18 C
Da Lat
Thứ Năm, 18 Tháng Tư, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Tại sao phải học thêm một ngoại ngữ

Featured Image: Suzanne Chapman

 

Bài viết được thực hiện bởi một amatuer đã từng rất í ẹ về ngoại ngữ nhưng luôn tự tin rằng mình sẽ trở thành một polyglot – một người có thể nói trôi chảy nhiều ngoại ngữ.

Những gì mình nói dưới đây không phải là những kinh nghiệm của mình mà mình có được nhờ đúc kết từ những bậc thầy của bộ môn này. Nếu quan tâm các bạn có thể tìm hiểu về Benny Lewis, Khasu moto, Tim Ferriss… Họ đều là những polyglot rất nổi tiếng và đã tự học thành công rất nhiều ngoại ngữ. Còn ở Việt Nam có rất nhiều những tâm gương tự học ngoại ngữ thành công nhưng để đúc kết và truyền đạt những kinh nghiệm đó cho mọi người chắc chỉ đếm trên đầu ngón tay. Một trong số những người mà mình biết đến đó là nickname Doremon của diễn đàn HVA online với tựa ebook: Phương pháp học Tiếng Anh thần kỳ đã được rất nhiều người kiểm chứng.

Quay trở lại với câu chuyện tại sao phải học thêm một ngoại ngữ. Mình xin trích dẫn một câu nói của Nelson Mandela:

“If you talk to a man in a language he understand, that goes to his head. If you talk to him in his language that goes to his heart.”

Câu này được dịch đại khái như sau: Nếu bạn nói chuyện với một người đàn ông bằng ngôn ngữ mà anh ta hiểu được, những điều đó sẽ được anh ta ghi nhớ. Nhưng nếu bạn nói với người đàn ông đó bằng thứ ngôn ngữ của anh ta, những điều đó sẽ khắc sâu vào trái tim của anh ta (Đoạn này có thể hiểu đại khái là anh ta sẽ nhớ mãi).

Sẽ rất đơn giản nếu tất cả công dân trên thế giới đều có một thứ ngôn ngữ chung. Đó là viễn cảnh về một ngày bạn có thể xem Manga hay lướt Discovery với cùng một ngôn ngữ. Hiện nay nếu nói về ngôn ngữ phổ biến nhất chúng ta vẫn thường nhắc tới Tiếng Anh. Bên cạnh đó các nhà ngôn ngữ học trên thế giới cũng đã và đang phổ biến một ngôn ngữ mới- ở Việt Nam vẫn chưa phổ biến lắm đó là Esperanto hay gọi khác là quốc tế ngữ. Với bối cảnh hội nhập như hiện nay thì việc dùng chung một ngôn ngữ cho tất cả mọi hoạt động thương mại giao dịch hay giáo dục là điều hiển nhiên.

Hoà nhập chứ không hoà tan

Câu này mình có nghe được từ một vị lãnh đạo khi Việt Nam hoàn tất quá trình hội nhập WTO. Nếu các bạn đã học triết học thì chắc sẽ biết phạm trù cái chung cái riêng cái đơn nhất. Yên tâm đi mình sẽ giải thích rất dễ hiểu ý này cho các bạn. Một điều cực kỳ nan giải mà bất kể quốc gia nào khi đang bước vào tiến trình hội nhập mở cửa đó chính là vấn đề văn hoá. Văn hoá là chính là cái gốc, cái cốt lõi của bất kể một dân tộc nào trên thế giới. Việc hội nhập về kinh tế cũng đồng nghĩa với hội nhập về văn hoá. Các bạn nhớ lại mà xem hồi xưa khi còn tuổi cởi truồng các bạn có được đọc Doremon không. Mình nhớ hồi 6,7 tuổi mình mới biết đến Doremon là gì (mình sinh năm 1991, thời gian đó nền kinh tế từ bao cấp đã chuyển đổi sang cơ chế thị trường rồi).

Nếu để ý các quốc gia như Nhật Bản hay Thái Lan, bạn có thể thấy rõ sự hội nhập ảnh hưởng lớn đến như thế nào. Việc hội nhập cũng đồng nghĩa với việc những giá trị bản sắc của dân tộc sẽ đứng trước nguy cơ bị lu mờ. Mà một khi bản sắc dân tộc bị lu mờ thì chuyện gì sẽ xảy ra. Bạn học lịch sử chắc sẽ biết khi xâm lược Việt Nam phong kiến Trung Quốc còn tiến hành đồng hoá người Việt bằng cách phổ biến chữ Hán, cho người Hán sang sinh sống với người Việt với một mục đích duy nhất đó là biến người Việt trở thành người Hán. Chính vì nguy cơ to lớn đó mà bên cạnh việc dùng thứ ngôn ngữ chung thì chúng ta phải luôn luôn duy trì ngôn ngữ dân tộc, để bảo vệ giữ gìn bản sắc dân tộc. Ngoài ra việc duy trì bảo vệ ngôn ngữ dân tộc cũng là cách hiệu quả nhất để tạo nên điểm khác biệt của dân tộc đó so với những dân tộc khác. Văn hoá và bản sắc dân tộc đều được thể hiện qua ngôn ngữ. Nói đến đây chắc bạn cũng hiểu được ý nghĩa câu nói của Nelson Mandela mình trích dẫn rồi chứ.

Ngôn ngữ, lịch sử và logic học

Bạn có biết tại sao chữ tượng hình chỉ được một số quốc gia sử dụng không. Điểm mặt đọc tên nào Trung Quốc, Ai Cập và một số quốc gia ở Châu Á và một quốc gia ở Châu Phi. Hai quốc gia đều có điểm chung là đều có nền văn minh lúa nước phát triển bậc nhất và có lẽ là sớm nhất trong lịch sử. Cũng bởi vì tính chất của nền văn minh lúa nước là phụ thuộc nhiều vào thời tiết, tự nhiên nên việc quan sát ghi chép các hiện tượng luôn được đặt lên hàng đầu. Và để biểu thị các hiện tượng đó người ta dùng hệ thống ký hiệu tượng hình. Từ ký hiệu tượng hình mà phát triển dần thành chữ tượng hình như chúng ta biết bây giờ.

Hiện tại mình đang học tiếng Nhật và mình cũng phát hiện ra rất nhiều điểm thú vị. Tiếng Nhật vay mượn một số lượng lớn mặt chữ của Trung quốc rồi phiên âm theo cách đọc của dân tộc mình. Cách làm này vừa hạn chế hiện tượng đồng âm khác nghĩa và hơn nữa giúp cho việc sử dụng dễ dàng hơn. Hãy cùng liên hệ ngôn ngữ với quá trình phát triển của quốc gia này nhé. Bạn biết thương hiệu FORD chứ đó là thương hiệu oto đầu tiên trên thế giới. Vậy còn TOYOTA thì sao ra đời sau FORD hơn 30 năm và cho đến nay là một trong những thương hiệu oto lớn nhất thế giới. Tuy đi sau nhưng luôn luôn kế thừa những tinh hoa đã có và biến nó thành của mình. Đó là một điều rất đáng học hỏi từ quốc gia này.

Nếu bạn nào là fan của film Hàn Quốc chắc cũng có quen mặt một số chữ Hàn và cũng đều nhận ra rằng chữ cái Hàn Quốc sử dụng rất nhiều kí tự tròn (o) và ký tự sổ (-). Nếu muốn tìm hiểu thêm thì hãy nhìn lên quốc kỳ Hàn Quốc để ý hình tròn lưỡng nghi và các ký tự sổ (cái này là các quái đơn trong Kinh Dịch đó). Rất thú vị phải không nào.

Tri thức – Nguồn kho báu của nhân loại

Mình đã từng đọc một số cuốn sách viết về những nền văn minh và các dân tộc trên thế giới. Quyển đầu tiên là Trí tuệ Do Thái viết về cách tư duy thiên tài của người Do Thái, hay như quyển Dạy con làm giàu theo cách của người Do Thái. Sau đó là quyển Khuyến học của Fukuzuwa viết về thời kỳ đổi mới giáo dục của Nhật Bản. Và cuối cùng là Kinh Dịch – tác phẩm kinh điển của cội nguồn văn hoá Trung Hoa. Bạn có biết vì lý do gì mà dân tộc Do Thái trở thành dân tộc thông minh nhất thế giới, có số giải Nobel nhiều nhất thế giới không, số lượng tỷ phú gốc Do Thái được Forbes công nhận nhiều hơn bất kỳ một dân tộc nào khác không.

Hay như Nhật Bản, bạn có biết số lượng sách tính trung bình cho một công dân trưởng thành là bao nhiêu không. Họ đã tiến hành phổ cập giáo dục phổ thông từ thời Nhật Hoàng rồ i- tương ứng với triều Nguyễn ở Việt Nam và hiện tại là quốc gia có trình độ dân trí cao nhất thế giới. Tất cả những điều này nghĩa là sao. Chúng ta đang sống trong một thế giới mở.

Thế giới mà chúng ta đang sống chính là thế giới của tri thức. Đã qua rồi thời kỳ quốc gia nào sở hữu nhiều vũ khí hơn thì quốc gia đó mạnh hơn. Mọi thứ xung quanh chúng ta đều sản sinh ra từ tri thức. Tri thức chính là sức mạnh. Càng tiếp cận với càng nhiều tri thức thì chúng ta càng có nhiều cơ hội trong cuộc sống cũng như trong sự nghiệp. Quốc gia nào càng sở hữu nhiều tri thức, chất xám thì quốc gia đó sẽ càng vững mạnh cả về kinh tế lẫn chính trị.

Chúng ta không thể trông chờ đến một lúc ai đó sẽ biên dịch thứ ngôn ngữ đó sang ngôn ngữ mà chúng ta đang nói được. Vì nếu điều đó xảy ra thì chúng ta đã chậm lại rất nhiều rồi. Hãy nhớ đến bài học về Nhật Bản về cuộc đại cải cách dưới thời Nhật Hoàng. Chỉ có đi tắt đón đầu mới giúp chúng ta trở thành những thế hệ tiên phong. Vậy còn bạn thì sao bạn thuộc thế hệ nào?

Khi đặt bút viết những dòng này mình đã đặt cho mình một mục tiêu đó là trôi chảy Tiếng Nhật trong vòng 3 tháng và củng cố vốn Tiếng Anh. Và tiến tới là đạt chứng chỉ JPNT N3 và IELTS 70. vào cuối năm nay. Nghe hơi bất khả thi đúng không nào, nhưng mình tin rằng chắc chắn mình sẽ làm được. Mình rất vui khi được trao đổi và học hỏi với các bạn đang có ý định và đang học ngoại ngữ. Cuối cùng gửi đến các bạn một câu ngạn ngữ cổ Trung Hoa mà mình rất thích đó là:

“A journey of a thousand miles begins with a single step.”

(Tạm dịch: Một cuộc hành trình ngàn dặm bắt đầu bằng từng bước nhỏ.)

 

Tuan Dao

spot_img
Triết Học Đường Phố
Triết Học Đường Phố
"Thà chết cho một ý tưởng bất diệt, còn hơn sống cho một ý tưởng phù du." — Steven Biko

BÀI LIÊN QUAN

60 BÌNH LUẬN

  1. Bài viết đã lâu nhưng vẫn được nhiều sự quan tâm và theo dõi, mình rất
    cảm kích về điều đó và cám ơn sự góp ý của mọi người.Nếu nói về tinh
    thần thì mình tự nhận bài viết đã góp 1 phần để cổ vũ tinh thần với
    những ai đã đang và chuẩn bị học một môn ngoại ngữ mới. Còn về phương pháp thì cho đến ngày bây giờ mình nhận ra phương pháp mình đã sai. Do quá chú trọng vào việc mau chóng đạt kết quả mà mình quên rằng làm việc gì cũng vậy, dục tốc thì bất đạt. Hiện tại mình đang làm việc tại 1 cty Nhật và mình nhận ra rằng chỉ có thực tiễn mới là tác nhân quan trọng để việc học ngoại ngữ được hiệu quả. Cũng giống như việc học mà không hành khác nào lí thuyết suông, hành mà không học khác nào mò kim trong lỗ.

  2. Mình đã đọc bài viết của anh Tuân Đào rất kĩ và cả những comment nữa. Trước hết em rất cảm ơn anh vì những chia sẻ rất tâm huyết và bổ ích của anh đã giúp em có rất nhiều động lực để có thể tiếp tục trau dồi hơn nữa vốn ngoại ngữ của mình. Mục tiêu của em là trong vòng 9 tháng có N3 nhưng đang phân vân thì tình cờ đọc bài viết của anh làm em thêm kiên định với mục tiêu của mình. Cảm ơn anh nhiều ạ.

    Hiện tại thì em đang học chuyên sâu về tiếng nhật tại trường đại học. Năm trước thì em học kinh tế nhưng vì đam mê nên đã quyết tâm thi lại ngoại ngữ và hiện tại đang rất hài lòng vì cuối cùng cũng có thể sống với niềm đam mê của mình. Em rất yêu văn hóa, phong cách và đặc biệt là anime của nhật rất tuyệt vời
    Hiện tại em có khá nhiều tài liệu và file nghe tiếng nhật, nếu ai cần thì để lại email em sẽ gửi cho ạ.
    Chia sẻ với các anh chị và các bạn một vài trang học tiêng nhật:
    VNJPCLUB.COM

    JPLANG
    NHK.OR.JP/LESSON
    HỌC TIẾNG NHẬT VỚI ERIN

  3. Thực ra có vài điều mình muốn góp ý, đây là thông tin bên lề thôi, còn ý kiến tsc giả thì không phản đối gì:

    1- Nếu bạn đã đọc qua cuốn sách Hành trình tìm lại cội nguồn của tác giả Hà Văn Thùy, có thể thấy tác giả cùng với học giả Kim Định đã đưa ra những nền tảng cho lý thuyết “Người Việt là thủy tổ của người Trung Quốc.” Theo đó, không có thứ chữ nào gọi là chữ Hán cả. Đó là kiểu biến thể của chữ Việt cổ thôi.

    2- Chữ tượng hình, thực ra nó mang nhiều hàm ý hơn bảng chữ Latin. Người ta vẫn dựa vào chữ tượng hình đẻ phân tích, để chiêm nghiệm những triết lý cổ xưa – người ta gọi là Chiết tự. (Thỉnh thoảng có người, có lẽ viết sai chính tả, ghi là Triết tự, nhưng cũng chẳng sai, vì căn bản của Chiết tự là phân tách các yếu tố cấu thành chữ để tìm ra ý nghĩa căn nguyên của chữ đó). Ví dụ chữ Nhẫn, viết theo lối chữ nho, sẽ gồm bộ Đao ở trên và chữ Tâm ở dưới (ai tìm hiểu thêm thì GG nhé), nghĩa của nó đại khái là đao chém xuống tim, nhưng tim không mảy may suy suyển, đó chính là Nhẫn.

    Ngoài ra không còn gì nữa 😀

  4. Đọc bài anh em thấy khá là
    hấp dẫn, cơ mà đọc đến mục tiêu của anh và một số thông tin trong cmt của anh
    NMT thì em hoảng!!!!!!!!! @.@ híc híc, em cũng đang lò dò tự học lại tiếng Nhật
    và tiếng Anh thì lèo tèo lắm :(. mà hồi trước em có học tiếng Nhật, vì đam mê,
    vì thích nước Nhật và vì mục tiêu đi du học Nhật. Hồi đó em cũng giao tiếp sơ
    sơ được rồi nhưng học cao lên lại thấy khó nên bỏ cuộc :(. lần này học lại
    không hẳn là vì đam mê, mà là vì tương lai ^.^. CÒn tiếng anh thì khi nào cũng
    là được coi là nhiệm vụ tiên quyết của em rồi. Nhưng học Tiếng anh gần 8 năm mà
    em vẫn chưa có một cách học thật sự đúng đắn, nhất là từ mới. Và em gặp vấn đề
    này với cả Tiếng Nhật. ANh đã lên cho mình một mục tiêu như vậy thì chắc cũng
    có một số bí kíp nhỉ??? @.@ anh có thể chia sẻ cho em được không? À Hi vọng anh
    @NMT vào cmt giúp em vài chiêu 😀

    • @Tôi Yêu Việt Nam: Những gì anh NMT nói là đúng đó em à. Không hề có đường tắt nếu em muốn thành thạo một môn ngoại ngữ nào đó. Hãy cố gắng dần dần từng tí từng tí một. Đó chính là bí quyết đó. Chúc em sớm đạt được mục tiêu của mình.

  5. Chào em.

    Cảm ơn em vì bài viết hay. Em quả thực là người ham học, chúc mừng em về điều đó.
    a có 1 vài comment nhỏ như sau.
    Thứ nhất, cái “trôi chảy” mà em nói trong bài viết nếu theo nghĩa giao tiếp đời sống, ko liên quan đến chuyên môn thì anh khẳng định là rất khả thi trong 3 tháng( a đã từng trải qua giai đoạn này). Nhưng nó đòi hỏi em phải cực kỳ nghiêm túc và chăm chỉ.
    Thứ hai, về plan đến cuối năm – đầu tháng 12 có kỳ thi, thi N3 là trong tầm tay nếu như em cán mốc N4 vào cuối tháng 9.
    Về phương pháp thì a nghĩ nói vs em hơi thừa, a chỉ muốn khẳng định về những điều em nói là hoàn toàn có thể đạt được.

    p/s: a đã từng chứng kiến 1 khoá học 8 tháng từ zero lên N2, tức là mất 4 tháng để đạt N4 và từ N4 lên N2 mất 3 tháng, 1 tháng ôn tập.

    Regards.

    • Em cám ơn những góp ý của anh. Mục tiêu của em là trở thành một người có thê sử dụng trôi chảy nhiều ngoại ngữ và sau đó là truyền cảm hứng này đến mọi người vậy nên tự bản thân em chính là một vật thí nghiệm. Quá trình học từng ngày em luôn ghi chép để sau này sử dụng. Trước khi bắt đầu xây dựng kế hoạch này thì vốn Tiếng Nhật của em cũng là con số zero ạ. Những góp ý của a làm em phát hiện ra được một số điều quan trọng.E cám ơn ạ.
      Còn về phương pháp, em nói hơi dông dài như vậy là muốn gửi gắm nhiều hơn đến những ai ngoại ngữ đang ở con số 0 và muốn có một mục tiêu to lớn hơn. Và quan trọng hơn nữa là khẳng định rằng trong vô số con đường thì tự học chính là cách hiệu quả nhất.
      Anh có thể chia sẻ một số kinh nghiệm của anh về cách a sử dụng trôi chảy một ngoại ngữ được không. Đọc sách hay tìm hiểu trên mạng dù sao vẫn không trực quan bằng những trải nghiệm thực tế của ai đó mà mình biết.

      • Dear em.
        Thực ra thì a nghĩ rằng việc học phải chậm mà chăc vẫn hơn kiểu nhanh chóng mệt, học ngoại ngữ giống chạy đường trường hơn là cuộc thi 100m. A cũng chưa đạt đến mức trôi chảy đc, và phát âm vẫn chỉ mới 80 % người bản xứ thôi, và còn lâu a mới cán mốc N1. Nên a ko thể khuyên e về cách “sử dụng trôi chảy 1 ngoại ngữ”. Nhưng a mạn phép góp chút ý kiến để em tham khảo. Quan trọng nhất vẫn là việc mình muốn không, thích không, và nếu yêu thích thì làm j để duy trì và bồi đắp nó. plan là cần thiết nhưng đừng gượng ép, đặc biệt vs tiếng Nhat vs văn hoá Nhật thì họ ưu tiên chất lượng hơn deadline. Vậy nên cứ học bằng cả tâm huyết, ko dây dưa nhưng đừng nôn nóng.
        Chúc em đi xa trên con đường này, càng xa càng tốt vì ngoại ngữ chỉ có mốc, không có đích.
        regards.

  6. Hi em. Chị hiện tại đang làm cho một công ty Nhật. Môi trường toàn phải giao tiếp, viết email tiếng nhật nhưng trình độ của chị khi vào công ty rát thấp do trước toàn tự học một ít. Chị cũng đang rát muốn cải thiện trình độ tiếng Nhật của mình. Không biết em có đang tham gia học nhóm nào không vì chị nghĩ nếu có nhóm học cùng thì sẽ tăng thêm động lực học do có thể thoải mái trao đổi với nhau?

    • Em chào chị ạ. Được làm việc ở môi trường toàn sử dụng tiếng Nhật là rất thuận lợi, em nghĩ dần dần vốn Tiếng Nhật của chị sẽ dần được cải thiện. Còn bản thân em do không tìm được môi trường phù hợp nên tự xây dựng cho mình một môi trường để tiếp xúc với Tiếng Nhật. Còn về việc học nhóm thì hiện tại em chưa tham gia một nhóm học nào cả, chủ yếu là tự học, mày mò sách vở và tài liệu là chính. Việc học nhóm có thêm cơ hội trao đổi nhưng cũng có một số hạn chế. Theo bản thân em thì quan trong vẫn là đúng trình tự lần lượt từng bước một còn phương pháp không quá quan trọng. Nếu đã có tìm hiểu về văn hóa công ty của Nhật thì chắc chị có biết pp Kaizen. Hiện tại em đang áp dụng nó vào việc học ngoại ngữ của mình. Em rất vui được nói chuyện và nghe sự chia sẻ từ chị.

  7. Cám ơn Tuân, mình rất thích bài viết của bạn. Bạn cho mình hỏi thêm về phương pháp học, mình thấy bạn có nhắc đến Doaremon (mình từng tham khảo nhiều bài viết của người này). Tuy nhiên nó đòi hỏi giành khá nhiều thời gian với 1 sự chấp hành khá là nghiêm ngặt, bạn có ý kiến gì về nó và có thể chia sẻ với mình chứ.

    • Chào Duy, cám ơn những chia sẻ của bạn. Mình cũng biết đến phương pháp của Doaremon thời gian gần đây. Mình rất thích những lập luận của anh ấy. Đặc biệt là những bài viết nói về tư duy. Và hiện tại mình cũng đang áp dụng nó vào trong cuộc sống của mình. Còn về phương pháp học tiếng Anh thần kì. Về cơ sở phương pháp, Doaremon có đưa ra hai nguyên tắc đó là sự PHÂN BIỆT và NHẮC LẠI. Đây cũng chính là những nguyên tắc cơ bản nhất mà mình tìm thấy được trong các tài liệu của Polyglot hay bất kì thần đồng ngoại ngữ nào khác. Còn về cụ thể phương pháp và các tài liệu đi kèm của anh Doaremon thì bản thân mình thấy nó rất thích hợp với những ai muốn nhập môn Tiếng Anh ngay từ đầu. Song phương pháp này có nhược điểm là đòi hỏi thời gian như bạn nói và rất dễ gây mất hứng thú gây nản chí cho người học. Để theo sát quá trình học thì người học phải có tâm lí cực kì vững, và động lực phải cực kì lớn nữa. Athony Robbin đã nói làm bất cứ việc gì thì tâm lí chiếm đến 80% kết quả còn phương pháp chỉ có 20% thôi. Còn theo quy tắc Pareto thì cái chiếm đến 80% thành quả đến từ nội lực của chính bản thân chúng ta. Vậy nên bên cạnh việc viết ebook “phương pháp học tiếng anh thần kì” thì a Doaremon mới phát hành thêm quyển ” Tư duy thiên tài nữa”. Còn nếu thực sự chỉ có đọc và học theo phương pháp nói trong quyển “phương pháp học tiếng anh thần kì” thì rất khó để đạt được kết quả mong muốn. Về cá nhân mình thì mình vẫn có quan điểm riêng đó là phương pháp học mỗi giờ một ít, suy nghĩ lớn những làm việc nhỏ theo như phương pháp Kaizen được ứng dụng bởi TOYOTA. Đây cũng chính là bí quyết của một polyglot mà mình thích.

  8. Chao ban, minh rat Thich chu de nay cua ban, minh cung la 1 nguoi rat Thich hoc ngoai ngu, minh hoc chuyen ve Tieng Anh tai Truong Dai Hoc Khong dam noi la Gioi nhung chi du xai de giao tiep, minh cung dang co gang hoc Tieng Trung va Nhat song song, ban co the Gioi thien minh 1 so sach day Tieng Nhat hay Khong. Cam on ban.

    • Chào bạn rất vui khi được biết là bạn đang học tiếng Nhật. Mình thực ra cũng mới học Tiếng Nhật nên kinh nghiệm mình có được không phải từ bản thân mình mà mình rút ra từ những người khác. Mình tự học là chủ yếu, không qua trường lớp nào cả. Đối với người Việt Nam mình thì việc học ngoại ngữ rất thuận lợi. Thế nhưng chúng ta phần lớn chưa vận dụng được điều này. Hệ thống chữ cái của Việt Nam tương đồng với hệ thống chữ viết của phương Tây. Hơn nữa trong suốt 4000 năm lịch sử chịu nhiều ảnh hưởng của Hán văn nên việc học chữ tượng hình và chữ Hán cũng thuận lợi hơn so với các dân tộc khác rất nhiều. Nếu mới bắt đầu với tiếng Nhật thì việc đầu tiên là hãy làm quen với tiếng Nhật đã. Gạt bỏ những quan niệm rằng tiếng Nhật rất khó, hay bất kì quan niệm gì khác. Một khi đã thua về tâm lí thì chúng ta chẳng làm được gì cả. Hãy làm dần dần từng bước một. Bạn hãy tìm nghe Michel Thomas Japanese Method nhé !

    • Chào bạn Ngoc Tran.

      Về sách tiếng nhật cho người nhập môn, bạn hãy dùng duy nhất quyển minano nihongo, và đừng để ý tới các sách khác. quyển này đã được phổ cập ơr tất cả quốc gia có dạy tiếng nhật, nó như là sách giáo khoa vậy. Xong 50 bài của 2 tập bạn sẽ có trình độ giao tiếp thường ngày mức san kyu = N4 theo hệ chứng chỉ mới.

      Regards, NMT.

  9. cám ơn bạn
    đây cũng là chủ đề mình đang quan tâm
    đối vs mình thì đơn giản là biết thêm 1 ngoại ngữ sẽ mở ra thêm vô số cơ hội cho mỗi ng
    mình đang cố cày TA mà còn chưa đâu vào đâu
    bạn có thể chỉ cho mình 1 vài phương pháp học TA hiệu quả đc k?

    • Chào bạn, bản thân mình cũng qua nhiều trường lớp dạy tiếng Anh nhưng cuối cùng tự học là mình thấy hiệu quả nhất. Còn về phương pháp thì thực ra mình không có một phương pháp nào cố định cả. Đơn giản là mình thực hiện từng bước một, mỗi ngày một ít. Mình gửi đến bạn một câu nói của Khatzumoto- 1 người Utah chưa từng sống ở Nhật bao giờ nhưng vẫn tự học Tiếng Nhật thành công : “You dont know a language, you live it. You dont learn a language, you get used to it”.
      Ngoại ngữ chính là văn hóa chứ không đơn thuần là một môn học. Sống với nó, trải nghiệm với nó là cách nhanh nhất.Đầu tiên là tìm một động lực đủ lớn. Mình rất thích đọc sách, tìm tòi về tri thức nên động lực để mình học tiếng anh chính là việc đọc sách. Đã có động lực rồi thì nên làm từng bước một. Sai lầm của người học ngoại ngữ là “suy nghĩ nhỏ nhưng lại làm việc lớn” đâm đầu vào mục tiêu 100 hoặc 200 từ vựng trong một ngày hoặc nghe bản tin tài chính, đọc sách chuyên ngành khi vốn tiếng anh chưa đủ. Hãy làm ngược lại ” Suy nghĩ lớn,làm việc nhỏ”. Cuối cùng là duy trì việc này thường xuyên đều đăn. Cũng giống như những bài viết của bạn đó. Càng viết nhiều càng rèn luyện thường xuyên thì khả năng viết càng được nâng cao. Mình là một người rất hâm mộ các bài viết của bạn ^^.

      • cám ơn bạn
        dạo này mình bắt đầu bằng việc nghe TA trên phim nhưng phim hay quá k đành lòng nghe mà k hiểu nên lại đọc sub :v
        đang tính mai sẽ mua 1 cuốn từ điển, để học cách phát âm và tìm mua cuốn “Phương pháp học TA thần kỳ” của bác Doremon gì đó nữa
        có một điều vui vui là đang đọc 1 cuốn song ngữ Sherlock Holmes và k ngờ là có thể hiểu dù k cần đọc bản dịch :v :v
        và học từ page Human of New York nữa
        bạn đúng r, thứ mình chưa có là động lực đủ lớn
        mình coi phim Âu Mỹ, yêu phong cách sống và cuộc sống của đất nước đó
        mấy hôm nay cũng có động lực kha khá ^^
        lần nữa cám ơn bài viết của bạn

        • Trong số các sách tiếng Anh mình đã học thì mấy thấy tâm đắc nhất với sách của anh Phạm Quang Hưng. Quyển sách đưa ra cách học dựa trên logic của tư duy nên rất thú vị.

          Link: https://www.dropbox.com/s/gu5yf0blmbe5cxg/Ebook%205%20Steps%20to%20Speak%20a%20New%20Language.pdf

          Sách này tiếng Anh; bạn đã đọc được Sherlock Holmes thì mình nghĩ đọc sách này ok; Ngoài ra bạn có thể lên youtube xem một số video của anh và trên website của anh; ah mà tiện đây youtube là một kênh học hỏi kinh nghiệm về tiếng Anh khá hiệu quả;
          Phim, nhạc, game cũng là nguồn giúp bạn tiếp xúc tiếng Anh tốt hơn.

          Các nguồn trên, theo kinh nghiệm của mình, chỉ là tham khảo thôi nhé. Nếu quyết tâm, bạn nên đặt mục tiêu cụ thể lấy bằng nào trong thời gian nhất định; sau đó đi học có trường lớp để đạt bằng cấp. Còn các nguồn mình giới thiệu chỉ là tham khảo, chắc chắn nó giúp bạn cải thiện tiếng Anh, tuy nhiên nó thiếu định hướng và không đánh giá được, cho nên khi học cách đó có thể bạn sẽ thấy mình không tiến bộ dẫn tới chán nản. Vì vậy theo học một khóa có giáo trình rõ ràng là điều cần thiết; nếu tự học thì chọn một quyển giáo trình làm trọng tâm rõ ràng.

          Oh dài dòng quá trở lại cảm ơn tác giả bài viết; mình đang chuẩn bị học tiếng Nhật; mà thấy tài liệu tiếng Nhật ít mà cũng khó kiếm quá; tác giả có nguồn nào thì giới thiệu cho mọi người với nhé.

          • Cám ơn những chia sẻ của bạn. Mình đã download ebook trên về rồi và đang đọc. Mới đọc mấy trang đầu nhưng mình thấy đây là một ebook được làm rất công phu và kĩ lưỡng. Kênh youtube của anh Phạm Quang Hưng cũng là một trong những nguồn tài liệu mà mình dùng để trau dồi Tiếng Anh.
            Bạn cũng đang chuẩn bị học Tiếng Nhật à vậy thì chúng ta là đồng môn rồi. Hiện tại mình cũng có lượm được kha khá tài liệu để học môn này nếu có thể bạn hãy để lại thông tin cho mình, mình sẽ gửi cho bạn.
            Còn về cụ thể quá trình học thì bản thân mình trước khi học tiếng Nhật cũng mông lung lắm chẳng biết bắt đầu từ đâu cả. Mình quan sát thấy đa số mọi người đều học xung quanh một số quyển giáo trình căn bản, và cũng đa số những ai đã đang học tiếng Nhật đều nói rằng tiếng Nhật rất khó. Vì vậy mình đã tìm một hướng đi hoàn toàn khác không theo bất cứ giáo trình nào cả. Mình bắt đầu đọc sách của benny lewis, tim ferris, nghiên cứu về các polyglot trên thế giới. Hiện tại mình đã tìm cho mình một cách học mà mình nghĩ là chẳng giống ai cả. Nhưng mình thấy vốn tiếng Nhật của mình tiến bộ rõ rệt và mình rất thích thú với nó.

          • Chào anh ,hiện em cũng đang có ý định học tiếng Nhật , anh có thể chia sẻ với em một số tài liệu được không ạ 🙂 Em đang bắt đầu từ bảng chữ cái và nhận thấy khó là nhớ , nhưng em đang cố gắng . hỳ! anh có thể gửi qua gmail của em ạ Phanthu233@gmail.com 🙂 Em cảm ơn anh !

          • Chào em lúc mới học tiếng Nhật anh cũng bỡ ngỡ như em vậy. Kinh nghiệm a tuy chưa có nhiều nhưng chỉ cần biết bất cứ thứ gì có ích a đều rất sẵn lòng để chia sẻ. Phương pháp học chữ cái thông thường ở các môn ngoại ngữ rất hạn chế đó là không vận dụng hết được tiềm năng của não phải. Bản thân một sự việc muốn ghi nhớ lâu dài thì bắt buộc phải có ấn tượng với chúng ta cụ thể là đối tượng đó phải tác động lên nhiều giác quan trên cơ thể. Để làm được điều đó người ta đã có một phương pháp là Mnemonics. Hiện giờ nếu em đang gặp khó khăn ở bảng chữ cái thì có thể sử dụng ứng dụng Dr. Moku’s Hiragana Mnemonics- cài đặt trên ios hoặc android ( phiên bản ios thì mất phí, còn trên android thì miễn phí nhưng là bản cũ, nếu ko tìm được a sẽ gửi cho em) Nếu không có smart phone thì em có thể sử dụng các tấm printscreen- a chụp trong phần mềm rồi in làm thẻ flashcard để mang theo người.

          • Chào Tuân! Mình thật sự rất thích thú khi đọc bài viết của bạn. Thật là vui khi có người cùng chí hướng. Mình cũng học phương pháp của anh Doraemon được một thời gian rồi. Và mình đang có ý định học thêm Tiếng Nhật. Thật sự rất mong Tuân có thể giúp đỡ mình, share tài liệu hoặc là phương pháp tự học tiếng Nhật được không?
            Rất cảm ơn Tuân!

          • Chào bạn, rất vui được làm quen với bạn. Nếu bạn đang có dự định học Tiếng Nhật mà đã có một ít vốn Tiếng Anh thì bạn hãy thử bộ đĩa Michel Thomas Japanese Foudation để làm quen với Tiếng Nhật. Sau đó hãy quan tâm nhiều hơn đến 2 bảng chữ cái của Tiếng Nhật. Quan trọng nhất vẫn là sự đam mê và lòng tin. Có nhiều người sẽ nói học tiếng Nhật rất khó, hay sẽ mất rất nhiều thời gian, nếu cứ tin vào những lời đó thì sẽ chẳng đạt được đến đâu cả. Chúc bạn sẽ sớm chinh phục được Tiếng Nhật.

          • Cảm ơn Tuân rất nhiều. Vậy Tuân có thể cho mình xin tên của trang web nào đó dạy bảng chữ cái tiếng Nhật được không? Cảm ơn Tuân 🙂

          • Hiện tại mình có biết một số nguồn tư liệu hỗ trợ cho việc học bảng chữ cái tiếng Nhật.
            -Ứng dụng Dr. Moku’s Katakana Mnemonics cài đặt trên di động
            -Quyển Kanji pictographix
            Nếu không tìm được thì mình sẽ gửi mail cho bạn.

          • Thanks Tuân nhiều lắm 🙂 Những pic kia có phải ở ứng dụng Dr. Moku’s Katakana Mnemonics LITE không Tuân? Mình cũng tìm đc 2 tài liệu Tuân giới thiệu rồi 🙂
            Liệu Tuân có biết những dạng tài liệu nào nó gần như kiểu những giáo trình của anh Doraemon ko vậy? Kể mà có giáo trình dạng video dạy viết chữ Nhật với cách đọc thì tốt hơn đúng không 🙂

    • Phi Tuyết có thể download bản ebook của sách “Cách học tiếng anh thần kì” ở link này: http://www.mediafire.com/download/a8vb6uo3wjfja61/Cách+học+Tiếng+Anh+thần+kỳ.pdf
      Thực ra nó là phương pháp học dựa trên giáo trình Effortless English rất nổi tiếng, theo nguyên tắc hấp thu từ từ và nước chảy đá mòn. Để tiến bộ theo phương pháp này đòi hỏi người học phải kiên trì liên tục trong một thời gian nhất định mới thấy khá được. (khoảng 6 tháng). Kết quả đã được kiểm chứng bởi rất nhiều người học trên khắp thế giới. Chúc bạn thành công.

Trả lời Ken Hủy trả lời

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

FOLLOW US

62,550Thành viênThích
3,699Người theo dõiTheo dõi
3,540Người theo dõiĐăng Ký
spot_img

BÌNH LUẬN MỚI

XEM NHIỀU

BÀI MỚI