20.6 C
Da Lat
Thứ Năm, 18 Tháng Tư, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Triết học đã chết?

Featured image: Stephanie Moonshine

 

Tôi không thích giới thiệu về bản thân mình, như là người như thế này thế kia, cũng không muốn tạo cảm giác cho bạn đọc rằng những điều tự tôi tìm ra cũng “bình dị, dễ hiểu”, như phần lớn các bài viết khác trên Triết Học Đường Phố.

Có thể thấy, các bài viết trên website thể hiện rất rõ những trăn trở và ưu tư của lớp người trẻ thông minh và tự do trong tư tưởng tại Việt Nam. Chúng ta đều đã có những phát triển về nhận thức, so với đại đa số những người khác phải chịu thiệt thòi hơn, trong hoàn cảnh sống và tiếp cận thông tin.

Tuy nhiên, là một bạn đọc đã lâu, tôi cảm thấy, triết học từ thưở ban đầu, các trường phái đã xuất hiện, cũng như phản ánh qua tư duy và bài viết trên website đều mang hương vị nào đó của sự lặp lại, nói theo, hoặc buồn tẻ, mơ hồ, hay đứt quãng và manh mún.

Rõ ràng, chúng ta cảm thấy rất nhiều điều, nhiều bất cập, nhiều câu hỏi… nhưng rõ ràng, những cái đầu tư duy phân tích tốt lại đi kèm với thiếu trải nghiệm và một sự đột phá mang tính nền tảng.

Con người cho tới nay, nhìn thế giới qua 3 lăng kính: khoa học, triết học và tôn giáo. Khoa học tìm hiểu thực tế bằng con mắt lý trí và tư duy khách quan, đi kèm với phương pháp nghiên cứu tỉ mỉ và rạch ròi. Triết học thuần túy đứng trên góc nhìn chủ quan và từ đó, đưa ra các câu hỏi, các giả thuyết và giải quyết bằng lý luận.

Riêng tôn giáo, cho tới nay, xin lỗi là… lợi bất cấp hại. Dĩ nhiên, thâm tâm tôi hiểu, rằng tôn giáo chân thực vẫn tồn tại ngầm và là nghệ thuật cao nhất: nghệ thuật biến đổi hoàn toàn một cá nhân, cả thể chất, tâm lý và nhận thức. Nhưng để viết về điều này, cũng không khác gì thầy bói xem voi.

Quan điểm của tôi rất rõ ràng, rằng bất cứ thứ gì đều phải đem lại tác dụng, đó là cuộc sống hạnh phúc, tự do và những hiểu biết khiến bạn có thể sống và chết một cách mãn nguyện. Bất cứ thứ gì khác hơn, dù một li, đều phải xem nhẹ.

Khi làm một việc gì đó mà không đem lại kết quả mong muốn. Bạn hoặc có thể an ủi mình, có ý thức hoặc không ý thức, rằng mình cần thời gian, cần thay đổi. Hoặc, bạn phải nhận ra, là thay đổi hoàn toàn nhận thức. Hiểu rõ một vấn đề, rồi tìm ra cách giải quyết hợp lý, cũng giống như việc đặt câu hỏi đúng.

Mọi vấn đề của triết học, từ những trăn trở đời thường, tới nhận thức về thế giới xung quanh đều xuất phát từ việc… đặt những câu hỏi sai.

Tôi sẽ không nói tiếp về điều này. Nếu bạn đọc nào cùng chia sẻ ý kiến này với tôi, đây là bài viết cho bạn.

Triết học là một con đường dài và đến thế kỷ 20, một số các triết gia và tư tưởng lớn, những người có chung hoàn cảnh sống với lớp trẻ hiện nay đều đã thừa nhận, mặc dù không được công nhận: rằng triết học đã chết. Hay nói đơn giản, nó đã làm xong phần việc của mình.

Vậy luồng tư tưởng không đại chúng này để lại gì? Khi mà chính những bộ não trái siêu việt như vậy, đều cảm thấy triết học không mang lại lợi ích cơ bản cho cuộc sống của chính họ. Vậy, chúng ta có nên đi theo hay phải dứt khoát tìm ra một lối đi khác?

Trong bài Noubliez Jamais, Joe Cocker đã nói, “Thế hệ nào cũng cần phải bất tuân.”

Là một con người, đứng trước biển cả, tôi nhận ra thế giới là vô tận, và tôi thì hữu hạn và nhỏ bé thế. Cái nỗ lực cố hiểu thế giới này, xét cho cùng, mới bạo lực và ngu dốt làm sao? Tự nhiên này là một điệu nhảy, mà tôi cũng như một nhành cỏ, hoặc cũng ngang như mặt trời, đều là những vũ công cùng tham gia vào điệu nhảy ấy.

Vậy thì, việc đứng bên ngoài, để quan sát và cố gắng thâu tóm điệu nhảy… thật ngớ ngẩn như việc đứng trên bờ để học bơi.

Nhà khoa học thì nghĩ rằng, khoa học có thể đem lại mọi thứ. Nhà tư tưởng, nghệ sỹ và triết gia thì nghĩ rằng, triết học và nghệ thuật sẽ tạo ra điều khác biệt. Người tôn giáo, nhà hành giả thì cho rằng, tôn giáo mới là câu trả lời. Vậy tại sao, không phải là cả 3? Tôi muốn nói, tất cả đều là công cụ phục vụ cho cùng một mục đích mà thôi.

Để thay đổi nền tảng xảy ra với mỗi người, chúng ta không cần một kiến thức khoa học hay công nghệ đột phá, cũng không cần một triết học vượt trội, cũng không cần một tôn giáo siêu việt. Và thực ra, là nếu có đi nữa, nó cũng sẽ chỉ đem lại một cái tôi lớn hơn, một định kiến sâu hơn.

Cái chúng ta cần là trải nghiệm dẹp tan những gì đã biết. Cái mà mỗi người cần là một sự tái sinh, xóa bỏ những ranh giới vốn có của bản thân. Hay như Alan Watts viết trong The Taboo of knowing yourself, chúng ta chỉ có thể quay trở lại nhìn thế giới bằng con mắt ngây thơ, một vô sư trí, một chuyến tàu bước vào hiện thực, với trải nghiệm rằng cuộc sống này đầy bí ẩn và là một cuộc phiêu lưu kỳ thú không bao giờ kết thúc.

Tấm vé cho chuyến tàu đó nằm ngay trong bản thân chúng ta. Và chìa khóa để mở hộp, lấy tấm vé ấy là thiền định và thôi miên.

Và khoa học, triết học, tôn giáo… đều là sản phẩm phụ, thôi xin nhấn lại, là hệ quả của trải nghiệm đó. Không phải là như vậy bạn sẽ phải đi chứng minh lại mọi định lý từ đầu, mà rằng, trạng thái tinh khôi ấy sẽ khiến bạn không chỉ nắm rõ lý thuyết, mà còn có thể thực hành và ứng dụng các kiến thức hàn lâm ấy trong đời thường.

Phải nói thêm về bối cảnh mà chúng ta đang sống. Đây là quãng thời gian của khủng hoảng, khi mà mọi thứ xem như ngày càng phát triển, và càng tiến tới, mỗi người đều cảm thấy bế tắc và tụt lùi.

Dám cá rằng các bạn cứ triết lý, các bạn cứ tìm hiểu, thì cuộc sống mà mỗi chúng ta đang sống, đều chẳng phải là điều mà ai cũng khao khát và mãn nguyện thật sự.

Lý do là mỗi người không được sống với 100% tiềm năng, và không biết cái con người mà vũ trụ đã nhào nặn cho chúng ta. Chỉ khi, một người ý thức hoàn toàn được định mệnh của mình, hiểu rõ việc phải làm trong quãng thời gian ngắn ngủi tồn tại này, thì anh ta mới thực sự biết yêu cuộc sống này. Không thể khác.

Cho nên, tôi xin nói rõ, con đường triết học đã đi vào ngõ cụt. Khoa học vốn dĩ là vô tình đang bị sử dụng sai mục đích và tôn giáo thì bắt tay với chính trị gia để cai trị.

Lối thoát duy nhất là thiền định, với trợ giúp là thôi miên. Và dù tôi có giải thích và lập luận hay đến đâu đi chăng nữa, thì trăm nghe không bằng một thấy, trăm thấy bằng một nếm. Và những điều này tôi rút ra từ trải nghiệm cá nhân mình. Đó là lời gợi ý của một kẻ vô danh, một lời mời gọi của người đủ giàu để bán trà đá miễn phí.

Tôi cũng không cần nói thêm, bởi tất cả thông tin và kết nối các bạn cần đều đã sẵn có, trên internet, trong tại chính Việt Nam và những người xung quanh. Chỉ cần 2 từ khóa đó, mỗi người đều có đủ hành trang để khởi hành.

Các bạn trẻ lên Triết Học Đường Phố đều rất thông minh và sắc sảo, tôi tin rằng một cú nháy đèn pha rất ý tứ như vậy là đủ. Mọi loại bánh vẽ tiếp đều là thừa và dẫu sao đều không hợp lý.

Làm người không phải là trở thành một cá nhân của văn hóa và tri thức. Bạn chỉ có thể coi mình đã tiến hóa thành người khi nhận ra mình là Chúa, là Phật, là Logos, là bất cứ từ gì…

I am not a dreamer, I just have such vision, to share…

 

Dao Quang

spot_img
Triết Học Đường Phố
Triết Học Đường Phố
"Thà chết cho một ý tưởng bất diệt, còn hơn sống cho một ý tưởng phù du." — Steven Biko

BÀI LIÊN QUAN

32 BÌNH LUẬN

  1. đọc bài này tôi có cảm nhận bạn đang nhìn đời theo một hướng mà bạn đang mường tượng .có thể đúng với đúng với bạn nhưng chưa chác đúng với những người khác .bởi mỗi nguời có một cách nhìn đời khác nhau.bạn biết thiền đinh chắc bạn cũng là một người sùng phật giáo hay chi ít cung hiểu mọt ít về phật rôi đúng không .có một điều trong đó tôi thấy bạn nhìn đơi theeo hướng hơi bó hẹp .

  2. đọc bài triết kia hay quá nên thấy bài triết này dô đọc luôn
    đọc 1 lần, k hiểu gì
    cảm thấy mình ngu
    đọc lại lần 2
    vẫn k hiểu gì
    thì thôi xác định đúng là mình ngu thật :v
    sau cùng chỉ có đôi dòng cảm nhận thế này
    1. tựa đề “triết học đã chết?” là 1 câu hỏi mở nhưng trong bài lại khẳng định “tôi xin nói rõ, con đường triết học đã đi vào ngõ cụt” là thấy nản r. Sao lại thế được, triết học, là sự thông thái, nó luôn tồn tại. Chỉ tiếc là người ta cứ dùng những từ ngữ đao to búa lớn để nói về nó khiến cho k ai hiểu được mà bỏ cuộc.
    Triết học đơn giản là những chân lý “mọi việc đều có hai mặt” hay “bất kể việc gì xảy ra trên đời cũng đều có lý do”… không phải quá dễ hiểu và gần gũi sao? Sao mọi người cứ phải làm quá lên cho phức tạp nhỹ. Hay đơn giản là mọi vật trên đời đều tuân theo 1 số quy luật/định luật nhất định “lượng/chất – bảo toàn- tiến hóa…” bla
    2. rốt cục bạn nói về triết hay về thiền?
    3. sau cùng, mình thích câu này “Cái chúng ta cần là trải nghiệm dẹp tan những gì đã biết. Cái mà mỗi người cần là một sự tái sinh, xóa bỏ những ranh giới vốn có của bản thân”.

  3. Tớ chỉ bảo là: ai thích Triết thì cứ Triết, ai chán Triết rồi thì đây này, có trò mới nha.
    Nói chung là tớ chán nghĩ về cái bánh rồi, tớ thích ăn bánh.

    Nói đúng nói sai, nghĩ đúng nghĩ sai, sốc hay không sốc thì cũng đã được chấp thuận rồi. Ai đọc mà thấy khó chịu, thì có khi là trong nội tâm bạn đầy vết thương và giằng xé, chắc bạn đang ôm cái gì đấy rất vô nghĩa mà bạn tưởng là có nghĩa. Tớ chẳng đả phá hay dìm cái gì cả, bạn đọc lại xem có đúng không?

    Ý chính có thể tóm gọn lại là:

    meo meo, gâu gâu, meo meo…

  4. Bài viết của bạn có chất lượng,nhưng vài chỗ mâu thuẫn nhau nên làm giảm giá trị bài viết.Mình chỉ góp thêm vào đây vài câu hỏi,bạn hãy suy ngẫm :
    1/ Nếu mục đích của thiền định là hiểu hiện thực và hiểu bản thân thì xét theo triết học,nó là chủ nghĩa hiện sinh,nếu xét theo khoa học thì nó là một phương pháp chữa trị tâm lý,theo tôn giáo thì nó là một phương thức tu hành.Vậy bạn cho rằng thiền định là cứu cánh còn ba thứ kia vô nghĩa,mà thiền định lại nằm trong ba thứ kia ???
    2/ Khi một con người ý thức hết định mệnh của mình chính là giây phút lìa đời,bạn có nghĩ thế không ? Nếu ko thì là khi nào,khi bằng con mắt vô trí,cuộc sống đầy bí ẩn ?

  5. Đọc bài này làm em nhớ tới một phương pháp thiền mình từng trải qua :D…. Thiền Vipassana.10 ngày hành thiền để bản thân rèn luyện sự tập trung, vi tế của bản thân, trải nghiệm qua sự vô thường của cuộc đời, hiểu rõ chân cảm xúc, cội nguồn của các tôn giáo và xem trọng con người, hiện tại…….. Mình thật sự công nhận là thiền Vipassana gần như sẽ tạo cho ta một nền tảng “con người” rất vững chắc nhưng mình cũng đừng phủ nhận các điều khác như tôn giáo, triết học, khoa học. Vì như câu trên, thiền định chỉ tạo cho ta một nền tảng, “bộ rễ” vững chắc thôi và để phát triển thân ngọn thì cần những thứ đó nữa chứ.

  6. đọc bài của bạn tôi thấy rất sốc, nói xin lỗi trước vì lúc này tôi khá bức xúc, tuy tôi chỉ là con kiến nhưng tôi vẫn nhận ra bạn cũng là một con kiến giống tôi nhưng lại nói chuyện trời đất bằng tư duy con kiến của bạn. Vào đầu bài viết bạn hạ thấp giá trị của khoa học, triết học và tôn giáo trong khi 3 thứ này là nền tản của xh loài người trong đó có bạn, nó bao phủ các bật tiền bối bạn, những người thầy dạy bạn từ lúc tập nói đến lúc này khi bạn có tư duy. chính cả những tư tưởng của bạn lúc này, cái tư tưởng tầm thường hóa 3 thứ đó cũng chính từ 3 thứ đó mà ra. bạn có thấy buồn cười không nào? kể cả những gì bạn thấy, thế giới này, cơ thể bạn… mọi thứ cũng chưa chắc là sự thật thì đủ để hiểu rằng con người là nhỏ bé thế nào so với những gì nó biết. Bạn đã coi Matrix chưa? chắc gì bạn không phải là một cái hộp đang thấy mình là một con người trong thế giới ảo là matrix? hạ thấp những khám phá của những con người trí tuệ nhất nhân loại, những người siêu việt gấp bạn trăm ngàn lần là một hành động ngông cuồng và nhảm nhí. Xin lỗi nếu bạn là Einstein thì có lẽ tôi còn suy nghĩ đôi chút về những lời ngông cuồng của bạn, nhưng tiếc quá, bạn không phải. Tôi viết cmt này không phải vì tôi thấy bạn lý luận bạn đúng hay sai, cái đó xét sau, tôi viết vì tôi sợ thứ bệnh ngông cuồng của bạn truyền nhiễm cho nhiều người khác. Nếu VN là một nước phương tây nào đó thì không sao, nhưng VN vốn không phải, ở đây nhiều thứ bệnh độc dễ bị lây lang.

    Muốn có một cái nhìn bao quá thế giới này người ta cần đứng ở đủ cao để nhìn, mà tôi không biết bạn cao tới đâu. còn về thiền định? bạn có vượt qua những vị cao tăng đắt đạo? những vị chữa bệnh bằng tâm linh ngày nay được y học phương tây thừa nhận? bạn có cao hơn họ không? cả họ cũng không dám ngông cuồng mà nói như bạn. Bạn hạ thấp tôn giáo nhưng lại lấy một hoạt động tồn tại từ tôn giáo để đưa lên cao, hạ thấp triết học nhưng lấy cái nhìn triết học để khẳng định tính ưu việt của thiền định, bạn khinh khi khoa học nhưng lại xem thiền định như một phương pháp khoa học giúp con người tìm thấy chân lý. thật ra bạn cũng mắc phải một cái lỗi rất căn bản của con người, đó là tính thiển cận. Khi người ta khám phá ra một thứ gì đó ích lợi và mới mẻ thì họ vội vàng xem nó bằng trời, họ vội phủ nhận hết tất cả những gì đưa họ tới đó, khi khoa học mới phát triển người ta tôn vinh nó đến tận mây xanh, nhưng khoa học không có một nền tản triết học sẽ đi sai đường, không có tôn giáo bảo vệ thì sẽ trở thành thứ công cụ tiêu diệt nhân loại. ngày nay người ta khám phá rằng có những điều khoa học không thể trả lời được và đặt nó vào đúng vị trí của nó, cũng như đối với triết học và tôn giáo. Có một điều mà chính bạn không biết về thứ mà bạn tôn vinh. Đó là ai đã đi xa trên con đường thiền định đều nhìn thấy hoặc nhận ra Ngài – Đấng Toàn Năng, điều đó vốn thuộc về tôn giáo nhưng cũng vượt qua tôn giáo của loài người rồi. Trong khi bạn, bạn nói về thiền định nhưng lại có con mắt của duy vật chủ nghĩa. thật buồn cười!

    Lời cuối: mong Triết Học Đường Phố lần sau có đăng bài thì nên chọn lọc kỹ chút, không phải cứ bàn về khoa học, triết học, tôn giáo hay dùng mấy từ đao to búa lớn thì bài đó có giá trị. Đường Phố thì đường phố nhưng phải sạch mới có nhiều người đi.

    À nhớ đừng xóa cmt của tui nhé, Đường Phố mà 🙂

      • thật ra muốn nêu quan điểm của bản thân cho người khác biết thì không vấn đề gì, tuy nhiên không nên chạm vào những vấn đề mà bản than mình chưa hiểu rõ. và càng đừng vì điều mình xem là quý mà đạp đổ tất cả, với các vấn đề mang tính triết học kỵ nhất là chiêu đó, đây là chiêu “làm nổi, khác người” người ta thường dùng để tiếng nói của họ có vẻ đặt biệt để thu hút người nghe. dung cách này người đọc không những không được lợi ích gì mà còn vô cùng có hại, nó giống thuốc độc vậy. Thử hỏi nếu người đọc xem thường triết học, khoa học và tôn giáo thì làm sao mà tiến lên trên con đường nhân sinh cho được? không có 3 thứ đó con người trở nên vô trí và vô cảm. thiền định có đủ lắp đầy khoản trống đó khg? thay vì viết một bài “Sốc” với cái nhìn từ trên cao nhìn xuống vậy sao không chịu đứng ngang hàng và cùng chia sẻ? tính tôi rất dễ chịu, cái gì hay tôi vỗ tay khen hay, ai muốn đu bong bóng bay lên cao nhìn xuống thì tôi dung ná bắn bể bong bóng thôi.
        tất nhiên suy nghĩ là tự do đấy, nhưng tự do cũng có giới hạn mà đúng không?

  7. trạng thái thiền định khó mà đạt được, mà nói thẳng ra là không đạt được, tôi thử thiền và sau nữa tiếng thì ngủ gục hoặc gặp ảo giác mà khi tỉnh dậy tôi không tài nào nhớ được, hoặc nghe những tiếng nói ở trong đầu như cố nghe kỹ thì hoàn toàn không hiểu, hoặc nó lặp đi lặp lại 1 từ vô nghĩa nào đó, trong khi đó thì cơn tê chân có thể làm ta tỉnh giấc, tóm lại là thiền định chẳng giúp gì được. Thôi miên thì tôi chưa thử bao giờ nên không biết ra sao.

    • Bạn đã không làm đúng cách.

      Bạn có nói đến “trạng thái thiền định” nó là gì. Khi bạn nói về nó tức là trong đầu bạn đã mườn tượng hình dung ra thiền định nó là như thế nào. Thế nhưng rõ ràng là bạn nói là bạn đã không đạt được thế thì cái “trạng thái thiền định” mà bạn nói đến thực ra chỉ là sự phỏng chiếu của cái mà người ta gọi là Tâm Tưởng. Mà bạn theo đuổi cái Tưởng thì giống như có 1 người kia đang đuổi theo cái bóng vậy.
      Mục đích của thiền đinh thì có nhiều (chữa bệnh, …) nhưng tôi cho rằng chính tông nhất vẫn là dựa vào thiền định để ta hiểu rõ được thực tế một cách chân thật nhất mà không bị ô nhiểm bởi cái không thuộc về thực tế (bao gồm: cảm xúc, định kiến, ..) .Thiền đinh nhấn mạnh vào sự trải niệm thực tế 1 cách thật sự. Vậy thực tế thực sự là sao. Một ví dụ thường hay được sử dụng đó là: ta nghe tiếng xào xào. Ta nói đó là tiếng của gió thực tế là gió chẳng có tiếng chỉ là không khí di chuyển làm lá cây xao động ta nghe lá cây xao động “ta cho” nó là gió. Thiền định giúp ta tỉnh táo để mà phân biệt được. Muốn như thế thì trong quá trình gọi là thiền định con người ta sẽ phải loại bỏ: tâm tưởng, hành, xúc… . Tưởng đó là ảo tưởng, tưởng tượng không gắn liền với thực tế: khi bạn đang ngồi thiền thì bất chợt có những hình ảnh đập vào mắt ta vd: như ta đang ngồi với người yêu, ta đang ăn 1 món ngon, hay 1 đứa mà ta rất ghét bỗng xuất hiện trước mắt. Kéo theo đó là xúc cảm: yêu, ghét, giận, chán … . Còn tâm hành thì sao đó là cảm giác tê chân khi hành thiền hay 1 cảm giác khó chịu nào khác.. .

      Vậy thì việc bạn đuổi theo tiếng nói trong đầu đó là điều sai. Hãy cứ để nó nói đừng quan tâm đến nó sẽ chẳng dẫn đến đâu cả. Nếu bạn không quan tâm đến nó cứ lặng lẽ quan sát nó thì nó sẽ biến mất thôi (cái này nói thì dễ nhưng khi 1 lần bạn kinh nghiệm được thì sẽ thấu suốt thôi).
      Thứ nữa khi hành thiền mà bạn bị ngủ gục thì có thể do các nguyên nhân sau: cả ngày làm việc mệt mỏi, hay là bạn đang rơi vào 1 cái bẫy của thiền người ta gọi là “hôn trầm” ở trạng thái này đầu ta cứ lân lân mà trống rỗng chẳng có 1 ý nghĩ gì cả trạng thái này chẳng giúp ích được gì cho việc thiền cả. Khi thiền cần đạt đến sự tĩnh lặng của tâm nhưng không phải là như thế, cái cảm giác của tôi (chủ quan) lúc đó là tâm mình không bị sao động bởi bất cứ thứ gì nhưng cũng không u mê mụ mị đi và rất tỉnh táo.
      Cuối cùng có nhiều phương pháp để giải quyết những vấn đề mà bạn gặp ở trên. Ở đây tôi xin phép không đi xa thêm. Bạn có thể tìm sách hay tài liệu hay 1 khóa thiền nào đó để theo. Đừng “tự làm 1 một mình” khi thiếu sự chỉ dẫn đúng đắn. Bản thân tôi cũng đã từng như bạn sau này tôi có theo pp thiền vipassana thì có thể khắc phục được những vấn đề trên. Một quyển sách tôi cho là có ích đó là quyển: “chánh niệm – thực tập thiền quán” của TT.Henepola Gunaratana.
      Chúc bạn thành công!!

  8. tôi nghĩ về cơ bản cuộc đời là 1 trò chơi , nó khá đúng về mọi mặt : tôn giáo, chính trị,kinh doanh, luật lệ,tình yêu văn học..chỉ có khoa học là phản ánh khách quan, trung thực về sự vật. Nó là đáng để chúng ta quan tâm nhất, tất nhiên nó có thể bị lạm dụng, sử dụng sai mục đích, nhưng đó là do những quy đinh, định kiến của người đó. và dù rất tiến bộ nhưng khoa học vẫn chưa giải đáp hết những thắc mắc,mọi câu hỏi của cuộc sống.
    định mênh, món quà thường đế, tài năng,đam mê, tiền bạc, thánh thiện..đó có phải là 1 cái gì đó mà về cơ bản chúng ta muốn đạt được? thực sự là không !, vì tính bất định của tương lai nên không có gì đảm bảo điều đó xảy ra, tuy nhiên đó lại là cái mà cuộc sống chúng ta sẽ xoay quanh.chúng ta sẽ sống vì điều đó, và đảm bảo tốt nhất cho nó.
    tổn thương, đau khổ..là điều dù rất ghét nhưng chúng ta ko thể tránh khỏi, nhưng mức độ và cường độ cũng như hậu quả sẽ dịu đi nếu chúng ta ý thức rằng đó là 1 phần của cái giá khi chọn lấy 1 cái gì làm trung tâm cuộc sống.

    từ đây nảy sinh câu hỏi rằng có thể đạt được hoặc chi ít theo đuổi điều mình muốn mà ko có cảm giác khổ sở, đau thương… không? tôi nghĩ có nhiều lý thuyết dựng nên để đưa ra câu trả lời cho điều đó, các bạn chắc cũng biết.
    về quan điểm cá nhân, tôi tin nếu cuộc đời là 1 trò chơi, nó không đúng cho mỗi con người mà cho cả các sinh vật khác và trong đó ích lợi của cái này mang lại là đau khổ và thiệt hại gây ra cho cái kia.

    có lẽ thiền định hay thôi miên có thể giảm nhẹ những cái đau khổ, cô độc, thù hận …khi chúng không cần thiết,chúng ta có thể tránh được, nhưng để xóa bỏ chúng hoàn toàn từ bên trong mỗi người hay rộng ra là cho cả nhân loại khi mà mỗi người đều có ”1 trung tâm riêng ” thì tôi không có niềm tin.

Trả lời Tình Sầu Hủy trả lời

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

FOLLOW US

62,550Thành viênThích
3,699Người theo dõiTheo dõi
3,540Người theo dõiĐăng Ký
spot_img

BÌNH LUẬN MỚI

XEM NHIỀU

BÀI MỚI