16 C
Da Lat
Thứ Sáu, 19 Tháng Tư, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

[BDTT8] Khuyến Học – Fukuzawa Yukichi

Featured Image: Bìa sách “Khuyến Học”

 

“Quốc dân không có ý chí độc lập, không có tinh thần tự do thì lòng yêu nước cũng hàm hồ, nông cạn, vô trách nhiệm”­­ – Fukuzawa

Tôi không đọc nhiều sách nhưng thời gian gần đây tôi dần thay đổi thói quen không hay này. Khi tôi tham gia câu lạc bộ sách thì chính nơi này đã cải tạo tôi, rèn cho tôi một số kỹ năng giúp tôi vượt qua các bài kiểm tra khó đó chính là sách. Đấy là duyên đưa tôi đến với quyển “Khuyến học” của tác giả Fukuzawa, cũng là quyển sách mà tôi chọn để chia sẻ với các bạn.

Điều đầu tiên tôi muốn gửi gắm chính là sự nể phục đối với tác giả Yukichi Fukuzawa. Ông viết quyển sách này từ 1872 – 1876, đây là khoảng thời gian mà nước Nhật có một sự chuyển biến về thể chế chính trị, một sự biến đổi mang tính bước ngoặc. Chuyển từ cuối thời Mạc Phủ sang thời kỳ Minh Trị. Ở thời kỳ Mạc phủ nước Nhật đóng cửa, thời Minh Trị nước Nhật bắt đầu mở cửa, đó là một ưu điểm đồng thời cũng là khuyết điểm. Ưu điểm là nước Nhật sẽ được tiếp thu nền văn minh hiện đại của Tây phương, người Nhật sẽ được học hành, tiếp thu kiến thức, cách thức của người phương Tây và cải cách, bổ sung hệ thống lỗi thời từ thời kỳ Mạc phủ, giúp đất nước tiến lên. Khuyết điểm nếu không chuẩn bị kỹ càng người Nhật sẽ bị Tây hóa.

Tôi nể phục Fukuzawa vì các hệ tư tưởng và các triết lý của ông. Tôi không hình dung được ở giai đoạn đó mà ông đã sớm nhận thức ra được các giá trị tư tưởng bất biến cho đến ngày hôm nay và định hướng một nước Nhật thành công như bây giờ. Ở gốc độ quản trị nó giúp chúng ta định hướng và phát triển con người có nhân cách qua đó giúp xây dựng tổ chức tốt đẹp. Ở gốc độ giành cho người trẻ nó giúp chúng ta có một tinh thần học tập, sinh sống tốt đẹp, tạo nên những con người hướng thiện, sáng suốt cùng nhau xây dựng quốc gia thình vượng.

Điều thứ hai chính là câu nói “Trời không tạo ra người đứng trên người và cũng không tạo ra người đứng dưới người”, ngụ ý nói rằng chúng ta sinh ra là bình đẳng nếu có khác biệt chính là do học. Có câu “Kẻ vô học là người không có tri thức, kẻ vô trí thức là người đần độn”. Quá rõ, xã hội sinh ra những khoảng cách như vậy là do học mà ra. Thế gian có cả việc khó lẫn việc dễ. Người làm việc khó sẽ được trọng dụng và được xem là người quan trọng. Người làm việc dễ thường có địa vị thấp, bị coi thường. Các công việc cần sự khổ nhọc về tinh thần thì được cho là việc khó, còn lao động chân tay thì là việc dễ. Vì thế các việc như học giả, quan chức, giám đốc,..là những người quan trọng, địa vị cao giàu có và ngược lại. Ông đã đề cập rất rõ ràng: không có sự khác biệt giữa người với người, người chịu khó học hành, hiểu biết nhiều sẽ trở thành người quan trọng, sống sung túc, còn người vô học sẽ trở thành người thấp hèn.

Điều thứ ba chính là trách nhiệm của người đứng trên người và tính tự mãn của họ. Đất nước của chúng ta cũng có trải qua thời kỳ bao cấp, các biến cố lịch sử của chúng ta cũng không kém gì nước Nhật. Nhưng nhìn vào kết quả này hôm nay thì có thể nó lên một điều rằng, đất nước chúng ta thiếu đi những nhà tư tưởng lớn, nhà triết học để định hướng con đường phát triển nhân cách và sự học cho quốc gia như Fukuzawa. Chúng ta được học tập, có một môi trường với nhiều cơ hội để nghiên cứu và phát triển nhưng chúng ta quên đi cái bổn phận với quốc gia, với quê hương. Học xong chúng ta lại như bao người khác tập trung về các thành phố lớn để tiếp tục học tập và làm việc. Nó sẽ tạo ra sự mất cần bằng về sự phát triển trải dài đất nước.

Có phải chúng ta – những người đứng trên người, chúng ta quên đi cái trách nhiệm của chúng ta, học vì bản thân mình, gia đình mình mà quên đi trách nhiệm lớn lao của việc học chính là phụng sự cho xã hội. Người Trung Hoa xưa có câu: “Cai trị thiên hạ cũng giống như việc biết chia đều, chia công bằng miếng thịt cho mọi người ở chốn hội hè vậy” hoặc “Hãy dọn sạch cỏ ở vườn thiên hạ trước rồi mới dọn cỏ sân nhà mình”.

Cả hai câu trên đều thể hiện ý chí mong muốn làm cái gì đấy có ích cho xã hội trước khi nghĩ đến mình. Có một câu chuyện thế này: “Có người con trai đến tuổi trưởng thành. Anh ta có được việc làm trong ngành kinh doanh thương nghiệp, hoặc có chân trong giới quan chức. Bản thân anh ta hoàn toàn có thể sống độc lập mà không cần phụ thuộc bất kỳ ai. Tự tay anh ta có thể xoay sở, xây dựng lên một căn nhà, sắm sửa mọi vật dụng thiết yếu trong gia đình mà không nhờ vả người khác và cưới được một cô vợ ưng ý. Anh ta sống tằn tiện, sinh con, nuôi con cái ăn học. Anh ta cũng có một khoản tiền tiết kiệm phòng khi trái gió trở trời còn có cái để chi tiêu”.

Anh ta mãn nguyện vì cho rằng như thế là mình có cuộc sống độc lập. Dư luận xã hội đều đánh giá anh ta là một người hoàn hảo và bản thân anh ta cũng lấy làm đắc chí. Các bạn nghĩ sao về con người này, anh ta chẳng khác gì một loài kiến, thực hiện công việc mà loài kiến luôn làm từ năm này qua năm nọ. Loài người với tư cách là chúa tể muôn loài mà mới có được như vậy thôi đã vội tự mãn, đã xem hoàn thành mục đích cuộc đời. Giải quyết được cái ăn cái mặc, chỗ ở mà đã mãn nguyện, đã cảm thấy hài lòng rồi thì hóa ra cuộc đời con người trên thế gian này chỉ đơn thuần là được sinh ra rồi chết đi thôi sao? Nếu thế hệ con cháu cũng lặp đi lặp lại y hệt cuộc sống của anh ta thì dù có phải trải qua trăm ngàn đời, làng xóm thị trấn nơi anh ta đã sống thế nào, nay chắc cũng vậy, không chút đổi khác.

Điều thứ tư chính là trách nhiệm của quốc dân là gì?

Đây là một cách đặt vấn đề rất hay mà tôi thấy nó cũng rất phù hợp với bối cảnh của chúng ta hiện tại. Ở mỗi một quốc gia thì quốc dân có hai vai trò chính là làm “chủ” và làm “khách”. Giả dụ thế này, có 100 người định lập nên một doanh nghiệp. Mọi người cùng nhau bàn bạc quyết định thành lập, đề ra quy chế nội quy rồi đưa công ty vào hoạt động. Khi đó 100 người này đều là chỉ công ty. Dựa vào những điều đã cùng nhau quy định, mọi người tuân theo nó và khi đó 100 người đồng thời là nhân viên công ty. Đất nước cũng giống như công ty, nhân dân giống như nhân viên, mỗi người vừa đứng trên vị trí cai trị vừa đứng trên vị trí duy trì sự cai trị ấy, vừa là chủ vừa là khách.

Ở gốc độ “khách” thì mọi quốc dân ai cũng phải tôn trọng luật pháp, và sự bình đẳng của mọi người. Luật pháp do chính phủ lập ra, cho dù có nhiều điểm rắc rối, xa rời thực tế thì cũng không có đạo lý nào cho phép chúng ta tùy tiện thích thì theo, không thích thì vi phạm. Cũng giống như công ty 100 người bên trên. Trong số 100 thành viên có 10 thành viên là người được chọn vào vị trí hội đồng quản trị. Dù có bất mãn hay không hài lòng với cách nghĩ của 10 người kia thì cũng không vì thế mà 90 người còn lại tự ý là theo suy nghĩ của riêng mình. Cuối cùng là mạnh ai nấy làm, quên hẳn những điều đã quy định với nhau, thì thử hỏi công việc kinh doanh của công ty sẽ ra làm sao?

Vì thế pháp luật có sai, bất cập thì không thể côi đó là cái cớ để phá bỏ nó. Đấy là điều mà tôi cảm nhận rõ ràng nhất ở đất nước chúng ta, chúng ta sống với hệ thống pháp luật và kỷ cương của quốc gia nhưng chúng ta luôn tỏ ra không hài lòng với đội ngũ hội đồng quản trị do chúng ta lập nên và rồi chống đối họ vô tình chúng ta lấy đi quyền lợi của mỗi cá nhân trong công ty đó, quốc gia đó. Công ty 100 người thì không thể nào ai cũng làm việc lớn cả, chúng ta đã chọn 10 người làm thế chúng ta những việc lớn như vậy. Cho dù nhân dân – số 90 người còn lại không trực tiếp làm các sự vụ quan trọng nhưng một khi đã giao phó cho 10 thành viên thay mặt mình thì nếu suy xét lại thì bản thân mỗi chúng ta chẳng phải là chủ nhân của công ty đó sao.

Sau khi đọc xong quyển sách này, tôi có suy nghĩ là tinh thần độc lập nó thể hiện ở cả một dân tộc. Việt Nam còn nhận viện trợ ODA từ nước ngoài và mỗi năm một nhiều hơn, chúng ta không cảm thấy xấu hổ vì điều đó mà còn cảm thấy rất vui mừng. Trời không tạo ra người đứng trên người, người sống ở quốc gia này không khác chi ở quốc gia khác, người Nhật sẽ không khác so với người Mỹ hay người Trung Quốc vì đơn giản chúng ta đang là người trái đất. Vậy lý do gì chúng ta phải luồn cúi, lo sợ họ rồi mỉm cười khi chúng ta nhận được viện trợ ODA của từ họ. Vai trò của người đứng trên người của những người trẻ như bạn như tôi đâu mất rồi.

Chúng ta phải cảm thấy tự xấu hổ với chính mình, với dân tộc mình và với bạn bè thế giới. Tại sao người Nhật họ làm được còn chúng ta thì không. Phải chăng sự khác biệt ở đây có phải là sự học hoặc là tinh thần độc lập dân tộc hay là cả hai. Tôi liên tục nhắc đến chữ học vì tôi muốn chúng ta hãy nghĩ nhiều về nó, nghĩ nhiều đến trách nhiệm của những người đứng trên người. Vì chính cái sự học nó sẽ mang lại giá trị thực cho quốc gia này.

 

Mr Lias


Cuộc thi hân hạnh được tài trợ bởi ThachPham.com (website hướng dẫn tạo blog), Phi Tuyết, hai thành viên giấu tên, Karmi Phuc (developer chính của THĐP)

Các bài viết dự thi tháng 8

Bảng điểm và nhận xét các bài thi

spot_img
Triết Học Đường Phố
Triết Học Đường Phố
"Thà chết cho một ý tưởng bất diệt, còn hơn sống cho một ý tưởng phù du." — Steven Biko

BÀI LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

FOLLOW US

62,550Thành viênThích
3,699Người theo dõiTheo dõi
3,540Người theo dõiĐăng Ký
spot_img

BÌNH LUẬN MỚI

XEM NHIỀU

BÀI MỚI