.Mình cũng xin nói rằng mình đã từng là một đứa đọc sách ghê gớm và tất nhiên đọc nhiều sẽ hơn người nhưng sự thật chúng ta vẫn chỉ là chúng ta-một sự ăn cắp lời nói của người khác.Mình thực sự không thể chịu đựng khi nghe những người khác được khen là thông thái hay giỏi hơn người khác.vì sự thực là tất cả chúng ta đều như nhau giống nhau cả thôi .nếu bạn nói cuộc sống không đẹp như cổ tích vậy thế giới sinh ra bạn để làm gì.Con người chúng ta sinh ra độc lập,không giống với bất kì ai cả vì thế chúng ta luôn là chính chúng ta ,tất cả những gì bạn cố gắng thay đổi để giỏi hơn chỉ khiến bạn tự hủy hoại chính bạn- một cá thể với những khả năng tốt nhất mà nó được ban tặng.trước khi kết thúc mình mong bạn hãy đọc sách Krish.Chúc bạn sẽ có một cái nhìn đúng về thế giới của chính chúng ta.Mình rất thích trao đổi ý kiến nên rất mong những bạn đọc bình luận của mình sẽ cho mình những ý kiến hay nhé.

    • bạn biết không? mình rất thích thảo luận hi hi, nên ta tiếp tục nhé.
      bạn nói mình hoàn toàn sai, không sao cả, chỉ có điều bạn phải đủ lý lẽ để thuyết phục mình mới được. đọc cmt của bạn thì chưa đủ thuyết phục rồi. những đều bạn nói đều có vẻ rất hợp lý nhưng bạn quên một điều, đó là bạn không phải là một đứa trẻ khi nói những lời này, à đừng vội hiểu lầm và nghe tiếp. giả sử từ trước đến giờ bạn không đọc gì cả, sống đơn thuần thì bạn chẳng khác nào một đứa trẻ không biết gì, không có tư tưởng. và khi đó bạn cũng không hề biết cái tư tưởng của Krish, hay dù bạn có đọc duy nhất ông ấy, bạn cũng không đủ nhận thức ông ấy đang nói gì. Muốn hiểu bạn cần phải có một nền tản nào đó, và nền tản đó có được từ sự học hỏi và đọc sách của bạn. nếu bạn không tin hãy đưa cuốn sách đó cho một người cùng tuổi bạn nhưng hầu như không đọc sách, mình đảm bảo họ đọc vài trang rồi cũng bỏ qua mà thôi, vì họ không hiểu. cũng có không ít những nhà triết học bảo rằng “triết học đã chết” và nhiều người học theo, trong khi họ quên rằng ai đang nói về điều đó. Họ có hiểu hết triết học hay không mà dám phán câu đó, còn nhà triết học nói thì ta chấp nhận phần nào vì ông ấy cũng đã đi quá dài trên con đường đó rồi, ông ta phần nào có tư cách nói câu ấy. nhưng “triết học đã chết” theo quan điểm của ông ấy cũng không có nghĩa nó không có giá trị, vì ông ta để hiểu được điều đó thì cũng cần chính nó.
      bạn nghĩ bản thân Krish có đọc sách không? bạn nghĩ trong cuộc đời ông đã đọc được bao nhiêu sách? chắc là rất nhiều hi hi, mình chưa đọc sách của ông ấy. nhưng mình nghĩ cái tư tưởng đó muốn ta giữ được bản thân mình chứ không phải phủ định hết những giá trị của các tư tưởng khác. Nghĩa là khi ta đọc sách và tiếp thu tư tưởng trong đó ta sống theo đó và vấn đề đặt ra là ta đang sống với điều ta thật sự thấu hiểu hay sống theo sự bắt chước cái tư tưởng đó. 2 điều hoàn toàn khác nhau. cũng như bạn nói, có rất nhiều người sống bằng tư tưởng của kẻ khác, của thần tượng họ chứ không phải sống cho chính họ. Và ngay chính bạn lúc này, khi bạn phủ định những gì mình viết trong bài, phủ định giá trị của các tư tưởng khác của những người nổi tiếng, thì có phải chính là bạn đang bị tư tưởng của Krish ám ảnh và bao phủ hay không? bạn có dám chắc là không không nào? chính cái tư tưởng của Krish mà bạn đang hiểu cũng mang tính phủ định chính nó. bạn trả lời sao về việc này?
      thật ra vẫn có giải pháp cho những vấn đề này. đó là ta chỉ bị một tư tưởng ám ảnh khi ta chỉ đọc mình nó. trong xh loài người, có trăm ngàn ý tưởng khác biệt, cái này đối lập cái kia, cái này vừa giống cái kia vừa giống cái nọ nhưng có đặc trưng riêng. thành ra nếu bạn đọc nhiều, hiểu biết càng nhiều thì bạn càng dễ phân biệt đúng sai, và bạn sẽ sống theo những gì bạn hiểu, là của riêng bạn. Vậy theo mình nghĩ, để ta có thể là ta thì ta càng phải học hỏi nhiều hơn chứ không phải không nên học gì cả. không học hỏi gì thì đến ngay cả bản thân mình còn không hiểu huống gì là sống theo mình. những kẻ dễ bị dẫn dắt nhất chính là những kẻ ít kiến thức nhất.
      còn việc bạn nói chúng ta là độc lập và là duy nhất? hoàn toàn đồng ý, nhưng để nhận ra điều ấy lại không dễ đâu bạn, nhờ bạn đọc rất nhiều sách đấy nhé, vì thế đừng khinh khi chúng nữa. mặt nào đó thì sách của Krish cũng chỉ là một chặn đường trên con đường bạn đi thôi. nếu bạn dừng lại ở ông ấy thì bạn sẽ không bao giờ tiến lên nữa, vì xét cho cùng thì tư tưởng của ông cũng chỉ trong hàng ngàn tư tưởng của loài người chúng ta thôi.
      còn thế giới không như cổ tích? thật ra thế giới này nếu không có loài người thì quả nó là thế giới cổ tích. nhưng chúng ta đang sống trong xh bạn à, bạn, tôi, những người khác ai cũng có những tham lam ích kỷ của riêng mình. Mà khi có những điều đó tồn tại thì chỉ có hiện thực không có cổ tích. Nhưng nếu ngày nào đó chúng ta hiểu biết đủ để tẩy xóa hết những cái đó, chúng ta sẽ có thế giới cổ tích. nhưng muốn tẩy xóa hết thì phải có nhiều hiểu biết để nhận ra. Vì vậy bạn nên tiếp tục đọc sách đi nhé, và lâu lâu nhớ giới thiệu vài cuốn hay cho mọi người cùng đọc.
      Sao nào? mình có nói sai hay không đây?

      • đọc xong ý kiến của bạn mình rất thoải mái vì có người thảo luận với mình về một điều gì đó.bạn đã tìm hiểu về Kri chưa?vì mình sẽ không trả lời phần bạn hỏi ở trên vì mình muốn bạn tự tìm hiểu.bạn sẽ tự có câu trả lời thôi.Mình chưa thuyết phục (tất nhiên ) vì mình viết quá ngắn gọn.bạn có thể phân biệt hai thứ chân lí và tư tưởng không?nếu bạn phân biệt được bạn sẽ thấy tư tưởng không bao giờ là chân lí vì tư tưởng do con người tạo ra nhưng chân lí thì do vũ trụ tạo ra cũng như chúng ta không thứ gì làm nó biến mất được.điều đó chắc trả lời việc mình có bị ảnh hưởng tư tưởng của kri không rồi chứ.còn nếu bạn bảo những gì Kri nói cũng là một loại tư tưởng thì bạn phải đọc sách của ông ấy mới trả lời được cho chính bạn.mình không phản đối việc những người khác khuyên bảo chúng ta bằng những trải nghiệm của học cái mình đang cố gắng muốn nói là chúng ta luôn thừa khả năng để giải quyết cho chính.Còn bàn về đọc sách; bạn có thấy là có người thích đọc sách nhưng cũng có những người không và việc bạn thấm được bao nhiêu cuốn sách không phải do bạn cứ đọc nhiều là có khả năng đó là nó thuộc về phần bẩm sinh.Mình đang nói tới việc không phải nhờ mình đọc nhiều sách thì khả năng HIỂU sẽ tốt hơn.nếu bạn bạn xã hội này không tốt vậy bạn được xuất hiện trên thế giới này để làm gì chắc không phải để cứu rỗi thế giới chứ( mình châm biếm một tí).bạn có thấy những gì đúng nói ra rất đơn giản ngắn gọn còn mấy cái sai thì nói được rất nhiều.Bạn nói đến chữ Nền Tảng vậy bạn có biết nền tảng cho mọi thứ là gì không ?chúng ta đang đi quá xa NỀN TẢNG .Nếu bạn muốn mình thuyết phục bạn thì thực ra phải nói rất nhiều nhưng như mình đã nói ở trên thì cái đúng thì cực kì đơn giản nên một khi bạn hiểu ra rồi thì không cần phải nói gì nữa.bây giờ nếu bạn vẫn đang còn một đống tư tưởng trong đầu thì việc HIỂU LÀ KHÔNG THỂ.không phải vấn đề nằm ở bạn đâu nên đừng cố tìm giải pháp. bạn bây giờ còn mua sách không vậy?

        • Thôi được, chiều mai sau khi đi làm về mình sẽ ra nhà sách mua mấy cuốn của Krish về đọc 🙂
          Đúng là chân lý thì khác với tư tưởng, nhưng con người có thể nhận biết được chân lý hay không? có thể có ở một vài người trong cả loài người này mà mình thì chỉ là một người bình thường làm sao nhận biết đó đây? có thể như bạn nói, chân lý rất là đơn giản nhưng làm sao ta phân biệt được nó với muôn vàn tư tưởng của con người? mình chưa đọc Krish nhưng chắc gì ông ấy đã nói đúng? và tất nhiên mình sẽ đọc để hiểu ông ấy muốn nói gì. còn với bạn, bạn có thể nói đúng (khg bị Kish ảnh hưởng) nếu bạn nhìn thấy chân lý, nhưng cái nếu đó rất khó tin đấy nhé. và nếu bạn bị tư tưởng của Krish ám ảnh nhưng cứ tưởng là đã nhìn thấy chân lý thì sao bây giờ? vậy vấn đề đặt ra là bạn nhìn thấy chân lý trước hay sau đọc sách của Krish?
          về vấn đề thấm bao nhiêu cuốn sách thì quả là có chuyện bẩm sinh hi hi. vì mình cũng thì thấy những người đọc rất nhiều sách, học vị rất cao nhưng cách nhìn cuộc sống lại rất hỡi ơi. trong khi cũng có vài người chỉ đọc một ít nhưng tầm nhìn cũng rất tốt, rất xa. Nhưng đọc nhiều sách rất tốt mà.
          còn việc cứu rỗi thế giới, mình cứu mình còn chưa xong nữa là hi hi. Đồng ý những gì đúng thì nói rất đơn giản, ví như 10 điều răn của Chúa, không giết người, không trộm cắp… đó là những chân lý rất đơn giản và dễ hiểu nhưng người ta cứ giết người, cứ trộm cắp và dùng mọi lý do để biện hộ cho nó. Mà 10 điều răn có phải chân lý không nhỉ? có thể nhiều người xếp nó vào một phạm trù khác.
          Này bạn cái vấn đề “hiểu thì thì không nói, còn nói tức không hiểu” này rất mệt à, câu đó xét thì đúng nhưng nói câu ấy cũng chẳng khác nào không nói gì hi hi.
          Nền Tảng (mình cứ hay viết Tản) mình nghĩ có lẽ là tình yêu. còn là cái gì khác nữa thì không biết. À tìm giải pháp thì vẫn phải tìm, không tìm không được. Những gì bạn nói có phần nào giống tư tưởng của Lão Tử đấy. Mình còn mua sách, bạn hỏi làm chi vậy? mà chúng ta có biết nhau hay không? chắc không hi hi.

          • mình xin chốt lại một câu là tất cả mọi người đều nhìn thấy chân lí có thể bạn không tin nhưng từ từ sẽ thấy.Bạn đừng gắn mình với LÃO TỬ chứ .nói chung là chẳng ai hơn ai cả .bạn đừng nói người này nhìn được chân lí còn người kia thì không(chân lí không thuộc về bất cứ ai cả và nó luôn tồn tại) -cái này bạn cũng phải đọc nhé.đến lúc này thì mình chán rồi không muốn nói nữa vì chẳng có gì để nói cả.Còn tất cả những gì bạn nói là chân lí ở trên đều không phải là chân lí.mình đồng ý câu cuối cùng NỀN TẢNG chính là tình yêu nhưng không phải tình yêu theo những gì chúng ta được nghe được nói.CHÚC BẠN SẼ THAY ĐỔI (sách của ông ấy khó kiếm lắm bạn đặt trên mạng may ra mới có)
            chúng ta không quen nhau chút nào.tạm biệt (mình tâm sự chút nhé:sau khi đọc sách ông mình đưa cho bạn mình đọc với một sự mong chờ rằng người khác cũng thay đổi như mình nhưng bạn mình bảo không hiểu mình thực sự rất buồn và đến bây giờ vẫn hỏi tại sao họ không hiểu ) vì vậy sau khi đọc sách ông bạn nhớ cho mình ý kiến nhé.mình sẽ quay lại hỏi thăm bạn sau.nếu bạn không mua được thì mình sẽ cho bạn mượn .bye(vẫn tự hỏi mình chưa từng đọc qua LÃO TỬ mà sao lại bị giống ông ấy thế này_đau khổ)

          • “Bạn đừng gắn mình với LÃO TỬ chứ .nói chung là chẳng ai hơn ai cả” kinh! bạn và Lão Tử chẳng ai hơn ai cả 🙂 hi hi, đùa chút thui. Mình sẽ tìm sách của ông ấy (sách của ông ấy đầy nhà sách, mình thấy mấy năm nay rồi). Sao mau chán vậy? sau này có rảnh thì vào mấy bài mới của mình bình luận nhé. nền tảng đúng là tình yêu nhưng không phải tình yêu chúng ta được nghe là sao? à mong là sau khi đọc sách mình sẽ thay đổi.

            chúng ta không quen nhau thật à? mình thì cảm giác quen quen (nếu không thì đã không cmt trả lời như vừa rồi đâu mà sẽ có rất nhiều mưa đá hi hi). bạn của bạn không hiểu vì như cmt kia mình nói đó, muốn hiểu thì người ta cần một sự hiểu biết nhất định. bạn có thể cho mình mượn à? bằng cách nào? nhưng để mình tìm thử, chắc có. mong là bạn sớm quay lại bình luận nhiều bài khác. bạn tìm đọc Lão Tử đi, sẽ thấy bạn giống ông ấy.
            tạm biệt, bye hi hi

    • Có thể sách của ông KRISHNAMIRUTI nào đó rất hay, nhưng cách bạn giới thiệu thì chưa được hấp dẫn. Còn chuyện “có một cái nhìn đúng về thế giới của chính chúng ta” thì tôi chẳng dám chúc ai đâu. “Một cái nhìn” không thoát khỏi phiến diện.

    • Qui luật của tự nhiên là mọi thứ thay đổi để chuyển từ dạng này sang dạng khác, tiến hóa và phát triển. Nói như bạn thì 1 hạt chỉ vẫn là 1 hạt vì nó sợ hủy hoại chính nó để phát triển thành cây, thành khu rừng mang bóng râm, oxi cho sự sống. Thay đổi để hơn người cũng như vượt qua bản thân hằng ngày đều mang lại 1 sự tích cực cho bản thân và cuộc sống.

      1 cái lạ là sao bạn lại không chịu được khi người ta được khen giỏi, thông thái. Đồng ý rằng không gì là tuyệt đối, không gì là cơ sở vững chắc để làm tiêu chuẩn nói người này giỏi, người kia thông thái nhưng khi lời khen đó được chấp nhận bởi nhiều người (không nói đến tâm lý số đông, bầy đàn) thì nó hợp lý và ta sẽ chấp nhận khi so sánh quan niệm số đông đó phù hợp với quan niệm của bản thân mình.

      Như mình nói ở đoạn 2, mọi thứ đều đc chấp nhận ở 1 mức tương đối nhưng khi đọc “Mình thực sự không thể chịu đựng khi nghe những người khác…” mình thấy bạn rất cực đoan và đòi hỏi mọi thứ phải đạt đến mức tuyệt đối. Để ví dụ thêm thì có thể xem đây là 1 ví dụ từ cment của bạn : ” tất cả những gì sách nói những bậc thầy nói đều chẳng là gì cả-nó không thay đổi cuộc đời đâu cái mà bạn nói là thay đổi là do bạn đang làm theo những gì họ khuyên nghĩa là bạn đang tự biến mình trở thành một người nào đó”. Bạn lấy cơ sở nào để nói TẤT CẢ sách nói chẳng là gì cả, vậy là chúng ta sẽ không cần sách >vì nó không là gì cả?!

  2. Mình thấy bài viết của bạn rất hay. lâu nay mình vẫn đọc THĐP nhưng chẳng lúc nào viết ra bình luận hay cho ý kiến về bài viết cả, lắm lúc muốn viết ra những ý kiến của mình về bài viết hay ,quyển sách ý nghĩa mà mình vừa đọc xong nhưng lại ngại vì thấy khả năng viết lách của mình kém quá, mình sẽ thay đổi . Cảm ơn bài viết của bạn rất nhiều

    • Rất vui vì bạn đã cmt cho bài của mình, bạn thấy đấy, để bình luận thì cũng đâu có khó chi, chỉ cần nói ra những gì mình nghĩ là được. còn việc viết bài thì cũng không khó đâu, xét cho cùng thì nó cũng như một bình luận thôi mà. Khi bạn đọc một bài viết nào đó, bạn thấy nó trái với cái nhìn của bạn, vậy thì lúc đó bạn chỉ cần viết ra cái nhìn của mình vậy là có một bài viết về một đề tài nào đó. Ngày trước mình chơi ở một trang cộng đồng khác, cũng có trang chủ đăng bài, mình cũng viết và mong họ đăng, nhưng nhiều khi thất vọng hi hi, rồi cũng có bài được lấy. và từ từ cũng thấy quen, viết thì cứ viết thôi, còn đăng được không thì kệ. bạn cứ viết thử, gửi thử, được thì đăng, không được thì thôi. 🙂

  3. Thực sự là trước khi đọc bài viết của bạn mình không nghĩ sẽ để lại comment như thế này, mình cũng là một người thích học nhiều điều mới, khi đọc xong bài viết của bạn mình cảm thấy một góc nhìn mới trong cái tư duy nhỏ bé của mih được hé sáng! Thực sự mình trước đây mình cũng chã thích đọc sách, sao năm lớp 11(nhớ không lầm) bạn mình tặng 1 quyển sách và từ đó mih co hứng thú về sách, nhưng những điều đó không đủ để cho lòng ham mê đọc sách của mình giữ như một thói quen. những từ ngữ trong bài viết của bạn có tác động tốt đến cách suy nghĩ của mình. mình tâm đắc về 1 câu nói trong bài viết của bạn “Chân lý vẫn có thể bẻ cong bằng cách chỉ nhìn vào một mặt trong nhiều mặt của sự việc”

    cám ơn vì sự chia sẻ đầy ý nghĩa này, mình mong với sự hiểu biết của bạn sẽ có nhiều bài viết chất lượng hơn.

    • cảm ơn bạn vì đã đọc bài này. bạn không biết chứ chính cái bài này mình viết cũng khích lệ mình cố gắng tìm sách để đọc, vào THĐP này trò chuyện cùng nhiều người mới thấy sách mình đọc còn quá ít, mình đang lên danh sách 100 cuốn nên đọc nhân vừa xem bộ phim Mỹ “Thiện Ác Đối Đầu”. Trong phim có nhắc đến một câu nổi tiếng của một nhà văn, mình không nhớ rõ câu đó, đại ý là : trong cuộc sống ta có 2 ngày hạnh phúc nhất, đó là ngày ta sinh ra đời và ngày ta hiểu được ý nghĩa của việc ta được sinh ra.
      Mình cũng mong ngày nào đó đọc được những điều bổ ích mà bạn tìm thấy được trong cuộc sống.

  4. Bài viết của bạn tuy cũng lan man nhưng cũng hay vì văn phong của bạn khá nhẹ nhàng.
    Mình xin góp một vài bình luận về vấn đề phát triển tâm trí,theo quan điểm cá nhân của mình thì học hỏi và trải nghiệm là tốt và cần thiết nhưng để tiến xa hơn thì điều quan trọng hơn cả chính là sự thắc mắc và tò mò về mọi thứ xung quanh và về mọi thứ kiến thức mà chúng ta đã được hấp thụ,và có khi việc phủ định lại chính kiến thức mà ta đã có lại chính là điểm phát triển mới của chúng ta.
    Newton tìm ra luật vạn vật hấp dẫn khi ông nghiên cứu về lực quán tính và gia tốc,sau đó ông thắc mắc vì sao Mặt Trăng quay quanh Trái Đất mà không bị văng đi,sau đó ông dự đoán chắc chắn phải có một loại lực gì đó đang kéo Mặt Trăng lại.Quả táo rơi bên ngoài chính là lời giải đáp cho vấn đề bên trong.Hàng triệu người thấy táo rơi nhưng họ không hề thắc mắc,hoặc có thắc mắc nhưng câu hỏi bên trong và sự việc bên ngoài không hề ăn khớp được với nhau.
    Tương tự,Einstein tìm ra thuyết tương đối khi ông nhận ra lý thuyết của Newton có khiếm khuyết và không thể dùng để trả lời cho vấn đề của ông.

    Mình kể những chuyện ở trên là muốn góp thêm vào bài của bạn một ý này: Sau khi đã học tập,viết,trải nghiệm,lý thuyết,thực tế..vv…v…thì ở cuối con đường của sự suy tư chính là việc phải tìm ra một cái nhìn riêng cho mình.

    • hì hì! cảm ơn bạn đã đóng góp và cảm ơn vì những vấn đề của Newton và Einstein. thật ra mình cũng còn hiểu lan man về những cái đó, dẫn họ ra để giúp cho sự lý luận để làm rõ ý thôi, vì con người thường có thói quen mượn nhờ những nhân vật nổi tiếng mà :). mình nghĩ bạn nên viết bài và gửi về THĐP, mình nghĩ bài bạn viết sẽ có giá trị. Nhưng nhớ nếu có viết thì viết nhẹ nhàn thôi nhé, cũng không nên đi vào quá sâu với những đề tài… có cái nhìn của riêng mình thì rất cần, nhưng đôi khi hạ nó xuống tí để có lợi ích với nhiều người thì cần hơn. chắc bạn hiểu ý mình 🙂

      • Mình hiểu ý bạn mà 🙂 Lâu lâu có bài nhiều đề tài như dân tộc,chính trị,tôn giáo..linh tinh nên mình chạy vào chém gió cho vui vậy thôi chứ mình không phải người mang định kiến.Thật ra thì cũng từng có,nhưng theo thời gian mình đã vứt bỏ hết,và thấy rất thoải mái đầu óc.Mình là 8x đời đầu (chưa già nhưng cũng ko trẻ) mình thích vào THĐP vì hầu hết các bạn ở đây đều trẻ trung và trăn trở nhiều,đọc bài viết của các bạn để hiểu hơn về một thế hệ mới đó mà.Mình nghĩ đây là một web hay,vì thực ra ai cũng cần triết lý để sống,kể cả những người lao động bình dân ít đọc sách,khi chúng ta nghe những câu đại loại như ” Giày dép còn có số “,” ngày mai trời lại sáng “…đó chính là triết lý sống của từng cá nhân.
        Có lẽ lúc nào đó mình cũng sẽ viết một bài,gọi là đóng góp,cho nên bài phải phù hợp và có ích với nhiều người,nên mình cũng băn khoăn.Chắc một ngày đẹp trời nào đó chăng,hehe.
        Ps : Bạn chọn tấm hình rất phù hợp với nội dung 🙂

        • Vậy lúc nào đó bạn nhớ gom gió lại thành 1 bài viết nhé :). Có lẽ tuổi của chúng ta gần bằng nhau đó. Còn cái hình là của THĐP, mình viết bài đều không có hình cả. Nhưng cái hình làm mình nghĩ đến chuyện “cái hang” – một câu chuyện ngụ ngôn đầy ý nghĩa.

  5. Tôi ủng hộ Mắt Đời viết cho Triết Học Đường Phố vì bạn phù hợp với sân này. Ở đây có nhiều người nhận ra và yêu mến bản sắc riêng của bạn. Một điều mới mẻ mà bạn đem tới nơi đây: Các bạn đọc sẵn sàng viết cho bạn những comment dài và kỹ lưỡng.

    Điểm thu hút ở những bài viết của bạn là tràn đầy cảm xúc, những cảm xúc thật. Nhưng phần lý trí cũng trong những bài viết ấy và trong các comment thì hãy còn là một con dao cùn. Vì thế không có gì ngạc nhiên khi có nhiều người bẻ lại những lập luận của bạn.

    “Chân lý vẫn có thể bẻ cong bằng cách chỉ nhìn vào một mặt trong nhiều mặt của sự việc”. Dù có người phản đối thì tôi vẫn thích câu này của bạn. Tuy nhiên nếu cái “nhìn” mà không đủ năng lực thì khó bẻ được cái mà ta muốn bẻ. Vũ trụ không phải là mặt phẳng cũng không là đường thẳng, cho nên những lý lẽ thẳng băng chưa phải là “chân lý”.

    Câu này của bạn làm tôi phì cười: “…khi nghe một điều gì đó khác xa với những gì ta biết, ta nghĩ thì đừng vội mà chê cười, nên tìm hiểu điều đó do ai nói, nếu là một kẻ điên thì cho qua, còn của một vị tên tuổi tầm cỡ thế giới thì cần phải xem lại một cách cẩn thận”.

    Qua câu đó, bạn đã thể hiện sự thiếu tự tin một cách thành thật. Những tên tuổi lừng lẫy dễ trở thành “bóng đè” đối với bạn. Nếu bạn vô tư, những lời của kẻ điên có những khi chứa đựng chân lý, còn lời của vĩ nhân không ít khi sáo rỗng. Trong blog Hơi Thở Của Vũ Trụ, không ít người đặt comment ở đó để gào lên rằng Ái Nữ chỉ là một kẻ điên, nhưng điều đó thể hiện rằng họ không dễ “cho qua” với tôi.

    Bạn có biết từ “trí xảo” không? Trí tuệ là một thanh gươm mà trong chất thép của nó có nhiều phần xảo trá. Bạn thấy tôi là một kẻ xảo trá nhưng đồng thời vẫn thấy tôi hấp dẫn một cách “nguy hiểm”. Nếu bạn chỉ biết thành thật thôi thì bạn đơn giản là một kẻ phiến diện. Khi cái “lý” không cân xứng với cái “tình” thì con người dễ bị chới với.

    Tôi không thể không khen bài viết này của bạn, theo cảm nhận của cá nhân tôi thì nó hay hơn nhiều so với hai bài viết trước của cùng tác giả. Tôi đồng ý với vài người comment ở đây: Cái tít và nội dung chưa tương xứng. Phần đầu và phần cuối bài viết chưa tương đương nhau về chất lượng. Phần đầu tràn trề cảm hứng mà phần cuối thì có vẻ ngập ngừng. Nhưng bạn rất xứng đáng được hoan hô.

    Tôi để ý điều này: Bạn cực ngốc khi tranh luận với người khác về Thượng Đế. Đó là lĩnh vực siêu hình và “bất khả tư nghị”. Mặc dù các nhà khoa học lãng mạn đem Thượng Đế ra đặt tên cho cái loại hạt nào đó mà họ tìm thấy, nhưng Thượng Đế vĩnh viễn không bao giờ ở trong tầm tay của các nhà khoa học cũng như các nhà thần học. Trang của tôi thường xuyên có “Thượng Đế” vì đó là trang văn chương, ở đó Thượng Đế rất thiêng liêng, nhưng người ta chửi mắng Thượng Đế cũng được chấp nhận vì Ngài dù bị chửi cũng không sứt cái “vảy” nào. Tôi yêu Thượng Đế vì Ngài phò trợ cho cả những kẻ độc ác và xảo trá như tôi. Hì hì…

    • Tôi rất vui vì nhận được cmt này của bạn, that khó để Ái Nữ viết cmt dài thế này mà không phải chỉ là các lời châm biếm nhỉ? vậy mình sẽ trả lời bạn theo từng phần một nhé. lúc thì mình xưng tôi, lúc thì xưng mình, bạn đừng phiền nhé 🙂
      cách đây vài năm khi bắt đầu viết bài thì có một người anh đã gợi ý mình nên gởi bài cho những trang thế này, và người anh đó bạn biết đấy, cũng vì người anh đó mà nhà bạn có thêm đá đấy (dù vậy cũng có khen một lần nha). Nếu không vì cái bài đó thì bạn cũng chẳng bao giờ biết đến tôi dù tôi thì biết bạn (nhưng cũng không quan tâm lắm). Nhưng sau bài đó tôi đọc them vài bài của bạn và nhìn thấy những điều đã nêu trong các hòn đá. hi hi
      hầu hết các bài mình viết đều là cảm xúc that, trước đó mình không hề chuẩn bị trước, viết chỉ như là sự bày tỏ một điều tâm đắt với người khác và biết đâu sẽ có ích gì đó. còn việc mình dung dao bén hay cùn thì cũng còn tùy hi hi, nhiều lúc cùn cùn mà không ai đứt tay, huống hồ tranh luận không phải để thắng thua, mình biết bạn rất háo thắng, rất sắc bén và thong minh, luôn biến ảo, nhưng chúng cũng mang lại nhiều điều phiền toái cho bạn đấy. còn lúc mình cần sắc bén thì gai gốc mọc lên bao nhiêu mình gọt bấy nhiêu.
      ở một khía cạnh nào đó mình mang những tính cách ngược lại bạn. Có một người bạn gọi mình là “Đất”, mình như một cục đất vậy, những cmt trả đũa của bạn lần kia, hay vừa rồi trong nhà bạn đăng các cmt châm biếm mình thì mình cũng không cảm thấy buồn giận gì :), thành ra khi tranh luận với mình, ai mất bình tĩnh trước là sẽ chết trước. đó cũng là vì sao khi bạn chanh chua thì mình ném đá, khi bạn thùy mị thì mình tang hoa. mình chỉ đơn giản thế thôi.
      còn câu nói về “kẻ điên và người tên tuổi” cũng chỉ là một cách nói để bài viết mang tính thuyết phục thôi, để những ai còn quá bảo thủ được mở lòng ra một tí cũng tốt rồi. còn riêng mình thì cũng không it lần ném đá ai đăng một câu nào đó của những tên tuổi lớn cứ như là hễ là nhà triết học thì nói gì cũng đúng hết, các trang blog ngày nay thường có bệnh đó (THĐP cũng có tí bệnh này hi hi). Mình vốn là đạo Công Giáo đấy, nhưng mình là con chiên lạc cũng 10 năm rồi, nhưng vẫn tin vào Chúa, chì là mình nhìn Ngài khác đi khá nhiều. Thành ra bạn đừng sợ mình bị “bóng đè” 🙂
      Còn về cái trí xảo? that là có nhiều cái trí lắm bạn à, ngoài cái trí bạn biết còn có một cái trí khác nữa mà các thánh nhân thường dùng. mình không nói mình dung cái trí đó vì mình chưa cao tới mức ấy hi hi, nhưng cái trí xảo không phù hợp với tính cách của mình. tất nhiên mình sẽ cố gắng học hỏi nhiều hơn. bạn rất thong minh và cũng rất lôi cuốn, nhưng vì bạn biến ảo nhiều quá nên it ai dám đặt trái tim vào bạn. Vậy bạn tính trôi đến khi nào đây? Còn việc cái lý và cái tình, có tình không có lý vẫn tốt hơn có lý nhưng lại vô tình, điều này rất nguy hiểm đấy Ái Nữ
      còn về bài viết thì bạn và vài người nói đúng rồi, that ra đó là một bài mang tính cá nhân cao, nhưng để nó mang một giá trị chung thì mình lồng vào đó những điều bổ ích.
      còn về thượng đế, mình ngốc that à? thế mình hỏi bạn, bạn tranh luận về thượng đế để làm gì? mình không biết siêu hình, nhưng nếu mình biết mình cũng không lấy cái đó ra lý luận. lần tranh luận đó để giúp bạn ấy hiểu có những khả năng ngoài những gì bạn ấy nghĩ. Mục đích của mình không phải để chiến thắng. Thế nếu dung cái siêu hình ra nói thì sao nè? người đó sẽ tin lời bạn ? có thể người đó khg đủ lý luận để tranh biện với bạn và bạn thắng. Nhưng thắng để làm chi? going như những cuộc tranh luận của chính bạn vậy, không ai nói lại bạn, bạn luôn thắng họ, bạn làm họ cứng họng. Nhưng bạn làm vậy để được gì? bạn thấy điều đó mang lại niềm vui và hạnh phúc sao? hay là sự cô đơn nào? à mà mình đâu biết gì về bạn mà phán xét nhỉ.
      Ngày trước mình cũng có một người bạn cũng rất thích choc phá người, nhưng điều bạn ấy mang lại là tí tuệ và tình yêu. bạn ấy cũng thông minh tuyệt đỉnh.
      vì mình là Đất, một cục đất hiền lành nên sau này bạn cũng đừng ngạc nhiên nhé hi hi 🙂 . bạn nói trong bạn nhiều linh hồn, vậy sao không tìm một linh hồn nào tốt tốt viết bài và cmt trong THĐP nhỉ? còn mấy linh hồn kia thì cứ để vui chơi ở BTV là được. Viết bài đi, mình sẽ vào ném… hoa cho 🙂

      • Trước đã nghe bác Mắt Đời nói về người anh, định hỏi, nhưng nay thôi. Nhưng tôi tha thiết mời bác Mắt Đời chịu khó ghé thăm nhà bác Ái Nữ bên ainu.blogtiengviet.net.

      • Ôi Mắt Đời ơi, tôi không có ý định mời gọi bạn hay bất kỳ ai đặt trái tim vào tôi đâu. Nhiều người phàn nàn là người Việt duy tình, tôi chỉ thêm chút phụ gia để hòa tan cái định kiến đó mà thôi. Vũ trụ chuyển động và biến ảo không ngừng, nếu tôi không “trôi” theo thì sẽ bị nghiền nát.

        Sao bạn cứ để ý đến chuyện thắng thua thế nhỉ? Tôi đâu có đòi thắng bạn hồi nào? Vì chúng ta ngược nhau, nếu bạn là Đất thì tôi là Trời, nếu bạn hiền lành thì tôi “chanh chua”, nếu bạn dễ dàng bình an thì tôi phiền toái và nguy hiểm. Tôi nhận lấy phần xấu để dành phần tốt cho bạn, vì vũ trụ đã có cái tốt thì phải có cái xấu cho cân bằng. Tôi là kẻ Xấu và Ác, là phần trái ngược với bạn. THĐP không chịu nổi tôi đâu. Hì hì…

        • Ồ, mình chỉ nói thế thôi vì thấy những vấn đề đó cũng quan trọng với mỗi người, mình cũng đang trôi thôi. còn bạn “trôi” đi đâu thì do bạn vậy. Có lẽ mình có chút duy tình, hình như gặp ai cũng thế 🙂
          Ặc, cái đoạn dưới thì không cần suy diễn thêm nữa, nghe có vẻ mình và bạn là 2 nửa của 1 cái gì đó, khi tôi nói điều này bạn lại nói tôi là người Việt duy tình, ha ha đường nào cũng chết. nhưng tính ra những lời đó không đến nỗi “chanh chua” như trước hi hi.
          À nhưng hình như chúng ta đang bàn về bài viết thì phải, bạn đang làm mình lạc đề. Cũng như bạn nói, viết bài mà không nhận đá thì cũng hơi buồn, vì vậy với những bài tiếp theo mình mong nhận được bình luận của bạn, và biết đâu qua đó mình học hỏi được nhiều. Nhưng bạn biết đó, THĐP là một sân chơi chung nên bạn cứ coi mình là kẻ ác còn bạn đóng vai người tốt là được 🙂

        • Nhưng có một vấn đề mà mình đang phân vân, khi nói chuyện với một người trong thế giới ảo này thì mình thường rất thật lòng (vì có biết ai là ai đâu mà tìm cách lợi dụng). Nhưng sau khi trò chuyện với bạn thì không biết một ngày nào đó mình có bị đưa vào một bài viết nào đó và mang những gì mình nói ra để mổ xẻ hay không. điều này cho thấy niềm tin là một thứ rất cần thiết trong cuộc sống này. nó quyết định sự chọn lựa của ta, trước mỗi lời nói mà cứ phải đắn đo suy nghĩ thì rất mệt đúng không? mình nói những điều này chỉ là nêu ra một vấn đề cho bạn suy nghĩ, còn nghĩ thế nào là chuyện của bạn. Dù sao thì mình vẫn là đất thôi.

        • ta thấy 2 đứa này vui nhể 1 đứa là đất còn đứa kia đòi làm trời. Việc gì phải phân ra nhể, phần nào đó ta thấy 2 đứa có điểm chung với nhau đấy hay là thôi khỏi phân ra chi “hòa quyện làm 1 đê cho rồi” khỏi phải phân biệt khỏi phải tranh cải.
          p/s: ta đi qua thấy bất bình nhất thời không bình tĩnh được 2 đứa đừng chém ta nha.

  6. Mình rất thích đọc những bài viết như thế này. Mình biết đến Triethocduongpho như một nơi để mình mỗi ngày vào đây để tìm kiếm thêm chút động lực để tìm ra đam mê thật sự của mình. Có lẽ cũng đến lúc mình nên tập viết ra những suy nghĩ để biết mình là ai và đang ở đâu. Cảm ơn bạn về bài viết ! Chúc bạn có thêm nhiều những bài viết hay nói về cuộc sống nữa nhé !

    • cảm ơn bạn đã thích, viết bài vô cùng cần thiết, cũng không cần nghĩ chi cho phức tạp, đôi khi chỉ là những dự định trong tương lai, một câu chuyện ấn tượng bạn gặp phải, suy nghĩ về một vấn đề và bình luận về quan điểm của bạn trong một bài viết. chúc bạn thành công và mong đọc được bài của bạn trong tương lai.

  7. e đồng ý với a về cái vụ đọc thấy hợp lí là like, quả thực cái kiểu đọc qua loa nó ngấm vào máu thịt e đến nỗi khi đọc 1 quyển giáo trình, e có xu hướng lướt rất nhanh mà xong không hiểu gì, tâm trí nó không chịu ghi chịu nhớ. Tuy nhiên có 1 thói quen mà e đang cố gắng duy trì nó hằng ngày đã giúp e lấy lại sự kiên nhẫn và chú tâm khi đọc một đoạn văn bản nào đó, đó là mỗi ngày, dù ít dù nhiều đều cầm bút ra viết.Khi viết, e cố gắng để viết sao cho mạch lạc,có ý nghĩa, và việc đó cx hình thành dần lối đọc những cái mạch lạc.Nếu h mà bảo e đọc cái gì mà viết lộn xộn thì cực kì khó chịu luôn ấy ^^

    • cách bạn đang làm rất tốt, và mình sẽ học theo cách của bạn. thật ra những gì mình viết thường tuôn trào bởi những suy nghĩ liên tiếp và cứ thế viết ra, nên cũng có vài người chỉ ra là có lỗi chính tả và nội dung chưa liền lạc. mình nghĩ mình sẽ cố gắng tập trung vào bài viết như bạn. và mình cũng mong là bạn đọc được những bài viết của bạn hay của nhiều bạn khác nữa trong tương lai, càng nhiều người viết bài thì mình càng học hỏi được nhiều hơn. 🙂

  8. lần đầu tiên đọc một các si và mê! nó bắt đầu từ bài viết những quân điểm được đưa ra cho tới những bình luận, những phản biện. cảm ơn Mắt đời cũng như triết học đường phố mang lại những thay đổi không nhỏ cho bản thân! mong nhận được thêm những chia sẻ của các anh chị tiền bối! à cho em hỏi anh đọc nhiều sác thế cuốn sách anh tâm đắc, cuốn sác hay của anh là gì thế? giới thiệu cho em với! cảm giác đang rất hào hứng

    • hi hi, cảm ơn bạn đã thích. nếu giới thiệu sách thì mình có vài cuốn. đầu tiên là Thế Giới Của Sophie, chuyện kể về một thầy giáo dạy triết học cho một cô bé từ khi triết học hình thành đến các học thuyết trong hiện tại, cũng dễ đọc và dễ hiểu, chính nó làm thay đổi suy nghĩ của mình đến tận gốc rễ. kế là cuốn Phân Tâm Học Và Tôn Giáo, rồi Phân Tâm Học Và Tình Yêu. 2 cuốn này nói từng cái nhìn về tôn giáo và tình yêu của nhiều người. Kế tiếp có thể là Triết HỌc Hiện Sinh của Trần Thái Đỉnh. mình đọc cũng không nhiều nhưng nếu bạn đọc hết 4 cuốn đó có lẽ sẽ rất tốt. Đừng nghĩ nó là triết học thì khó đọc, 4 cuốn đều rất cơ bản và dễ đọc.

  9. Bài viết dung dị, nhẹ nhàng như một lời thủ thỉ, tâm sự của một người anh đi trước chia sẻ kinh nghiệm sống. Mình thích cách viết này, kiểu mưa dầm thấm lâu, không quá đao to búa lớn, lên gân này kia. Đọc bài của bạn, tớ thấy gần gũi. Vì cũng thích sách, thích viết. Nhưng lâu lắm rồi, ngại viết vì …lười. 🙂 Phải thay đổi thôi.

  10. Bài viết rồi nó rất thiết thực. Hồi giờ em không có thói quen ghi những gì mình đọc được, khi muốn sử dụng những điều đó thì phải rất mất thời gian để tìm lại,nhưng giờ em sẽ thay đổi điều đó và một vài chuyên nữa.
    Cảm ơn anh về bài viết. Còn để nhận xét anh viết thế nào thì em nghĩ mình chưa đủ khả năng.Hy vọng sẽ đọc được những chia sẻ của anh trong thời gian tới. 🙂

    • Mình nghĩ bước khởi đầu dễ dàng nhất là sau khi bạn đọc xong một bài viết mà bạn thấy thích hay bạn thấy không thích thì hãy viết bình luận nói lên cảm nghĩ của mình, ví dụ qua những ý tưởng trong bài, bạn đối chiếu thì thấy được điều gì từ những gì từng trải qua, còn thấy cái nào sai thì cứ ném đá (tất nhiên bằng lý luận của mình) hi hi. nhưng nhớ một điều là cái gì thấy đúng thì phải công nhận là được. rất cảm ơn bạn vì đã đọc bài. 🙂

  11. Nội dung bạn Mắt Đời viết hay quá, mình đọc mà quên mất độ dài của bài, cho đến khi cuối bài bạn nhắc mới nhận ra. Ngày trước cách đây không lâu, một bài hay comment dài mình rất hạn chế đọc, sau này đọc dần dần đã hình thành thói quen đọc đến hết bài ( dù dài hay ngắn ).

    Từ cá nhân, mình nhận định câu Mắt Đời nói: “Tôi tự hỏi là người ta đã nghĩ gì sau khi đọc một bài viết. Lười nói lên quan điểm của mình? hay sợ viết ra mà nó chưa hay thì sẽ bị chê cười? hay cảm thấy những gì đang đọc không đáng giá để bình luận? Có rất nhiều người đọc bài chỉ để mà đọc, đọc nhưng không xem trọng nó nên chọn cách đơn giản nhất là bấm “thích” nếu thấy hợp lý. Tất nhiên với những bài mà bản thân thấy chưa hay thì không cần bình luận, nhưng nếu bạn thấy đúng hoặc sai thì hãy dừng lại một tí để nói cho mọi người biết mình đang nghĩ gì, biết đâu sẽ có những bình luận khác giúp bạn nhận ra những gì mình còn thiếu.”.

    Không phải bạn đọc không comment, thật ra như mình, dù rất thích, nhưng khi đặt tay xuống để comment, không tìm được từ ngữ thích hợp để phản hồi. Có lẽ đây là hệ quả của việc đọc nhanh, nghĩ nhanh và mấy năm không viết.

    -HN-

    • 🙂 vậy bạn cứ tập comment những gì bạn nghĩ về vấn đề được nêu trong các bài đã đọc, tranh luận cùng mọi người về quan điểm của bạn và của họ. Trước đây mình không viết được bài đâu, cũng vì đi đọc nhiều, thấy cái nào không đúng thì nhảy vào tranh luận, cải nhau riết rồi thì cũng hình thành được một tí lý luận, comment viết càng ngày càng dài và việc biến nó thành một bài viết cũng không trở nên khó lắm. ví như ta thường thấy những bài phản hồi lại một bài trước đó, đó cũng là một dạng comment, nó nêu quan điểm khác với bài đầu khi nhìn vào sự việc mà bài đầu đã nêu.
      Bạn nói đúng, ngày nay chúng ta làm cái gì cũng nhanh quá, kể cả những điều cần sự chậm lại để suy nghĩ.

  12. mình nghĩ ở đây có 2 điểm cần làm rõ : chân lý, thượng đế

    1. chân lý bạn đang nói tới ”Anh A thường làm từ thiện suy ra anh A tốt, trong khi thực tế thì số
    tiền anh A có được do cướp của giết người. Cái lối lập luận đó ta thấy
    rất nhiều trong báo chí hay trong tranh luận.” => cái đó không phải là chân lý mà đó là quan điểm, định kiến ..xã hội hay cá nhân. với những vấn đề kiểu ngành khoa học xã hội ( đạo đức, luật pháp, văn hóa,văn học,tâm lý, kinh tế, triết..) những tri thức mà ở đó con người ( học giả) có thể gửi gắm tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng thì tính khách quan luôn bị xâm phạm, vậy nên cần phải có cái nhìn đa chiều, nhiều mặt để nhận định tốt hơn.
    chân lý theo lẽ thực sự có thể là các ngành khoa học tự nhiên , nhưng ngta cũng chỉ xem nó như giả thuyết thôi, nó đúng trong một điều kiện hữu hạn và thời hiệu hữu hạn ( thuyết tương đối Estein phủ định cơ học cổ điển Newton đã tồn tại 300 năm, nhưng trong điều kiện phổ biến cơ học Newton vẫn cho kết quả tốt ở thời đại này). chân lý khác xem như ngụy biện kể cả triết học Mac-Lelin thần thánh, nó sẽ luôn có cái đúng và sai nhưng tuyết đối hóa nó 100% thì không thể chấp nhận nổi.

    2. thượng đế về cơ bản chưa thể ( # không thể) chứng minh bằng tri thức khoa học => nó là ”chân lý” chưa được kiểm nghiệm hoặc cũng chỉ là sản phẩm trí tưởng tượng con người => nó là vấn đề niềm tin cá nhân, nếu thượng đế cho bản sức mạnh, sự an toàn hay tin là có, nhưng nếu nó cho tôi sự dối lừa, mê muội, yếm thế thì tôi sẽ gạt bỏ thượng đế như những câu truyện cổ tích ngày nhỏ.

    về đề xuất đọc sách và tăng trải nghiệm cuộc sống của bạn thì cũng được nói khá nhiều, ai chắc cũng biết , nhưng thông tin, sách báo rất phong phú, và cuộc đời chúng ta cũng hữu hạn để sống có mục đích => có cách nào sớm biết mục đích sống của mình và những tri thức mình cần biết để phục vụ nó chứ không phải lạc lõng trong đời và lang thang trong bể tri thức nhân loại không??

    • hi hi, đúng là trò chuyện với người hiểu biết thì rất bổ ích, nhờ bạn mà tôi tìm lại nghĩa của 2 từ chân lý và định kiến, một cái là “ý kiến đúng” một cái là “cái nhìn đánh giá sự vật” (thật ra mục đích tìm chủ yếu là để cải lại quan điểm của bạn). nhưng xét cho cùng thì 2 thứ đó cũng xuất phát từ quan điểm của con người, chỉ là một cái thì đối chiếu với thế giới, một cái thì đối chiếu với tính chất con người đặt ra. và cả 2 thứ đó đều phụ thuộc vào sự hiểu biết của con người.
      còn việc “làm cách nào sớm biết mục đích sống…” thì khó mà nói, nó phụ thuộc vào hoàn cảnh của mỗi người, chỉ là hiểu biết càng nhiều thì càng thấy cô đơn và lạc lõng vì để tìm được người giống mình thì ngày càng ít đi, tuy nhiên cảm giác lạc lõng đó có thể xóa nhòa bằng việc hiểu rằng sự cô đơn lạc lõng đó là một việc hiển nhiên sẽ đến, hoặc bằng cách dùng một lý tưởng khác (như mang lại hạnh phúc cho mọi người) làm thành mục đích sống. Tuy nhiên sự lạc lõng đó vẫn luôn tồn tại. Hoặc có một cách khác là kết nối hay hòa mình vào một trí tuệ siêu việt hơn, mà điều này thì tương đối khó khăn.

    • “Có cách nào sớm biết mục đích sống của mình và những tri thức mình cần biết để phục vụ nó chứ không phải lạc lõng trong đời và lang thang trong bể tri thức nhân loại không??”

      Có đấy bạn ạ, nhưng tôi không thể viết ra được. Vì nếu tôi viết ra thì nó lại thành… sách mất rồi. Hì hì

  13. ” Tình yêu không phải thế sao? Hãy nhìn những người yêu đơn phương, nhìn những người tuổi tác nhiều mà chưa thật sự qua cuộc tình nào. Đa số suy nghĩ của họ về tình yêu đều bị méo mó, hoặc nó rực rỡ vô cùng hoặc nó tàn tạ đến không chịu nổi.”
    Vậy theo bạn những người yêu đơn phương thì phải hành động như thế nào? Phải chăng suy nghĩ của họ bị méo mó và lệch lạc?

    • nếu tình yêu đó là tình đầu thì đa phần là méo mó. nói là méo mó khi so với một tình yêu chân chính gồm cả 2 người. còn ai trải qua cuộc tình rồi nhưng vì điều gì đó không thể bày tỏ thì vẫn không gọi là méo mó. hic điều này hơi phức tạp.
      còn ta phải hành động như thế nào? nếu vì nhút nhát thì hãy vượt quan sự nhút nhát và sợ hãi, tiếp cận từ từ và bày tỏ khi thích hợp. Tôi chỉ có thể khuyên như vậy thôi. Nhưng thà một lần nói ra còn hơn là câm nín mãi mãi. nhưng trước khi nói phải cố gắng làm những việc khi nói ra thì đạt được kết quả là được yêu. dù sao thì thật sự cố gắng một lần để sau này không hối tiếc.

  14. “Bạn chỉ có một cuộc đời, nhưng nếu đọc sách bạn có nhiều cuộc đời”. Có khi nào tác giả cảm thấy lạc lỏng với thế giới xung quanh vì những cuộc đời, những cảm nghiệm tác giả có được không thể chia sẻ với ai không?

    • Luôn luôn có cảm giác đó, cũng chính vì thế tôi muốn viết bài và thường cmt rất dài. Đó là một cảm giác cô đơn vô tận. vì thế trong những điều tìm được có câu này ” Chỉ có tình yêu vô bờ bến mới giúp ta cảm thấy không bị chia cắt và phân ly với thế giới”. với mình khi không có tình yêu thì thế giới này không có gì cả, khi có tình yêu thì mình có tất cả. cảm giác này có nói trong đoạn đầu bài viết.

  15. Thật sự mình không hiểu tiêu đề của bài viết là “Con đường của sự suy tư” vậy mà trong bài có 2 ý chính là “Tại sao phải đọc sách” và “Vì sao phải trải nghiệm cuộc sống”. Mình chỉ thấy đoạn đầu của bài viết là khá sát với tiêu đề. Không biết tác giả nghĩ thế nào hay mình chưa hiểu hết ý tưởng mặc dù đọc cũng thấy khá hay

    • bạn nói đúng hi hi, thật ra bài viết mang tính cá nhân, nếu rút gọn phần đọc sách, viết ra những suy nghĩ và trải nghiệm thì nó gần với tiêu đề hơn. Nhưng một phần suy nghĩ về đọc sách phát sinh trong một cmt về bài đọc sách, rồi những ý tưởng từ những cái kia cứ trải rộng ra khi viết bài nên nó trở thành một bài viết thế này. Có bạn nói bài lan man cũng có phần đúng. Nhưng vấn đề quan trọng mà mình muốn biết là người đọc có lợi ích phần nào trong ấy khg? nếu có lợi ích là được hi hi

  16. Cảm ơn bài viết của bạn
    Thấy bạn chân thành muốn được góp ý nên mình thẳng thắn góp ý chân thành.
    1. Bài viết tuy lan man, nhưng cũng khá có ích. Bạn nên nêu ra luận điểm chính rồi đi phân tích, chứng minh, nêu cơ sở đưa ra, hoặc ít nhất cũng là làm tường minh tính kỳ vọng cho phán đoán.

    2. Theo mình nên đặt tên bài viết là Tại sao nên suy ngẫm. Suy tư là nhớ lại, hồi tưởng lại một cách ưu tư, một mình gặm nhấm mà không đưa ra những so sánh, phân tích, đánh giá, hay cao hơn là rút ra bài học kinh nghiệm. Còn suy ngẫm là hồi tưởng lại và đánh giá một cách chủ quan nhằm mục đích tìm ra cái đẹp, cái chân lý, để phát huy, theo đuổi. Đồng thời nhận biết cái chưa phù hợp, cái mà cá nhân cho là sai để tránh trong tương lai.

    Nếu là mình, mình sẽ viết bài với cấu trúc và tựa đề như sau

    Tại sao nên suy ngẫm

    Vốn dĩ con người là sinh vật thích bóp mép mọi thứ theo cách nhìn chủ quan của mỗi cá nhân. Do vậy việc tìm ra một quan điểm chung cho cùng một vấn đề là điều không dễ. Nó giống như thầy bói xem voi vậy, mỗi người sờ một bộ phận và đánh giá một cách chủ quan thông qua xúc giác cảm nhận được. Tuy con người có thể nhìn, nghe và nếm, ngửi, tiếp xúc với sự vật, sự việc, hiện tượng nhưng hầu như sự hạn chế của những cơ quan đó đã khiến cho mỗi chúng ta tự bóp méo vấn đề khách quan nhưng tự lừa bản thân rằng mình khách quan. Nói thế không có nghĩa là con người không thể nhận thức được sự thật, chân lý, cái đẹp, cái thiện để hướng tới. Nhưng câu hỏi đặt ra là làm thế nào để việc nhận thức đó có thể sát với thực tế khách quan, đồng thời cũng không tốn quá nhiều thời gian nghiên cứu mò mẫm? Do đó con người cần có bản đồ trước để tìm hiểu một cách sơ lược, tổng quát về thực địa sau đó sẽ đi ra thực tế kiểm nghiệm và rồi đánh giá sự đúng đắn của bản đồ rồi lại vẽ lại bản đồ phù hợp hơn cho bản thân. Hay nói cách khác trước tiên cần có những học thuyết có căn cứ, đã được các thế hệ đi trước chứng minh, thực nghiệm để làm cơ sở dẫn đường. Hay nói cách khác làm tấm bản đồ để đi tìm kho báu. Nhưng kho báu thì vẫn ở đó có điều sự trồi lún, sự vận động núi lửa có thể làm cho hình dạng của địa hình thay đổi dẫn đến việc dùng bản đồ để đi tìm kho báu bây giờ chỉ với tư cách tham khảo. Nhiệm vụ lúc này là dựa vào bản đồ để đi tìm kho báu, nhưng nếu cứ ngồi nhìn bản đồ thì kho báu không xuất hiện mà phải đi, và việc tiếp theo là phải đi.

    Nhưng bản đồ thì được vẽ ở quá khứ, mà hành động đi thì ở thì hiện tại nên việc phản ánh thực tại trở nên kém chính xác là khả năng cần được xem xét để có thể ứng biến. giống như thực tế vận động không ngừng, việc đọc sách rất tốt nhưng sau đó cần có thực tế để kiểm chứng những nguyên lý, luận điểm mà sách cho là thực tế là khách quan đó.

    Nếu không có thực tế, tất cả chỉ là lý thuyết suông. Nó giống như có bản đồ kho báu mà không đi tìm thì mãi mãi không có kho báu. Ngược lại, nếu đi tìm kho báu mà không có bản đồ thì rất có khả năng sẽ chết khát trên sa mạc trước khi tìm thấy kho báu, mặc dù rất có thể đang ngồi cách kho báu vài mét nhưng vì không có bản đồ nên không biết nó ở đó. Điều đó giống như đi đi và đi mà không có sự hướng dẫn lý thuyết. Do đó cần cân nhắc tầm quan trọng của việc đọc sách, tìm chân lý trong các học thuyết và kiểm tra, chứng minh chúng ngoài thực tế. Chỉ có thực tế mới là thước đo đúng đắn nhất cho mọi chân lý.

    • Thứ nhất mình muốn nói một tí, mình không phải là một nhà
      nghiêng cứu hay người viết bài chuyên nghiệp nên chắc chắn sẽ không có lối
      trình bày lớp lan hợp lý, mình cũng không phải là một học giả để có thể phân ra
      suy tư khác suy ngẫm như thế nào :). điều mình đang làm là bằng những gì mình
      biết, mình muốn truyền tải nội dung những gì mình nghĩ. nếu bạn đọc bài mình
      thì mong bạn cố gắng nắm cái ý chứ đừng nhìn vào cái hình. tuy nhiên mình rất
      hoan nghênh những phân tích của bạn vì mình cũng học được từ đó.

      rất vui vì đọc được những suy luận của bạn, tất cả đều rất hợp
      lý và bổ ích. tuy nhiên cũng có vài điều cần nói, có những chân lý bất di bất dịch
      qua thời gian, xh hiện tại có thể khác đi với 1000 năm trước nhưng sự vận động
      của nó trên căn bản là không khác cho mấy. chỉ là càng ngày người ta càng khám
      phá ra nhiều hơn thôi. huống hồ như mình nói, không phải lý thuyết nào ta cũng
      có khả năng chứng minh hay bỏ thời gian ra thực nghiệm. Với lại những ý bạn nói
      hoàn toàn giống ý mình trong bài, chỉ là công nhận nó chuyên nghiệp hơn.

  17. Chân lý vẫn có thể bẻ cong bằng cách chỉ nhìn vào một mặt trong nhiều mặt của sự việc.đã rất nhiêu lân tự hỏi tại sao ca dao tục ngữ,hay các chuyện đọc hay thế nhưng trong đời sống cso bao nhiêu phân trăm …và câu trả lời thật sự là khả năng bóp méo sự thật…ta muốn nó thế nào ..muốn lam việc và suy nghĩ ra sao nó ra vậy…cảm ơn tác giả có nhưng đúc kết hay

  18. mình thấy cuộc sống này sống không phải dễ, và thấy mệt mỏi khi cứ phải quay theo nó. sách là sự khái quát hóa cho cuộc sống , nhưng cuộc sống lại chứa quá nhiều sự vụn vặt mà tìm trong sách không thấy, ( đây chỉ là ý kiến chủ quan của cá nhân tôi mà thôi)

    • mình không biết trả lời bình luận này của bạn như thế nào vì bạn nói rất đúng với thực tế cuộc sống của ta. nhưng bạn có nghĩ rằng bằng sự khái quát đó, nó cũng giúp ta phần nào trong việc thổi vào những việc vụn vặt của bạn một ý nghĩa nào đó. đi chợ thì chỉ là đi chợ, nhưng đi chợ để mua thức ăn cho những người thân yêu của ta thì lại là chuyện khác. cũng nhờ sự khái quát hóa đó mà bạn sẽ nhận ra điều gì mới quan trọng và biết đâu bạn sẽ có cách quét ngang những vụn vặt không cần thiết (tất nhiên quét khg hết được), chỉ còn lại những gì bạn xem là ý nghĩa và khi đó bạn sẽ có nhiều niềm vui và hạnh phúc hơn, sự mệt mỏi sẽ dần tan biến. 🙂

  19. Theo tôi, thì chúng ta mở rộng con đường hơn một chút nữa. Ngay cả khi không đọc sách thì bạn có thế xem các phim tài liệu và nghe đài. Và mỗi lần nghe thì hãy chắt lọc thông tin một cách hiệu quả nhất. Đó cũng là một sự suy tư.
    Ngày nay, tôi nhìn thấy các bạn trẻ lãng phí thời gian một cách đáng báo động. Cứ hễ là vào facebook, twitter, không có thì xem những thứ phim ba đồng, nội dung vớ vẩn. Đọc sách thì toàn nghiến ngẫu mấy truyện ngôn tình rồi đắm chìm trong mơ mộng, ảo tưởng. Đáng buồn thay!!!

    • bạn nói đúng, ta sống trong hiện thực mà không biết gì về những gì đang diễn ra cũng chết, huống hồ nghe đài chính là một quá trình liên tục theo diễn biến. Nhưng khó ở chỗ là là sự chắt lọc thông tin. cái này cần có nhiều sự tư vấn từ những người đi trước.
      Những gì bạn nói ở phần lớn bạn trẻ đúng là thật đáng buồn, nhưng đôi khi ta bất lực, vì để họ đọc đúng những gì bổ ích thì cần có những người hướng dẫn tài ba. mà trong xã hội ta thì còn quá ít những người như thế.

  20. Đa số nội dung bài viết tôi đều đồng ý, nhưng cũng như bài viết trước tôi chỉ muốn góp ý thế này thôi:
    “Chân lý vẫn có thể bẻ cong bằng cách chỉ nhìn vào một mặt trong nhiều mặt của sự việc”, tôi chưa rõ bạn ngụ ý gì khi viết vậy. Nhưng ở quan điểm của tôi, nếu viết “chân lý vẫn có thể BỊ bẻ cong…” thì sẽ khách quan hợn. Viết như bạn, tôi đọc dễ nhầm sang việc đây có thể là lời hướng dẫn cho những ai muốn bẻ cong chân lý mất!

    “Con người tới với thế gian để học hỏi và vươn lên đến gần thượng đế dù điều đó là bất khả”, tôi nghĩ cái này không hẳn. Nói thì có vẻ hơi sáo rỗng, nhưng thật sự chính bản thân nghĩ 1 việc là bất khả thì việc đó là bất khả. Đã có bao nhiêu người tàn tật nghĩ rằng mình không hữu dụng như người bình thường, cho đến khi họ THỬ làm 1 điều khác biệt, như Nguyễn Ngọc Ký hay Nick đã làm?

    Thượng đế là ai? Người ban lại cuộc sống cho con người, thổi cho con người ánh sáng văn minh nhân loại? Người tạo cho con người niềm tin, hay là người xoa dịu nỗi đau? Chính con người đã ban lại cuộc sống cho thế hệ kế tiếp, và qua hàng vạn năm tiến hóa, vật lộn, quan sát thiên nhiên và vạn vật mà đạt đến trình độ văn minh như hiện nay, và dường như chưa có dấu hiệu chững lại. Con người gây ra đau khổ cho nhau, nên mới cần đến sự cứu rỗi, và bội ước nhau, nên mới cần niềm tin. Và Thượng đế còn có thể làm gì hơn thế? Tôi nghĩ, con người, theo 1 khía cạnh nào đó, đã nắm được quyền năng của Thượng đế rồi.

    Ngòai ra, tôi đồng ý với vấn đề đọc sách và trải nghiệm cuộc sống. Rất đáng để ngẫm nghĩ.

    • à vâng, thiếu chữ “bị”, nhưng ý mình muốn nói cũng là ý như bạn. mà thật ra thì cái trò bẻ cong chân lý đó mình cũng rất thường làm, chúng ta đều rất thường làm. nhưng có người khg biết, có người biết nhưng khg cố ý, có người cố ý dùng. người đầu thì thường tin chắc vào những gì mình nói và mình nghe hợp ý với mình, người giữa thì có thể du di, người sau thì nếu mình gặp là mình ném cho hòn đá lớn hi hi.
      còn cái câu về thượng đế, cái bất khả không phải để ngăn bước ta tiến lên mà ta biết là bất khả. ta biết giới hạn của ta ở đâu, giống như con người chỉ sống trong 100 năm, con người không thể bất tử, có lẽ ta có thể kéo dài tuổi thọ càng ngày càng nhiều nhưng ranh giới sinh tử rất khó vượt qua. biết được cái bất khả để biết mình có thể làm gì và làm tới đâu, còn nếu không biết được sẽ có lúc ta biến thành ngông cuồng. vì sao mình nói là bất khả? vì con người bị giới hạn trong việc chính là con người. Ví như con mèo có thể nhìn được màu sắc khác thì ta làm sao biết được? vì ta là người chứ không là mèo. ta chịu sự giới hạn trong thân xác ta, những cái ta nhận biết bị giới hạn bởi những gì ta có. Thế làm cách nào để vượt qua điều đó?
      Còn con người nắm được quyền năng của thượng đế? nếu bạn nói vậy thì bạn đã “nhân hóa” thượng đế rồi, tức bạn dùng cách bạn nhìn con người để nhìn thượng đế, đó cũng chính là lúc bạn bị giới hạn của mình khống chế rồi. nói dễ hiểu thì con người sẽ cho là thượng đến có cái quyền abcd, và vì con người cũng có cái quyền ab nên phần nào cũng có quyền năng của thượng đế. nhưng bạn quên là cái quyền abcd chỉ là cái quyền mà con người gán ghép cho thượng đế thôi. lấy từ cái mình gán ghép ra để chứng minh cho cái mình có là vô nghĩa. Đó chính là vì sao mình nói bất khả. ta chỉ có thể suy đoán thượng đế bằng hiểu biết của ta, trí tuệ càng lên cao thì ta nhìn thượng đế càng cao hơn và ta không chạm tới được khi ta vẫn ở trong giới hạn là một con người.

      • Theo mình ý của tác giả là nhiều trường hợp khi xem xét một mặt, một khía cạnh đặc biệt nào đó của sự vật, sự việc, hiện tượng…mà trước đó đã được đúc rút ra chân lý bằng cách trừu tượng hóa khoa học thì khiến cho chân lý đó không còn đúng nữa. Hay nói cách khác là chân lý bẻ cong SỰ VẬT, SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG…

        Còn chân lý BỊ bẻ cong thì không hợp logic lắm. Bởi vì chân lý là cái mà con người đúc rút ra được qua thực tế sự vật, sự việc, hiện tượng…Nó là sản phẩm của con người dưới hình thức ngôn ngữ của một cái gì đó được cho là đúng đắn. Nhưng một khi cái được cho là đúng đắn đó lại lộ ra một cái gai không đúng khi ta vạch lá tìm sâu, tìm cái mà trước đó ta đã đơn giản hóa để tìm ra chân lý thế thì rõ ràng là lúc này CHÂN LÝ đã BẺ CONG hiện thực. Hay nói cách khác chân lý không còn là chân lý hoàn toàn.

        Thân.

        • bẻ cong chân lý chỉ là một cách nói của tôi, để đánh giá một sự vật hiện tượng ta cần đánh giá bao quát nhiều mặt rồi đưa ra kết luận. trong khi rất nhiều người cố tình tôn lên giá trị một mặt rồi đưa ra kết luận bao quát theo mặt đó. đó là một lối lập luận gian trá và ngụy biện. Anh A thường làm từ thiện suy ra anh A tốt, trong khi thực tế thì số tiền anh A có được do cướp của giết người. Cái lối lập luận đó ta thấy rất nhiều trong báo chí hay trong tranh luận. chỉ là nếu một người tạo được sự lôi cuốn trong lý luận, am hiểu tâm lý người khác thì có thể qua mặt nhiều họ. còn vì sao tôi gọi là bẻ cong chân lý? vì chân lý cũng nằm trong một mặt của sự việc, mỗi mặt ta có một chân lý. nên khi chỉ nêu 1 mặt thì ta thấy chân lý đó rất đúng, nhưng để từ cái đúng này kết luận cái đúng kia thì còn xem xét rất nhiều. Nhưng tiếc là đa số mọi người dễ dàng chap nhận một kết luận khi nghe sự phân tích có vẻ hợp lý. giống như ta thường bảo: tôi không nói dối, tôi chỉ không nói hết mà thôi.

          • Trước hết định nghĩa chân lý là nhận thức một cách đúng đắn thực tế khách quan. Vì vậy để đánh giá được một thực tế khách quan là ra sao, với mục đích có thể quan sát, phân tích, đánh giá…một cách tiệm cận với thực tế nhất thì cần phải đánh giá đối tượng khách quan một cách toàn diện. Như Leonardo da vanci từng ghi trong cuốn sổ tay để đánh giá một sự vật, sự việc, hiện tượng…cần nhìn nó ở ít nhất 3 góc độ. Cũng trong cuốn sổ tay đó ông đã vẽ một bông hoa từ 3 góc nhìn khác nhau, từ 3 phương tạo thành tam diễn thuận vuông góc. Do đó để đúc rút ra được sự thật đúng nhất với thực tế thì phải nhìn nhận từ nhiều góc độ, mục đích hướng tới sự toàn diện trong phương pháp luận. Do đó, khi những sự xem xét được chấp nhận một cách tương đối là đúng thì cái người ta đưa ra gọi là chân lý. Nó chỉ mang tính chất tương đối, vì trong quá trình nghiên cứu để đưa ra chân lý đó người ta đã phải loại bỏ những chi tiết ngẫu nhiên, không liên tục, không ổn định..thuộc về sự vật, sự việc đó…Do vậy nếu xét một cách toàn diện nhất thì có thể nói rằng những mặt cụ thể ngẫu nhiên thuộc về sự vật, sự việc đã được loại bỏ với mục đích đơn giản sự nghiên cứu để đưa ra chân lý trong giới hạn chấp nhận được đã phủ định tính chân lý đó. Hay nói cách khác chính một mặt thuộc sự vật, sự việc được loại bỏ trước đó ở bước lập cơ sở cho sự nghiên cứu đã phủ định tính chân lý tương đối trong sự vật đó.

            Ví dụ: Có một cô hoa hậu được đông đảo mọi người bình chọn nhưng số ít còn lại thì không có thiện cảm, vậy khi xứng danh hoa hậu cho cô ấy ta chỉ đang xét đến tính chân lý tương đối. Vì khi xét vào chi tiết sẽ phủ định nó ở nhiều khía cạnh.
            Hay nhận thức mặt trời là trung tâm của vũ trụ thì cho đến nay khoa học đã chứng minh là chân lý đúng đắn. Mình chưa nghĩ ra được mặt nào có thể phủ định điều đó.

            Quay lại ví dụ của bạn về người làm từ thiện từ số tiền anh ta cướp giết. Thì ở đây sự việc nó không đơn giản là chỉ nhìn vào việc cướp giết hay chỉ làm từ thiện mà đánh giá anh ta tốt hay xấu. Cái quan trọng nhất cần làm tường mình là ĐỘNG CƠ cho những hành vi, hành động đó. Gỉa sử anh ta cướp giết một tên địa chủ độc ác đáng bị giết thì anh ta là người làm việc thiện, còn nếu anh ta cướp của một người dân lương thiện nhằm mục đích của cải thì anh ta là kẻ xấu. Tiếp tục nếu anh ta lấy tiền đó để giúp người với lòng thương, sự nhân ái, đồng cảm với những con người khốn khổ, thiếu thốn với sự vô tư thì đó là hành động xuất phát từ trái tim, là hành động tốt. Còn nếu anh ta cho người khác tiền với mục đích đánh bóng bản thân, thể hiện mình trước mọi người…thì là sự ích kỷ chứ không phải sự chân thành. Nên cũng không được gọi là tốt. Do đó nếu đã nói chân lý tức là sự nhận thức đúng đắn về sự vật, sự việc một cách chi tiết đến tổng quát, một cách toàn diện rồi tổng hợp lại để đưa ra phán đoán, kết luận đúng đắn nhất có thể. Sau đó mới dùng thước đo chủ quan để đánh giá tiếp kết quả đó có thể được xem xét là sai, đúng, tốt, xấu, thiện, ác như thế nào chứ không phải là xét một mặt sau đó kết luận tốt, quay sang xét mặt khác không tốt thì kết luận là mặt này bẻ cong chân lý mặt kia.

            Quan điểm thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng duy vật là cơ sở của sự tư duy của mình. Nó nói rằng khi xét một sự vật, sự việc, hiện tượng cần phải xem xét một cách chi tiết các mặt của chúng, để đạt đến sự toàn diện, sự nhận thức đúng đắn nhất có thể hoặc có thể chấp nhận được. Nó còn nói rằng tuyệt đối không được chiết trung, cứng nhắc, máy móc nhìn nhận sự vật chỉ một mặt, chỉ ngưng đọng, chỉ nhìn thấy cái hay, xem cái hay loại bỏ cái xấu…mà cần phải xem xét chúng trong một thể thổng nhất để hiểu một cách đúng đắn, sát thực tế nhất có thể.

          • một cmt phân tích rất bổ ích, không biết bạn có viết bài hay không? mình nghĩ bạn nên viết bài về những vấn đề triết học. Mình thấy ở VN cái còn thiếu nhất là khả năng tư duy logic. Những lý luận của mình có được do nhặt ở quyển sách này một mớ, quyển kia một mớ. nhưng tất cả sách từng đọc cũng không có bao nhiêu. Vì vậy nếu có những bài từ căn bản đến nâng cao thì rất tốt.

          • Cảm ơn bạn đã đón nhận lời góp ý một cách cởi mở.
            Thực sự khi đọc qua nhiều bài viết mình cũng có cảm nhận tương tự, sự logic và tính khoa học trong cách giải thích nội dung chưa ổn lắm, đồng thời văn phong và hình thức cũng bình dân. Nên nếu khắc phục được thì chất lượng sẽ cải thiện, độc giả cũng hài lòng hơn và sẽ góp nhặt, cảm nhận được tốt, sâu sắc hơn những gì tác giả muốn truyền tải.

            Để viết một bài viết hay không những cần có kiến thức về đề tài đó, mà còn phải biết tư duy logic để làm sao cho từ đó có thể trình bày một cách dễ đọc, đọc xong dễ hiểu, hiểu xong dễ liên hệ thực tế, liên hệ xong có thể đúc rút bài học kinh nghiệm sau khi liên hệ qua thực tế đó, và sau nữa lại là thực nghiệm để gọt dũa cho phù hợp với bản thân trong môi trường cụ thể đang sống – hay nói cách khác là vận dụng sáng tạo và phát triển trên cơ sở kế thừa những cái đã được chứng minh là hợp lý. Vấn đề đặt ra là kiến thức đó phải như thế nào? Cách trình bày phải như thế nào cho thỏa mãn những nhu cầu trên?…Theo mình nên lưu ý những vấn đề sau:

            Cần phải đọc sách, kiểm tra mọi thứ về lĩnh vực đó, sau đó suy nghĩ và phân tích, so sánh, kết luận rồi mới rút ra nguyên lý và tổng hợp chúng lại. Sau đó, từ những nguyên lý căn bản đã thu nhặt được làm cơ sở cho cấu trúc bài viết. Với mỗi luận điểm đó bắt đầu phân tích, diễn dịch, chia nhỏ ra càng nhiều mặt có thể càng tốt giúp độc giả hiểu bản chất của sự vật, sự việc…Nếu bài viết theo hứng thì cũng nên nêu lên những kỳ vọng cho ý tưởng đó lấy cảm hứng từ đâu.

            Mình cũng thích triết học, mỹ học, tâm lý học, kinh tế chính trị học nhưng có điều với kiến thức hạn hẹp sợ sẽ không làm hài lòng độc giả. Nhưng sẽ cố gắng vượt qua sự lo lắng, thiếu sót đó để viết một vài bài vào một ngày nào đó rãnh rỗi.

      • Cho phép tôi bàn xa hơn về vấn đề Thượng Đế nhé. Theo tôi thượng đế cũng do con người tạo ra thôi. Nếu bạn đọc qua về truyền thuyết người Do Thái thì sẽ thấy, tổ tiên người Do Thái có nguồn gốc như thế nào: 1 người đàn ông tên Jacob sau 1 lần vật nhau với Thượng đế mà được đổi tên là Israel – nghĩa là “người chống là thượng đế ” (đại khái vậy, tôi cũng không nhớ kỹ). Nếu Thượng đế không có tính cách con người thì sao lại đi vật nhau như vậy :)). Hơn nữa, trong thần thoại Hi Lạp, thần cũng được miêu tả có hình dáng như người, ăn ngủ, yêu ghét, đánh chém nhau như con người sao. Về Phật giáo và hệ thống truyền thuyết về Phật giáo, không phải Đức Phật Thích Ca cũng là từ 1 Thái tử Ấn Độ tu hành mà nên sao?
        Tôi nghĩ, những vị đạo cao đức trọng trên, có thể có hoặc không có thực, nhưng nhìn chung hình mẫu của họ đều từ con người, tập hợp tất cả những đức tính tốt đẹp hay xấu xa, rồi thêm vào đó những năng lực họ mong muốn sở hữu (cải tử hoàn sinh, cưỡi mây về gió v.v…), rồi truyền bá thôi.

        Nếu ta chỉ đặt niềm tin vào họ để vững mạnh hơn trong tâm trí thi không đáng bàn. Nhưng thần thánh họ lên thì có đáng không?

        • “1 người đàn ông tên Jacob sau 1 lần vật nhau với Thượng đế mà được đổi tên là Israel – nghĩa là “người chống là thượng đế ” (đại khái vậy, tôi cũng không nhớ kỹ). Nếu Thượng đế không có tính cách con người thì sao lại đi vật nhau như vậy :)). ” hic! cái đoạn lập luận này khg vững, thế ra vì mục đích làm vui lòng đứa con mà ông bố giả làm mèo thì kết luận ông bố đó có tính cách con mèo à? :). còn thần thoại Hy Lạp thì đúng là than thánh do họ tự tạo ra, và với tôi mấy vị thần mang bản tính con người đó khg phải là thượng đế. còn trong Phật giáo, Phật là một con người chứ không phải thượng đế, Phật giác ngộ ra chân lý nên trở về với cõi niết bàn, mặt nào đó thì cõi niết bàn chính là thượng đế.
          thật ra thì thế này, trên một bình diện chung, mỗi con người khi hiểu biết sẽ tự hỏi những câu hỏi mang tính triết học như “tôi tồn tại với mục đích gì? ai tạo ra tôi?…”. đó là những câu trả lời cần được thỏa mãn nhưng rất khó thỏa mãn. từ đó con người ta trông chờ vào một thượng đế toàn năng để giải đáp tất cả những câu hỏi dạng đó. Nhưng mặt khác, có những con người trí tuệ siêu việt, họ vượt qua hầu hết con người, và họ thấy được những điều mà con người bình thường khg thấy, họ cảm nhận được một trí tuệ còn siêu việt hơn họ hàng tỉ tỉ lần. trí tuệ mà họ thấy phản phất nhưng có that đó chính là thượng đế. bạn có biết trong trạng thái thiền thì người ta có thể cảm nhận những điều vượt qua khỏi than xác khg? nó giống như xuất hồn ngao du hay nghe âm thanh từ những tổ kiếng. đừng cười nhé, thiền xuất phát từ phương đông nhưng kể từ khi phương tây khám phá ra những gì mà nó mang lại thì thiền đã trở nên rất phổ biến. bạn có thể tìm thong tin về nó và tập thử nhưng nhớ cẩn thận. Mình nghĩ bạn nên tìm hiểu thêm về thượng đế trước khi bảo là do con người tạo ra nhé. cho đến bây giờ thì số lượng người tin có thượng đế vượt rất xa người không tin đấy, kể cả những người ở cấp độ cao nhất của loài người. không lẽ bạn nghĩ tất cả họ đều ngu muội tin vào một thượng đế do con người tạo ra sao? Không phải khi không mà ở phương tây khi tuyên thệ ở tòa án thì cần đặt tay lên kinh thánh. Trước khi cười chê một điều cần xem điều đó do ai nói ra. điều này có nói trong bài rùi đó.
          à cũng nói luôn là những gì mình biết về thiền là từ một người bạn. nên đừng hỏi mình là thiền thế nào nhé.:) và tất nhiên mình tin người bạn đó còn hơn là mình.

          • Cảm ơn bạn. Tôi rất vui vì hiếm khi có người kiên nhẫn chịu tranh luận với tôi về vấn đề mà đa số người khác sẽ cho là dớ dẩn này.

            Tôi không phản đối hay ý kiến gì về thiền, hay thậm chí là hiện tượng hồn lìa khỏi xác, vì cả 2 thứ đó, 1 là tôi chưa trải qua, 2 nữa thì đó là hiện tượng thần bí mà khoa học chưa khẳng định được chính xác mà vẫn còn đang nghiên cứu. Hãy nói về những điều gần với thực tại hơn.

            Thứ nhất bạn ví von câu chuyện tôi kể với chuyện con mèo và ông bố, tôi thấy không phù hợp. Thượng Đế, căn bản chưa ai dám khẳng định và cũng chưa ai chứng minh ông ấy có thật cả. Người ta chỉ TIN là ông ấy có thật thôi. Mà niềm tin thì lại được tạo ra bởi con người! Thế đấy. Còn ông bố thì là thực thể có thể sờ, nắn v.v… nên không thể so sánh với 1 thứ không-chắc-là-có-thật như Thượng Đế được. Thượng Đế, tôi dám tin rằng đó là 1 khái niệm mà con người tạo ra nhằm ám thị cho người khác tin rằng, trên đời có 1 niềm tin vững chắc để tựa vào, vậy thôi.

            Thứ 2 tôi chưa rõ ý khi bạn viết “1 tri thức phảng phất đâu đó siêu việt hơn họ hàng tỉ tỉ lần đó là thượng đế”. Quan điểm của tôi thì, câu này có vẻ phi lý và mơ hồ. 1 nguồn tri thức vượt lên thực tại hàng trăm lần, có thể hiểu đó là tri thức cổ xưa. Còn người có tri thức vượt tầm mọi người, thì thời đại nào cũng có. Những thiên tài trước khi được công nhận là thiên tài, đều rơi vào 2 trường hợp: thần thánh hoặc kẻ điên. Những “kẻ điên” thì chiếm đại đa số, và hầu hết những thiên tài như vậy là các nhà khoa học vượt tầm như Galiilei v.v… Còn “thần thánh”, dễ dàng nhận ra, trong thời kỳ mông muội, người ta dễ bị đánh lừa bởi những thứ nhìn thấy, như vài trò ảo thuật tinh xảo. Những nhà ảo thuật kết hợp sự khéo léo cùng hệ tư tưởng mà họ đặt ra để tạo nên 1 tôn giáo. Vậy nên, chưa chắc những người có tri thức, đã là thượng đế. Họ vẫn có thể, và đại đa số là con người. Còn Thượng Đế, họ vẫn ở tận đẩu tận đâu, khi con chiên cầu cứu, thì ai xuất hiện cứu họ? Làm gì có ai, mà nếu cõ thì cũng vẫn là : Con Người!

            Thứ 3. Tôi nên tìm hiểu thêm về Thượng Đế ư? Qua gì đây? Internet hay sách vở hay truyền miệng, hay cầu vong? Nói cho cùng, 3 nguồn Internet, sách vở và truyền miệng cũng chỉ là 1, mà đã là truyền miệng thì tam sao thất bản. Mỗi người kể thêm tí chút, bớt phần xấu, thêm phần tốt, thế là đã có 1 hình tượng hoàn hảo rồi. Còn cầu vong, phương pháp này hiện tại chưa có tính khoa học, nên xin miễn bàn đến.

            Nếu bạn bảo tôi dựa trên số người tin vào thương đế mà bảo tôi suy nghĩ lại, vậy là bạn đang kéo tôi vào dòng suy nghĩ giống họ. Như thế là tâm lý đám đông. Bạn cũng hiểu mà. Cái này cực kỳ đáng sợ. Dư luận, trên vài khía cạnh, có thể biến cái không thể thành cái có thể. Nhiều người nói Chúa có thật, vậy là bạn tin Chúa có thật sao? Tôi lại nhớ đến chuyện Galilei: nếu nghe theo Giáo hội mà ông ấy phán là Mặt trời quay quanh trái đất, vậy thì loài người sẽ bị che mắt mất mấy trăm năm đây?
            Bạn có nói đến việc “lượng người tin có thượng đế vượt xa rất nhiều những người không tin”. Thật không? Họ tin thượng đế có thật, hay là tin vào 1 chỗ dựa Không-Bao-Giờ-Sụp-Đổ? Nguồn gốc câu chuyện của Thượng Đế ra đời cách đây ít cũng hơn 2000 năm, mà người sống thọ nhất bây giờ cũng sinh ra từ cuối những năm 1800 rồi. Chẳng có gì kiểm chứng cả, ngoài sách vở. Mà hơn thế, không thể lấy niềm tin ra làm bằng chứng khoa học được.

            Tôi cũng xin đính chính rằng tôi chẳng cười chê vấn đề gì cả. Tôi đang nhìn nhận theo cách khoa học nhất mà tôi có thể, gạt bỏ những niềm tin vô căn cứ, tình cảm, yêu ghét qua 1 bên và chỉ tin vào khoa học hiện tại. Vậy thôi.

          • tôi cũng thích tranh luận hi hi, vì vậy chúng ta tranh luận tiếp.
            1. vấn đề thứ nhất mình muốn nói đến một ý rất quan trọng trong cuốn Thế Giới Của Sophie, theo bạn thì trên đời này có con quạ trắng hay không? có nhiều người sẽ bảo chỉ có quạ đen thôi vì họ chưa từng thấy một con quạ màu trắng bao giờ. nhưng chưa có không có nghĩa là không có, lỡ một ngày nào đó thật sự xuất hiện con quạ màu trắng thì sao? còn câu chuyện ví dụ thì tôi phải lấy một ví dụ cũ cho bạn hiểu. bạn xem phim Matrix chưa? não con người được kết nối trực tiếp với ma trận những gì não con người cảm nhận đều do những tín hiệu điện truyền tới. thành ra con người sống trong ma trận nhưng họ cứ tưởng là họ đang sống thực. ở mặt nào đó vị thiết kế ra ma trận chính là thượng đế, ông ta tác động đến con người trong ma trận thông qua những điều chỉnh ma trận. nhưng con người có bao giờ nhìn thấy ông ta? hay bạn có một nhà máy sản xuất heo hàng loạt và tự động, từ việc đưa thức ăn cho đến việc tiêm ngừa, vệ sinh đều là máy nóc làm. những chú heo chả bao giờ nhìn thấy bạn, chúng chỉ nhìn thấy máy móc cung cấp thức ăn cho chúng. thế vì chúng không nhìn thấy bạn mà bạn thực sự không tồn tại hay sao? máy móc vận hành theo những nguyên lý của vật lý mà con người biết. vậy nếu ta phức tạp hóa hơn nữa thì cả cái thế giới này không phải là một bộ máy đang vận hành mà con người đang sống trong đó hay sao? ta không thấy thượng đế nghĩa là thượng đế không tồn tại? có thể có có thể không nhưng bạn vội kết luận “tôi dám tin rằng đó là một khái niệm do con người tạo ra”. bạn có quyền tin không có thượng đế. và cái niềm tin đó của bạn cũng chẳng khác gì cái cách mà người ta tin thượng đế như suy nghĩ của bạn. nhưng mà bạn à, tin không phải để thỏa mãn với câu trả lời mà để cố gắng vươn lên thật cao.
            vấn đề thứ 2: một trí tuệ vượt quá xa trí tuệ loài người thì con người khó mà nhận ra, như cái ví dụ về nhà máy sản xuất heo vậy. nhưng trong loài người có vài người trí tuệ vượt lên trên tất cả và họ nhìn thấy bóng dáng của thượng đế qua các dấu hiệu. còn chuyện của Galile nhiều người thường dẫn ra để chê cười khi nhắc đến thượng đế. thật ra tôn giáo là tôn giáo còn thượng đế là thượng đế, tôn giáo chỉ thờ phượng thượng đế thôi. những lời trong kinh thánh chưa bao giờ khẳng định mặt trời xoay quanh trái đất cả, chỉ vì loài người hiểu nó theo cách nghĩ đơn giản mà thành ra như thế. mà chắc gì trái đất thật sự xoay quanh mặt trời? bạn nói là khoa học chứng minh? vậy mình muốn đặt ngược lại. giả sử trái đất đứng yên và cả vũ trụ xoay quanh trái đất thì làm sao bạn biết được? bạn đứng ở vị trí nào để biết được điều đó? và điều khiến cả vụ trụ xoay quanh trái đất là một nguyên lý con người chưa tìm ra thì sao? vấn đề này hơi phức tạp hi hi. còn khi con người gặp nguy hiểm thì ai cứu à? sao bạn biết khg phải thượng đế? giả như một người gặp nạn, trong khu rừng hoang vắng, ở gần đó có một đứa bé mê bắt bướm, và con bướm bay đến người bị nạn thế là người đó được cứu, chắc gì điều đó khg phải do thượng đế làm? thế ra thượng đế phải hiện ra và bảo “ta là thượng đế đây, ta đến để cứu con” thì lúc ấy bạn mới tin có thượng đế? nếu vậy thì thượng đế thành con người mất rồi, còn gì là thượng đế nữa. những câu chuyện đó để bạn thấy rằng đừng nhìn thượng đế như một con người. hãy luôn để ngõ nhé. còn bạn nói thượng đế do con người tạo ra để che mắt người khác thì bạn xem thường hơn phân nữa nhân loại rồi đấy. cái giới hạn của chúng ta là chúng ta đang sống trong một đất nước theo chủ nghĩa duy vật. ta không chạm đến được các thyết duy tâm hay chỉ có thể chạm sơ sơ. còn nước ngoài thì nó dạy con người tất cả. ta bị giới hạn trong những gì ta học.
            thứ 3 tìm hiểu về thượng đế: tôi không bảo bạn rằng “có thượng đế đấy hãy tin đi” tôi bảo bạn rằng hãy để ngõ, có thể có, có thể khg. và cứ tìm hiểu về tôn giáo, trước tiên là những cuốn kinh, những câu chuyện, trong ấy bạn sẽ thấy chân lý, và đến lúc nào đó bạn sẽ thấy thượng đế theo cách của bạn, hoặc có thể không. nhưng trước tiên phải bỏ những thành kiến, cứ giữ lấy lý trí. chỉ có mở rọng lòng mình ra mới thấy được nhiều thứ ta chưa thấy.

          • Về vấn đề quạ đen hay qua trắng, nếu tương lai nó có, thì
            hãy để thời gian trả lời. Nếu có Thượng Đế, và ông ấy xuất hiện ở thì tương
            lai, vậy hãy cùng chờ xem – hay là để cháu chắt ta chờ xem, liệu có thể chứng
            minh ông ấy tồn tại – ở 1 chiều không – thời gian khác hay không.

            Ờ thực ra phim Matrix, suy cho cùng cũng là tưởng tượng của
            con người thôi mà. Nếu nói đến việc tưởng tượng, hãy bàn đến Marvel cho phổ
            quát. Ở đó, ta có thể thấy sức tưởng tượng của tác giả còn xa hơn cả Vũ Trụ nhiều.
            Thậm chí việc phá hủy và tái sinh vũ trụ (cái có lẽ còn vượt tầm của Thượng Đế)
            được những người mang năng lực đặc biệt xài đi xáo lại mấy hồi. Và quan trọng
            nhất, nhân vật tối cao ở đây là ai? Living Tribunal – Tòa án sống bá đạo – chưa
            phải là tối thượng. Tối thượng trong Marvel là The one above all – người nếu
            ghét cái gì là xóa cái đấy. Và ông ta có gương mặt của ai? Stan Lee (tác giả
            truyện ấy) :)). Đến đây thôi. Vì sao tôi lại muốn dẫn truyện tranh vào đây? Vì
            nó khá giống với tình huống thượng đế mà chúng ta bàn. Tôi cho rằng, Thượng Đế
            xưa kia cũng được vài vị tổ tiên của Stan Lee tạo ra như vậy đấy. Nhưng mà cũng
            biết đâu được, có khi lại có thì sao? Tuy nhiên, chúng ta hãy khoan nhìn bằng
            niềm tin, thay vào đó gần hơn, là nhìn bằng khoa học. Hiện tại, ta chưa thấy. Vậy
            là nó chưa xuất hiện.

            Và việc tôi tin không có thượng đế khác với cái tin của người
            ta là có thượng đế. Tôi không tin là vì khoa học chưa phản bác ý kiến của tôi.
            Còn người ta tin, đơn giản vì người ta MUỐN tin, CẦN tin, cần thứ gì đó để dựa
            vào. Thêm nữa, khẳng định thì khác tuyên bố. “Tôi dám tin” đâu có giống
            với “tôi dám khẳng định”. Tôi chỉ đang nói quan điểm thôi mà.

            Thực ra, cũng chưa ai định nghĩa được hay miêu tả được, Thượng
            đế có hình dạng như thế nào? Mặt ngang mũi dọc tóc mọc trên đầu ra sao? (Thành
            thật xin lỗi nêu câu này đọc lên có ý nhạo báng – nhưng không hề). Họ chỉ THẤY
            được hình ảnh Chúa Jesus QUA CÁC BỨC HỌA. Thêm vào đó, tôi muốn đưa ra 1 hiệu ứng
            tâm lý thế này: 1 người được yêu cầu: không nghĩ về con voi. Vậy điều đầu tiên
            anh ta sẽ làm 100% là nghĩ về con voi, sau đó buộc mình xóa hình ảnh đó đi tạm
            thời. Vì sao vậy? Bởi vì anh ta đã từng nhìn thấy voi, hay ít ra cũng là hình ảnh
            về voi, nên dễ dàng gợi ra được. Nếu tôi bảo bạn nghĩ về cái mặt tôi, khi bạn
            chưa nhìn ảnh tôi hay gặp tôi, liệu bạn có hình dung được không? Không! Vấn đề
            là, người ta gắn chặt định nghĩa khuôn mặt Chúa với những-hình-ảnh-đã-được-đưa-lên-mạng-hay-trên-sách-báo,
            vì vậy, chẳng hạn có người – tạm cho là ngoại cảm – nhìn thấy gương mặt chưa gặp
            bao giờ, nhưng lại giống với hình ảnh được-cho-là-Chúa như miêu tả, họ sẽ kết
            luận đó là Chúa. Chứ yếu tố nào ở Chúa mà bạn nhận định được, khi mà đến nhìn bạn
            còn chưa thấy? Tỏa ánh hào quang, mặc đồ trắng, đứng trên mây, mái tóc xoăn dài
            với bộ râu quai nón? Những thứ đó con người đều có cả.

            Việc bạn đặt vấn đề ngược lại, MT quay quanh trái đất, thực
            ra hàng ngàn năm trước đã có ông Pluto nêu ra rồi, và ông Galilei đã chứng minh
            là sai rồi. Về việc trái đất quay quanh mặt trời hay không, tôi xin đính chính
            như thế này. Thực ra, tôi nghĩ với nền tảng lô gic ở bậc khá cao như thời đại
            này, người ta khẳng định cái gì cũng phải có căn cứ thì mới vững được. Khẳng định
            TD quay quanh MT cũng phải có căn cứ mới trụ được đến giờ. Người ta phải đưa ra
            đủ bằng chứng chứng minh, và các bộ óc lỗi lạc nhất Trái Đất hiện giờ đều đã đồng
            tình như vậy. Cá nhân tôi, tôi xin liên hệ với thực tế xã hội: thử hỏi có kẻ mạnh
            nào lại là vệ tinh của kẻ yếu không? 1 người quyền lực bị khuất phục trước mỹ
            nhân, vậy mỹ nhân là kẻ mạnh! Nếu TD là quả bóng bàn, thì mặt trời nặng bằng
            cái ô tô 4 chỗ khoảng 830kg. Kẻ nào mạnh? Mà nếu có thực tại Mt xoay quanh TD,
            thì đó cũng ở không gian khác, tận đẩu đâu, chứ không phải là TD cụ thể mà
            chúng ta đang dùng Internet như bây giờ 🙂 Còn tương lai có xảy ra điều ngược lại
            không, cái đó thì xin không bàn đến.

            Rõ ràng việc đặt vấn đề trái ngược lại là cần thiết, nhưng đặt
            vấn đề nên đi liền với phương hướng giải quyết, chứ không nên đặt vấn đè phi lý
            với những điều hiển nhiên. Ví dụ như mẹ tôi đẻ ra tôi, có lẽ nào tôi dám nói điều
            ngược lại chăng? Không thể nào!

            Về việc bạn đặt vấn đề con bướm trong rừng, thì tùy vào thế
            giới quan mỗi người mà có 1 cách nhìn khác.Tôi cũng là người ít nhiều bị ảnh hưởng
            bới các mẹ, các chị ở góc độ cầu trời khấn Phật. Không cực đoan đâu, kiểu như
            là “Ô may quá, cảm ơn ông Trời” – mức độ đó thôi, mà đó cũng là câu cửa
            miệng thốt ra chứ tôi cũng chưa hẳn đã tâm niệm thế. Bởi vì tôi chưa nhìn thấy,
            tiếp xúc với ông Trời ở bất kỳ dạng vật chất trong thế giới 3 chiều nào, nên
            tôi chưa tin. Tôi cũng không có tâm lý kiểu đám đông, người ta nói gì tin nấy,
            không đặt niềm tin vào các thế lực siêu nhiên, nên chắc chắn không có ý niệm cầu
            Trời giúp. Có thể lúc tuyệt vọng, tôi sẽ kêu lên “Trời ơi sao tôi khổ thế
            này!” – nhưng bạn cũng biết rồi, ai cũng nói thế, thì tôi nói thế, chứ thực
            ra nếu có vận may nào đến thì tôi vẫn tóm lấy, không thì chấp nhận thôi (hơi
            lan man tí). Còn những người đã đặt cả trái tim mình về Chúa, họ sẽ có cái nhìn
            khác. Họ xem Chúa là 1 thực thể vô hình hiện hữu xung quanh họ, mọi tác động của
            môi trường đều mang dấu tích của Chúa. Như thế thì cũng dễ hiểu vì sao họ lại
            tin Chúa đã cứu rỗi họ, hay ruồng bỏ họ thôi. Chung quy cũng là do người ta vẫn
            tư duy theo lối mòn, tâm niệm cái gì lâu rồi riết cũng thành quen. Người thờ 1
            tôn giáo nào đó thì tin rằng bàn tay của Chúa ở mọi nơi, còn người vô thần thì
            tin là mọi chuyện là ngẫu nhiên cả.

            Về thuyết duy vật hiện tại. Trong 1 thế giới – chứ không chỉ
            giới hạn 1 đất nước, được chứng minh rõ ràng là có 3 chiều: 2 chiều không gian
            và 1 chiều thời gian. Chiều thứ 4 5 6 7 mới được xác lập trên lý thuyết, chưa
            có bằng chứng nào xác thực việc ta có thể kết nối với các chiều không gian đó.
            Vì thế duy tâm là tư duy khách quan, nhìn nhận sự vật theo bản chất 3 chiều của
            nó, chứ không đặt cảm tính cá nhân của mình mà kỳ vọng điều gì. Thuyết duy tâm
            thì trước đã có rồi, nhưng là tôi tin bản chất của duy tâm là cách tư duy kiểu
            duy ý chí, cho rằng ít nhiều gì thì con người cũng tạo ra mọi thứ (đúng 1 phần
            còn sai phần lớn: tạo ra xe cộ, smartphone, tạo ra TD hiện tại chứ không tạo ra
            TD nguyên thủy hay là Vũ Trụ). Cái mà bạn nói người nước ngoài được dạy, tôi
            cho rằng đó là cách xây dựng sự tin tưởng nơi bản thân họ thôi. Cũng như câu
            “Có sức người sỏi đá cũng thành cơm vậy”, con người, dựa vào sự tin
            tưởng của bản thân, cho rằng không gì là không thể. Đấy, tôi nghĩ duy ý chí mà
            người ta được dạy là như thế đấy, để người ta vững tin vào những việc mà người
            ta làm. Chứ tiến bộ không phải là dạy người ta tin vào những điều huyền bí như
            ma thuật, nghệ thuật hắc ám hay bói toán. (Tiện đây nói chút: Bói toán khác dự
            đoán nhé. Thực ra dự đoán là việc người ta nhìn vào các dấu hiệu khách quan mà
            suy ra ảnh hưởng của nó, và chưa nhìn được hết các dấu hiệu đó).

            Cuối cùng, việc bạn nói hãy mở rộng lòng mình ra, theo tôi
            hãy nên để ngỏ. Bởi vì thật khó để xác định rằng, việc mở lòng là áp đặt tư duy
            cá nhân vào khách quan, hay là việc trở nên tinh tế để nhận biết mọi dấu hiệu của
            tự nhiên. Cái gì đến thì cứ đến, và cứ nhìn nhận nó 1 cách khách quan nhất có
            thể.

          • tôi rất tiếc là bạn không hiểu các ví dụ của tôi 🙂

            về phim ma trận nó không đơn giản là phim viễn tưởng, nó là phim triết học, chỉ là cái hành động trong phim đã phần nào làm mờ nhạt nội dung của nó. bộ phim phản ánh về giới hạn của con người. bạn tin vào khoa học, tin vào những gì bạn nhìn thấy hay chạm đến. nhưng bạn có biết những gì bạn tin vào đó đã bị giới hạn bởi chính thân xác bạn. cảm xúc là gì? đau đớn là gì? những gì ta nhìn thấy là gì? tất cả chúng đều là những tín hiệu điện truyền vào não. nếu tất cả những gì bạn nhận được đều là những tín hiệu điện từ một nguồn nào đó như ma trận chẳng hạn thì sao bạn biết bạn đang sống thật hay sống trong ma trận? bạn hiểu điều mình đang nói khg? hơi phức tạp hi hi. giả sử bạn là chiếc hộp kết nối với ma trận, bằng những tín hiệu điện cung cấp từ ma trận thì chiếc hộp thấy mình có cơ thể con người – do ma trận vẽ lên qua tín hiệu điện đi đến chiếc hộp là bạn. bạn không thể nào biết mình là chiếc hộp được vì tất cả những gì bạn nhận biết đều do ma trận cung cấp, chiếc hộp không thể nhận biết một thực tại khác bên ngoài những gì nó đượccung cấp. bạn chưa hiểu rõ phim đó thì đừng dùng nó so sánh với các phim Marvel nhé.

            còn cái ví dụ về nhà máy sx heo và con bướm, nó cũng chỉ ra cái nhìn về thực tại khác bên ngoài thực tại ta biết. giả sử mình là một con heo trong cái nhà máy sx heo đó, bằng trí tuệ heo của mình, mình chỉ thấy cái thế giới cung cấp cho mình thức ăn, tắm rửa mình, dọn vệ sinh cho mình… nhưng mình chỉ biết vậy thôi, con heo quen với những quy luật vận hành của máy, khi nào thì ăn, khi nào thì tắm. và nó xem những cái nó quen nó thấy như là chân lý của nó. nhưng thật ra cái chân lý đó cũng chẳng phải chân lý chi cho cam đối với con người. hôm ấy cúp điện, máy không vận hành, heo đói và khg được tắm, thế là chúng hiểu rằng những gì chúng cho là chân lý cũng không phải là chân lý. cái ví dụ này nếu mở rộng lên con người và thượng đế thì ta dễ nhìn hơn. với trí tuệ của heo thì nó khg bao giờ hiểu mục đích của con người làm chủ cái nhà máy sx đó. với trí tuệ con người thì làm sao hiểu được mục đích Thiên Chúa – thượng đế. vì con heo bị giới hạn bởi trí tuệ của nó, con người cũng vậy.
            Có bạn đã nhắc đến Einstein, bạn có biết trước đó thì thế giới này tin vào những gì họ đã khám phá. nhưng với học thuyết của ông thì có khả năng những học thuyết trước đó đều bị đảo lộn vì nó vẫn giải thích được vũ trụ theo một cách mới khác hoàn toàn và không có cách nào chứng minh nó sai. Tương tự như vậy, từ khi loài người sinh ra đến trước Galile đa số nghĩ mặt trời và tinh tú quay quanh trái đất, họ nghĩ vậy là do những gì họ biết, nhưng khi hiểu biết nhiều hơn, đến Galile bằng những gì ông biết, ông chứng minh trái đấy quay quanh mặt trời và tiếp nối tới ngày nay. nhưng bạn quên một điều. giới hạn của con người là ở cái nó biết, nếu bạn là người thời Galile làm sao bạn biết ông ta nói đúng? lúc ấy bằng hiểu biết của mình, bạn sẽ gân cổ lên cải nhau với ông ta, cho ông ta là tên điên. nó giống như bạn bây giờ, bạn tin vào những gì con người biết trong hiện tại, bạn nghĩ đó là chân lý. nhưng ngày nào đó người ta khám phá ra cái mới thì chân lý đó vỡ tan tành. thành ra mọi thứ đều có tính tương đối. tính tương đối do giới hạn bởi sự hiểu biết của ta. thành ra tôi mới nói bạn cần mở lòng ra, tránh những định kiến. và một điều rất quan trọng mình cần nhắc lại, bạn hay tôi đều bị giới hạn ở nền giáo dục VN, nên những gì ta được dạy thì ta xem là chân lý. chỉ khi ta đột phá được cái giới hạn đó thì ta mới nhìn thấy được nhiều hơn.
            còn về việc hình ảnh của thượng đế, xin nói rõ là thượng đế của mình khác thượng đế mà người khác nhìn, mỗi người có một cái nhìn riêng về thượng đế, đừng thấy nhiều người nhìn thượng đế như vậy thì đứng ngoài cười thượng đế. con người là con người còn thượng đế là thượng đế.

            mình nghĩ chúng ta nói đến đây chắc là đủ hiểu ý nghĩ của từng người rồi, còn tôi hay bạn được lợi ích gì từ cuộc tranh luận này thì thời gian sẽ cho thấy vậy. 🙂

  21. Cá nhân tôi rất thích những bài viết của bạn Mắt Đời. Với bài viết này, bạn cho tôi một cách nhìn khác về việc đọc sách, và viết ra những gì mình nghĩ. Hy vọng sẽ được đọc nhiều bài của bạn hơn nữa. Thanks

    • cảm ơn bạn đã thích hi hi, mong là sau này mình sẽ có những bài hay hơn. nhưng cũng không chắc, vì thông thường khi viết ra được một số bài thì tắt vì giới hạn hiểu biết của mỗi người chỉ bao nhiêu đó, muốn viết nhiều hơn phải tiếp thu gấp bội. Mình chắc phải đọc sách thui. Mình cũng mong bạn có bài viết cho mình đọc.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

FOLLOW US

62,550Thành viênThích
3,699Người theo dõiTheo dõi
3,540Người theo dõiĐăng Ký
spot_img

BÌNH LUẬN MỚI

XEM NHIỀU

BÀI MỚI