16.6 C
Da Lat
Thứ Sáu, 19 Tháng Tư, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Sự nổi loạn của Bitcoin

Featured Image: Bit-Square

 

Phản ứng

Kể từ khi các công ty venture capital (đầu tư vốn mạo hiểm) (viết tắt: VC) bắt đầu nói về Bitcoin hồi cuối năm 2013, một trong những bình luận thường được trích dẫn từ họ đó là Bitcoin là một công nghệ thú vị, chứ không phải tiền tệ [1]. Thực tế, câu thần chú này đã trở nên quá thông thường tới nỗi giờ đây nó nghe như một đoạn thu âm.

Vấn đề

Chuyện gì đang xảy ra đây?

Một cách hiển nhiên, hàng triệu người dùng Bitcoin khắp quả đất chưa bao giờ được nghe [2] rằng Bitcoin không thú vị trong vai trò một loại tiền tệ. Nếu Bitcoin không thú vị trong vai trò tiền tệ, thì tại sao hệ thống ngân hàng lại cần phải tốn nhiều nỗ lực để làm chậm lại chuyến bay tư bản [3] từ đồng Đô La tới Bitcoin bằng cách đưa ra những điểm Choke Point ngăn cản cho cả những doanh nghiệp bình thường lẫn các giao dịch P2P?

Câu trả lời nằm ở định mệnh của đồng Đô La. Tất cả các loại tiền tệ của chính phủ đều có một vòng đời có giới hạn, với tuổi thọ trung bình là 27 năm [4]. Đồng USD đã sống lâu hơn hầu hết, nhưng nó cũng sẽ không phải là một ngoại lệ. [5]. Tuy nhiên, cho dù là bạn có đang nói về the Weimar Germany, hay Argentina, hay Liên Xô, hay USA, cái chết của một đồng tiền tệ thuận theo một bản lập trình có sẵn và đã được biết. Phần quan trọng nhất của bản lập trình này là các giới chức tinh hoa con ông cháu cha sẽ thoát ra trước [6] bỏ lại phần còn lại của dân số trở thành những kẻ bagholders*.

*Thuật ngữ tài chính, ý nói về những người bị bỏ lại đằng sau trong khi vẫn còn nắm giữ một đống cổ phiếu vô giá trị.

Vấn đề của Bitcoin chính là nó nằm ngoài bản lập trình. Quần chúng có Bitcoin trước khi giới tinh hoa có được nó, và Bitcoin hoàn toàn không hề chứa đựng bất cứ cơ chế nào mà thông qua đó giới tinh hoa thường sử dụng để lạm phát đồng tiền tệ nhằm làm giàu chính họ. Đây là một vấn đề nếu bạn là một phần của tầng lớp quý tộc tài chính hiện đại. Một vấn đề Cần Phải Được Giải Quyết.

Giải pháp

Cộng đồng VC bật dậy hành động để giải quyết vấn đề này cho các ông chủ chính trị của họ. Đầu tiên nó bắt đầu với Marc Andreessen đưa ra hứa hẹn sẽ thanh tẩy Bitcoin [7], loại bỏ những yếu tố phiền phức của nó. Như bất kỳ một ai quen thuộc với lịch sử về công nghệ đã có thể đoán trước [8], cộng đồng Bitcoin hồi âm với một phản ứng sáng tạo dữ dội và đã tăng cường độ riêng tư của công nghệ lên gấp đôi [9].

Bây giờ, thuật hùng biện có vẻ như đang sang số [10]. “Đa số những người nào đang có tài khoản ngân hàng” không cần Bitcoin. Có lẽ họ có thể bị thuyết phục chấp nhận sử dụng một sự thay thế nước dão ba phải khác [11]. Chiến thuật ở đây là tiếp tục sử dụng những thủ thuật nham hiểm [12] nhằm làm chậm đi chuyến bay vào Bitcoin, trong khi bơm tiền vào Thung Lũng Silicon để tạo ra những khu vườn kín cổng cao tường được cắt tỉa cẩn thận nhằm đẩy người dùng xa khỏi sự tự làm chủ ngân hàng của chính họ. Nếu họ thành công với chiến thuật này, hầu hết mọi người sẽ không bao giờ thật sự làm chủ được những đồng bitcoins và một là sẽ chấp nhận các giải pháp thay thế què quặt, hoặc hai là cứ tiếp tục để cho các ngân hàng tiếp tục trò chơi dự trữ tỷ lệ [13] mà Phố Wall rất thích [14].

Thực tế

“Cũng may mà người ta không hiểu về hệ thống ngân hàng và tiền tệ, bởi nếu họ hiểu, tôi tin là sẽ có một cuộc cách mạng trước sáng mai.” — Henry Ford

Tin buồn cho các tầng lớp cai trị, con mèo đã chui ra khỏi giỏ. Bất chấp các công cụ tuyên truyền đại trà trong tay, một người trung bình ngày nay đã hiểu nhiều hơn về tài chính và tiền tệ so với bất kỳ giai đoạn nào trong lịch sử. Kiến thức đó mang lại một sự hiểu biết về chuyện họ đã bị ăn cướp chính xác là như thế nào.

Nhìn chung thì thế giới này đã quá mỏi mệt với đế quốc Mỹ, bao gồm luôn cả cái chủ nghĩa đế quốc tài chính của nó [15]. Nhóm người duy nhất bị thua thiệt trong một thế giới Bitcoin là những người đang được hưởng những đặc quyền đặc lợi hiện tại.

Dù cho họ có cố gắng nhiều như thế nào thì cũng không thể giấu đi được bản chất có tính cách mạng của Bitcoin. Kể từ khi Bitcoin lần đầu tiên len lỏi [16] vào sự chú ý của đại chúng, nhiều người bàn tán về nó như là một mối đe dọa tiềm năng cho hệ thống tiền giấy khi họ đặt câu hỏi, “Liệu một ngày nào đó nó có thể thay thế đồng Đô La không?” Sự kiện bất kỳ ai bỏ công sức ra hỏi câu hỏi đó cho thấy rằng họ đã hiểu được rằng chúng ta đang ở gần giai đoạn cuối của trò chơi cho đồng USD.

Trò chơi này hiện tại đang là một trò chơi hot potato (củ khoai tây nóng) tài chính. Người nào cầm nó (những đồng tiền fiat pháp định) cuối cùng sẽ bị phỏng tay, thua cuộc, và cách hay nhất để không là người thua cuộc là cố gắng thuyết phục những người khác rằng trò chơi còn lâu mới kết thúc. Chiến thuật đó có thể sử dụng được trong bao lâu tùy thuộc vào việc họ có thể lừa các bagholders giỏi và lâu như thế nào. Trong khi đó, mỗi ngày càng có nhiều người khắp thế giới bừng tỉnh nhận ra được rằng Bitcoin không chỉ là tiền, nó còn hơn thế nữa.

Bitcoin là một cuộc kháng chiến [17]. Nắm giữ bitcoins là một cách cho từng cá nhân thể hiện sự phản đối cái quyền lực tối cao của một nhà nước welfare-warfare [18]. Bitcoin là một lá phiếu nhắm thẳng vào chính cái khái niệm về sự cai trị [19]. Bitcoin là một mối hiểm nguy rõ ràng cho từng kỳ lương và bổng lộc của mỗi nhân viên chính phủ và những người đã về hưu [20].

Không may cho những người bại trận trước sự vùng lên của Bitcoin, xu hướng này là bất khả dừng. Thậm chí ngay cả khi họ hoàn toàn thẩm thấu Bitcoin, cuộc kháng chiến toàn cầu chống lại hiện trạng sẽ không đơn giản chỉ bốc hơi. Nó sẽ đơn giản là di chuyển tới một điểm hẹn khác [21], và tất cả tài nguyên họ đã dùng để dìm hàng Bitcoin sẽ bị bỏ phí.

Vì lý do này, các đối thủ của Bitcoin không có lý do gì mà phải e ngại về kết cục tối hậu của cuộc chơi. Thực sự, tốt hơn là mọi người nên hoàn toàn cởi mở về bản chất cách mạng của Bitcoin trong tinh thần cuộc Cách Mạng Pháp, chứ không phải cách mạng trong tinh thần kiểu iPod. Chiến thuật khả dĩ tốt nhất cho tầng lớp cai trị hiện nay chính là “bỏ Đô La chạy lấy người” và mang theo những đồng tiền đen tối họ kiếm được vào thế giới Bitcoin tương lai, và chỉ có nước chấp nhận sự thật rằng từ giờ trở đi mình sẽ không còn có thể chơi ăn gian được nữa.

Thể theo bản chất của một vòng lặp tích cực [22], Bitcoin càng được táo bạo hóa chừng nào thì sự chuyển biến càng nhanh và càng ít đau đớn chừng đó. Vậy thì hãy tiến lên, và lan truyền cuộc cách mạng.

 

Tác giả: Justus Ranvier
Dịch: Nguyễn Hoàng Huy


Tham khảo:

  1. http://www.zerohedge.com/contributed/2014-04-08/why-bitcoin-important
  2. http://themisescircle.org/blog/2014/02/25/bitcoin-has-no-image-problem/
  3. http://www.foxbusiness.com/industries/2014/01/14/chase-revamps-cash-deposit-rules-to-ease-money-laundering-risks/
  4. http://georgewashington2.blogspot.com/2011/08/average-life-expectancy-for-fiat.html
  5. http://dollarvigilante.com/blog/2014/6/10/the-us-government-has-nearly-as-much-debt-as-the-world-has-w.html
  6. http://www.reuters.com/article/2013/03/25/eurozone-cyprus-muddle-idUSL5N0CG13920130325
  7. http://www.technologyreview.com/view/525836/marc-andreessen-predicts-libertarians-will-turn-on-bitcoin/
  8. http://bitcoinism.liberty.me/2013/06/27/i-love-the-smell-of-crony-capitalism-in-the-morning/
  9. http://www.wired.com/2014/04/dark-wallet/
  10. https://twitter.com/napoleon/status/476426521037393921
  11. http://www.coindesk.com/ripple-labs-joins-mainstream-nacha-financial-industry-alliance/
  12. http://www.theguardian.com/money/2014/mar/23/operation-choke-point-payday-lenders-issa-banks
  13. http://nguyenhoanghuy.me/2013/06/01/tien-that-su-tu-dau-ra/
  14. http://www.mining.com/the-fed-only-gave-germany-back-5-tonnes-of-gold-in-over-a-year-82989/
  15. http://www.financialsense.com/contributors/matthew-kerkhoff/china-russia-sign-major-gas-deal-bypass-dollar
  16. http://detlevschlichter.com/2011/06/bitcoin-gold-and-the-demise-of-fiat-money/
  17. http://cointelegraph.com/news/111723/roger_ver_bitcoin_can_stop_governments_from_murdering_people
  18. http://www.zerohedge.com/news/2014-05-07/department-defense-study-bitcoin-terrorist-threat
  19. http://www.telegraph.co.uk/technology/news/10881213/The-coming-digital-anarchy.html
  20. http://www.michiganlawreview.org/articles/are-cryptocurrencies-em-super-em-tax-havens
  21. https://www.darkcoin.io/
  22. https://bitcointalk.org/index.php?topic=590605.msg6479552#msg6479552
spot_img
Nguyễn Hoàng Huy
Nguyễn Hoàng Huy
"Chỉ khi hướng nội, thì người ta mới thực sự tiến hoá. Tiến hoá là càng ngày mình càng lớn hơn, trưởng thành hơn về tâm thức. Khi ấy sự ảnh hưởng với người khác là tự nhiên chứ không cần nỗ lực." — Nguyễn Minh Thành

BÀI LIÊN QUAN

15 BÌNH LUẬN

  1. nãy đọc bài này thì chẳng hiểu gì là mấy (mình mù IT)
    nhưng sau khi google một số bài dễ hiểu thì đọc say xưa mấy tiếng luôn
    thật tuyệt vời!
    bất cứ thứ gì có thể làm nên 1 cuộc cách mạng đều chả vấp phải sự phản đối
    dù mang danh nghĩa là bảo vệ người tiêu dùng
    chả bảo vệ gì ai hết, Nhà nước đang cố bảo vệ chính họ thôi
    Họ chống đối đơn giản vì nó đe dọa sự thống trị của họ
    đe dọa sự tồn tại của Ngân hàng
    mà Ngân Hàng là cánh tay phải của chính quyền còn gì
    mong cho Bitcoin phát triển thật mạnh
    dù chả bao giờ nghĩ mình sẽ dùng tới
    hị hị

  2. Theo như tác giả thì chúng ta đang đứng ở ngưỡng cửa của một kỉ nguyên mới. Cuộc cách mạng tài chính – tiền tệ này sẽ tác động sâu sắc tới con người tương tự cách mạng công nghiệp. Và có lẽ, chỉ khoảng dăm chục năm nữa là đạt được chủ nghĩa xã hội khoa học rồi.

  3. Bài này có vẻ cưỡi ngựa xem hoa quá, mình đọc cũng không thực sự hiểu rõ gốc rễ vấn đề. Bạn dịch giả có nguồn nào hay về vấn đề này không share cho mình với. Càng tổng quát càng tốt vì mình là ngoại đạo. Thanks!

  4. Nghe qua thấy hừng hực khí thế. Tuy nhiên bitcoin muốn chinh phục hoàn toàn thế giới chỉ khi nào nó giải quyết ổn thỏa cơ chế thanh toán giữa người mua và người bán mà không cần người thứ ba làm chứng.

    • Thật sự là không hiểu bạn đang nói gì. Nếu bạn thật sự hiểu về Bitcoin thì đã không bình luận rằng bitcoin cần bên thứ 3 trung gian giữa người mua và người bán. Tôi có thể gửi bitcoin trực tiếp cho bạn mà không cần ai làm chứng cả.

      • Ý của bạn Lãng Tử là Bitcoin hiện mới chỉ tạm ổn trong lĩnh vực bán lẻ. Còn trong lĩnh vực bán buôn, việc mua bán chịu là phổ biến nếu không muốn nói là chiếm đại đa số. Vì vậy phải được các thể chế khác chấp nhận, và phát triển thành các sản phẩm tài chính như L/C mới có thể đảm bảo được trong các giao dịch có độ trễ do địa lý hay các doanh nghiệp muốn vay vốn lẫn nhau 😉

          • Cũng có thể mình phân tích sai ý của bạn Lãng Tử!
            Theo mình Bitcoin là một loại vàng ảo, trong đó một mặt sản lượng khai thác của cả 2 đều tốn chi phí không phải muốn in bao nhiêu thì in nhưng Bitcoin thì được để dưới dạng số hóa nên chi phí giao dịch, lưu trữ… sẽ nhỏ hơn vàng. Cả vàng và Bitcoin đều có những đặc điểm khiến cho nó có tính tiền tệ quốc tế, vượt qua tầm khống chế của một quốc gia đơn lẻ, tuy nhiên nếu vàng vẫn cần phải có sự kiểm soát thông qua hệ thống tài chính và nhà nước, thì những khó khăn mà Bitcoin gặp phải sẽ không ít như những gì hiện tại thế giới mới hình dung đâu.
            Đơn cử, một đồng chí X nào đó mà tham nhũng thì Bitcoin là công cụ tốt nhất để rửa tiền. Giải quyết ra sao mà không cần kiểm soát giao dịch dùng Bitcoin???

          • Không nên dựa trên nhận định vu vơ của một nguồn không uy tín để đưa ra kết luận cho vấn đề. Nếu có thể, hãy dựa vào những kiến thức cơ bản để lập luận:
            1. Cho dù có thể lần ngược chuỗi ” chuyển giao Bitcoin” để lần về địa chỉ Bitcoin Wallet nhưng ví Bitcoin lại hoàn toàn vô danh nên không thể quy trách nhiệm pháp lý cho một cá nhân cụ thể.
            2. Một trao đổi thương mại luôn có 2 chiều hàng, tiền ngược nhau nhưng chuổi chuyển giao Bitcoin chỉ ghi lại mỗi một chiều vận đồng của Bitcoin vì vậy giao dịch này không có nội dung thực tế để kiểm soát. Ví dụ: khi bị hỏi về nguồn gốc tài sản, thì đơn giản là có một gã ngốc trên mạng mua Bitcoin của tôi với 10$ và bán lại cho tôi với 1$.
            3. Thị trường Bitcoin là tự phát, không đồng nhất, ai cũng có thể thực hiện các dịch vụ giao dịch Bitcoin và thu phí. Chỉ vài thuật toán, tôi có thể cho 2 tài khoản giao dịch hàng ngàn lần trong một ngày và khai báo rằng có thu nhập từ thu phí giao dịch Bitcoin-như vậy gọi là rửa tiền.
            4. Cuối cùng là vấn đề logic, cho dù những vấn đề như trên là giải quyết được, thì điểm mấu chốt là nó có thể giải quyết mà không cần bên thứ 3 như nhà nước và hệ thống ngân hàng không. Nếu không, sự nổi loạn của Bitcoin sẽ chẳng dẫn đến một cuộc cách mạng nào cả, và đây mới là vấn đề chúng ta hướng đến.

          • Hôm nay mới có dịp trở lại với bài viết này. Comment của “đồng chí” Revolutionary rất xác đáng. Những vấn đề về bitcoin đã được một số. Chuyên gia chỉ ra (tôi có đọc đâu đó, ví dụ như của blogger Nguyễn Vạn Phú, hay trên trang VOA của ts gì…quên mất tên).
            Thật tình ban đầu tôi cũng rất hào hứng với bitcoin – mới mẻ, hấp dẫn. Bỏ ra 100$ để mua 1B ở một thời điểm nào đó, sau một thời gian 1B có thể bán được vài trăm $, ai mà chẳng thích?
            Nhưng suy nghĩ kỹ càng hơn mới thấy giá tăng như tên lửa của đồng tiền đó là mong manh. Giá trị của bất kỳ vật gì đều dựa trên cơ sở ích dụng của nó (K. Marx gọi là giá trị sử dụng). Ích dụng đầu tiên của bitcoin là phương tiện thanh toán , khi ích dụng này trở nên vững chắc nó tự chuyển thành phương tiện dự trữ.
            Tuy nhiên ngay trong vai trò thanh toán của bitcoin đã lộ rõ vấn đề. Tôi hình dung đơn giản thế này: tôi mua 1 cái bánh pizza của ông A bằng bitcoin, ông này bắt tôi phải thanh toán trước, tôi chuyển tiền cho ông ta, nhưng liệu có gì đảm bảo là ông A đem đến cho tôi bánh, hay là kèm theo những trục trặc như trễ hẹn, bánh thiu, v.v. đại để là có thể xảy ra trường hợp tranh chấp, vậy ai sẽ là trọng tài (bên thứ ba) để giải quyết chúng?
            Comm hơi dài. Chung kết world cup bắt đầu rùi. Sẽ viết tiếp sau vậy.

          • Trong một thế giới văn minh các tranh chấp được giải quyết bằng cơ chế trọng tài chứ không phải bằng nắm đấm, trong đó trọng tài phải có một số quyền hạn nhất định. Hiện tại nhà nước và ngân hàng nhà nước nắm vai trò đó trong lĩnh vực tài chính.
            Giả sử nhà nước công nhận bitcoin và đảm nhận vai trò trọng tài đv các quan hệ trao đổi buôn bán, thì điều kiện bắt buộc tiếp theo sẽ là minh bạch chủ nhân các ví tiền điện tử. Như thế sự hấp dẫn của bitcoin sẽ giảm đi và nó chẳng khác gì các loại tiền điện tử đang tồn tại.
            Nói tóm lại, ưu thế của bitcoin, như nhiều người kỳ vọng, là giảm chi phí giao dịch bởi loại bỏ bên thứ 3, là không thuyết phục.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

FOLLOW US

62,550Thành viênThích
3,699Người theo dõiTheo dõi
3,540Người theo dõiĐăng Ký
spot_img

BÌNH LUẬN MỚI

XEM NHIỀU

BÀI MỚI