16.6 C
Da Lat
Thứ Sáu, 19 Tháng Tư, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Ngủ sớm đi, em nhé!

Featured Image: Will Montague

 

Năm 2007 nước ta có khoảng hơn 500 nghìn thí sinh trượt đại học (nghĩa là không vượt qua điểm chuẩn của Bộ). Năm 2008 cũng dao đông trong khoảng từ 500-600 nghìn thí sinh trượt. Đến năm 2009 con số đó tăng lên khoảng 800 nghìn. Trong khi điểm sàn năm 2007 là 15, năm 2008,2009 là 13. Điểm sàn thấp hơn nhưng số thí sinh trượt lại cao hơn một cách chóng mặt như thế, nguyên nhân do đâu?

Một thông tin có vẻ không liên quan, đó là khoảng tháng 4 năm 2009, Việt nam xuất hiện một đầu số mới là 092 của mạng Vietnamobile. Xuất hiện không bao lâu nhưng cái tên Vietnamobile cũng đủ tạo nên một cơn sốt nhỏ trong lòng giới trẻ lúc bấy giờ. Việc lo ngại về cước giá điện thoại đã hoàn toàn vô nghĩa với những dịch vụ của đầu số 092. Với dịch vụ Maxi talk và Max SMS thì chỉ với một số tiền khoảng vài nghìn đăng ký là bạn có thể nói chuyện hoặc nhắn tin nội mạng suốt ngày. Vào lúc ấy không phải nói chuyện điện thoại nhiều lãng phí mà hoàn toàn ngược lại. Những cặp đôi trẻ tuổi, học sinh dường như ai cũng sở hữu cho mình một cái sim Vietnamobile.

Thông tin về mạng di động mới thành lập năm 2009 kia có vẻ không liên quan với kết quả tồi tệ của năm 2009…..À không, dường như có một sự liên quan không nhỏ. Mà theo suy đoán của tác giả, việt những dịch vụ kinh khủng kia của Vietnamobile hoàn toàn có thể là một trong những lý do lớn nhất khiến chất lượng thi đại học giảm một cách rõ rệt như thế. Có lẽ cần phải giải thích thêm một tí…

Thời học sinh có lẽ ai cũng từng yêu và yêu một cách ngây dại. Có thể là một mối tình đơn phương cũng có thể là một mối tình rực rỡ. Nói chung, dường như ai cũng có một đối tượng cho riêng mình. Và khi yêu việc được trò chuyện với đối tượng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Nếu ngày xưa là những tờ giấy chuyền tay thì bây giờ là những chiếc di động, với sự ra đời của mạng di đông cùng những dịch vụ hấp dẫn nêu trên thì việc trò chuyện thâu đêm với đối tượng mình thích không phải là vấn đề nữa. Đây, “thâu đêm”, đó có lẽ chính là nguyên nhân cho sự giảm sút chất lượng như thế.

Nhắc lại chuyện xưa một tí, thực chất vấn đề tác giả muốn nói ở đây chính là việc thiếu ngủ, đó có thể là nguồn cơn cho rất nhiều thất bại. Câu chuyện Vietnamobile đã qua rồi, nhưng bây giờ trào lưu mới facebook đang dần thay thế. Không có gì lạ nếu khoảng 12 giờ đêm mà cột online trên facebook bạn vẫn còn chi chit đèn. Cũng không có gì lạ nếu hơn 11 giờ bạn hỏi một người bạn “sao vẫn chưa ngủ” và nhận được câu trả lời “còn sớm mà”.

Chuyện sẽ không có gì đáng nói nếu thực tế không phải mọi hoạt động thường bắt đầu từ lúc 6 giờ sáng. Nghĩa là chúng ta có thể chỉ ngủ được vài giờ mỗi ngày. Với việc ngủ ít, thức dậy vội vã, nhịn ăn sáng hoặc qua loa là chuyện bình thường. Nghĩa là cũng sẽ thật bình thường nếu một sinh viên luôn ngủ trong lớp, anh thợ mộc đóng đinh búa trượt vào tay, một nhân viên không đủ tỉnh táo làm việc hoặc tệ hơn nữa là một anh thanh niên vừa ngủ vừa chạy xe đi làm. Có thể ta xem đó như một thói quen hiển nhiên và không có gì bận tâm. Nhưng có khi nào bạn nghĩ rất nhiều điều không tốt đến với mình như công việc chất đống, nợ môn hay luôn cau có bực dọc đều là do một khởi đầu ngày mới tồi tệ không?

Một vài tư liệu trên google cho biết thiếu ngủ có thể dẫn đến rối loạn tâm lý, bệnh tim mạch, tiểu đường và thậm chí là nguy cơ đột quỵ, bệnh ung thư,… (theo tiến sĩ Cherly Thompson của đại học Cleveland, Mỹ).

Nếu bạn đã có thói quen thức khuya thì hãy thử một ngày ngủ sớm, thức dậy vươn vai vài cái, hít thở thật sâu, ăn sáng nhẹ nhàng, làm một cốc cà phê và cảm nhận sự khác biệt của những buổi uể oải níu kéo tấm chăn xem.

Và những cặp đang yêu nhau thắm thiết đến nỗi không thể rời nói chuyện với nhau dù mi mắt đã mỏi. Có lẽ thật là… ác độc nếu bắt các bạn từ biệt nhau hoặc một trong hai sẽ cảm thấy không vui khi một bên muốn chấm dứt cuộc chuyện trò. Nhưng đó là điều tốt nhất dành cho người còn lại, không phải là nói chuyện thâu đêm mà là một lời chúc ngủ ngon chân tình đúng thời điểm. Để một cuộc sống tốt đẹp hơn, một tinh thần thoải mái để đối đầu với những ngày khó khăn phía trước, có lẽ từ bây giờ những người yêu nhau hãy tập nói: “Ngủ sớm đi, em (anh) nhé!”

 

David Bectam

spot_img
Triết Học Đường Phố
Triết Học Đường Phố
"Thà chết cho một ý tưởng bất diệt, còn hơn sống cho một ý tưởng phù du." — Steven Biko

BÀI LIÊN QUAN

8 BÌNH LUẬN

  1. đồ công nghệ chứ riêng gì cái mạng vietnammobile. hi, nói chung ngủ sớm dậy sớm thì tốt. cho đúng đồng hồ sinh học làm việc mới hiệu quả đc. giờ có cả OTT nữa thì càng tệ hơn

  2. Công nhận tác giả dẫn giải phần đầu quá dài dòng ko gây dc hứng thú cho người đọc. Theo tôi phần mở đầu quyết định đến 90% việc có nên đọc tiếp hay ko. Bài viết có ý tuy nhiên bạn nên diễn giải thêm cho rõ tránh làm ng đọc cảm thấy hụt hẫng,

  3. Bài viết có ý, nhưng không thuyết phục. Dẫn chứng mơ hồ và hơi bị “hầm hố” nhưng lại dẫn đến một kết luận không liên quan.

    Dẫn chứng đầu tiên là con số ‘thống kê’ về số thí sinh trượt đại học qua các năm từ 2007 tới 2009 và cũng chỉ dừng ở 3 năm này trong khi còn 4 năm nữa bạn không nhắc đến. Bạn thấy có sự biến động đột biến ở 2008 và 2009 nhưng lại bám ngay vào một chuyện “có vẻ” liên quan là Vietnammobile mà không hề cân nhắc là mình có điều tra hay chưa. Điều này về nguyên tắc là sai, nếu đây là một nghiên cứu thì đó là nghiên cứu vô hiệu.

    Vì sao nó sai? Nếu giả sử ban đầu bạn chỉ nói rằng “tôi có cảm giác rằng năm 2007 tới 2009 số thí sinh trượt tăng đáng kể, mà có lẽ là do Vietnammobile” thì đó là một câu nói hợp lý hơn (chỉ hợp lý hơn thôi nhé), nhưng bạn đã đụng đến con số thống kê thì có nghĩa là mọi kết luận sau này đều phải dựa vào thống kê.

    Mình có xem qua các con số thống kê suốt giai đoạn từ 2007-2013, số thí sinh thi trượt đại học, cao đẳng luôn luôn dừng ở mức hơn 500.000 thí sinh, không có năm nào tăng lên trên 600.000 thí sinh cả (đã được kiểm chứng).

    Do vậy bài viết của bạn không đủ tin cậy về mặt số liệu. Chính vì thế bạn đã sai khi “bắc cầu” sang vấn đề yêu sớm mà không quan tâm tới các vấn đề khác gây ảnh hưởng tới kết quả thi như không tập trung học, chơi game, chương trình học quá nặng, không biết phương pháp học… Vậy nên kết luận thức khuya nhắn tin và facebook lại càng không đúng.

    Nếu bài viết này chỉ có mục đích giáo dục rằng thiếu ngủ có thể gây nên nhiều thất bại thì bạn phải tập trung chứng minh nó có thực sự ảnh hưởng tới chất lượng công việc và học tập hay không? Nếu có thì ngắn hạn ntn, dài hạn ntn. Phần dẫn chứng về số thí sinh trượt đại học không cần thiết, nên bỏ. Những nghiên cứu về tâm sinh lý và lý do vì sao thi trượt đại học/thất bại trong công việc thì nhiều lắm, bạn chỉ cần tìm vài nghiên cứu cốt lõi rồi dẫn chứng lại là xong.

    Cuối cùng, bạn cần luyện viết bài thật nhiều, bởi vì không phải tự nhiên mà người ta tôn trọng một tác giả có trách nhiệm với ngòi bút, nhất là giáo dục, tin tức. Khi bạn nhắc đến một vấn đề nào đó, bạn phải tìm hiểu đủ và kỹ về nó, để khi nói ra thì phải thuyết phục, trình độ viết mới tăng lên. Nếu chỉ xem sơ và phán bừa rồi gán vào một ý gì đó thì dễ lắm, nhưng nó sẽ chẳng có giá trị gì cả. Ở một nơi như triethocduongpho này thì sự chỉn chu là điều tối quan trọng.

    Chúc bạn mau tiến bộ!

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

FOLLOW US

62,550Thành viênThích
3,699Người theo dõiTheo dõi
3,540Người theo dõiĐăng Ký
spot_img

BÌNH LUẬN MỚI

XEM NHIỀU

BÀI MỚI