22.7 C
Da Lat
Thứ Sáu, 19 Tháng Tư, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Chiều Sân Bay

Photo: Wiki Commons

Vẫn là một câu chuyện khác của tôi. Tôi đã viết câu chuyện này tại cảng Hàng không quốc tế Phú Quốc. Trong lúc chờ đến chuyến bay vì chuyến bay từ Phú Quốc về nhà của tôi bị trễ hơn ba giờ đồng hồ. Tôi lại nhận được thông tin quá trễ từ nhân viên của mặt đất của hãng Hàng không quốc gia Việt Nam, nên khi đó tôi đã có mặt ở sân bay. Thời điểm đó rất cận với giờ bay chính thức của tôi. Đấy là cách làm việc của hãng Hàng không quốc gia Việt Nam. Thật xấu hổ.

Chính vì vậy, tôi đã có thời gian suy nghĩ và viết nên bài này và đặt cho nó một cái tên là “Chiều sân bay”. Nghe thấy kêu kêu các bạn nhỉ nhưng câu chuyện thì không ăn nhập gì với cái tựa đề bài viết đâu á.

Trong hai ngày tôi ở Phú Quốc cho chuyến đi này, tôi đã gặp “nó” ba lần, mỗi lần nó lại gieo vào đầu tôi một suy nghĩ và sự nể trọng. Nó là nhân vật trong câu chuyện của tôi. Nó là một đứa nhỏ ăn xin ở chợ đêm Dinh Cậu, thị trấn Dương Đông, Phú Quốc. Nó là một đứa nhỏ khoảng mười tuổi, nếu được đi học thì chắc cũng học được lớp bốn hay lớp năm gì đấy. Nó gầy lắm, nó hơi bẩn, đầu tóc thì rối ben, tay chân thì lắm tắm dơ. Có lẽ do đặc thù của công việc mà nó như vậy.

xin sự chia sẻ của những người khách du lịch người đến đây và mang theo rất nhiều tiền. Họ có nhiều tiền thật đấy nhưng họ không hào phóng nên nó cũng không xin được bao nhiêu. Lúc tôi gặp nó lúc đó cũng đã hơn chín giờ lẻ ba mươi phút tối. Người qua lại tấp nập, buôn bán thì nhộn nhịp nhưng lòng người thì đâu mất hết cả rồi. Chắc là bị lãng quên tại các nhà hàng hải sản nơi được mọi người chú ý nhiều nhất khi đến đây. Chính vì lẽ đó mà hiệu quả làm việc của nó rất tệ.

Lần đầu tôi gặp nó tôi cũng không chú ý nhiều lắm vì tôi đang thưởng thức những món hải sản cực kỳ hấp dẫn tại đây. Đến lần thứ hai thì tôi bắt đầu chú ý nó từ lúc tôi gặp nó ở đầu vào chợ đêm. Nó có bạn nữa cũng là những đứa nhỏ ốm người, quần áo thì bẩn và chắc cũng là những đứa trẻ xin sự chia sẻ của người khác như nó. Thật tội, tôi ngồi vào bàn vừa chờ thức ăn vừa chờ nó, cuối cùng nó cũng đến và làm việc gần nơi tôi ăn tối.

Nó được một gia đình hào phóng, gia đình này họ không cho nó tiền mà họ gọi đồ ăn và cho nó. Nó mừng lắm và nó ngồi vào bàn cùng gia đình này, có lẻ vì nó sợ nên nó chọn một vị trí khá xa gia đình hào phóng này. Nhưng chỉ hơn 5 phút  ngồi thì nó bật dậy, chạy tất bật, vội vã để đi tìm cái gì đó. Nó tìm cái hộp để dựng đồ ăn mà nó được nhận và mang ra ngoài cửa vào chợ đêm, ngồi bệt trên lề đường và chia sẻ món đồ ăn rất ngon mà nó được một gia đình tốt bụng cho nó. Nó có thể một mình thưởng thức đĩa tôm nướng đó, sự cám dỗ là không thể cưỡng lại được. Nhưng nó đã cư xử khiến tôi rất nể trọng. Đó là sự chia sẻ. Đĩa tôm đó nếu tự nó dùng tiền để mua thì chắc phải lâu lắm nó mới mua được đấy.

Một sự chia sẻ đáng quý, đáng trân trọng của nó khiến tôi suy nghĩ nhiều. Phần lớn những người đến chợ đêm Phú Quốc là những người khách du lịch, họ mang theo rất nhiều tiền họ đến đó để tiêu tiền vào các dịch vụ tại nơi này. Nhưng họ không chia sẻ, họ gặp người khó khăn thì họ dè chừng họ sợ họ bị gạt. Nhưng nếu bị gạt một vài nghìn thì cũng có làm sao đâu. Nhưng nếu họ đúng thì chỉ một vài nghìn đó có thể giúp nó và nhóm bạn của nó có một phần cơm. Chắc lúc đó nó sẽ vui sướng lắm.

Trong xã hội của chúng ta hiện tại, tôi có cảm giác như sự sẻ chia giữa con người với nhau càng hạn chế. Nó cũng giống như khoảng cách giàu nghèo của ta vậy, càng xa. Chúng ta giàu chúng ta làm công tác xã hội nhưng chúng ta luôn hoài nghi. Hoài nghi về điều chúng ta cho đi có đến tay người nhận không. Vì xã hội hiện tại có quá nhiều sự lừa bịp, kịch bản của những người siêu lừa dựng lên để lợi dụng tấm lòng tốt của nhiều người. Nên tiền có đến được tay người nhận không thì tôi cũng không biết nữa, chỉ có trời biết đất biết và người sử dụng tiền biết mà thôi.

Gần đây, chúng ta kêu gọi xã hội quyên gớp ủng hộ Trường Sa và Hoàng Sa hay ủng hộ cảnh sát biển bảo vệ vùng biển của tổ quốc. Thông qua dịch vụ SMS của nhà mạng, mỗi tin nhắn vậy nhà mạng truy thu 300VNĐ, số tiền bé thật nhưng nếu cả nước đồng lòng thì thiết nghĩ các nhà mạng sẽ thu rất nhiều tiền các bạn nhỉ. Đó là các tập đoàn, tổng công ty nhà nước với doanh thu hàng năm hơn cả trăm nghìn tỷ. Một con số ấn tượng, phải chăng đó là cách mà những nhà mạng đó mang về cho mình doanh thu siêu khủng như vậy. Họ đã giàu vậy tại sao họ không cùng nhân dân cả nước chia sẻ với vấn đề mà đất nước đang gặp phải?

Qua những điều như vậy, tôi có một sự liên tưởng là chỉ có người nghèo với nhau họ mới sống với nhau bằng tấm lòng thật. Một sự tốt đáng kính trọng của những người nghèo. Còn các bạn những người dư giả về vật chất các bạn thế nào? Các bạn có dè chừng khi chia sẻ không, các bạn có để lý trí át đi sự đồng cảm với những cuộc đời khó khăn hơn các bạn hay không? Tôi mong bạn và tôi hãy đi tìm sự đồng cảm cho chính mình để mỗi chúng ta có một cuộc đời vui vẻ và hạnh phúc hơn.

 

Mr Lias

spot_img
Triết Học Đường Phố
Triết Học Đường Phố
"Thà chết cho một ý tưởng bất diệt, còn hơn sống cho một ý tưởng phù du." — Steven Biko

BÀI LIÊN QUAN

6 BÌNH LUẬN

  1. Câu chuyện nhỏ về cậu bé ở chợ đêm Dinh Cậu đem lại bài học lớn về sự sẻ chia :-). Đứa bé hoàn toàn có thể một mình ăn hết bữa tối đó. Nhưng nó lại chọn một cách khác mà bản thân nó và những người bạn của nó hạnh phúc hơn. Nếu sống chậm lại một chút và chịu khó quan sát có lẽ chúng ta sẽ cảm nhận được nhiều điều tuyệt vời của cuộc sống. Sau câu chuyện này tự dưng nhớ đến 1 câu trong video của Mirchael Norton “Nếu bạn nghĩ rằng tiền không mua được hạnh phúc thì có lẽ bạn đã dùng nó sai cách”. 🙂

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

FOLLOW US

62,550Thành viênThích
3,699Người theo dõiTheo dõi
3,540Người theo dõiĐăng Ký
spot_img

BÌNH LUẬN MỚI

XEM NHIỀU

BÀI MỚI