22.7 C
Da Lat
Thứ Sáu, 19 Tháng Tư, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Học sinh với văn học

Featured Image: Wikipedia Commons

 

Quay trở về một vài tháng trước, đó là lúc tôi miệt mài với những bài văn “mẫu”- chính xác thì như thế, tôi không còn cách hiểu nào hơn khác vì nếu không làm theo tôi sẽ trượt kỳ thi tuyển sinh lớp 10.

Tôi miệt mài học, học cho thuộc mà trong lòng luôn bức xúc vì không hiểu tại sao thế? Mình đang biến thành một con vẹt và đang tự lừa dối chính bản thân mình. Tôi biết có lẽ tôi không có khiếu làm văn cho lắm nhưng tôi biết viết ra cảm xúc của bản thân viết ra những thứ mình nhìn thấy và cảm nhận được – không biết là có đủ để làm ra một bài văn gọi là “bình thường”? Tôi thật tình thấy hài hước ở chỗ một tác phẩm văn học nào đó có phải thực sự nó hay như thế không hay là mình chưa đủ sâu sắc để cảm nhận. Nếu tôi đọc tác phẩm đó trên mạng hay ở nơi nào đó không phải là “sách giáo khoa” thì tôi cho nó chẳng có gì đặc biệt. Nhưng khi vào học tôi thấy những thầy cô ca tụng như thần thánh, xuất thần và rất tinh tế.

Tôi học bài thơ: “ Nói với con” của nhà thơ Y Phương, tôi đọc mà không thấy vào vì chẳng vần là mấy ( nó được cho vào thể thơ tự do) và một điều làm cho tôi khá khó chịu là hai câu cuối ở khổ một chẳng có gì liên quan tới chủ đề của khổ thơ. Nhưng giáo viên luôn ca tụng nó và nói gì đó là tế nhị, là gợi nhắc. Có lẽ tôi quá ngu ngốc và non nớt dể hiểu và cảm nhận về một tác phẩm xuất thần được đưa vào sách giáo khoa của một tác giả lớn như vậy? Tại sao tôi chỉ có quyền thích mà không có quyền chê, có phải nó thực sự hay như thế, người khác có cảm thấy thế?

Tôi không nói về nó có hay hay là không mà vấn đề là tôi có thích hay là không? Nếu thích từ cái tâm thì tôi có hàng vạn lời để ca tụng để khen ngợi nhưng nếu tôi đã không thích thì tôi cũng tìm được “ít” chỗ để chê trách. Tôi lại nói hình ảnh đám mây trong bài thơ “Sang thu” của nhà văn Hữu Thỉnh. Tôi phải liên tưởng đó là một chiếc khăn voan, một câu cầu nối đôi bờ hạ thu. Có lẽ là tôi cũng chịu vì tâm hồn chẳng tinh tế như người cảm nhận nó. Nhưng tôi có thể nghĩ ra những thứ hay hơn nó ( tôi cho là như thế) ít nhiều. Và tôi không nghĩ rằng tác giả lại nhắc tới ba bốn hàm ý, rồi triết lý trong một câu thơ rất đơn giản:

“Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.”

Thật ra tôi đều hiểu nhưng không cảm nhận được nhiều như vậy và tự hỏi liệu tác giả có thực sự đưa ra nhiều suy nghĩ triết lý đến thế trong một câu thơ thần thánh. Tác giả có thực sự xuất thần như vậy?

Còn rất rất nhiều những hình ảnh thơ mà tôi cho đó là “xuyên tạc” quá xa vời ý nghĩa của tác giả, cố gán ghép những chi tiết nghệ thuật “độc đáo” vào hình ảnh thơ mạc dù chẳng rõ ràng và tôi nghĩ đó là chính tác giả cũng không ngờ đến bài thơ của mình sử dụng nhiều nghệ thuật đến vậy.

Còn rất nhiều tác phẩm văn học mà tôi cho đó là hay, tôi thích nó và có lúc tôi đã khóc (thực lòng). Tôi đã khóc khi đọc “Chiếc lược ngà” của tác giả Nguyễn Quang Sáng, xúc động và tinh tế. Tôi cũng cảm nhận được tuổi thơ dữ dội của tôi qua “ Bếp lửa” của Bằng Việt. Tôi khâm phục và trăn trở về sự cống hiến của mình qua “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải…. Thật sự a có vài thứ rất dộc đáo mà tôi cảm nhận được mà không phải là những gì đó cao xa như trong những bài văn “mẫu”. Tôi nhận ra chính bản thân mình trong tác phẩm, đồng cảm và thấu hiểu nó. Tôi tin như vậy là đủ và làm hài lòng những gì mà tác giả muốn truyền đạt và gửi gắm trong đứa con tinh thần của mình.

Tôi nhắc lại về những tác phẩm mà tôi cho là không thực sự ấn tượng đôi với tôi là không phải vì nó không hay, không độc đáo mà vì đơn giản tôi không thích, thích cách mà tác giả nhắc tới, gửi gắm vào tác phẩm, thích cách gieo vần, dẫn truyện của tác giả và có khi ai đó thích nhưng tôi lại không thích, đó là sắc màu của cuộc sống, nếu như ai cũng yêu hào bình thì đã không có chiến tranh, nếu như ai cũng bảo nhạc trẻ dở thì có lẽ v-pop không bùng nổ với những ca khúc “bất hủ” và những ca sĩ “ru ngủ” như bây giờ, nếu ai cũng thích làm quan thì ai sẽ làm dân? Tôi tự nghĩ: Liệu mình có bị ném đá nếu như mình không thích một tác phẩm nào đó được đưa vào sách.

Tôi đã từng nói về điều này cho giáo viên nhưng cô nói với tôi rằng: “Người ta đã cho vào sách giáo khoa là phải rất hay và có chọn lọc rồi, cô cũng được đi học thế nào thì cô dạy thế thôi.” Thì ra là như vậy, tôi bắt đầu thắc mắc rằng: Liệu có phải là khi tác giả đó viết ra tác phẩm, ông ấy tự nói ra nghệ thuật, cái hay của tác phẩm đó xong là các em học nó hay là những học giả, những nhà phê bình văn học viết ra như vậy và thầy cô chắt lọc rồi truyền đạt cho chúng em. Có một mạng lưới rất khó hiểu là: Tác giả – người phê bình, cảm nhân- thầy cô dạy – và học sinh?

Trong những buổi học văn để ôn thi, hầu như là thầy đọc trò ghi về nhà học thuộc ngày mai kiểm tra vì quay đi quay lại thì năm nào cũng vài cái tác phẩm đó, lại còn loại được vài bài vì luật đề ra không thi lại đề năm trước?

Tôi thật sự bất ngờ và choáng váng khi bài viết cô tôi đọc xuất hiện trên một diễn đàn trên mạng. Tôi không biết là bài viết của học sinh đó làm ra rồi post lên mạng hay là lấy từ văn mẫu – từ nhà phê bình văn học, từ những thầy cô của họ hay ở đâu nữa? Sao lằng nhằng và khó hiểu thế!

Tôi được đi ăn cắp văn nhưng không biết đó là của ai? Tôi không dám nói ra nữa và không thể tin nổi rằng người mà mìn luôn kính trọng, được học tới đại học, được đào tạo hắn hoi lại sao chép lại một bài văn của một học sinh lớp 9 hay ở một nơi nào đó mà tôi không hay?

Tôi không dám khẳng định mọi giáo viên đều như vậy, mọi học sinh và trường học đều như thế nhưng tôi tin ở đâu đó Việt Nam sẽ có rất nhiều, khi thi tuyển sinh xong, thầy cô đã nói rằng: “Chúng ta đang chấm chữ chứ không phải chấm văn nữa.” Tôi nghe loáng thoáng thế và trong lòng như vui thêm vì có lẽ tôi nhận ra một tin hy vọng là giáo viên cấp 3 sẽ làm khác. Điều này chưa được kiểm chứng vì tôi chưa đi học.

Tôi cho viết văn là một điều khó, vì cảm nhận và thấu hiểu là một chuyện nhưng đặt bút và viết ra những gì mình biết, diễn đạt nó một cách dễ hiểu thì lại là một chuyện hoàn toàn khác.

Nếu ai cũng cảm nhận được như nhau thì cuộc sống đã chỉ có một màu, tại sao? Tôi hỏi: “Mục đích chính của người làm văn ra để làm gì?” Để khoe mẽ rằng ta biết nhiều, để ta tài giỏi hay sao, tôi cho rằng một nhà văn, một nhà báo, nhà thơ,.. có tâm đều có một mục đích là truyền đạt thông tin, tư tưởng, tình cảm của mình một cách dễ hiểu, dễ nhớ và ấn tượng sâu trong lòng người đọc.

Thế nhưng cách mà tôi làm văn lại khác, cái chúng tôi phải làm là “thuộc” tất cả tư tưởng, tình cảm, thông tin rồi viết ra. Tôi sẽ cảm thấy chút ít tự hào là tôi đang ăn cắp có bản quyền từ cô giáo của tôi hơn là từ một học sinh cùng lứa. Tôi buồn dữ lắm.

Văn học là nhân học. Học văn là niềm yêu thích của tôi, tôi học văn không phải để tìm kiếm một thành tích, một sự công nhận nào cả mà đơn giản vì tôi thích, thích cái cách mà người ta gửi vào văn học những triết lý, tình cảm. Thích cái cách người ta làm thay đổi con người và xã hội. Một bài văn mà tôi cho là hay khi người đọc thực sự hiểu điều người viết đang nói tới và bài học nhận được dù nó hay dở thế nào đi chẳng nữa.

Tôi nhớ về bài văn của những em nhỏ lớp tiểu học mới học tiếng việt được đăng tải trên mạng gần đây. Tôi cười ra nước mắt mất vì nó thực, thực đến trần trụi, tôi thích điều đó và cảm thấy có lẽ nó còn hơn mình rất nhiều lúc này, ít ra nó đủ vô thức để viêt ra điều mà nó nhìn thấy và nghĩ ra, còn tôi, tôi còn không dám viết ra thứ mà mình nghĩ nữa kìa. Tôi khóc vì rồi sau 3, 4 năm các em nó còn như vậy không? Nó còn đủ trong sáng để viết ra những sự thực ngay trước mắt nhưng được lý tưởng hóa một cách “khủng khiếp” của những người thầy, mọt cách dập khuôn máy móc tới kinh người.

Mục đích tôi viết bài này là gì? Tôi muốn truyền tải điều gì? Có lẽ tôi chỉ muốn nói rằng giáo dục Việt Nam đang đi sai hướng một cách trầm trọng, tạo ra những con người ảo tưởng về thế giới xung quanh vì nó luôn được lý tưởng tới mức hoàn hảo còn những thứ xáu thì được giảm nhẹ như một phần rất nhỏ trong xã hội. Không chỉ riêng môn văn mà tất cả môn học trong nền giáo dục Việt Nam đều như vậy. Ý kiến, tâm tư, tình cảm, góc nhìn cảu học sinh luôn không được đánh giá cao, thi cử máy móc, chấm bài theo ý, quan điểm của người ra đề. Tôi thật sự bức xúc và chán nản với cách học này.

Tôi không biết bài viết của tôi có đủ “bình thường” để nói ra tâm tư của mình không, và không biết có ai thích hoặc không thích nó hay không, nhưng tôi mong mọi người thực sự hiểu nó, hiểu vấn đề mà học sinh đang gặp phải. Và sẽ làm gì? Thay đổi được không?…

 

Nguyễn Duy

spot_img
Triết Học Đường Phố
Triết Học Đường Phố
"Thà chết cho một ý tưởng bất diệt, còn hơn sống cho một ý tưởng phù du." — Steven Biko

BÀI LIÊN QUAN

31 BÌNH LUẬN

  1. Chào em! Năm nay anh học 12. Là năm cuối cấp, anh cũng rất thích môn văn, và anh đồng cảm suy nghĩ với em. Nhiều lần học văn anh cũng vẫn bị áp đặt suy nghĩ ( cả khi anh học cấp 3) và anh cũng rất bực mình vì điều đó. Nhưng anh nghĩ rằng em nên đọc sách nhiều hơn, vì càng hiểu biết nhiều mình sẽ nhìn nhận một vấn đề tốt hơn. Cũng biết đâu sau này em sẽ cảm nhận một tác phẩm theo cách sâu sắc của riêng mình. À bài em viết khá tốt, sau này nhớ trau chuốt thêm nhé, đừng đưa quá nhiều cảm tính vào bài viết của mình

  2. sấm cũng bớt bất ngờ
    trên hàng cây đứng tuổi
    vì bạn không thích,hay đúng hơn là bạn thích đọc những cái thực,những cái truyền tải cảm xúc đến cho bạn một cách chân thực hơn ,dễ hiểu hơn,,nên cũng có những người họ thích suy ngẫm về triết lí…..vậy nên không có gì đáng bức xúc

    • Có lẽ cậu không hiểu ý tôi. Cái tôi muốn nói và nhắc đi nhắc lại là có thể nó hay với người này nhưng không hay với tôi. Tôi bức xúc vì tại sao họ xuyên tạc quá xa ý nghĩa của một câu thơ, bắt học sinh tuân theo mặc dù chẳng hiểu.

  3. Chào bạn, tôi cũng sinh năm 1999 đây. Sau khi nghe tâm sự của bạn tôi cảm thấy….khá đúng( “khá” thôi nhé!), tôi rất đồng cảm với bạn, bản thân tôi khi học lớp chín cũng bị giáo viên ép buộc là phải học thuộc nếu em không muốn rớt , phải nghe theo cách phân tích của giáo viên thậm chí tới cách trình bày cũng phải theo khuôn mẫu cứng nhắc, vd như : Khi làm một bài văn luận xã hội thì lúc nào vào thân bài cũng phải nêu biểu hiện-nguyên nhân-kết quả-biện pháp(ở địa phương tôi thì thường là vậy)…thật tẻ nhạt vô cùng! Môn văn là môn nghệ thuật mà nghệ thuật chính là hiện thân của sự sáng tạo. Thế mà nhiều người bây giờ chỉ dám viết văn theo đúng một chuẩn mực không dám sáng tạo chỉ vì sợ, sợ “sức mạnh” của giáo viên và sợ “quyền năng” của con điểm.Thành ra vô tình đã hướng học sinh đến một cách sống giả tạo,nhút nhát và có phần “công nghiệp”. Nói chung thấy bạn dám phát biểu như vậy tôi cũng rất mừng vì bạn đã nhận thức được việc dạy và học văn hiện thời, dám mạnh dạn tâm sự với chúng tôi. Mong bạn ngày càng học tốt và gặt hái được nhiều thành quả trong cuộc sống nha. Thân!

  4. Tác giả mới học lớp 10 đã nhận ra sự thật trần trụi này rồi, xin chia buồn cùng tác giả. Thật sự bạn có nỗi buồn giống tôi, khác ở chỗ bạn dám viết còn tôi thì không. 🙂 Khâm phục bạn

  5. Bạn suy nghĩ rất thật và cảm nhận của bạn khá sâu về sự giáo dục ở nước mình. Thay đổi không dễ, nhưng không phải không thể. Bạn cùng mình có thể tự thay đổi trong cách giáo dục chính bản thân mình.

        • Có thời gian ngồi viết ra những gì mình nghĩ, mình thấy, học thêm vài cách trình bày, lập luận nữa là viết, viết rồi tiếp thu dần dần cải thiện chứ thực chất ra em viết bài sợ bị ném đá lắm.

  6. Cách học hiện nay mà biết điều đúng trước rồi từ từ mà suy ngẫm 🙂 Nếu như cứ miên man theo dòng cảm xúc của cá nhân … 100 bài 80 dòng cảm xúc , ắt giáo viên sẽ rối lắm !!!

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

FOLLOW US

62,550Thành viênThích
3,699Người theo dõiTheo dõi
3,540Người theo dõiĐăng Ký
spot_img

BÌNH LUẬN MỚI

XEM NHIỀU

BÀI MỚI