18.3 C
Da Lat
Thứ Sáu, 19 Tháng Tư, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Tại sao phải tìm để hiểu chính mình

Featured Image: Cameron Gardner 

 

Đó là một câu hỏi khá hay về triết học trong kỳ thi cấp 3 của ban kinh tế xã hội của nước Pháp năm 2014. Hôm nay tôi xem như là thí sinh.

Tôi có nghe một câu nói đại loại như thế này trong một bộ phim: “Nếu xã hội là một cỗ máy, thì mỗi người đều là một linh kiện trong chính cỗ máy đó.” Vậy tại sao chúng ta không tìm hiểu mình là linh kiện gì trong cỗ máy đó và bằng cách nào? Chỉ có một thứ duy nhất là “sự vận động” để bạn tìm hiểu mình là ai, hay nói ví von hơn đó là “phải tìm để tìm hiểu chính mình”.

Vậy bạn đặt câu hỏi, tôi vẫn đang sống, tôi vẫn đang vận động đấy? Nhưng câu hỏi tôi đặt cho bạn: Liệu bạn đang chết từ tuổi 30, 25, 20 , 10 hay khi bạn bắt đầu biết nhận thức. Bạn vẫn đang nuối tiếc cái thể xác này?

Đúng vậy, ngay từ lúc bạn nhận thức, nhà trường, xã hội, gia đình, bạn bè, trường học đã giáo dục bạn rằng: Bạn phải làm cái này, phải làm cái kia mới đúng, mới được chấp nhận. Vì vậy, bạn hành động theo đám đông, để được đám đông chấp nhận bạn, một vài cá nhân được tung hô lên vì sự vượt trội mà dựa trên các tiêu chuẩn của đám đông đó còn một vài cá nhân khác thì bị xem là thất bại và phần lớn thì lập lờ và vô tình, bạn đánh mất bản sắc tự nhiên của chính bạn, đánh mất sự khác biệt trong chính bạn. Bạn tự chôn vùi lấy chính mình trong đám đông. Đó là lý do tại sao tôi nghĩ bạn nên đi tìm để hiểu chính mình.

Vậy đi như thế nào và bằng cách nào mới đúng

Tôi muỗn bạn suy nghĩ thêm của câu này từ Osho:

“Con tim luôn sẵn sàng mạo hiểm, con tim là kẻ nghiện cờ bạc. Trí óc là một thương gia. Trí óc luôn tính toán – nó gian xảo, xảo trá. Con tim không biết đến sự tính toán.”

Tôi cũng không biết đi thế nào là đúng, nó quá mông lung để khái quát hoặc tôi chưa đủ giỏi để khái quát, nhưng nếu bạn tập trung vào điều bạn muốn, lắng nghe từ con tim, tôn trọng con tim thì tôi tin bạn sẽ tự tìm thấy điêu khác biệt của chính bạn, chỉ bạn mới có. Và tôi chắc chắn rằng bạn phải vận động, vận động không có nghĩa là chỉ di chuyển, đứng yên cũng là một trạng thái của vận động nhưng bạn sẽ phải vận động cơ não nhiều hơn để tìm điều bạn muốn.

Nhưng vẫn động như thế nào? Tại sao chúng ta dùng cặp từ “tìm-để ” đó là sự vận động một cách chủ động, có thể bạn đi sai đường, nhưng đó là cách bạn khám phá chính mình, để thay đổi chính mình, để không bị cuộc sống chôn vùi sự khác biệt của chính bạn. Tôi nghĩ rằng nếu bạn không chủ động thay đổi, cuộc sống sẽ thay đổi bạn. Và chỉ có sự thay đổi liên tục, bạn mới thực sự tìm thấy chính mình ở đâu trong thế giới luôn thay đổi này.

Bạn sẽ được gì từ việc đó, có quá nhiều rủi ro? Bạn nghĩ vậy!

Tôi xin trả lời rằng: Bạn có rất nhiều lý do để làm việc đó.

Đầu tiên, đó là việc giúp bạn cảm thấy tự tin, tôn trọng người khác. Nếu bạn nghĩ rằng, người đứng đầu trong một đám đông cảm thấy luôn tự tin thì bạn hoàn toàn sai lầm. Họ luôn luôn sợ hãi, khi đứng trên một đỉnh núi mà phía dưới có hàng trăm người cùng leo lên, nỗi sợ của bạn càng lớn, sợ bị người khác lôi bạn xuống và bạn lại bị đánh giá là thua cuộc, khi bạn đạt được điều mà mọi người cũng mơ ước, bạn dễ bị kiêu ngạo.

Nhưng nếu bạn chỉ leo một ngọn núi của riêng mình, bạn sẽ chỉ nhìn về phía trước còn bao xa. Vì bạn không thể so sánh với ai khác, và bạn cũng biết không ai có thể so sánh với bạn nên bạn luôn cảm thấy tự tin với ai đó vì bạn đang làm việc của bạn và bạn thấy chẳng giỏi hơn người khác, vì bạn biết bạn đang làm việc của bạn mà thôi.

Tiếp theo, bạn sẽ bao dung, thấu hiểu, chia sẻ hơn so với người khác. Cũng chính vì bạn leo đỉnh núi của chính bạn, thử thách đó dành cho bạn, phần thưởng đó cũng chỉ dành cho bạn. Bạn thấy cảm thông với nỗi thống khổ của người khác, bạn muốn giúp đỡ mọi người cùng hoàn thành công việc của họ, vì lý do đơn giản nhất mà bạn biết : mọi người cùng thắng.

Tiếp theo nữa, bạn thực sự mạnh mẽ. Mỗi người đều mang sự khác biệt, hiểu chính mình, Bạn biết không một ai có thể so sánh với bạn, vì nó rất khập khiễng, bạn sẽ tìm thấy sự khác biệt trong chính bạn, đó là điểm mạnh và cũng là sở thích của bạn, sở thích một cách tự nhiên như một bông hoa, ngọn cỏ, ánh mặt trời. Bạn không cần gượng ép sở thích, nó được phát triển trên bản năng và cuộc sống. Và vì đó là việc bạn chủ động chọn, bạn sẽ luôn có trách nhiệm cao cho việc bạn làm, trách nhiệm với cuộc sống của bạn.

Và lý do quan trọng nhất mà tôi muốn trình bày, đó là việc bạn thực sự đang sống trong thế giới của bạn tạo ra. Hiểu chính mình, bạn sẽ có mục tiêu của cuộc đời mình, làm công việc mình thích, sống một cuộc sống có ích, hoàn thành sứ mệnh của cuộc sống.

Bạn cảm thấy thế nào? Tôi hoàn toàn tôn trọng suy nghĩ của bạn. Tôi cũng không biết bạn có đủ kiên nhẫn đọc đến cuối cùng hay không, và hãy để nhưng suy nghĩ va đập với cuộc sống của bạn, khi đó, bạn hãy lẵng nghe tiếng nói từ con tim và mạnh mẽ lên. Không bao giờ là quá muộn để đi tìm chính mình vì đó là cuộc sống.

Gửi một người bạn!

 

Phan Công Thiết

spot_img
Triết Học Đường Phố
Triết Học Đường Phố
"Thà chết cho một ý tưởng bất diệt, còn hơn sống cho một ý tưởng phù du." — Steven Biko

BÀI LIÊN QUAN

12 BÌNH LUẬN

  1. Cuộc đời tươi đẹp khi ta dc sinh ra bằng tình yêu và kết thúc bằng những tham vọng đẹp, hãy đặt những mục tiêu từng ngày, từng tháng, từng năm và dài hạn chút tầm 5 năm để thực hiện, khi mục tiêu là con đường của riêng bạn, bạn sẽ ko bị lạc đường, đừng đi con đường của người khác vì con đường đó ko thuôc về bạn.

  2. Thực ra cái thấu hiểu bản thân cũng là cả một quá trình. Và hành trình tìm hiểu chính mình chính là hành trình cuộc sống. Càng chịu khó tìm hiểu, suy nghĩ, hướng vào bản thân mình thì càng hiểu mình hơn. Khi đó ta sẽ có sự tách xa khỏi đám đông, để biết cái gì thực sự cần cho ta, tốt cho ta, cũng chính là lúc ta dần hình thành nên những chuẩn mực của riêng ta. Khi đó ta sẽ không quan trọng đám đông sẽ đánh giá như thế nào, ta không bị khái niệm hơn thua đè nặng, ta là con người tự do. Tuy nhiên cũng không được tuyệt đối hóa tiêu chuẩn cá nhân. Vẫn có những cái phải phù hợp với pháp luật, với chuẩn mực đạo đức xã hội.
    Cảm ơn bài viết của tác giả.

  3. Suy nghĩ của bạn đã từng là cách mình sống trước đây, nhưng mình đã đánh mất nó khá lâu, và bây giờ vẫn cảm thấy trống rỗng, nay mình lại tìm được chút gì đó đã từng là mình, ngọn núi của mình.
    Thanks guy .

  4. “Con tim luôn sẵn sàng mạo hiểm, con tim là kẻ nghiện cờ bạc. Trí óc là một thương gia. Trí óc luôn tính toán – nó gian xảo, xảo trá. Con tim không biết đến sự tính toán.” – Osho

    Đúng, hãy làm theo con tim, con tim nó luôn hướng đến Tình Yêu, nó không phân biệt đúng sai, nó không tính toán thiệt hơn, nó vượt trên nhãn kiến nhị nguyên của con người.

    Tác giả bài viết hãy thử hỏi câu này: Tình Yêu đến từ đâu? Con người có tạo ra Tình Yêu hay không? Hãy lên đường tìm kiếm Tình Yêu!

    “Tình Yêu không do con người tạo ra. Các con không thể thấy tình yêu nhưng các con có thể cảm nhận được tình yêu. Tình Yêu đến từ Chúa Cha Hằng Hữu. ” (Chúa Jesus)

    Trong cuộc đời trần thế của mình, Chúa Jesus đã thực hiện một cuộc hành trình đầy bi thương leo lên núi Sọ để tìm đến với Chúa Cha Hằng Hữu! Người đã bị đóng đinh tàn khốc trên Thập Tự Giá, nhưng sau 3 ngày, Người đã trỗi dậy vinh hiển!

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

FOLLOW US

62,550Thành viênThích
3,699Người theo dõiTheo dõi
3,540Người theo dõiĐăng Ký
spot_img

BÌNH LUẬN MỚI

XEM NHIỀU

BÀI MỚI