20.3 C
Da Lat
Thứ Sáu, 19 Tháng Tư, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Coca Cola phải đóng thuế cho Việt Nam

Cùng theo xu hướng hiện tại mà mọi người đang nháo nhào lên bởi chiến lược marketing của Coca Cola cho phép người tiêu dùng in tên theo ý muốn của mình lên trên sản phẩm mình mua.

Các thông tin mình nhận từ các blog cá nhân, các bài báo, ghi chú, cập nhật trạng thái trên facebook mình đọc có thể nhận thấy là, những người làm trong nghề thì cho rằng kế hoạch marketing của Coca Cola thật quá thành công, thật quá tuyệt vời, nhiều người khác thì liên tục post các lon coca có ghi tên mình lên các trang mạng xã hội, diễn đàn, tạo ra một hiệu ứng dây chuyền, người này mua tên mình, mua tên người kia để tặng, con mua tên cha mẹ, bạn gái mua tên bạn trai,… rồi giữ lại lon làm kỷ niệm, vì không ai nỡ quăng cái lon có ghi tên mình vào sọt rác…

Rồi chưa kể đến các ngày lễ lớn, Tết nhứt, món quà ý nghĩa sẽ lại là thùng coca có ghi tên của khách hàng, bàn tiệc có các lon coca có ghi tên của các thành viên,…

Chiến dịch đánh vào tâm lý cá nhân của mỗi người, thử hỏi ai mà không thích khi thấy tên mình trên sản phẩm. Hiệu quả của chiến dịch quảng cáo, tuy không có số liệu cụ thể về việc này, nhưng nhìn nhận ở góc độ cá nhân, Coca Cola đã thành công.

Đơn cử như ở trên mình nói, đó chỉ là một trong những chiến dịch thành công của Coca Cola, hiệu quả của chiến dịch marketing này xem như đã rõ. Tuy nhiên, mình muốn nói đến vấn đề trách nhiệm xã hội của Coca Cola, nhìn tình hình tiêu thụ thực tế cho thấy là Coca Cola không thể nào lỗ 20 năm đầu tư vào Việt Nam được (Kể từ tháng 2/1994), theo thông tin từ các bài báo trên các trang báo chính thống của Việt Nam.

Không những riêng Coca Cola các công lớn khác cũng liên tục báo lỗ qua các năm, vậy môi trường của Việt Nam mình phải chăng 20 năm nay vẫn không có gì khả quan khi các ông lớn liên tục báo lỗ, trong khi vẫn liên tục đầu tư ào ào.

“Cuối năm 2012, Cục Thuế TP.HCM công bố thông tin từ khi thành lập (tháng 2/1994) đến thời điểm trên, chưa năm nào Công ty Coca Cola Việt Nam khai có lãi dù doanh thu tăng liên tục qua mỗi năm.

Năm 2004 doanh thu 728 tỷ đồng, số lỗ là 110 tỷ đồng. Năm 2006 doanh thu vọt lên 1.026 tỷ đồng thì số lỗ lên đến 253 tỷ đồng. Tương tự năm 2010, doanh thu của Coca Cola Việt Nam lên đến 2.529 tỷ đồng nhưng chi phí lại lên đến 2.717 tỷ đồng, dẫn đến số lỗ 188 tỷ đồng. Lũy kế đến thời điểm công bố thông tin của công ty này đã lỗ tổng cộng 3.768 tỷ đồng, vượt cả số vốn đầu tư ban đầu là 2.950 tỷ đồng.

Tuy khai lỗ nhưng nghịch lý ở chỗ, Coca Cola Việt Nam liên tục tăng vốn đầu tư vào một loạt dự án khủng tại Việt Nam. Đơn cử, cuối tháng 10/2012, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc điều hành Coca Cola, ông Muhtar Kent, đã tới Việt Nam và tuyên bố Coca Cola sẽ rót thêm 300 triệu USD vào Việt Nam trong ba năm tới.”

Và 20 năm kể từ khi đầu tư vào Việt Nam, Coca Cola không đóng một đồng thuế nào cho Việt Nam.

Ý kiến của đa số các bạn đưa ra trên các diễn đàn thảo luận mà mình đọc được chủ yếu là:

“Tôi thấy vui thì tôi làm, còn việc lợi dụng hay không thì tôi không cần biết. Các bạn giỏi thì hãy làm như họ. Còn việc phát hiện trốn thuế hay chuyển giá là của nhà chức trách. Tôi đã đóng thuế để làm việc đó rồi.“

Hay:

“Cái này không thể trách họ trốn thuế vì người kiểm soát thuế là cơ quan của Việt Nam, làm ở một doanh nghiệp có hệ thống kế toán thuế tốt thì người ta sẽ tìm ra những chi phí phù hợp để cân đối là điều đương nhiên và cơ quan thuế là nơi kiểm soát điều đó, tìm được cái không đúng ở trong báo cáo đó mới là vấn đề của thuế chứ không phải của họ.”

Mình không hoàn toàn đồng ý với 2 ý kiến trên đó, trong rất nhiều ý kiến tương tự như vậy.

Không thể nào đổ lỗi hết cho các cơ quan thuế, vì trên thực tế, luật khó mà có thể cập nhật được tất cả để phù hợp với tình hình thực tiễn được, chưa kể các công ty luôn muốn lách luật để trốn thuế, tình hình thực tế ở các công ty, các bạn đi làm cũng đã hiểu, họ dùng mọi cách để tìm ra kẽ hở nhằm trốn thuế. Nhưng lách như Coca Cola, đến mức không đóng một đồng thuế nào thì quả là không thể chấp nhận được.

Chiêu của Coca Cola là: “Bí quyết” để doanh nghiệp này có thể liên tục kê khai lỗ nằm ở chi phí nguyên phụ liệu, trong đó chủ yếu là hương liệu được nhập trực tiếp từ công ty mẹ với giá rất cao.

“Thủ đoạn nâng giá nhập nguyên vật liệu thường gặp ở các doanh nghiệp sản xuất rượu, bia, nước giải khát như Coca-Cola là chiêu thức cổ điển của chuyển giá. Đó là nâng giá nhập cao hơn thực tế sẽ làm tăng giá thành, dẫn đến kinh doanh thua lỗ và doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ nộp thuế.

Lỗ hổng để doanh nghiệp lợi dụng là do nền công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam chậm phát triển, nên hầu hết các nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất của các doanh nghiệp FDI đều phải nhập khẩu từ công ty mẹ hoặc đối tác do công ty mẹ chỉ định, với giá cao hơn giá thực tế.”

Lấy ví dụ thêm cho Starbucks tại Anh, năm 2013, sau khi liên tục báo lỗ tại đất nước này và chỉ đóng có 8,6 triệu bảng trong 15 năm hoạt động, họ đã bị người dân tổ chức biểu tình yêu cầu starbucks phải đóng thuế, nếu không sẽ bị tẩy chay.

“Starbucks né được thuế nhờ chiêu chuyển lợi nhuận qua một công ty “chị em” ở Hà Lan theo hình thức trả tiền bản quyền, trả mức lãi suất rất cao để vay tiền từ các công ty chi nhánh khác. Vì vậy, năm nào Starbucks cũng báo “lỗ”, do đó không phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp.”

Bất kỳ doanh nghiệp nào hoạt động phải có trách nhiệm xã hội, đây là câu nói nghe rất quen thuộc nhưng liệu các doanh nghiệp như Coca Cola đã ý thức được chưa?

Thực hiện trách nhiệm xã hội, một mặc vừa đóng góp cho xã hội, Coca Cola đang phát triển trên đất nước Việt Nam, khách hàng là người Việt Nam, tận dụng nguồn nhân lực của Việt Nam, môi trường, chính sách là của Việt Nam, trên cở sở tạo điều kiện thuận lợi cho cả hai bên, vì vậy trách nhiệm xã hội là điều phải Coca Cola phải làm.

Mặc khác, trách nhiệm xã hội vừa là cách xây dựng lợi ích riêng cho Coca Cola khi mà tình hình hiện tại, những chuẩn mực đạo đức trong kinh doanh cũng là một trong những thước đo đánh giá quan trọng của người tiêu dụng đối với thương hiệu và sự lựa chọn của người tiêu dùng.

Chúng ta không thể sử dụng một sản phẩm mà gần 20 năm hoạt động, không đóng một đồng thuế nào cho Việt Nam được, không có trách nhiệm xã hội, như vậy là chúng ta đã giơ tay đồng ý cho việc “hút máu” của chúng.

Chưa kể đến, hàng loạt các công ty khác liên tục các doanh nghiệp khác đã không thực hiện đúng trách nhiệm xã hội của mình, chính khách hàng mới là người có tiếng nói nhất để lên tiếng phán xét, đòi hỏi các doanh nghiệp phải quan tâm đến trách nhiệm xã hội của mình.

“Như Metro sau 11 năm mở rộng đến 19 trung tâm bán sỉ trên cả nước nhưng do lỗ nên đến nay cũng không nộp một đồng thuế thu nhập doanh nghiệp nào.

Theo thống kê của Cục Thuế TP.HCM, dù doanh thu tăng liên tục qua các năm nhưng kết quả kinh doanh của công ty này lỗ triền miên. Cụ thể, năm 2007 doanh thu đạt hơn 6.607 tỷ đồng, nhưng số lỗ là 157 tỷ đồng. Năm 2008 doanh thu vọt lên 8.175 tỷ đồng, số lỗ lên đến hơn 190 tỷ đồng. Năm 2009 doanh thu đạt 8.728 tỷ đồng, số lỗ cũng rất ấn tượng: 160 tỷ đồng.

Từ khi thành lập (2001) đến nay, chỉ duy nhất năm 2010 công ty này khai có lãi 116 tỷ đồng, nhưng do được chuyển lỗ của những năm trước đó nên đến nay doanh nghiệp này cũng chưa đóng một đồng thuế thu nhập doanh nghiệp nào. Đến năm 2011 Metro lại khai lỗ 89 tỷ đồng.”

Cá nhân mình nghĩ, Việt Nam đã mở cửa thị trường, liên tục đưa ra các chính sách đãi ngộ cho các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho họ phát triển, vậy mà ý thức về trách nhiệm xã hội của họ coi như không có, họ không quan tâm, 20 năm đầu tư vào Việt Nam, họ không đóng một đồng thuế nào cho Việt Nam, thì không thể chấp nhận được.

Một trong những hành động phản kháng lại của chính quyền mà mình thấy “mừng rỡ” nhất là năm 2012, UBND thành phố Đà Nẵng đã không đồng ý cho công ty Coca Cola VN mở rộng quy mô kinh doanh tại Đà Nẵng với nguyên nhân là: “Doanh nghiệp làm ăn kiểu “chuyển giá, chuyển vốn”, rồi sau đó báo lỗ… khiến TP bị thất thu thuế nên TP sẽ không đồng ý để doanh nghiệp mở rộng dây chuyền, nhà máy sản xuất. Quan điểm này không chỉ dành riêng cho Coca Cola mà cho tất cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khác trên địa bàn TP.”

Trước khi chờ xử lý của các cơ quan thuế, với danh nghĩa khách hàng, mình tẩy chay Coca Cola, yêu cầu Coca Cola phải đóng thuế cho Việt Nam.

Những câu trong ngoặc kép, là được trích dẫn.

Nguồn trích dẫn:

  1. tuoitre.vn/Kinh-te/555648/ap-luc-du-luan- starbucks-chap-nhan-dong-thue-o-anh.html
  2. giaoduc.net.vn/Kinh-te/Khac-ten-tren-lon-Coca-Cola-Nguoi-tieu-dung-Viet-dang-bi-loi-dung-post147142.gd
  3. vtc.vn/1-359188/kinh-te/diem-mat-nhung-ong-lon-bi-to-lam-ngheo-dat-nuoc.htm
  4. http://tuoitre.vn/Kinh-te/524653/xem-lai-viec-mo-rong-dau-tu-cua-coca-cola-vn.html

 

Xanh Thẳm

spot_img
Triết Học Đường Phố
Triết Học Đường Phố
"Thà chết cho một ý tưởng bất diệt, còn hơn sống cho một ý tưởng phù du." — Steven Biko

BÀI LIÊN QUAN

34 BÌNH LUẬN

  1. Nói như bạn này vậy tiền thuế dân nuôi mấy người làm gì mà thuế thu không nổi? Rồi kêu dân tẩy chay người ta? Vậy ai thèm chơi với mình khi người ta làm đúng luật ( Do không đủ tài năng quản lý nên gọi là lách luật!? ). Không hiểu lắm?

      • Vậy có nghĩa là mình chắc chắn không làm gì được? Bất kể tình huống nào? Vậy dẹp luôn “Cái cơ quan làm luật” cho rồi! Để chi tốn cơm tốn gạo? Nhỉ?

      • Giống như làm luật xong, người ta làm đúng luật. Xong. Cơ quan làm luật thấy hình như mình quên tình huống này. Đổi luật. Ra tòa xử. Có tội. Vào tù.
        Pó tay. 🙁 Vậy người dân sẽ làm theo cái gì để đảm bảo không vào tù nhỉ?

  2. Bên thiệt hài nhiều nhất trong trường hợp Coca Cola bị tẩy chay không phải là Coca Cola, mà chính là cái đất nước này. Cho nên, hãy bớt những lời kêu gọi nhảm nhí như vậy đi. Thay vào đó, hãy kêu gọi Bộ Tài Chính coi lại cách ra luật của mình (thay vì chỉ chăm chăm vào gài bẫy doanh nghiệp bằng những quy định mù mờ) và các cục thuế nên bớt ăn hối lộ, hạch họe người nộp thuế đi, tập trung vào việc nâng cao kiến thức về tài chính và thuế thì mới mong có thể chế ngự được các tập đoàn lớn như Coca Cola.

    Xin đừng có a dua theo mà bảo là Coca Cola không có đóng thuế, không thực hiện các trách nhiệm xã hội, bởi vì thuế không chỉ có thuế thu nhập doanh nghiệp và trách nhiệm xã hội không chỉ là việc đóng thuế thu nhập doanh nghiệp.

    Tóm lại, đây không phải là vấn đề về cách hành xử trong cuộc sống, đây là vấn đề về kinh tế và tài chính, cho nên thay vì chỉ trích dẫn các bài báo (thực chất giống như tiếng ăn vạ khi cơ quan thuế bất lực) thì nên tìm hiểu các thông tin và kiến thức chuyên ngành thì bài viết sẽ có giá trị hơn.

      • Nhưng để “sáng” mắt ra thì chúng ta cần có những lý luận hợp lý khôn ngoan hơn. Như vậy mới ra chiến trường được, nếu không sẽ tử trận. Không phải tôi bênh vực coca, nhưng “tiên trách kỷ, hậu trách nhân”. Cocacola vào VN từ những năm đầu mới mở cửa đón tiếp nhà đầu tư nước ngoài, luật pháp chưa hoàn thiện, nhiều chính sách ưu đãi thì tất nhiên sẽ có nhiều kẻ hở rồi. Có mỡ treo miệng mèo nào mà không ăn? Các bạn nên nhớ Coca là tập đoàn đa quốc gia, nguồn gốc xuất phát là ở nước phát triển nhất thế giới. Điều cần làm là chúng ta sẽ cố gắng hoàn thiện pháp luật của mình, sao cho đôi bên cùng có lợi, còn nếu làm căng quá thì người ta cũng tạm biệt VN thôi, vì VN không phải môi trường hấp dẫn số 1.

        • Theo tôi bạn đang mô tả một câu chuyện một tay thương gia giàu có, văn minh đến làm ăn tại một xứ nghèo nàn, lạc hậu; tay thương gia dùng những mánh khóe của mình để tránh nộp tô thuế cho xứ nghèo và do đó xứ nghèo nên có chính sách thông minh hơn để đối phó với loại nhà giàu như anh kia? và nếu đuổi tay thương gia ra khỏi bờ cõi thì xứ nghèo sẽ chịu thiệt thòi nào đó?
          nói như bạn có thỏa đáng không?

    • Ở đây chỉ bàn đến vấn đề đóng thuế, một trong những trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.
      Việc kêu gọi Bộ Tài Chính coi lại cách ra luật trong việc xử lý các doanh nghiệp như coca cola làm ăn 20 năm vẫn không đóng thuế là không phải giải pháp, mở cửa thị trường có mặc trái là các công ty lớn có công ty mẹ ở nước ngoài luôn có cách để trốn thuế, lách luật, mà không bị vi phạm, một số ví dụ đã được trích dẫn.
      Việc trốn thuế như coca cola và các công ty lớn khác không phải do hệ thống luật còn lỏng lẻo. Như lấy ví dụ ở Anh, ngay cả hệ thống quản lý có chặt chẽ đến đâu, Starbucks cũng đã bị áp lực dư luận mới đóng thuế…
      Chỉ khi có sức ép của dư luận, thì việc đóng thuế, một trong những trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp mới có cơ hội thực hiện.

      • À, nói chung tôi không biết bạn có là một người có kiến thức chuyên môn về thuế, hay cụ thể trong trường hợp này là chuyển giá hay không nhưng những dẫn chứng bạn đưa ra trong bài viết là không thuyết phục.

        Bạn nên biết từ trốn thuế là một từ rất nặng, và cơ quan thuế phải có đầy đủ cơ sở mới có thể đưa ra kết luận này. Việc một doanh nghiệp tăng doanh thu qua từng năm, thậm chí tiếp tục mở rộng quy mô nhưng vẫn báo lỗ không phải là hành vi trốn thuế. Bạn có thể xem Luật quản lý thuế để biết thêm.

        Xin đừng so sánh Starbucks ở đây. Bạn cần biết hệ thống luật
        lệ và cách vận hành luật ở Anh hoàn toàn khác Việt Nam.

        Tóm lại là đối với những chủ đề như vầy, tôi cho là người viết cần nhiều kiến thức chuyên môn và sự am hiểu thực tế thì mới có thể tránh được cái tư duy chủ quan, cảm tính được.

        • Khi đánh giá bất kỳ vấn đề nào, không thể nào tránh khỏi đánh giá chủ quan hay mang tính cảm tính của người đánh giá vấn đề đó. Điều quan trọng là cái chủ quan và cái cảm tính đó, bị sai, bị lỗi chỗ nào?
          Vì thế, nếu dẫn chứng, hay cách đánh giá vấn đề của người viết có thiếu thuyết phục hay không đúng, thì bạn phải dẫn chứng ra một cách cụ thể, để mình hiểu ra, chứ không thể nào nói là: Vẫn thiếu thuyết phục hay là, phải cần có nhiều kiến thức chuyên môn hơn. Như vậy là nhận xét hời hợt, mang tính rất chung chung.
          Bài viết không phân tích sâu chuyên ngành về thuế. Bài viết chỉ đưa ra những nhận định của mình về dư luận và báo chí.
          Còn về bạn nói “trốn thuế” là một từ rất nặng. Trong bài mình không đưa ra kết luận là Coca trốn thuế, mình nói là, Coca 20 năm làm ăn tại VN mà không đóng thuế, báo chí cho rằng coca lách luật để trốn thuế, (mình có dẫn nguồn dư luận ấy rồi), đồng thời dư luận có đưa ra quan điểm của họ, và mình nếu ý kiến chủ quan của mình về những quan điểm đó.

  3. Cần thông tin rộng rãi và tiến hành tẩy chay trên quy mô toàn quốc. Cá nhân tôi hạn chế đến mức thấp nhất con, cháu sử dụng sản phẩm này dù chúng rất thích (một năm không quá 3 lon đối với con gái tôi)

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

FOLLOW US

62,550Thành viênThích
3,699Người theo dõiTheo dõi
3,540Người theo dõiĐăng Ký
spot_img

BÌNH LUẬN MỚI

XEM NHIỀU

BÀI MỚI