19.4 C
Da Lat
Thứ Năm, 18 Tháng Tư, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

[BDTT8] Vừa Nhắm Mắt, Vừa Mở Cửa Sổ – Nguyễn Ngọc Thuần

Featured Image: Bìa sách “Vừa Nhắm Mắt, Vừa Mở Cửa Sổ”

 

Này suy tư, cho ta một chút bình yên nhé!!

Để ta dừng lại, nhặt lấy một chút nhớ mong, một chút vô tư hay chỉ là một chút niềm thương nhớ chính mình khi nụ cười vẫn còn vô tư lvaf ánh nhìn thì vẫn thanh than veo trong

Một trong những bình yên để ta dừng lại là những trang viết của Nguyễn Ngọc Thuần với “ vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ” – một cái tên rất lạ, khiến ta tò mò để lật giở những trang sách khám phá xem vì sao lại như vậy.

Những ngôn từ, từ những trang viết đầu tiên cho ta một sự thú vị, và chỉ có thể lột tả bằng hai từ “ trong vắt”, trong lắm, trong đến mức có thể soi được vào đấy cả tuổi thơ mình. Đẹp và hồn nhiên đến ngẩn ngơ, say mê và xúc động, gửi ta về lại với ngày xưa bởi những điều tuyệt vời nhất.

Cậu bé con 10 tuổi – Thế giới nhỏ hẹp – đơn giản nhưng lạ dạy được cho người lớn những bài học giá trị. Thế mới thấm câu : “ mẹ ơi thế giới mênh mông lắm, nhưng mênh mông không bằng nhà mình”

Ta – những người lớn được dạy lại bài học về sự chân thành, cho đi – nhận lại, tình cảm gia đình, tình làng nghĩa xóm và cả Tình yêu nữa – những thứ kết nối giữa người và người, tạo nên giá trị cho cuộc sống này được nhận định lại bằng cách nhìn của một đứa con nít với văn phong rất đẹp, nhẹ nhàng và đơn giản để cho chúng ta đọc vào nhoẻn miệng cười mà chậc lưỡi nghĩ về những gì chúng ta đang làm.

ta biết rằng đôi mắt luôn khát khao đón nhận những điều mới mẻ, cảm nhận giai điệu của cuộc sống. và từ sâu thẳm trong chúng ta có thể thay đổi chính mình từ bài học của đôi mắt.

Nhưng cuộc sống tươi đẹp này không chỉ được cảm nhận bởi thị giác và không phải chỉ có đôi mắt mới mang lại cho ta những bài học giá trị.

Tình yêu có ở khắp mọi nơi, nó là một điều kì diệu mang lại phép màu để xoa dịu tất cả nỗi đau, và ta thấy tình yêu, cảm nhận được nó, thậm chí có thể cầm vào nó.

Tình yêu qua sự chia sẻ:

“Tôi vẫn nhớ mẹ thường nay nói với tôi, khi một ai đó buồn, họ cần rất nhiều người để chia sẻ. Nỗi buồn chỉ vơi đi bằng tình thương chứ không có một phương thuốc nào hết. Khi chia sẻ một nỗi buồn, chúng ta sẽ không buồn hơn nhưng người khác lai vui hơn. Và đừng bao giờ quay lưng lại với một con người như vậy. Họ cần những khuôn mặt hơn là những viên thuốc. Họ cần những bàn tay, những tô cháo, những quả ổi hái để đầu giường. Họ cần mỗi buổi tối ghé lại ngồi với họ trong im lặng. Họ cần chúng ta dẫn họ lên đồi cuốc một mảnh vườn, và thỉnh thoảng hỏi có thích ăn bắp rang không….”

Những thứ tưởng chừng như đơn giản nhưng vô cùng quan trọng mà chúng ta vô tình quên đi bởi cuộc sống xô bồ và nhộn nhịp, người ta quá bận rộn để dành cho nhau sự chia sẻ? hay họ nghĩ những nỗi buồn cần khuất lấp chứ không phải là xoa dịu?

Và dù bất kì lý do gì, thì cũng không thể phủ nhận rằng chúng ta vẫn cảm thấy cô đơn giữa những lý do của người lớn. Sự chia sẻ của một đứa bé 10 tuổi, khiến ta mỉm cười mà ao ước:

“Con sẽ cho ông ngón út. Con kể bí mật này cho ông nhé, trong mười ngón tay, con thương nhất là ngón út. Nó là ngón thiệt thòi nhất, bé tí. Nó yếu nữa. Ông thấy không, nó nhúc nhích rất chậm, vậy mà lâu lâu con còn cắn nó một cái. Nhưng mà thôi, con cho ông mười ngón.

Ta biết rằng ta hạnh phúc, hạnh phúc là khi được sinh ra lành lặn, có được hơi ấm từ tình yêu thương của cả cha và mẹ, ta được sống – là sống, chứ không phải tồn tại. Vì sống là 1 âm thanh:

“ bố tôi nói, người sống là một âm thanh nên khi sống người ta sẽ gây nên tiếng vang bằng chính cuộc sống của mình”

Đơn giản đầu tiên là từ cái tên:

“Không có gì đẹp bằng cái tên của mình. Một cái tên là một tình thương lớn.”

Thứ âm thanh đầu tiên – một quà tặng vô giá đầu tiên mà cha mẹ đã dành cho chúng ta:

“Theo bố tôi, cái tên quan trọng lắm. Bởi nó là cái tiếng đẹp đẽ nhất mà người ta sẽ gọi trong suốt cuộc đời một đứa trẻ. Ðứa trẻ này khác với đứa trẻ kia trước tiên là một cái tên. Khi nhớ một cái tên tức là ta nhớ về một con người có cái tên đó. Không gì tuyệt diệu hơn khi mình gọi tên người thân của mình. Mẹ là cái tên chung cho tất cả những ai làm mẹ. Khi ai đó gọi mẹ ơi, tức mình hiểu người phụ nữ đó đã làm và yêu thương những công việc giống mẹ mình. Mẹ cũng là một cái tên đẹp nhất, bao giờ cũng dịu dàng.”

Một món quà đầy tình thương yêu

Từ cuốn sách ta được đắm chìm trong phép màu từ những điều giản dị nhất, những điều thuộc về mình, chỉ riêng của mình thôi, thấy ta có một sự khác biệt để trân trọng để yêu quý. Bài học về sự tự tin từ chính cơ thể mình:

“Ái chà Bố bật cười. Thì ra là vậy. Bố thấy đẹp lắm Nó làm nụ cười của con khác với những đứa bạn. Ðáng lý con phải tự hào vì nó. Mỗi đứa trẻ có một điều kỳ lạ riêng. Có người có một đôi mắt rất kỳ lạ. Có người có một cái mũi kỳ lạ. Có người lại là một ngón tay. Con hãy quan sát đi rồi con sẽ thấy. Con sẽ biết rất nhiều điều bí mật về những người xung quanh mình.”

Một món quà của tạo hóa, nhưng cũng có những món quà rất nhỏ thôi, nhưng chứa đựng bao nhiêu nghĩa tình như trái ổi của Tí dành cho “ bố của tôi”, như giấc ngủ của Dũng, như tên gọi yêu của bố dành cho mẹ “ cục cưng” và vô vàn những thứ khác được Nguyễn Ngọc Thuần sử dụng để vẽ ra hình dáng của TÌNH YÊU

Tình yêu đối với trẻ con là không hề màu mè, không phức tạp, không tính toán, nó đơn giản và đúng nghĩa nhất.

“Hay quá chú hé! Cháu yêu chú, chú yêu cô Hồng, cô Hồng yêu mẹ cháu, mẹ cháu yêu bố cháu, bố cháu yêu cháu.
Chú Hùng gật đầu:
– Ừ. Người này yêu người kia”

Ngoài tình yêu, ta cũng được dạy về niềm đau, nỗi thương nhớ về sự mất mát, không hề bi lụy, xót xa nhưng chân thực, ta cảm thấy được ta đang đau, rất thấm:

“Bố tôi vẫn nói, khi một người thương yêu của ta ra đi, cũng giống như chúng ta cắt lìa từng khoảng trời trong trái tim mình. Đó là một khoảng trời rất rộng mà ta hít thở từng ngày.
Ta được nuôi sống.”

Một cuộc sống được nhìn bằng niềm yêu đời thiết tha, bằng lòng với những điều đẹp đẽ, tuy bé nhỏ nhưng thực sự là cả một ước ao của những ai đã đủ lớn để mong bé lại.

“ … Chú Hùng ơi! Tắm mưa không?

Chú lớn rồi! không tắm mưa nữa

Tại sao vậy?

ừ, người lớn là vậy.

nếu vậy thì cháu chẳng thèm lớn nữa.”

càng lớn, thì chúng ta càng đặt ra nhiều giới hạn để giữ mình lại, và vì thế đôi khi chúng ta không tìm thấy được phép màu. Đọc xong cuốn sách này, có thể bạn sẽ chìa ngón tay cái ra và tuyên bố rằng “ nghỉ chơi với ông Bụt”

Vì sao ư? Vì chẳng phải điều kì diệu là từ chính ta tự tạo ra và cảm nhận được đó sao?

Hãy cứ đi đi, đi tìm những gì mình cần, đừng bận tâm về những điều bắt đầu hay sau cuối

 

Cỏ May


Cuộc thi hân hạnh được tài trợ bởi ThachPham.com (website hướng dẫn tạo blog), Phi Tuyết, hai thành viên giấu tên, Karmi Phuc (developer chính của THĐP), Kính Kong (shop phụ kiện).

Các bài viết dự thi tháng 8

Bảng điểm và nhận xét các bài thi

spot_img
Triết Học Đường Phố
Triết Học Đường Phố
"Thà chết cho một ý tưởng bất diệt, còn hơn sống cho một ý tưởng phù du." — Steven Biko

BÀI LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

FOLLOW US

62,550Thành viênThích
3,699Người theo dõiTheo dõi
3,540Người theo dõiĐăng Ký
spot_img

BÌNH LUẬN MỚI

XEM NHIỀU

BÀI MỚI